Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?

Thế vẫn không ai đưa ra ý kiến gì để thay đổi ví dụ ở trường Ams ạ? VD này còn thực tế vì dù sao cũng được cái học sinh khá tự giác, trình độ nói chung của giáo viên và học sinh còn khá. Chứ nói chung cho VN thì .....cho em xin :D. Em không phủ nhận những cái mọi người viết hay, nếu áp dụng được mà ta ko áp dụng thì quá đáng trách. Nhưng quan trọng hơn là cái chữ nếu đấy. Còn bao nhiêu lớp học ca 3, nhà lá, thiếu giáo viên... thì lấy đâu ra để có giáo cụ trực quan, tăng lương.... Mấy cái các bác nói em thấy ngay HN cũng khó mà thực hiện chứ không nói nông thôn.
Như trường BK em đang học đây, 1 giảng đường gần 200 SV học 1 giảng viên mà giảng viên đó không chỉ dạy 1 giảng đường. Nhiều lúc tức cái điểm của mình nhưng nghĩ cũng không trách được. 200 đứa đấy mà đều sáng tạo thì có thánh cũng đầu hàng thôi. Mới ho he định tăng học phí thì hết chỗ này đến chỗ kia chửi. Ở VN thì có cải cách giời thì số HS/SV cũng không dưới 40ng`/lớp (trừ trường Ams :D, thế nên em mới nói chỉ VD ở đây thôi ) nên các bác nói giời biển thì cho thêm cái giả thiết này cho em nhờ. Không thì em chỉ biết ôm cục tức vì không được đi du học thôi :))
Còn mấy cái gì mà sáng tác thơ với nhạc gì đó may ra chỉ phù hợp để học thuộc 1 số cái. Chứ kiến thức mà chỉ học thế thì còn không bằng học vẹt à.
P/S: cái này chỉ áp dụng cho 1 số bài thôi ạ, em ko có ý kiến 1 số bài khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trần hữu quang đã viết:
Như trường BK em đang học đây, 1 giảng đường gần 200 SV học 1 giảng viên mà giảng viên đó không chỉ dạy 1 giảng đường. Nhiều lúc tức cái điểm của mình nhưng nghĩ cũng không trách được. 200 đứa đấy mà đều sáng tạo thì có thánh cũng đầu hàng thôi.

200 e là còn ít, trường công top 10 của Mỹ mà giảng đường còn 300 nữa là. :)


Ý nghĩa của giáo dục không gì hơn ngoài việc đào tạo, phát triển tư duy, qua con đường trao đổi, trau dồi hơn là truyền đạt kiến thức. Chính vì vậy cũng như ý kiến của em Trần Thiên Phước có phát biểu trong một vài topic gần đây mà cá nhân mình thấy rất tâm đắc là: cải cách giáo dục nên lấy việc đổi mới phương thức dạy và học làm nòng cốt, rồi sau mới đến chú trọng vấn đề nội dung dạy và học.

Đối với những người có đồng quan điểm với anh Quang, cho rằng với số lượng sinh viên nhiều như vậy trên giảng đường, thì học sinh, giáo viên tuyệt nhiên sẽ không có cách nào có được dịp để tiếp cận, trao đổi kiến thức lẫn nhau thì mình xin thưa là vẫn có cách: cuối giờ, hay qua e-mail, hay online. Có điều về điểm này còn phụ thuộc vào đam mê nghề nghiệp, và thiện chí giúp đỡ của các thầy cô nhà mình không thôi.

Để góp phần cải thiện, khuyến khích tư cách giảng dạy tốt, tác phong đẹp của giáo viên thì bản thân học sinh, sinh viên ta có thể đứng ra tự thân vận động tổ chức, lên danh sách bình bầu các giáo viên yêu thích của tháng / học kì, đề cử bởi các lớp, khối. Đồng thời hô hào, kêu gọi, gây quĩ từ chính túi tiền của mình. Quà / giải thưởng không cần to tác, giá trị, có thể đơn giản chỉ là một bó hoa + ảnh của thầy / cô được bình chọn với số lá phiếu cao nhất + đăng trích một số ý kiến, cảm nhận từ phía học sinh, sinh viên về thầy / cô trên bảng thông tin trường ví dụ như ở sảnh, hay những nơi trang trọng, gây được sự chú ý, v...v và v...v. Cái chính là của ít lòng nhiều thôi.

