Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?

Đoàn Ngọc Anh đã viết:
Hơn thế nữa ở Mĩ, giáo viên chỉ đóng vai trò giúp đỡ học sinh chứ không đóng vai trò chủ đạo như ở Việt Nam.
Bạn giải thích rõ hơn được không ? Cụ thể thế nào ?
Đoàn Ngọc Anh đã viết:
Bên cạnh đó, giáo viên rất khuyến khích học sinh tham gia vào lớp học. Vẫn quen thói quen học ở Việt Nam,thời gian đầu em đến lớp cũng ngồi im thin thít nghe thầy cô giảng bài. Nhưng chính cách thầy cô giáo ở đây nói chuyện với học sinh tạo ra một không khí thoải mái cho học sinh. Dần dần em được học cách đặt câu hỏi, điều mà em chưa từng một lần dám làm ở Việt Nam.
Cái này thì cũng còn tùy : nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng bài giảng, và học sinh có yêu thích cái môn học đó không .
______________
Giáo dục VN đúng là có nhiều điều đáng bàn . Đọc mấy bài của GS Hoàng Tụy thì thấy chỉ còn biết... bó tay. Mọi người thì rất hưởng ứng góp ý kiến , còn lãnh đạo thì xếp ý kiến vào ngăn kéo
 
Trả lời bài bạn Hiền:
Tớ không so sánh bài của tớ và bài của ấy vì rõ ràng bài của ấy là bài đầu tiên của topic, đương nhiên là phải khái quát hơn rồi, tớ chỉ muốn nói thêm ý kiến của tớ thôi mà.
Và xin lỗi nhé, tớ không hề có ý định bám lấy Mĩ quốc :D sinh ra tớ là người Việt và sẽ là người Việt cả đời. Cậu nên xem xét lại câu nói của mình đi.
Tớ cũng có nói trong bài trên là có người thông minh hơn thì dành ít công sức để học hơn những người khác. Về phần tớ, tớ tự hài lòng với 96% của môn sử, không dám mơ đến 100%.
Còn về chuyện công dân phải có trách nhiệm học sử. Vâng, đấy là tớ lấy chính tớ ra làm ví dụ cụ thể. Và cậu có công nhận tớ cũng là một học sinh đã từng ngồi trên ghế nhà trường của Việt Nam hay không? Rõ ràng đấy là ví dụ phù hợp với hoàn cảnh đấy đúng không? Vậy thì có gì để bàn cãi về nó nhỉ? Ừ, công nhận là tớ kém thật đấy nhưng tại sao các thầy cô giáo lại cho một con học sinh kém cỏi như tớ được 9.0 môn sử? Rõ ràng là cần phải xem lại cách dạy và học đúng không?
----------
Giải thích thêm về bài viết của em:
Ý của em ở câu này là: ở Việt Nam, trên lớp chỉ có giáo viên giảng bài, học sinh chỉ có chép bài vào vở. Sau đó thầy cô gọi học sinh lên bảng làm bài và cho điểm. Đấy là trình tự phổ biến của một tiết học ở Việt Nam. Ở Mĩ, ban đầu thầy cô cũng giảng về bài mới trước, trong bài giảng đó thỉnh thoảng sẽ dừng lại để cả lớp thảo luận ở những điểm cần chú ý. Trong các cuộc thảo luận đó, giáo viên sẽ đứng ngoài, để học sinh tự thảo luận. Sau đó thầy cô nhận xét về những cái sai, cái đúng trong cuộc thảo luận đó. Thầy cô cũng thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình theo nhóm (cái này về cơ bản giống như học TA ở các trung tâm TA ở Việt Nam nên chắc mọi người cũng biết qua) Đấy là những gì em được học ở trường Mĩ còn không biết mọi người thì thế nào?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn giải thích rõ hơn được không ? Cụ thể thế nào ?

Cái này, ở mấy bài đầu có nhắc đến.

Cái này thì cũng còn tùy : nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng bài giảng, và học sinh có yêu thích cái môn học đó không .

Nhưng dựa theo sự so sách tương đối toàn diện giữa lớp hợp ở VN và Mỹ, thì học sinh Mỹ tham gia vào lớp học tích cực hơn. Tại sao, mấy bài đầu có đề cập tới vấn đề này.

