Nguyen Thi Ut Ba
(Nguyen Thi Ut Ba)
Treo vì vi phạm quy định diễn đàn
Re: Vụ Yến Vi là vi phạm nhân quyền?
Em rất đồng ý với những vấn đề anh Lưu Công Thành nêu , đối với tổ chức ân xá quốc tế và môi trường pháp luật ở các nước văn minh thì đây là sự vi phạm nhân quyền rất trầm trọng - thứ mà xảy ra đầy rẫy ở Việt Nam ta .
1. Trước hết trình tự luật pháp đã bị ĐẢO NGƯỢC HỖN LOẠN ngay khâu đầu tiên này . Đó là việc không có LUẬT SƯ bên cạnh Yến Vy ngay quá trình tra hỏi , do đó anh công an hoàn toàn sai khi đã tra hỏi và lập biên bản , nói cách khác biên bản này là VÔ GIÁ TRỊ .
2. "Ai cho phép bỏ TÙ ?" ở đây anh LCThành có lầm lẫn một chút về từ ngữ nhưng không hề lầm lẫn chút nào về BẢN CHẤT của vấn đề .
Liệu TT giáo dục Phụ nữ ( tên trước đây là TT phục hồi nhân phẩm (!) ) đóng vai trò tương đương nào trong các chủ thể tồn tại trong xã hội ? Một nhà trường ? Một trại tạm giam ? Hay một nhà tù ?
Nếu là một nhà trường giáo dục thì các học viên vẫn có quyền công dân bình thường , được giáo dục và được tự do đi lại ( không thể ngăn cản đi lại 18 tháng ) bất cứ đâu miễn sao có mặt trong thời gian giáo dục .
Nếu là một trại tạm giam thì sau khi giam giữ có thời hạn , trại phải thả ngay nếu không đủ chứng cứ buộc tội sau một thời gian nhất định , sau 48 tiếng đồng hồ đã quá thời gian buộc tội nhưng Yến Vy không hề có quyết định nào có tội cả mà chỉ theo biên bản MỘT CHIỀU của phía công an không có sự chứng thực của luật sư ( thậm chí quyết định của UBNDTP đưa xuống cũng không nốt ) .
Nếu là nhà tù ? Đây tuy không phải là nhà tù vì mang tên một ngôi trường . Nhưng Ngôi trường này không cho phép học viên ( đang thụ hưởng giáo dục ) được tự do trong 18 tháng trời thì rõ ràng nó không còn mang chức năng ngôi trường nữa . Các bạn có thể rút ra kết luận về cái bình phong này được rồi .
3.Việc làm của báo chí như VN Express , Vietnam Net ... thậm chí cố xông vào trường kê máy ảnh vào mặt người ta ( khi YV đã bỏ chạy né tránh ) rồi tung hê những bài sặc mùi lá cải đều đồng loạt la lên rằng: YếnVy đã vào đến trại phục hồi nhân phẩm. Những dòng tin tít giật như thế đều ẩn chứa một sự hả hê, khoái trá một cách độc ác đầy nhục cảm . Những tờ báo chỉ ngày hôm qua thôi còn lên tiếng bênh vực, thông cảm. Đảng và Bác Hồ có dạy các anh chị báo chí kiếm tiền bằng mọi cách như thế không ?
Cảm thấy rõ một điều là YV trở thành một cơ hội kinh doanh béo bở của hệ thống truyền thông chạy theo thị hiếu rẻ tiền mà quên không biết dùng tài năng của mình viết những điều sâu sắc qua bản chất vấn đề để độc giả tăng cơ hội nhận thức .
----------------------------------------------------------
Đọc vụ YV em lại nhớ đến vụ " Vườn Điều " của một forum khác ( Forum : Văn hóa nghệ thuật trên VietNam Net )
http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2005/03/389081/
Điều tra Viên đạo diễn toàn bộ vụ án “vườn điều"?
11-03-2005
...Một trong những người tố cáo Cao Văn Hùng nhiều nhất chính là Trần Thanh Vân, người bị khởi tố khi chưa tròn 14 tuổi (nhưng lúc bị bắt đã hơn 20 tuổi). Tại phiên toà, trả lời bất kỳ câu hỏi nào của HĐXX, VKS, Vân đều tố cáo Cao Văn Hùng đạo diễn, mớm cung, thông cung, ép cung, dùng nhục hình…
-------------------------------------------------------------
Lời bàn của nick LVH : khoan hãy noí tính đúng sai : liệu có ép cung . bức cung hay không ?