Thảo luận thì nên tránh, hạn chế việc bàn lùi, vì như thế sẽ không có được tính xây dựng, hiệu quả cao. Nhận xét, phê bình chỉ là bước khởi đầu, cái chính là nên đầu tư tập trung suy nghĩ, đề xuất những hành động có trong khả năng kiểm soát của mình, thay vì trông chờ, phụ thuộc quá nhiều vào nỗ lực từ người khác. Nếu không thì việc đề ra và phát biểu ý kiến vào những chủ đề như thế này chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích tiêu khiển, giải trí, giết thời gian (mà vốn dĩ đã hoàn toàn mang tính tích cực rồi) hơn là gây dựng, phát động các hành động, phong trào có tính khả thi, thiết thực (như vậy thậm chí sẽ còn có giá trị hơn nhiều).

Chẳng nói đi đâu xa, lấy ngay ví dụ trường Ams của chúng ta, nếu trường PTTH nào trong phạm vi thành phố cũng có điều kiện, khả năng lập ra một forum trường tạo điều kiện là sân chơi, nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi trên mạng bổ ích như thế này thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc trau dồi, tham khảo, học hỏi kiến thức với nhau, và lẫn nhau cho học sinh, sinh viên trong và ngoài nước. Còn nếu điều kiện, khả năng kinh tế hạn hẹp, không cho phép thì các trường phổ thông, đại học có thể lập ra các CLB ngoại khóa ngay tại trường, như thế hoàn toàn có tính khả thi. Hơn thế nữa bây giờ cũng có nhiều forum giành cho thế hệ thanh thiếu niên trong phạm vi toàn quốc rồi chứ đâu có phải hiếm hoi. Người học nên đề cao tinh thần "Học thầy không tày học bạn" thay vì "Không thầy đố mày làm nên".

Một vấn đề khác mình muốn nói đến đó là hiện tượng học cho điểm số. Thật đáng buồn vì đây là tiêu chí xét tuyển người học, người làm của xã hội ta, thể hiện sự còn thiếu xót, yếu kém trong khâu lãnh đạo, dùng người của người Việt Nam. Ở chỗ, quan điểm phần đông các trường học, doanh nghiệp cho rằng điểm số là một và duy nhất thước đo năng lực. Còn ở Mỹ thì khi xem xét đơn xin nhập học, hồ sơ xin việc làm họ chú trọng tới cả và hơn cả là lòng yêu thích, đam mê chuyên ngành / nghề nghiệp của người nộp đơn mà được thể hiện qua số lượng thời gian bạn giành, cống hiến cho nó bao nhiêu, nhiều hay ít.


Thân,
thằng mèo hen
 
Ấy chết, cái ý đấy không phải muốn nói là không trao đổi được :D. Bọn anh vẫn trao đổi cuối giờ hoặc giữa giờ đấy chứ, nói thế thì hơi oan cho các thầy. Nói chung các thầy ở BK cũng trình độ và nhiệt tình. Cái ý đấy là anh muốn nói đến 1 vài cách ở trên quá khó làm ở VN vì chỉ áp dụng được cho lớp ít người. Quay lại cái câu kia, trao đổi với thầy thì ok nhưng khi làm bài thi mà có sáng tạo thì 99% ăn điểm kém vì ko bảo vệ được mà cũng khó yêu cầu thầy đọc kĩ để hiểu mình nói cái gì. Mà em nói thế chắc chỉ tr/hợp cá biệt thôi chứ nhỉ? Làm gì có chuyện ở Mĩ mà giảng đường nào cũng thế.
 
trần hữu quang đã viết:
Quay lại cái câu kia, trao đổi với thầy thì ok nhưng khi làm bài thi mà có sáng tạo thì 99% ăn điểm kém vì ko bảo vệ được mà cũng khó yêu cầu thầy đọc kĩ để hiểu mình nói cái gì. Mà em nói thế chắc chỉ tr/hợp cá biệt thôi chứ nhỉ? Làm gì có chuyện ở Mĩ mà giảng đường nào cũng thế.

Anh Quang ơi thứ lỗi cho khả năng đọc hiểu của em thấp kém cho nên em thấy bài anh hơi tối nghĩa, khó hiểu, nên cũng không biết nhận xét, trả lời anh về cái gì, ra sao, và như thế nào... 8-|
 
:)) chắc tại anh diễn đạt hơi tồi. Tức là nếu muốn trao đổi thì các thầy cũng nhiệt tình chứ không bực mình gì chuyện này cả. Trình các thầy cũng ok. Nhưng khi chấm gần 200 bài thi mà sáng tạo để các thầy í đọc một lúc không hiểu (mà mình thì không có ở đấy để phản bác hoặc giải thích) thì dễ bị “giết nhầm” lắm :D.
 