Chú bốc vừa thôi chứ, ko học mà đòi 100%, cứ bảo là học vừa phải đi thì mới tin được. Vẫn còn bệnh của việt nam: lúc nào cũng kêu ta đây học ít nhưng vẫn điểm cao. Xin lỗi chú anh đang đau đầu nên viết hơi quá tay.Tự nhiên ấn nhầm vô đây thôi, mời tiếp tục

Lớp học của Mỹ chia ra nhiều cấp bậc khác nhau cho từng môn (cái này cũng được đề cập rất nhiều ở mấy bài đầu): regular, honor, advanced placement hoặc là IB. Đại khái là, mỗi người có sở thích khác nhau, nên mục đích của chế độ này là giảm lượng học cho những môn học sinh không hứng thú và tăng độ sâu cho môn cùng với sở thích của mình.

Và trong 1 lớp regular class, cho dù là mình không thích, chỉ cần nghe giảng ở lớp, làm bài đầy đủ, và thông minh một chút thì đạt A (90+) cũng không phải là không thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ồi lỡ post bài rồi nên nó dính luôn vào trang cá nhân? Đi nghe lecture và làm tute là đã quá chăm rồi. Chú nghĩ thêm xem học ít là thế nào ?
 
To Ngọc Anh : ừ, anh hiểu ý em rồi . Việt Nam cũng cố gắng giảng dậy điều đó cho sinh viên SP , chỉ có điều, muốn thực hiện được những điều đó, thì phải có những sự hộ trợ khác của nhà nước ./
-------
To Trần Thiên Phước: bác so sánh VN với US có khập khiễng không ?VN còn quá nghèo để muốn làm gì là làm được !
Thế xin hỏi bác là GD VN xuống cấp là do đâu :)
 
To Trần Thiên Phước: bác so sánh VN với US có khập khiễng không ?VN còn quá nghèo để muốn làm gì là làm được !

Thứ nhất, mình không phải là người đưa ra sự so sánh này, mình chỉ trả lời thôi.

Thứ hai, cách dạy học của Mỹ mình nói đến ở đây không có liên quan gì đến sự phát triển kinh tế cả. Các chương trình học tập trong lớp, cách giảng dậy,rồi chương trình học vv (được nêu ra ở những bài đầu), những cái này đều có thể thực hiện được ở VN, hay bất kỳ một đất nước nào khác.

Thế xin hỏi bác là GD VN xuống cấp là do đâu

Mình nghĩ là mình không biết nhiều hơn những học sinh ở đây về cái nguyên nhân.

Tuy nhiên tựa đề của topic này là "Áp dụng cung cách giáo dục của Mĩ vào VN?", thì mình chỉ đưa ra 1 số ý kiến làm sao để áp dụng thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng ý với Phước là cách dạy và học ở Mỹ như đã nêu có thể áp dụng được . Nhưng mà chắc Phước không để ý tôi nói là vấn đề nằm ở cấp trên . Có nhiều nhà giáo dục VN rất giỏi, cũng đề xuất nhiều ý tưởng hay, rất tiếc đều được cho vào ngăn kéo .
 
Đồng ý với Phước là cách dạy và học ở Mỹ như đã nêu có thể áp dụng được . Nhưng mà chắc Phước không để ý tôi nói là vấn đề nằm ở cấp trên . Có nhiều nhà giáo dục VN rất giỏi, cũng đề xuất nhiều ý tưởng hay, rất tiếc đều được cho vào ngăn kéo .

Đức Anh nói đúng...chỉ biết thở dài chán nản. Chẳng có ai đủ quyền lực để mà thay đổi cả, dù mình nghĩ rất nhiều người dân muốn có sự thay đổi.
 