Chỉ thấy quá trình điều tra đã không diễn ra đúng tập quán văn hoá của luật pháp văn minh , nghi can thật sự bơ vơ truớc điều tra viên . Đây là sự tụt hậu không thể chấp nhận được . Nó tạo ra nhiều người và rất nhiều người sẽ bị kết tội oan . Ở đây thật thảm thương là cậu thiếu niên chưa đầy 14 tuổi .
Điều 58 luật tố tụng hình sự( bổ sung ) mà được áp dụng từ thập kỷ 50 như các nuớc văn minh thì bao nhiêu công dân đâu bị oan sai .
Một nhành hoa chia sẻ sự cô đơn lạnh lẽo với họ .
Nhà triết học Voltaire có câu nói nổi tiếng :
“ Người dân có quyền sống tự do và bình đẳng , nhưng hiếm khi họ được sống tự do và bình đẳng ”
Có thể thông cảm được tinh thần câu nói của Voltaire trong bối cảnh phục hưng xa xưa . Khi mà giai cấp thống trị còn áp đặt được sự độc tôn quyền lực của mình vào đầu người dân .
Thời đại ngày nay , sự văn minh đã tiến xa khiến sự BÌNH ĐẲNG trước pháp luật của người dân đã được rộng mở và thực sự họ đã được hưởng sự BÌNH ĐẲNG ấy , nhất là ở các nước có môi trường cạnh tranh chính trị văn minh .
Lại nhớ một câu nói nổi tiếng khác :
“ Quyền lực mà không có đối trọng cân bằng , quyền lực dễ dẫn đến chỗ vô luân ”
Để tranh sự vô luân ấy , ở các nước có môi trường luật pháp không tụt hậu , người ta cho luật sư hiện diện ngay bên cạnh người bị truy tố , đây chính là đối trọng cân bằng với quyền lực của điều tra viên.
Có nước bắt buộc cảnh sát điều tra phải thực thi bảy câu trao đổi bắt buộc với người bị điều tra ngay từ đầu , nếu không chính anh cảnh sát này sẽ bị kiện ngược lại .
Lấy thí dụ trong vụ án vườn điều trên, điều tra viên Cao Văn Hùng phải trao đổi bảy câu sau đây với người bị điều tra như sau :
Tôi muốn anh nghe thật kỹ anh Trần Thanh Vân ạ , đồng ý chứ ?
(I want you to listen very carefully Mr Van , all right ?)
1. Anh có quyền giữ im lặng
(You have the right to remain silent .)
2. Mọi điều anh nói có thể và sẽ dùng để chống lại anh tại phiên toà
(Anything you say can and will be used against you in a court of law .)
3.Anh có quyền thuê một luật sư và có quyền có luật sư hiện diện trong quá trình truy vấn
(You have a right an attorney and have the attorney present during questioning .)
4 .Nếu anh rất muốn nhưng không thể thuê luật sư , một luật sư sẽ được chỉ định cho anh mà anh không phải trả thù lao
(If you so desire and cannot afford one , an attorney will be provided for you without charge .)
5.Anh thông hiểu từng quyền lợi này chứ ?
(Do you understand each of these rights ?)
6. Anh không muốn sử dụng quyền giữ sự im lặng ?
(Do you wish to give up your right to remain silent ?)
7. Anh không muốn sử dụng quyền trao đổi với một luật sư ?
(Do you wish to give up your right to speak with an attorney ?)
Đến đây tùy người bị điều tra mà hoàn cảnh của họ sẽ được xác lập , nhưng thường ở các nước văn minh đến 95 % người bị điều tra chọn luật sư cho mình .Có luật sự tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu là quyền lợi cực kỳ quan trọng của nguời bị điều tra
Những câu trao đổi này sẽ tạo cho người bị truy tố có một đối trọng ( là attorney ) để tránh việc bức cung , ép cung ….của phía điều tra . Điều đó sẽ giúp người dân được pháp luật bảo vệ , xử đúng người đúng tội , tránh cho các phiên toà những tình huống nực cười khi bị cáo ra trước vành móng ngựa bỗng phủ nhận tất cả các lời khai trước đó vì thực ra các lời khai ấy chẳng qua bị ép cung bức cung và nhục hình qua những trận đòn tàn nhẫn mà người tình nghi phải chịu đựng trong đớn đau lẫn tủi nhục .