--Anh Quang cho em hỏi 1 tí về phong cách học tập của các anh chị sinh viên mà anh biết. Em từng nghe nói nhiều về chuyện sinh viên học đại học mà cứ như phổ thông, vẫn quay bài nhưng không có kiểm chứng thực tế. Anh có thể cho em biết được không ah, và tình trạng này nhiều hay ít. Em cám ơn.
 
trần hữu quang đã viết:
:)) chắc tại anh diễn đạt hơi tồi. Tức là nếu muốn trao đổi thì các thầy cũng nhiệt tình chứ không bực mình gì chuyện này cả. Trình các thầy cũng ok. Nhưng khi chấm gần 200 bài thi mà sáng tạo để các thầy í đọc một lúc không hiểu (mà mình thì không có ở đấy để phản bác hoặc giải thích) thì dễ bị “giết nhầm” lắm :D.

Khì, em chịu thôi, vì không hiểu sao em đang nói tới "thảo luận, trao đổi" trong khi học, anh Quang lại đề cập tới chuyện "sáng tạo" trong khi làm bài thi? Chắc anh nhầm em với ai, nhỉ. b-)
 
Anh chỉ muốn nói đến cái số lượng lớn nó dẫn đến 1 số cái hệ quả mà nghe qua thì tưởng dễ nhưng thực ra khó thay đổi thôi. Chắc nó hơi lệch một chút, nhưng nhiều lúc nghĩ thấy thiệt thòi. Mà nói trao đổi mà không được đánh giá đúng mức (tức là qua điểm) thì nó cứ thế nào. Nếu nói mình chỉ cần kiến thức thì ok nhưng đôi lúc cũng thấy hơi nản. Thôi, cái đấy cũng nhỏ thôi mà.
Cái bài báo trên phản ánh rất chính xác, An có thể tin cái đấy. Cuối cùng cũng chỉ thiệt mấy cái đứa muốn học hành tử tế thôi. Chuyện quay bài thì cũng tùy môi trường nhưng cũng nhiều đấy. Mình học ở Ams rồi khi học ĐH chỉ thấy thiệt thòi vì các thầy ko dạy mình kĩ năng quay thôi :)). Đây cũng là một cái thiệt của SV trong nước là có muốn học căng hơn thì cái môi trường nó cũng không cho. Các bác ở cứ nói phải chấm điểm giáo viên chứ nhiều lúc không chấm giáo viên cũng đã phải nghĩ cho bọn SV rồi (mà chúng nó thì chỉ nhìn thấy cái xấu thôi, cái tốt thì có bao giờ khen đâu). SV VN hiện giờ thực ra đâu có dành 100% sức để học, 30% là nhiều, mà đứa nhiều nhất cũng chỉ đến 70-80%. Đưa nhiều công việc thì kêu, kêu rồi vẫn không làm vì nghĩ cả lớp không làm thì chẳng ai làm sao cả. Thỉnh thoảng có ông thầy “rắn” kiên quyết không “nhân đạo” thì thể nào cũng có giai thoại rằng ông này “máy chém SV”. Không “nhân đạo” thì SV mình ra trường điểm thấp, bị thiệt thòi so với SV trường khác (cái này em muốn nói là ko liên quan gì đến bệnh thành tích đâu ạ, vì thương thật). Em đã được trải qua tất cả các “máy chém” và kết luận là “tiên trách kỉ” thôi chứ chả ai chém làm gì cho mang tiếng. Tất nhiên cũng có người này người khác nhưng nếu xét số đông thì người tốt vẫn nhiều hơn (ít nhất ở cái môi trường của em là như vậy).==> nói một hồi thì thấy người dạy với người học chả thể chỉ nói 1 vế được.
 
Xin chào các anh chị !

1. Em rất vui khi được nghe anh chị nêu nhưng suy tư rất nghiêm túc cho một chủ đề "nóng hổi" này. Qua bài viết của các anh chị, em cũng được "mở mang" thêm nhiều về những mô hình giảng dạy và học tập tiến bộ, văn minh. Một điều đáng chú ý rằng cải cách giáo dục là một vấn đề xã hội lớn nhưng lại được rất nhiều các anh chị học khoa học tự nhiên luận bàn khá sâu sắc.
.

