Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?

minh nghi nhu vay cung chua phai..boi vi da so HS Viet van con ham choi..minh gioi thieu cac ban co the hoc tap o mot TT se dam bao chat luong ngay..do la trung tam minh mo...

TTGD Viet Long voi doi ngu Giang Vien den tu cac truong: DHBK. DHKTQD. DHGTVT. DHKHTN. DH SP1...Va cac thay,co giao GIOI den tu cac truong THCS,Tieu Hoc tren dia ban Ha NOi.
Chung toi lien tuc mo cac lop on luyen thi cuoi cap.on luyen thi theo khoi nhu sau:

+Mo lop day kem:20HS/lop.
+nhan day tai nha neu HS co nhu cau.

Khai giang thu 4 hang tuan.

+ Hoc phi tu:15,000d->30,000d/buoi.(dong theo thang co giac xac nhan gui ve phu huynh).

+VIET LONG CAM KET thay doi giang vien neu HS thay kem chat luog giang day.Dong thoi cung tra ve gia dinh nhung hoc sinh vi pham quy dinh cua trung tam.cung nhu loi dung thoi gian hoc de che dau nhung hanh dong khac.(khong hoan tra hoc phi)
++ Thoi gian hoc: 18h->20h( thu2->chu nhat).
Chu Nhat sang: 7h30p->9h30p 9h30p->11h30p.
chieu: 13h30p->15h30p 15h30p->17h30p.

Chu Y: de tao dieu kien thuan loi cho dia diem hoc.phu huynh,HS lien he qua dt de biet co so giang day gan nha minh nhat.

TT Giao Duc Viet Long.
d/c: Dai La_Q.Hai Ba Trung_Ha Noi.
dt : 042.48.85.89
Name: mai tung man
Office: TT Giao Duc Viet Long
Address: Dai La_Q.Hai Ba Trung_Ha Noi
Tel.: 0983.85.75.89
Email: [email protected]
 
Ai nói không cần có hoà bình và ổn định lâu dài . Nói đến giáo dục muốn phát triển là cần có đầu tư . Đầu tư về thiết bị cơ sở hạ tầng, thuê giáo sư xịn về dạy . Muốn có nhà khoa học số một thế giới, có giải nobel, phát minh kì vĩ thì cũng cần có đầu tư, đầu tư rất lớn là khác . Ở Mỹ, nhân tài được trọng dụng triệt để, không bao giờ phải lo về kinh tế, họ dồn toàn lực vào nghiên cứu niềm đam mê của họ . Hơn nữa phần lớn các giáo sư đầu ngành, nhà khoa học số một đều ở những trường danh tiếng ở Mỹ . Việc nối tiếp truyền thống đi lên cũng dễ dàng hơn .

Ở Trung Quốc hay Singapore, việc học trở nên cốt yếu khi mà bằng cấp, và sự cạnh tranh khốc liệt để có chỗ làm tốt ổn định . Vì vậy xét về mặt nào đó sinh viên Singapore, Trung Quốc ra trường thì làm việc hiệu quả ổn định trong những công ty, làm kinh tế chứ số đi về các viện nghiên cứu chưa nhiều. Singapore là một nước áp dụng rất thành công mô hình học ở Mỹ vào trường đại học. Rất nhiều sinh viên các nước đến Singapore exchange đều có nhận xét tốt.

Xét Việt Nam mà nói, giáo dục đang trong giai đoạn quá độ, cải cách và cải cách. Vấn đề nan giải là : Tiền ở đâu đầu tư cho giáo dục? Tiền để mời chuyên gia dạy, xây dựng hạ tầng, mua thiết bị giảng dạy, cái này lục tốn ...
Nguồn tiền đó có đủ không? Tiền đó chỉ có 50% tối đa dùng để xây, còn 50% tính vào chuyện hao mòn trong thủ tục giấy tờ và những cuộc họp ngoài luồng.

Chương trình đào tạo? Nội dung sách vở hiện nay để mà bắt kịp với nền giáo dục tiên tiến của thế giới trừ khi chuyển sang dùng tiếng Anh, không thì phải có một lực lượng hùng hậu chuyển ngữ. Toàn bộ sách vở xịn bây giờ phần lớn được viết bằng tiếng Anh. Một nghiên cứu sinh tìm tài liệu liên quan nhất thiết không biết tiếng Anh gặp rất nhiềukhó khăn . Đội ngũ giáo viên chắc phải đào tạo lại nhiều nhiều lắm mới đáp ứng được nhu cầu .

Còn khi học xong ra trường rồi học sinh làm gì? Lo việc vị trí và phát triển cá nhân sau đai học cũng rất yếu và cần sự đầu tư. Không thì như hiện nay, học sinh, sinh viên giỏi ngoại ngữ khá tất tật đều muốn đi du học hoặc làm công ty nước ngoài hết. Như vậy chất xám đào tạo xong lại chảy máu đi chỗ khác .
Bởi không ai muốn ở lại làm việc để thui chột những gì đã học, nhàm chán với công việc giấy tờ với mức lương chỉ đủ ăn cháo cả.

