Re: Vụ Yến Vi là vi phạm nhân quyền?
Mấy hôm đau nhức , ko hiểu tại sao hóa ra là tại em Yến Vy báo ứng . ai đời hồi nọ xem xong phim em ấy đóng mà dám nói em này xứng đáng vô tù . Tội lỗi .
Ở đây thấy có bác Công Thành "yêu " Nhân quyền quá , đặc biệt là Nhân quyền của mấy anh Tây da trắng , mắt xanh , mũi lõ ,cao lớn, đẹp trai ... ( còn cái gì tốt nữa ko nhỉ ? ko mấy bữa nữa lại có kẻ kiện này nọ , khiếp , đụng tới mấy anh Dân chủ phương Tây là em sợ lắm ) .
Thôi , để tránh dài dòng ,lôi thôi , cứ phân tích cái "sự yêu " của bác từ cái bài viết gần nhất vậy .
Nếu muốn buộc tội người ta thì CA phải có nghĩa vụ chứng minh người ta phạm tội, burden of proof là thuộc về người truy cứu, chứ không phải bị cáo. Còn lời khai mà CA thu thập được, nếu CA không thu thập được chứng cứ cho lời khai đó thì cũng phải chịu thua thôi (trong đó phải tìm được người mua dâm, nếu không thì em YV phạm tội ban dâm cho một người không tồn tại à? - đó chỉ là một phần thôi nhé)
Tóm lại đại khái là khi muốn "bắt giam" ( cứ dùng khái niệm này nhé ) thì phải hội tụ được các yếu tố : Nhân chứng , Vật chứng và Tang vật . Ở đây ta phải thấy rõ đây là điều luật áp dụng cho người Phạm tội , xong anh Thành hình như quên mất rằng Yến Vy ko bị khép Tội . Nhà nước Việt Nam đánh giá cô ta cần được Phục hồi nhân phẩm ( tức có nghĩa là cô ta đã đánh mất Nhân phẩm , hoặc thiếu Nhân phẩm ) .
Hơn nữa , chúng ta thử nhìn nhận xem Nhà nước Việt Nam có đủ thẩm quyền quyết định chưa nhé . Nhân chứng thì có rất nhiều nguồn , ngay cả cái phim Yến Vy "make love " với Tòng , cùng những lời khai của Tòng cũng đủ để làm Nhân chứng rồi nhé . Tôi nhớ là anh ta còn kể rằng mất bao nhiều tiền để chiếm được em Vy ....
Vật chứng thì là cuốn phim đó , ai xem rồi chắc sẽ biết "trình độ " của em Yến Vy cao đến thế nào .
Tang vật thì là cái thân em Yến Vy nó còn sờ sờ ra đó .
Ngoài ra , một Yến Vy , người của công chúng thì cũng ko ít kẻ xoi mói , tìm hiểu và phát hiện ra được những vấn đề nào đó . Song ,ở đây , với tiêu chí là Phục hồi Nhân phẩm nên Nhà nước Việt Nam ko công khai tất cả , vì Yến Vy ko phải là Tội phạm .
Còn việc sống ở nước nào thì phải tuân thủ luật pháp nước đấy. Tất nhiên là đúng rồi. Nhưng thủ tục luật pháp ở VN là thế này: cao nhất là Hiến pháp, sau đấy là Luật/Pháp lệnh, rồi đến các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, bên cạnh đó còn có một số văn bản khác. Cái này được quy định trong Luật về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. CA cũng chỉ thực thi theo các Thông tư hướng dẫn mà thôi, chứ các đ/c này cũng chả biết gì đến Luật pháp đâu ạ, mà Thông tư cũng đôi khi là vi phạm Luật. Bởi vậy Bộ Tư pháp thỉnh thoảng vẫn phải thực hiện thanh tra việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để xem xét. Mà Luật lại nằm dưới cả Hiến pháp -> do đó không thể tránh khỏi trường hợp vi phạm Hiến pháp. Mới đây vấn đề này mới được nêu ra thôi, chứ cũng chưa phát hiện ra trường hợp nào vi phạm Hiến pháp cả.
Bác nói nghe rất đúng hệ thống nhưng bác lại quên mất một điều rằng Người làm luật đứng ở vị thế nào .