2. Là một Chuyên gia Quản lý chất lượng (ISO), em xin được đóng góp một vài ý nhỏ liên quan đến chất lượng giáo dục.

2.1. Thưa anh chị ! Nói chung, "cải cách giáo dục" có mục đích cơ bản nhằm "nâng cao chất lượng giáo dục". (Bởi nếu không thì không ai đổ tiền của toàn xã hội vào cải cách. Ngoại trừ những "vụ lợi cá nhân" thì ta không bàn).

2.2. Vậy "chất lượng giáo dục" là gì ? đánh giá như thế nào ? là những câu hỏi đầu tiên cần đặt ra trước câu hỏi: Làm thế nào để "nâng cao chất lượng giáo dục" hay "Cải cách giáo dục" ?

Ở đây trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết em chỉ nêu ra một bất cập bé xíu về "đánh giá chất lượng giáo dục" mà thôi.

2.3. Khách hàng có được đánh giá về chất lượng sản phẩm không ?
- "Sản phẩm giáo dục" là "học viên tốt nghiệp" được đo chất lượng bằng hệ thống thang đo của chính hệ thống đào tạo - Nhà sản xuất đo. Trong khi đó, "khách hàng sử dụng sản phẩm" (là các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân...) không được tham gia trong việc định ra các chuẩn mực sản phẩm và giám sát việc đo các sản phẩm mà họ sẽ là người sử dụng (Mặc dù họ là...Thượng đế !??).
- Và chúng ta đều biết sẽ chằng bao giờ nhà sản xuất nào tự nhiên công bố "sản phẩm của tôi kém chất lượng quá", để rồi tôi...phá sản cả !!! Nếu tôi vẫn còn ép được khách hàng (kiểu Vinaphone trước đây) thì tôi chẳng bao giờ chịu lép vế !!!
- Thực ra ở đây, khách hàng vẫn luôn có sự đánh giá về "chất lượng giáo dục" theo cách riêng của họ. Tuy nhiên phần nhiều là những phàn nàn rằng chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu. Và chúng ta đều biết rằng khi khách hàng phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu thì "lãng phí xã hội" để tạo ra sản phẩm đã là quá lớn !!!
- Thế tại sao các khách hàng không vứt bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu đi ? Xin thưa với các bạn rằng, nếu trước đây bạn sử dụng thuê bao mạng di động độc quyền của Vinaphone và phàn nàn về tình trạng mất sóng, nghẽn mạng...thì vì cuộc sống, bạn có ngừng sử dụng thuê bao được không ?

2.4. Học viên có được đánh giá về "nhà cung ứng" không ?
- Một trong những "Nhà cung ứng chủ yếu" ở đây là "đội ngũ giảng viên", những người "truyền đạt kiến thức" lại cho học viên.
(Mặc dù thực ra cách dạy học kiểu "truyền đạt kiến thức" trong trường đã bị cạnh tranh khốc liệt và trở nên "lỗi thời" trong thời đại bùng nổ thông tin với những công nghệ hiện đại kiểu Internet/Computer/DVD...).
+ Bạn hãy hình dung rằng nếu ghi tất cả dữ liệu của tất cả các sách học từ lớp 1 của bạn đến hết Đại học vào đĩa CD thì liệu ghi được bao nhiêu cái đĩa ? Đối với các môn học chỉ đòi hỏi sự ghi nhớ, nếu cho bạn chọn thì bạn sẽ chọn cách ghi vào đĩa để mở ra khi cần hay là học thuộc nó ? (Tôi không phủ nhận rằng có những môn học giúp rèn luyện về năng lực tư duy và việc ghi nhớ là cần thiết.)
- Hiểu theo một khía cạnh nhất định, thì học viên là "khách hàng" tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung ứng là đội ngũ giảng viên. Như vậy thì đương nhiên đánh giá chính xác nhất về chất lượng sản phẩm phải từ chính khách hàng, chứ không phải do các nhà cung ứng tự đánh giá.
- Nếu năng lực chuyên môn của tôi không đảm bảo, tôi giảng dạy kém nhưng chính tôi lại đánh giá cho điểm học viên của tôi và tôi chẳng bao giờ sợ bị học viên của tôi đánh giá lại tôi. Thì nếu ai đó bảo tôi "Anh phải nâng cao, liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy với một nỗ lực không mệt mỏi" tôi sẽ trả lời rằng: "Anh nên sờ lại xem trán mình có ấm không ?".