Lâu ko mò vào đây :D. Mấy cái này đã nói rồi nhưng hình như lâu quá nên mọi người ko đọc :D. Mọi người nhớ hộ mình học ở VN là ở trường Ams chứ ko phải 1 trường bt nào đó, ở các chỗ khác điều kiện còn kém xa rất nhiều. Ở VN hầu hết lớp tầm 50-60 hs (nói phổ thông nhé, ĐH tính sau), phòng học thì chưa nói đến thiếu nhưng chật chội là cái chắc, liệu có thảo luận như trên được ko? Lương giáo viên thấp =>ko phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho bài giảng dc (cứ tính những vùng ko phải thành phố là nhìn rõ cái này). Chương trình thì ko thể làm nhiều cái khác nhau để chọn vì ko có khả năng quản lí cũng như soạn thảo. Trình độ giáo viên thì anh ko biết bên Mĩ thế nào nhưng chắc là hơn VN, ở VN đâu thể giáo viên nào cũng có thể giúp hs thảo luận như thế. Nhiều nơi còn thiếu giáo viên, đặt ra 1 cái chuẩn mà bao nhiêu người ko đạt, cuối cùng phải nhắm mắt cho dạy tiếp chứ ko thì ko đủ người. Đào tạo lại họ cũng ko thích nghi dc. Ai bảo là kinh tế ko ảnh hưởng :))
Cái khó hơn rất nhiều là yếu tố văn hóa. Cái này nhìn ko kĩ tưởng ko có gì thực ra lại là rào cản lớn nhất. Quan niệm giáo viên là nhất ko chỉ có ở các nhà giáo mà còn hằn sâu trong học sinh, phụ huynh học sinh. Các nhà sư phạm còn nặng cái này, họ lại đào tạo ra những giáo viên có tư tưởng này và cứ thế nó vẫn tồn tại. Mọi người chắc cũng nghe nói VN vẫn còn những tư tưởng Nho giáo, rồi gia trưởng ..... đại khái là những cái từ lâu rồi nhưng vẫn tồn tại. Để thay đổi những cái này thì phải hàng trăm năm chứ ko thể chỉ muốn là đc đâu :D
 
Ở VN hầu hết lớp tầm 50-60 hs (nói phổ thông nhé, ĐH tính sau), phòng học thì chưa nói đến thiếu nhưng chật chội là cái chắc, liệu có thảo luận như trên được ko?

Một ví dụ mình thấy ở bên đây: 1 lớp học Lịch Sử Châu Âu ở trường mình (Phổ thông) có 48 học sinh, tuy nhiên giáo viên vẫn có thể tích cực thảo luận vối học sinh.

Phòng học thì cũng không lớn hơn phòng học ở VN đâu. Mình từng học ở 1 trường bt ở VN, nên so sánh vậy chắc được.

Chương trình thì ko thể làm nhiều cái khác nhau để chọn vì ko có khả năng quản lí cũng như soạn thảo

Mình không hiểu ý bạn nói là thế nào?

Mình thấy VN có giáo viên đủ các môn đó chứ, và chương trình thì cũng không đến nỗi là quá tệ, còn cách quản lý cũng không tồi

Trình độ giáo viên thì anh ko biết bên Mĩ thế nào nhưng chắc là hơn VN, ở VN đâu thể giáo viên nào cũng có thể giúp hs thảo luận như thế

Đừng có đánh giá giáo viên Mỹ cao vậy, và trình độ giáo viên ở VN cũng kô tồi (lấy ví dụ từ cái trường tầm thường của mình). Hơn nữa, trình độ không có ảnh hưởng gì đến việc giúc học sinh thảo luận cả. Có nhiều giáo viên thật giảo, tuy nhiên họ không phải là 1 giáo viên giỏi (chắc bạn hiểu ý mình).

Nhiều nơi còn thiếu giáo viên, đặt ra 1 cái chuẩn mà bao nhiêu người ko đạt, cuối cùng phải nhắm mắt cho dạy tiếp chứ ko thì ko đủ người.

Bạn có biết là bên Mỹ này, họ thiếu giáo viên trầm trọng kiểu nào không?

Còn về lương, lương giáo viên Mỹ, nghĩ ra có khi còn thấp hơn cả giáo viên VN (so sánh tương đối).

Cái khó hơn rất nhiều là yếu tố văn hóa. Cái này nhìn ko kĩ tưởng ko có gì thực ra lại là rào cản lớn nhất. Quan niệm giáo viên là nhất ko chỉ có ở các nhà giáo mà còn hằn sâu trong học sinh, phụ huynh học sinh. Các nhà sư phạm còn nặng cái này, họ lại đào tạo ra những giáo viên có tư tưởng này và cứ thế nó vẫn tồn tại. Mọi người chắc cũng nghe nói VN vẫn còn những tư tưởng Nho giáo, rồi gia trưởng ..... đại khái là những cái từ lâu rồi nhưng vẫn tồn tại. Để thay đổi những cái này thì phải hàng trăm năm chứ ko thể chỉ muốn là đc đâu

Không cần phải trăm năm đâu, cách giảng dậy giáo viên VN bây giờ, cũng không khác gì so với giáo viên Mỹ những năm 50's, nhưng do có thay đổi, nên dần dần vào thập niên 60's thì thay đổi rất nhiều.

Những điều mình nói ra ở đây không phải là có ý phản bác bạn, xin đừng hiểu lầm. Mình chỉ muốn nói là chúng ta không thể cứ thấy khó khăn mà chúng ta chán nản, không thây đổi. Chúng ta có làm thì mới có thể thay đổi được.