Hẳn nếu bác có theo dõi các Kỳ họp Quốc hội trên T.V thì sẽ biết quá trình làm luật thế nào , và mấy trăm con người ấy thì phải hơn một người như chúng ta đây để đánh giá về luật .
Tại sao có tình trạng Thông tư sai với luật thì phải nói đến việc Hiểu sai và Áp dụng sai nguyên tắc vào tình hình Thực tế .
Cái chúng ta đang nói đến ( mà tôi hiểu rằng bác đang nói ) là sự "tụt hậu " của Pháp luật so với tình hình thực tế . Điều này đang trở thành vấn đề Nóng của Việt Nam , do nước ta đang đổi mới quá nhanh , cơ sở hạ tầng chưa thực sự ổn định dẫn đến kiến trúc thượng tầng cũng bị ảnh hưởng . ( cơ sở hạ tầng quyết định đến sự hình thành , biến đổi , phát triển của kiến trúc thượng tầng ) .
Việc các Cá nhân bên dưới thực hiện sai các Thông tư , sai Luật mộ̣t phần do lỗi khách quan ( hoàn cảnh thực tế ) , song nó cũng do lỗi chủ quan là trình độ nhận thức còn kém phát triển , trình độ quản lý của cán bộ còn thấp , các tệ nạn tham nhũng , nhũng nhiễu cũng ảnh hưởng tới khá nhiều .
Do đó, việc CA làm chưa chắc đã đúng Luật (vì họ chỉ làm theo các văn bản hướng dẫn mà thôi)! Vì thế kể cả CA có làm đúng đi chăng nữa, vẫn có thể kiện được (kiện ra Tòa án Nhân dân tối cao). Rất tiếc là VN chưa có Tòa án Hiến pháp để kiện Luật trái với Hiến pháp. Một mặt khác, VN là thành viên của Công ước về quyền con người, do đó gia đình YV nếu thấy cần thiết có thể đệ đơn lên tòa án nhân quyền tại Strasbourg (Pháp) và VN buộc phải tuân thủ phán quyết của Tòa án này (không biết cái này là áp dụng Công ước New York không?). Đại loại là như vậy.
Bác nói rất đúng nhưng lại sai khi áp dụng vào tình hình Yến Vy . Sai vì sao ? Sai vì theo Pháp luật Việt Nam , Yến Vy ko hề Phạm tội . Sai nữa là nói như bác là Quá trình Tố tụng mà Gia đình Yến Vy áp dụng cũng hoàn toàn sai Nguyên tắc Tố tụng ( Luật tố tụng Dân sự ) của Nhà nước Việt Nam .
Hiện nay , cơ quan xử lý Yến Vy là thành phố HCM , vậy cơ quan đầu tiên để gia đình kiện phải là Tòa án thành phố Hồ Chí Minh . Tiếp đó là Tòa án Tối cao Việt Nam . Cuối cùng mới đến Tòa án Quốc tế .
(vài lời :qua đây mới biết nhận thức về quá trình tố tụng của người dân Việt Nam thế nào , thảo nào vườn hoa Mai Xuân Thưởng vẫn đông nhân dân ấy )
Đấy là chưa kể việc CA lạm dụng quyền hành, trong vụ này chẳng hạn mọi người cũng chỉ biêt là CA đã có "đủ bằng chứng" và YV đã thú nhận, chứ thực hư thế nào mọi người cũng chỉ võ đoán mà thôi (CA chỉ được giam giữ người tình nghi bán dâm trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trong khi đó YV phải ngồi trong Trung tâm ít nhất là 3 ngày mà chưa có QĐ đưa vào trung tâm. Mà QĐ lao động 18 tháng chỉ áp dụng cho trường hợp là gái bán dâm chuyên nghiệp - chưa đọc rõ định nghĩa về việc này - nhưng trường hợp của YV rõ ràng kô phải là chuyên nghiệp, vì cô ta còn phải đi diễn, hát và đóng phim v.v...) Một éo le nữa là nếu đem ra tòa thì CA sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm người bán dâm và chứng minh được là có hành vi mua dâm xảy ra vào thời điểm đó và địa điểm đó v.v....
Ở đây , một lần nữa chúng ta chỉ thấy được sự ước đoán của anh Thành . Việc Tạm giam người bị tình nghi Phạm tội theo Pháp luật Việt Nam là từ 24h - 48h ( theo tôi nhớ ) nhưng ở đây lại lần nữa phải nhắc Nhà nước Việt Nam ko tình nghi Yến Vy có tội .