Vừa rồi chỉ mới vụ sách giáo khoa mới, rồi lương cho giáo viên, tăng tiền học phí cũng đã lao đao rồi. Cải cách đúng là khó lắm.
 
bài anh Mẫn quảng cáo hình như em nhìn thấy mấy chục tờ rơi viết như thế rồi ấy :|

h mới biết topic này, chăm chỉ vào đọc từ trang đầu tới h, em cũng chỉ có 1 số ý kiến :-j

- em mới học còn chưa hết phổ thông, nhưng mà công nhận là chương trình phổ thông bên mình nặng thật, áp lực đặt lên hs là ko nhỏ chút nào.
- em chưa sang Mỹ bao h, chẳng biết cách học bên đó thế nào, nhưng mà nói chung thì em tạm chia ra hệ thống giáo dục phương tây và giáo dục phương Đông cho tiện. Em chỉ thấy có mấy nhận xét thế này
+ giáo dục phương đông, mà điển hình là nước mình, có khá nhiều nhược điểm, học nặng (nói là cải cách mà toàn nhồi thêm chương trình cho học sinh), phương pháp cũng ko khoa học, thể chất thiếu, ko rèn luyện sự tự tin năng động cho hs . Nhưng :D hs châu Á sang học ở trời Tây, trừ vấn đề ngôn ngữ ra , thì đều là những ng thông minh trội hẳn so với hs phương Tây về toán và các môn khoa học. (cái này ko nói điêu, ko tính những ng đi du học mà ko có thực tài nhé :D, còn lại điển hình là ở trường em bây h, hs mình sang cực thoải mái và dễ chịu khi học toán lý hóa trong khi lũ kia cứ gồng lên mà cãi nhau với thảo luận vì ko hiểu mấy vấn đề hết sức vớ vẩn)
+ giáo dục phương tây có những lợi thế là những điểm yếu của giáo dục phương đông (đặc biệt, em đang học chương trình IB, nên em rất tâm đắc, học nhẹ nhàng, lớp vắng, nhiều hoạt động bắt buộc ... blah blah), và bên này rất coi trọng mấy môn như history, philosophy , world art and cultures... và ko hề phải học thuộc lòng như VN ... nhưng mà em thấy học sinh bên này ...ko thông minh nhanh nhạy lắm và có hơi lệ thuộc quá vào công nghệ, :D tính nhẩm, bảng biểu, đồ thị, nói chung những thứ mà đơn giản nhẩm ra được thì cũng mất một đống thời gian cãi nhau :D . Tiết học có dài, có thảo luận, nhưng nhiều lúc... nghe tranh luận mấy cái vở vẩn phát cáu :))


trở về topic, cải cách đúng là nên cải cách :D nhưng mà áp dụng giáo dục Mỹ vào VN thì hơi khó ạ :D. Vì Mỹ bây h là 1 nước phát triển, đầy đủ cơ sở vật chất tiền bạc , đầy đủ phương tiện cho hs học tập nghiên cứu chứ ko như VN mình... :D

PS: em còn ít tuổi ^__^ bài viết có hơi lung tung và vớ vẩn ạ :p
 
lâu rồi mới nhìn cái topic này , em xin trích lời thầy chủ nhiệm của em qua mail thầy gửi về cho lớp (thầy đi sang US du học, về xây dựng mô hình đại học thí điểm của US cho khoa hóa của ĐHKHTN)
- thầy bảo rằng là : lớp học bên đó chỉ có 20-25 học sinh ( bằng nửa lớp ta ), chất lượgn học được đảm bảo
- học phí cao nhưng đi đôi với chất lượng đảm bảo
- mọi người có ý thức tôn trọng lẫn nhau, thể hiện qua rất nhiều việc như ko có tham nhũng trong trường học, học cho ra học, chơi cho ra chơi
- cơ sở vật chất của họ hơn hẳn mình là đương nhiên
- blah blah rất nhiều thứ
nhưng đại ý của thầy kể vể cách học của học sinh bên đó cho mình học tập. Và phải công nhận rằng mình phải học tập rất nhiều nếu muốn tiến bộ được.
( thầy Long là một trong những người em thấy là tiến bộ nhất trong tất cả các thầy giáo dạy chuyên khi cho học sinh làm những bài nghiên cứu theo tổ nhóm rồi thuyết trình trước lớp, v...v.v.)
Bản thân em thì đang học sách SAT2 Lý ( Barron's) , và thấy ít nhất là các vấn đề nó giải thích theo một cách đơn giản và dễ hiểu hơn nhiều so với cách các thầy dạy mình.
Em thấy cô dạy SỬ của em nói thế này này : Nước Anh, nước Mỹ tốn 200 năm để xây dựng 1 nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa, vì thế mà nền kinh tế của họ mạnh, ổn định và phát triển. XHCN từ sau khi Lê Nin chết đi đã quá nóng vội, lấy ví dụ Liên Xô là điển hình, tự coi mình đã xây dựng XHCN xong trong quá sớm , vì thế mà chỉ sau mấy chục năm là đổ. Việt Nam một nét nào đó có vẻ đang tự thúc mình đi sớm hơn, như các bác nói " đi tắt đón đầu" blah blah nhiều thứ nữa. Nhưng tựu trung lại thì vẫn còn nói rằng : chúng ta phải học hỏi của họ tất cả, từ đường lối phát triển là cái lớn nhất đến cung cách giáo dục là một cái nhỏ nhất
PS: tương tự bạn Phương nhé ;)
 
Back
Bên trên