Lão Tử từng nói "Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ 1 bước chân" (The journey of a thousand miles begins with a single step.)
 
Em nghĩ rằng về chuyện lương của giáo viên, cũng phải công nhận lương của giáo viên ở Việt Nam là thấp thật, vì thế mới có tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan như thế. Nhưng thực tế là lương giáo viên của Mĩ cũng chưa được xếp vào loại cao. Tất nhiên là cũng còn phải tùy vào trường nữa nhưng phần lớn lương giáo viên chắc cũng chỉ đủ ăn thôi. Mà ở đâu thì cũng thế, người ta ai chẳng muốn mình kiếm được nhiều tiền hơn. Vấn đề em nghĩ là ở chỗ trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh ra sao. Nghề nhà giáo là nghề phải gánh trách nhiệm rất cao, cũng giống như ngành y tế. Thay vì cứu cuộc sống của con người thì các thầy cô giáo lại là người tạo nên tinh thần và trí tuệ của cả một lớp người. Nếu chính các thầy cô giáo không có trách nhiệm thì làm sao có thể cho ra một lớp người biết chịu trách nhiệm với những gì họ làm?
 
“Chương trình thì ko thể làm nhiều cái khác nhau để chọn vì ko có khả năng quản lí cũng như soạn thảo” có ý muốn nói đến việc có nhiều trình độ cho 1 môn như “regular, honor, advanced placement”.

Đừng có đánh giá giáo viên Mỹ cao vậy, và trình độ giáo viên ở VN cũng kô tồi (lấy ví dụ từ cái trường tầm thường của mình). Hơn nữa, trình độ không có ảnh hưởng gì đến việc giúc học sinh thảo luận cả. Có nhiều giáo viên thật giảo, tuy nhiên họ không phải là 1 giáo viên giỏi (chắc bạn hiểu ý mình).
Cái này thì bạn đánh giá hơi chủ quan rồi, ko rõ bạn học ở đâu. Bản thân tôi cũng ko biết trình độ GV VN ở nhiều nơi như thế nào, nhưng có bài báo nói về trình độ GV ở nhiều nơi ko đáp ứng được chuẩn, đào tạo cũng ko dc vì trình độ của họ quá yếu. Miền núi thì quá rõ rồi, nhưng có lẽ chỉ cần ra khỏi những thành phố, thị xã cũng có vẻ khó rồi. Dạy như hiện nay cũng khó rồi chứ chưa bàn đến việc thay đổi cách dạy :D.

Còn các cái dính đến văn hóa thì Mĩ đa văn hóa, ko hoặc có ít cái chi phối toàn bộ nên có thể thay đổi dễ hơn chăng, chứ ở VN thì nhiều cái biết là xấu nhưng hàng trăm năm qua vẫn tồn tại. Văn hóa nó tồn tại trong đời sồng hàng ngày, ngay cả khi đứa trẻ chơi đùa, giao tiếp, các chuẩn mực đạo đức….sau hàng nghìn năm nó lắng đọng trong cái trạng thái khá ổn định, vẫn biến đổi nhưng rất khó thay đổi chủ quan bạn ạ :D.

Ví dụ như cái mọi người nhận xét về người VN là ko bao giờ muốn người khác hơn mình. Cách đây tầm 7-8 năm còn tồn tại các lớp chuyên cho hs cấp 2. Nhưng rồi vì bị phản ứng và cuối cùng là bỏ. Tất nhiên những người có con học ở đấy thì ko phản đối rồi, vậy những người phản đối là ai. Các lớp đấy sau này vẫn được duy trì dưới hình thức khác nhưng ko còn được mạnh như ngày xưa.

Đúng là ko thể ngồi nhìn nhưng để cải thiện thì tôi cho rằng ko thể chỉ đơn giản vậy. Tất cả các mặt đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhờ kinh tế phát triển mà hs VN bây giờ mới có nhiều người đi du học thế, nhiều người có Internet, hoặc ít nhất cũng được xem TV nhiều hơn. Khó mà bảo hs làm thuyết trình nếu ko có Internet, thư viện, sách báo ….Còn giáo dục ảnh hưởng lại phát triển KT thì khỏi nói. Như vậy 2 mặt (thực ra là tất cả các mặt) phải phát triển đồng thời theo kiểu “dung dăng dung dẻ”. Tách 1 cái ra nói thì ko bao giờ thấy được vấn đề.