Tôi lại lần nữa hỏi lại anh Thành , Nhà nước có quyền tự quyết khi phát hiện ra một Công dân bị mất Nhân phẩm , đưa công dân ấy đi phục hồi Nhân phẩm hay ko ? Thưa , có , vì đây là một chức năng của Nhà nước , chức năng ổn định Xã hội . Và xin nói thêm : Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị trong xã hội có đối kháng giai cấp . Nhà nước là cơ quan thực thi việc áp đặt hệ Tư tưởng thống trị của giai cấp thống trị lên toàn xã hội .
Qua vài điều trên thì thấy 3 phương án của anh Thành đưa ra đều phá sản hoàn toàn .
Bây giờ như anh Thành nói ,chúng ta bàn về Nhân quyền , xong cứ coi là lấy tất cả những gì Tốt đẹp đã thực hiện trên thế giới ra để nói ( chứ nếu nói cái Xấu thì ko biết mấy anh Tây cao to đẹp trai để cái mặt đâu cho khỏi hết bùn ) .
Chuyển sang vấn đề nhân quyền: em nghĩ là em được dễ dàng đi du học nước ngoài là nhờ cái gì? Em có biết là trước đây các công dân VN không có quyền được cấp hộ chiếu mà không có một quyết định của cơ quan nhà nước không? Em có biết điều khoản Jackson-Vanick là như thế nào không?
Anh Thành hình như cố tình ko hiểu Tình cảnh của nước Việt Nam trước kia và bây giờ hay sao ý nhỉ .
Khi mà Nhà nước Việt Nam vẫn là Nhà nước chuyên chính Vô sản thì đừng mong có sự đối đãi bình đẳng giữa các nước . Chúng là Cộng sản , là đối kháng với Tư bản thì ấy sao anh Tư bản lại đối tốt với ta được ? Đó là một điều phi lý . Do vậy , để tự bảo vệ mình thì các nước Cộng sản phải tạo ra một cái khung Pháp lý nhằm bảo vệ lấy Quyền lợi của Giai cấp mình ( giai cấp thống trị và các giai cấp trung gian ) .
Hiện nay ,do tình hình Toàn cầu hóa nên Nhà nước Việt Nam phải thay đổi cái khung Pháp lý ấy sao cho phù hợp với tình hình . Sự thay đổi đó được đánh giá là một cuộc Chiến mới của Việt Nam , nơi ko có tiếng súng nhưng rất dễ để chúng ta Tử trận .
Về việc ban hành luật em biết là theo BTA với Hoa Kỳ, VN phải tuân thủ một quy trình nhất định nào không? Một trong những quy trình đấy là lấy ý kiến của quần chúng.(Chương VI: Minh bạch hóa - Transparency-Related Provisions and Right to Appeal) Những tiến bộ đó có được không phải là do chủ trương của Đảng và Nhà nước nhé, đó là do cam kết của VN với cộng đồng quốc tế.
Đọc cái này thì thấy rõ ràng anh Thành ko hề hiểu gì về tình hình Việt Nam cụ thể thế nào rồi .
Như mọi người đã nói ở diễn đàn này thì : nhận thức của Nhân dân Việt Nam còn kém . Vậy , để khắc phục tình trạng ấy , Quốc hội ra đời , là cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân . Quốc hội có quyền đưa ra Luật ,có quyền sửa đổi ... đối với Luật và Hiến pháp . Qua đây ,ta dễ thấy tính Minh bạch trong cách làm Luật của Nhà nước Việt Nam .
Vậy , ngay từ trước khi ký kết với Mỹ chúng ta đã có sự minh bạch tương đối nào đó thông qua việc : nhân dân tự bầu ra Quốc hội của dân ,nhân dân tiếp xúc với Đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ Đại hội để lắng nghe các ý kiến , kiến nghị của nhân dân ( đây là quyền của Công nhân ,các bác ko đi thì các bác đừng cho rằng nó thiếu ) ...