3. Trên đây chỉ là một vài câu hỏi nhỏ trong cả một hệ thống các câu hỏi lớn (đáng buồn là chưa có lời giải và nhiều người không muốn giải) cho những vấn đề xã hội khổng lồ như "cải cách giáo dục".

4. Nếu mọi người quan tâm đến các ý kiến trên thì tôi sẽ trao đổi tiếp. Còn nếu mọi người không quan tâm thì tôi sẽ tự thảo luận với chính mình !!!

5. Cuối cùng, để tránh những việc tranh luận không cần thiết (nhằm nâng cao chất lượng diễn đàn), xin mọi người lưu ý một điều nhỏ là:
"Cái gì người khác không nói thì không hẳn là họ không biết và cái gì mà họ không biết thì không hẳn là họ buộc phải biết !!!".

-NMH-


 
Môn Địa ở lớp em là môn có vẻ hiện đại:
-Mỗi tiết học là một học sinh lên bảng thuyết trình về bài học đó. Trong suốt cả năm học, tiết nào cô giáo cũng chỉ lên bổ sung. Mỗi học sinh phải chuẩn bị hai thứ: tranh ảnh biểu đồ và 1 tờ tóm tắt nội dung bài học.
-Tiết Địa bọn em sẽ nghe bạn nói, sau đó có chữa hoặc bổ sung gì thì sẽ chữa vào tờ tóm tắt.
-Cuối giờ có một bạn lên chấm điểm, lấy điểm 15 phút.
-Tranh ảnh thì vô kể, vì sau mỗi giờ các bạn nộp lại tranh ảnh cho cô giáo.
-Cô dạy hay vô cùng, cô chủ trương càng ít chữ càng tốt, chủ yếu là ví dụ, và thường xuyên hỏi bọn em liên hệ thực tế, đại loại như là cải cách tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ thế nào... Ý kiến bọn em cũng rất trẻ con, nhưng cô rất tôn trọng và không bao giờ áp đặt cả.
-Kiểm tra 1 tiết thì bọn em sẽ làm ngược lại, tức là tự đặt ra câu hỏi chứ không phải trả lời câu hỏi, và có thêm một câu đặc biệt. Ví dụ học Trung Quốc thì sẽ tự tìm hiểu 1 ví dụ về 1 thành phố cn hóa của nó rồi tóm tắt vào.
-Và em thấy ko có chuyện đuổi tiết, cả năm cứ tà tà học, nhẹ nhàng hơn các lớp khác nhiều. Chép thì chả có mấy, mà lại nhớ cực lâu, nhất là cô còn hay chế thơ hoặc hát cho bọn em mau thuộc bài. Ở lớp ai cũng được tìm tư liệu để tự làm và cũng để chấm điểm bạn<vì trong phần chấm điểm có trả lời câu hỏi>, trong lớp ai đặt được hay trả lời được câu hỏi hay thì được điểm.
Nói chung em thấy thật tuyệt, chưa bao giờ em thấy môn Địa hay thế.
-Còn bài thơ của anh An thì hình như là: o tròn như quả trứng gà, ô thì có mũ, ơ thì thêm râu, yêu thế chứ lại:x
 
Ừ thì việc cần đến cũng phải đến thôi, tư nhân hóa giáo dục có gì xấu xa đâu mà phải ngăn cản.
Anh Quang có nói đến chuyện giảng đường 200 ngừoi, nhưng em nghĩ vấn đề đó cũng không quá quan trọng, hồi hè em có đi thăm quan trường Rice University - ở Houston, TX ( ông anh em học PhD ở đó ), thấy giảng đường nó chắc phải 300-400 chỗ chứ chẳng chơi ( chắc là không phải xây ra để cho 30 giảng viên ngồi rồi - số lượng giảng viên thì em ko chắc vì hồi đó đang hè ) - nhưng như như anh Phước đã nói : thay đổi cung cách giáo dục có lẽ còn quan trọng hơn nội dung dạy và học. Nếu học sinh có ý thức thì 200 cũng không có quá nhiều khó khăn lắm ( theo em là như vậy ).
Em cũng mạn phép nêu vài ý kiến ( chẳng hiểu thế này có cũ quá không, lặp ý của ai không, hay là thô thiển quá ko ):
Chất lượng giáo dục là khả năng cung cấp nhân lực ( phù hợp - đáp ứng yêu cầu ) cho tất cả các ngành nghề trong XH
Người chủ của công ty, người thuê công nhân ... là những người có quyền đánh giá chất lượng của giáo dục, vì có thể coi những người đó là khách hàng của "dịch vụ" giáo dục
Mặt khác, sinh viên cũng là khách hàng của "dịch vu"̣ này, nhưng xem ra khách hàng có vẻ vẫn phải chọn nhãn hiệu độc quyền, chất lượng ra sao cũng phải nhắm mắt làm ngơ, ko thích chọn nhãn hiệu này thì nghỉ học ở nhà ( có vẻ đó không giống như một lựa chọn cho lắm ).
Vì thế, em vẫn ủng hộ sự cạnh tranh ( hay nói cách khác là tư nhân hóa giáo dục )
 