Còn ý kiến để thay đổi, tôi cho rằng ko thể nói tôi nghĩ như vậy tốt nên tôi sẽ làm để thay đổi ở VN. Cần thay đổi dần dần từ những nhóm nhỏ, tác động dần đến xã hội. Và để làm kiểu đó thì cũng phải hàng chục năm. Cần có một hệ thống nhiều người, nhiều thế hệ có cùng mục tiêu hoặc ít nhất là gần nhau tiếp tục kiên trì một quan điểm. Trong ngắn hạn thì chỉ có thể tập trung ở một số như những lớp chuyên chọn. (Cái này cũng chưa nghĩ kĩ lắm :D) Kinh tế phát triển tạo ra sự phân hóa. Sẽ xuất hiện những áp lực cạnh tranh, các loại hình giáo dục mới xuất hiện (trường dân lập, bán công, trường từ nước ngoài đầu tư vào). Từ đó có các trường chất lượng cao (có lẽ kèm theo học phí có thể tăng :-?, ko có nhiều tiền thì bị hạn chế rõ rồi :D). Khi những ưu điểm ngày càng hiện rõ thì nó sẽ dần lấn át thôi. Nhưng cũng khó mà trên toàn VN dc (tức là phải chấp nhận phân hóa chứ ko thể cào bằng như hiện nay)

Việc làm trên những nhóm nhỏ may ra có thể tránh bớt tạm thời cái ảnh hưởng của văn hóa, rồi mở rộng ra được hay ko thì cũng phải chờ thôi.
 
Cái này thì bạn đánh giá hơi chủ quan rồi, ko rõ bạn học ở đâu

Mình học ở trường Nguyễn Văn Trỗi, Nha Trang.

Còn ý kiến để thay đổi, tôi cho rằng ko thể nói tôi nghĩ như vậy tốt nên tôi sẽ làm để thay đổi ở VN. Cần thay đổi dần dần từ những nhóm nhỏ, tác động dần đến xã hội. Và để làm kiểu đó thì cũng phải hàng chục năm. Cần có một hệ thống nhiều người, nhiều thế hệ có cùng mục tiêu hoặc ít nhất là gần nhau tiếp tục kiên trì một quan điểm. Trong ngắn hạn thì chỉ có thể tập trung ở một số như những lớp chuyên chọn. (Cái này cũng chưa nghĩ kĩ lắm ) Kinh tế phát triển tạo ra sự phân hóa. Sẽ xuất hiện những áp lực cạnh tranh, các loại hình giáo dục mới xuất hiện (trường dân lập, bán công, trường từ nước ngoài đầu tư vào). Từ đó có các trường chất lượng cao (có lẽ kèm theo học phí có thể tăng , ko có nhiều tiền thì bị hạn chế rõ rồi ). Khi những ưu điểm ngày càng hiện rõ thì nó sẽ dần lấn át thôi. Nhưng cũng khó mà trên toàn VN dc (tức là phải chấp nhận phân hóa chứ ko thể cào bằng như hiện nay)

Cũng là 1 ý kiến mình thấy rất hay. Mình thật sự rất mừng vì có thêm người thật sự nhìn nhận vấn đề 1 cách nghiêm túc và bỏ công nghĩ ra những biện pháp.
 
--Ngoài ra thì cũng nên cải cách đại học và làm quả "giáo dục người lớn" để các giáo viên lớn tuổi theo kịp cách dạy và học mới :D. Cải cách cho thế hệ trẻ mà cứ bị "các cụ" ngáng đường thì sẽ hơi chậm 1 tí đó :D.
 
Kính thưa các bác
Theo em hiện giờ thì không thể áp dụng cách GD của Mĩ vào VN đc.
Không thể so sánh VN với Mỹ đc.
VN vẫn còn nhìu tình trạng đã ăn sâu rồi(như các bác đã nói ở trên)
Muốn cải cách nền giáo dục thì trước hết phải cải cách lại hệ thống chính quyền đã.
---------
PS:Bài này sẽ đc del hoặc sửa đổi sau 24h nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách những cái đầu muốn bàn lùi trước, chính quyền chính quiếc nói sau :p (đùa tí, thông cảm nhe :D)

--Mà so sánh giáo dục VN với giáo dục Mĩ thì sao k0 đưa ra điểm yếu của họ để mình tránh nhỉ. Ví dụ đầu tiên là trường công lập nơi mình học (các trường khác ở vùng khác thì chưa tìm hiểu) dạy Toán k0 có chứng minh. Học Toán vốn là học logic. Bỏ chứng minh trong môn Toán nghĩa là bỏ suy luận logic, thế có khác nào "biểu diễn thời trang bỏ quần áo" đâu :D. Cái đó cần tránh.
 