Tôi cung cấp chỉ số Minh bạch của Việt Nam trong năm 2004 để bác theo dõi nhé :
VN được xếp hạng 102 ồng hạng với Eritrea, Papua New Guinea, Philippines, Uganda, Zambia.( 102 /145 )
Bác nói rằng Đảng và Nhà nước ko có Chủ trương minh bạch như thế mà chỉ vì Cam kết với Cộng đồng làm tôi phì cười . Nếu Ko phải Đảng và Nhà nước chủ trương thì ông nào dám Ký kết với Cộng đồng ? Chắc gọi một thằng ngồi trong trung tâm Hồi phục Nhân phẩm ra ký kết à ? Pó tay . "Yêu " anh Da trắng ,mũi lõ ,đẹp trai đến thế là cùng .
Vì vậy, việc lạm bàn về luật pháp là quyền hạn và trách nhiệm của mọi công dân, chứ không chỉ có Quốc hội hay cơ quan Quyền lực mà thôi. Nếu người dân không lên tiếng về Luật pháp thì sẽ chả bao giờ người ta chịu thay đổi cả. Anh không nghĩ là chỉ có một mình anh, hay chỉ thiểu số, muốn được dành cho mình quyền được xét xử. Bản thân em cũng mong muốn điều đấy, anh tin chắc là như vậy. Em cứ thử đặt trường hợp của em vào một hoàn cảnh éo le xem và em bị bắt chỉ vì có mặt trong một vụ ẩu đả (tình cờ), và người ta đưa em vào trại tập trung 1 tháng mà không được ra tòa để minh oan. Liệu em có thấy oan ức hay không?
Nhà anh này có bị Tự kỷ ám thị ko đấy ?
Nói rất đúng khi mỗi Cá nhân phải có quyền hạn và trách nhiệm trong việc Lập phát xong những ý kiến, phát biểu phải đúng nơi đúng chỗ . Chẳng vô cớ khi Nhà nước cho lập ra các Cơ quan gọi là Cơ quan tiếp dân , chẳng phải vô cớ mà Nhà nước cho Tiếp xúc Cử tri với Đại biểu Quốc hội , với các Cán bộ Nhà nước .... Pháp luật Việt Nam có quy định điều này , và thực tế có diễn ra , tuy vậy , khi Cá nhân ( như anh ) ko thực hiện cái Quyền của mình thì cũng đừng sáng tác thêm cái quyền "bạ đâu nói đấy " , " nói lúc nào thích , viết lúc nào muốn " ....
Ở trường hợp Yến Vy , một người chưa được Pháp luật khép vào khung có tội , tức đồng nghĩa với tước quyền Công dân trong khoảng thời gian nhất định , ấy vậy mà lại đòi quyền được Xét xử bản thân . Vậy , xét xử cái gì ? Xét xử cái tội ko phải là tội chăng ? Tôi buồn cười cho suy nghĩ này của anh Thành quá .
Anh so sánh vụ ẩu đả thì tôi nói cho anh nhé : theo Pháp luật Nhà nước Việt Nam thì khi xảy ra Ẩu đả thì tức là đã Vi phạm Luật ( luật đầu tiên là : gây rối trật tự , an ninh Xã hội ) . Tùy theo mức độ người tham gia Ẩu đả có thể bị khép vào khung hình phạt nhất định .( hay nói cách khác là tùy tính chất vụ việc mà có thể là Vụ án Dân sự hoặc bị khởi tố Hình sự ) . Việc , anh đưa ra trường hợp như trên theo điều luật Việt Nam là hoàn toàn bị bác bỏ . Hay theo em hiểu ở đây là Án oan ?
--------------------------------------------------------------------------
Vậy là chúng ta đã có một bài viết bàn về các vấn đề anh Thành đưa ra , nhưng tôi thấy từ đầu đến giờ hình như mọi người quyên mất một Giá trị nữa của con người , đó là Giá trị Đạo đức . ( hay nói đúng hơn là Ý thức Đạo đức ) .
Với truyền thống Á Đông , với những chuẩn mực Đạo đức người Việt thì việc Yến Vy có nên được chấp nhận hay ko ? Đấy là tùy ở mỗi người .
Riêng cá nhân tôi thấy , Nhà nước trong vấn đề xử lý Yến Vy đã khá nương nhẹ . Việc có hay ko vấn đề xử lý để Nêu gương trước Xã hội nên được xem xét sớm . Có như vậy , các giá trị Việt mới được bảo tồn và phát huy .