Em đồng ý với ý kiến của mọi người. Ở đây em chỉ muốn đưa ra một cách nhìn thực dụng hơn một chút, dưới con mắt của một học sinh vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Là học sinh thì đương nhiên ai cũng mong muốn mình học giỏi và được điểm cao. Điểm khác nhau là ở chỗ: ở Việt Nam, để đạt được điều đó, học sinh chỉ có học, học nữa, học mãi ... nhưng học mà lại không có hành. Thay vì "nhồi" kiến thức vào đầu học sinh, các thầy cô lại "nhồi" kiến thức vào miệng. Ví dụ điển hình là tình trang học vẹt xảy ra hết sức phổ biến mà gần như 80% học sinh ở Việt Nam áp dụng. Là một học sinh, để có điểm cao về "trình làng" cho bố mẹ, em cũng đã có thời học vẹt. Các thầy cô không những tìm cách để khuyến khích học sinh học theo cách học khác, mà thậm chí lại tạo điều kiện cho học sinh học vẹt. Thế là kiến thức nó cũng như thức ăn, vào rồi lại ra. Em còn nhớ hồi cấp I, mỗi lần đến đợt thi học kì là bọn em được phát một tờ đề cương, trong đó có khoảng 6 câu hỏi và có sẵn đáp án do các thầy cô soạn ra. Về nhà em chỉ việc học thuộc đề cương đó và chắc mẩm đề thi sẽ là 3 trong số 6 câu hỏi đó. Em cũng xin thú nhận là cấp I em học ở một trường tiểu học nổi tiếng của Hà Nội (em xin không nêu tên ở đây). Lên cấp II (lại một trường có tiếng khác) em học một cô giáo dạy sử mà khi kiểm tra, em phải viết đúng 100% những gì có trong sách, nếu nêu thêm ý kiến của mình vào bài, hoặc thậm chí là diễn tả ý của mình theo cách khác sách là bị phê "bịa đặt" (?) Thế nên cách tốt nhất là học đúng từng dấu chấm dấu phảy trong sách. Thi học kì năm đó, em học thuộc làu làu, đến từng dấu chấm dấu phảy (em ko nói điêu đâu) trong sách về chiến thắng Điện Biên Phủ và nhờ nó mà thoát được 6,5 môn đó. Nhưng chỉ sau đó 2 tháng, em hoàn toàn mù tịt về những gì mình đã được học. Hồi trước ở Việt Nam, cũng như phần lớn các học sinh khác, em rất ghét môn sử vì thường phải học thuộc rất dài, mà số lượng thông tin lại quá nhiều. Nhưng từ khi sang học ở Mĩ, ngoại trừ vấn đề về từ vựng, em thực sự bắt đầu thích môn sử. Trong lớp chỉ phải nghe giảng và thỉnh thoảng xem video nhưng em thấy thực sự thông suốt về lịch sử Mĩ, có thể lắp ghép các sự kiện với nhau theo trình tự thời gian. Chứ không như ở Việt Nam thỉnh thoảng cô giáo nói kiểm tra thì mới học nên các sự kiện cứ rời rạc, không kết nối với nhau thành ra học xong là quên ngay lập tức. Nói thật là ở Việt Nam, hỏi em chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh chống Mĩ cái nào xảy ra trước em cũng không biết đâu. Hơn thế nữa ở Mĩ, giáo viên chỉ đóng vai trò giúp đỡ học sinh chứ không đóng vai trò chủ đạo như ở Việt Nam. Thông qua các worksheet, research, extra credit mà em phải tự lên mạng, đọc sách báo, tìm hiểu thông tin, em hiểu hơn về bài học và đôi khi biết thêm những mẩu truyện rất thú vị bên cạnh bài học ở trường. Chính vì hiểu về bài học nên việc chuẩn bị kiểm tra cũng trở nên hết sức dễ dàng, thường là đọc lại vài lần bài học trước khi kiểm tra là có thể làm được 80% bài kiểm tra.
Bên cạnh đó, giáo viên rất khuyến khích học sinh tham gia vào lớp học. Vẫn quen thói quen học ở Việt Nam,thời gian đầu em đến lớp cũng ngồi im thin thít nghe thầy cô giảng bài. Nhưng chính cách thầy cô giáo ở đây nói chuyện với học sinh tạo ra một không khí thoải mái cho học sinh. Dần dần em được học cách đặt câu hỏi, điều mà em chưa từng một lần dám làm ở Việt Nam.
 