Hihi, hồi anh học thấy sướng mỗi khoản đó, làm mà chẳng phải CM :)).
Theo anh hiểu thì: đó là cách làm dành cho bậc regular, còn lên Honor, và đặc biệt là AP, chúng nó phải CM công thức khi được học, chỉ sau khi tất cả đã hiểu, thì mới đc làm mà ko cần CM lại.
Cũng hơi khó để coi đây là điểm yếu kém của giáo dục Mĩ. Lí do? Cứ thử nghĩ mà xem, nếu mà từ đầu, khi được học về CT, nếu đưa ra CM lúc đó, mọi người acknowledge rồi, thì liệu có nên mỗi lần làm bài lại phải chứng minh lại một thứ mà ai cũng có sự hiểu biết như nhau ? Theo anh đó mới là điểm .... ko hay của toán VN.... học sinh toàn phải giả dụ là giáo viên ..... chẳng biết cái khỉ mốc gì rồi sau đó chứng minh cả những thứ mà đã đươc đưa lên công thức tổng quát ( ko nói đến định lý - vì định lý là cái gốc - tạm thời ko chứng minh được - ít nhất là ở mức học còn ko chuyên )
Anh là anh đồng ý 2 chân 2 tay việc ko phải CM những thứ quá hiển nhiên, mất thời gian dã man, mà anh thì lại lười :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Mà so sánh giáo dục VN với giáo dục Mĩ thì sao k0 đưa ra điểm yếu của họ để mình tránh nhỉ. Ví dụ đầu tiên là trường công lập nơi mình học (các trường khác ở vùng khác thì chưa tìm hiểu) dạy Toán k0 có chứng minh. Học Toán vốn là học logic. Bỏ chứng minh trong môn Toán nghĩa là bỏ suy luận logic, thế có khác nào "biểu diễn thời trang bỏ quần áo" đâu . Cái đó cần tránh.

Chỗ mình có chứng minh, mình đang take calculus BC.

An và Hiền nói đến vấn đề này làm 1 sực nhớ đến 1 sự khác biệt quan trọng giữa GD VN và My: Centralized v. Decentralized

Mình kô giỏi từ ngữ, nên ai có từ tương xứng thì xin bạn chỉ ra giùm. Đại khái là ở VN hay rất nhiều nước khác, giáo dục được "đồng nhất" khắp nơi trong nước, phải cùng học 1 chương trình, 1 sách giáo khoa. (centralized education)

Còn Mỹ thì mỗi tỉnh, thành phố, vùng, kể cả trường nhiều khi sử dụng sách giáo khoa khác nhau, chương trình tuy giống nhau về cơ bản nhưng có rất nhiều điểu khác nhau (có trường, đi học 7h, 8h, hoặc là 9h, có 4 tiết 90', 6 tiết 55', hay 8 tiết 45' vv) (decentralized education)

Mình sẽ tạm không đưa ra ý kiến mình bây giờ để lắng nghe ý kiến của các bạn về sự khác biệt này? Và cái nào các bạn thấy sẽ có lợi hơn?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chuyện tiết học, đó là luật từng bang, cũng khó bàn vào, nó muốn thế nào thì muốn thôi mà
Còn chuyện sách giáo khoa không đồng nhất, nhiều khi mình cũng thấy lạ, học AP Cal bên MI ( hoặc ít nhất là trg` minh` từng học ) khó gấp mấy lần cái AP mà mình đang học bên OH :((. Theo mình thì tất cả là tùy vào trình độ học sinh từng vùng. VD ở VN, miền núi học toán 11-12 có bao nhiêu % theo kịp, TB bao nhiêu % bài giảng h/s có thể nắm được? Ý kiến của mình là như vậy, cái gì cũng phải biết thích ứng và thay đổi cho đến khi nó đạt đến độ hoàn mĩ nhất ;)
 
-Nếu dạy toán mà không dạy chứng minh thì khả năng nhớ sẽ kém . Cái này khắc phục bằng tự đọc chứng minh thôi :) .
-Ở nước ngoài hình như là các trường được chọn sách giáo khoa (nghĩa là phải có nhiều bộ sách giáo khoa) . Cái này thì nghe được từ một thầy cũng rất tâm huyết với giáo dục (làm ở sở GD Hà Nội ) :)
 
Back
Bên trên