Hì, bạn Ngọc Anh có hơi thần tượng Mĩ quá ko đấy :D.
Nhưng từ khi sang học ở Mĩ, ngoại trừ vấn đề về từ vựng, em thực sự bắt đầu thích môn sử. Trong lớp chỉ phải nghe giảng và thỉnh thoảng xem video nhưng em thấy thực sự thông suốt về lịch sử Mĩ, có thể lắp ghép các sự kiện với nhau theo trình tự thời gian. Chứ không như ở Việt Nam thỉnh thoảng cô giáo nói kiểm tra thì mới học nên các sự kiện cứ rời rạc, không kết nối với nhau thành ra học xong là quên ngay lập tức
Đấy là lỗi tại bạn khi chỉ biết kêu rằng VN ko tạo điều kiện, nếu bạn có trách nhiệm với đất nước tự nhiên sẽ phải cảm thấy mình nên tự tìm đọc thêm để hiểu về lịch sử VN chứ nhỉ
Hơn thế nữa ở Mĩ, giáo viên chỉ đóng vai trò giúp đỡ học sinh chứ không đóng vai trò chủ đạo như ở Việt Nam. Thông qua các worksheet, research, extra credit mà em phải tự lên mạng, đọc sách báo, tìm hiểu thông tin, em hiểu hơn về bài học và đôi khi biết thêm những mẩu truyện rất thú vị bên cạnh bài học ở trường
Cái này thì không dám, giáo viên ở Mĩ vẫn dạy kiểu chủ động chứ phụ trợ gì đâu :D, chẳng qua là thêm khoản để học sinh thảo luận nhiều. Bên canh đó việc để giáo viên dạy chủ động cũng chẳng có gì sai cả, vì những môn mang tính chất học thuộc thuần túy, thì giáo viên vẫn là người duy nhất nêu ra, thảo luận có chăng cũng là để việc học thuộc thêm dễ dàng thôi. Nó không như toán, ko làm cách này có thể làm cách khác, " sáng tạo " trong môn Lịch sử là ko nên :D.
Chính vì hiểu về bài học nên việc chuẩn bị kiểm tra cũng trở nên hết sức dễ dàng, thường là đọc lại vài lần bài học trước khi kiểm tra là có thể làm được 80% bài kiểm tra.
Câu này thì hơi buồn cười :), đọc vài lần mà nhận được có 80% - C thì chết à xD, tớ chả bao giờ học sử cả mà toàn 105% :p.
 
Chị thấy bài viết của em Ngọc Anh là khá sắc đấy.

Tuy nhiên là khi so sánh, đối chiếu 2 nền GD Việt - Mỹ với nhau, hiện giờ chúng ta ở đây đang làm rất rải rác, cục bộ chứ chưa cụ thể, toàn diện.

Mà thật sự chị cũng không hiểu lắm mục đích và ý nghĩa việc thảo luận của mọi người ở đây là gì nữa. Vì chúng ta lan man, và nửa vời khi phân tích, đối chiếu 2 hệ thống GD. Thế chị đoán chắc chỉ là để trò chuyện cho vui thôi. Thế cũng không sao. Chỉ là nói ra cái mình tự nhiên để ý thấy thôi. :D
 
Vâng chị Trang ạ, hết ý rồi, muốn delete quá :)) (j/k)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
À, thực ra thì hiểu biết về lịch sử Việt Nam của tớ chủ yếu thu lượm được từ những mẩu chuyện của ông bà, bố mẹ, sách báo ngoài. Tớ cũng không nói là tớ không học sử bao giờ. Nếu như không học sử bao giờ thì chắc là tớ cũng không thể được đến >9.0 môn sử rồi đúng không? Vấn đề là ở chỗ học đấy chỉ là học đối phó thôi, như tớ đã nói là học vẹt đó. Còn về chuyện tự tìm đọc thêm về lịch sử Việt Nam, phải đến tận khi tớ học lớp 10 tớ mới bắt đầu có ý thức đó. Có thể là tớ tự ý thức được muộn hơn mọi người chăng?
Còn về chuyện lịch sử không thể sáng tạo được, tớ đã nói là tớ sáng tạo lịch sử đâu nhỉ? Tớ nghĩ là một câu nói có thể nói bẳng nhiều cách, miễn là nội dung không thay đổi. Nếu không phải như thế thì chúng ta học môn Văn-Tiếng Việt để làm gì?
Tớ cũng xin giải thích thêm về câu nói của mình. Có lẽ tớ đã không thực sự chính xác khi nói câu: "giáo viên chỉ đóng vai trò giúp đỡ học sinh" Ở điểm này tớ đồng ý với bạn Hiền là giáo viên Mĩ khuyến khích học sinh thảo luận trên lớp. Vậy mình hỏi bạn là bạn thấy một tiết học ở Mĩ có thú vị hơn một tiết học ở Việt Nam không? Nếu như bạn thấy thú vị hơn, bạn sẽ tập trung vào tiết học và nghe giảng được nhiều hơn đúng không? Hơn nữa bạn lại có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình, chắc chắn là hay ho hơn chuyện cắp sách đến trường ngồi nghe từ đầu buổi đến cuối buổi như ở Việt Nam rồi đúng không?
Còn về chuyện kiểm tra, bạn nói như vậy là đống ý hay phản đối ý kiến của tớ thế? Tớ nói thế chỉ là lấy trung bình cộng thôi. Đương nhiên có người thông minh hơn thì sẽ tốn ít công để học hơn những người khác rồi. Bản thân tớ, tớ mới có 2 lần là được 100% trong bài kiểm tra sử thôi. Bạn có thể làm chính xác những câu hỏi trắc nghiệm nhưng phần essay thì sao? Tớ nghĩ là rất khó để có thể làm một bài essay hoàn chỉnh 100%.
Và cuối cùng xin trả lời cho câu hỏi của bạn: tớ không hề thần tượng Mĩ quá. Đương nhiên là cái gì nó cũng có nhược điểm của nó chứ. Đây là tớ muốn phân tích những cái tốt của nền giáo dục Mĩ, chứ tớ đã dám đánh giá nó là hoàn hảo đâu. ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ đã bao giờ phản đổi đâu nhỉ :-??, chỉ là thấy Ngọc Anh thần tượng Mĩ quá nên can ngăn chút xíu kẻo sau này cứ bám lấy Mĩ quốc :D.
Mình ở chỗ không đẹp bằng nên phải tự dùng ý thức thôi. Việc chê trách giáo dục VN quá đơn giản, như cái bài đầu tiên ở topic còn bao quát hơn nữa, nhưng mà hi vọng Ngọc Anh đừng dựa vào lí do học lịch sử VN chán để giải thích việc ko biết chiến tranh VN với WWII thứ tự ra sao. Là công dân VN thì nên có trách nhiệm chứ nhỉ :D.
Chuyện điểm chác, hờ, tớ chả bao giờ học cả, nhưng mà chưa bao giờ ko được 100%, essay cũng ko thành vấn đề :). Với cả extra credit cũng nhìu như sao ( sort of ) nên 105% cũng ko wa' khó khăn :D. ( khuyên câu này : để chuẩn bị cho essay thì chịu khó jot down những ý có thể cover đc câu hỏi, đừng chú trọng viết văn vẻ - có 2 lí do - thứ 1 là nó chẳng chấm điểm văn vẻ đâu - thứ 2 là vì mình là for-exchange student nên nó cũng ko đặt nặng vấn đề văn vẻ quá đâu - nhưng mà bà dậy tớ dã man lắm, chấm điểm mà cứ typo là bị trừ điểm - pó chiếu - toàn là phải làm xong đọc lại 2-3 lần kiểm tra - hik )
( Off topic : đen nhỉ, tại sao lại ko gặp đc cậu lúc cậu mới onl nhỉ >_< )
 
Chú bốc vừa thôi chứ, ko học mà đòi 100%, cứ bảo là học vừa phải đi thì mới tin được. Vẫn còn bệnh của việt nam: lúc nào cũng kêu ta đây học ít nhưng vẫn điểm cao. Xin lỗi chú anh đang đau đầu nên viết hơi quá tay.Tự nhiên ấn nhầm vô đây thôi, mời tiếp tục:D
 
Back
Bên trên