Lưu Công Thành đã viết:Các bạn nghĩ sao về những diễn biến xung quanh vụ án Yến Vi?
1. Không có bằng chứng! Bằng chứng là cái gì mà buộc tội người ta? Chỉ vì quen biết với má mì mà bị buộc tội là gái mại dâm thì quả là lố bịch!
2. Ai cho phép bỏ từ khi chưa có phán quyết của tòa án? Chỉ có tòa án mới có quyền phán xét là người đó có tội hay vô tội!
3. Ai cho phép đăng tên tuổi và chụp ảnh người ta như một tên tội phạm mà chưa rõ là đã đúng hay chưa! Thử hỏi tính nhân đạo ở đâu?
Mỗi một con người chỉ có một lần sống mà thôi, không ai có quyền chà đạp người ta một cách dã man như vậy!
Em rất đồng ý với những vấn đề anh Lưu Công Thành nêu , đối với tổ chức ân xá quốc tế và môi trường pháp luật ở các nước văn minh thì đây là sự vi phạm nhân quyền rất trầm trọng - thứ mà xảy ra đầy rẫy ở Việt Nam ta .
1. Trước hết trình tự luật pháp đã bị ĐẢO NGƯỢC HỖN LOẠN ngay khâu đầu tiên này . Đó là việc không có LUẬT SƯ bên cạnh Yến Vy ngay quá trình tra hỏi , do đó anh công an hoàn toàn sai khi đã tra hỏi và lập biên bản , nói cách khác biên bản này là VÔ GIÁ TRỊ .
2. "Ai cho phép bỏ TÙ ?" ở đây anh LCThành có lầm lẫn một chút về từ ngữ nhưng không hề lầm lẫn chút nào về BẢN CHẤT của vấn đề .
Liệu TT giáo dục Phụ nữ ( tên trước đây là TT phục hồi nhân phẩm (!) ) đóng vai trò tương đương nào trong các chủ thể tồn tại trong xã hội ? Một nhà trường ? Một trại tạm giam ? Hay một nhà tù ?
Nếu là một nhà trường giáo dục thì các học viên vẫn có quyền công dân bình thường , được giáo dục và được tự do đi lại ( không thể ngăn cản đi lại 18 tháng ) bất cứ đâu miễn sao có mặt trong thời gian giáo dục .
Nếu là một trại tạm giam thì sau khi giam giữ có thời hạn , trại phải thả ngay nếu không đủ chứng cứ buộc tội sau một thời gian nhất định , sau 48 tiếng đồng hồ đã quá thời gian buộc tội nhưng Yến Vy không hề có quyết định nào có tội cả mà chỉ theo biên bản MỘT CHIỀU của phía công an không có sự chứng thực của luật sư ( thậm chí quyết định của UBNDTP đưa xuống cũng không nốt ) .
Nếu là nhà tù ? Đây tuy không phải là nhà tù vì mang tên một ngôi trường . Nhưng Ngôi trường này không cho phép học viên ( đang thụ hưởng giáo dục ) được tự do trong 18 tháng trời thì rõ ràng nó không còn mang chức năng ngôi trường nữa . Các bạn có thể rút ra kết luận về cái bình phong này được rồi .
3.Việc làm của báo chí như VN Express , Vietnam Net ... thậm chí cố xông vào trường kê máy ảnh vào mặt người ta ( khi YV đã bỏ chạy né tránh ) rồi tung hê những bài sặc mùi lá cải đều đồng loạt la lên rằng: YếnVy đã vào đến trại phục hồi nhân phẩm. Những dòng tin tít giật như thế đều ẩn chứa một sự hả hê, khoái trá một cách độc ác đầy nhục cảm . Những tờ báo chỉ ngày hôm qua thôi còn lên tiếng bênh vực, thông cảm. Đảng và Bác Hồ có dạy các anh chị báo chí kiếm tiền bằng mọi cách như thế không ?
Cảm thấy rõ một điều là YV trở thành một cơ hội kinh doanh béo bở của hệ thống truyền thông chạy theo thị hiếu rẻ tiền mà quên không biết dùng tài năng của mình viết những điều sâu sắc qua bản chất vấn đề để độc giả tăng cơ hội nhận thức .
----------------------------------------------------------
Đọc vụ YV em lại nhớ đến vụ " Vườn Điều " của một forum khác ( Forum : Văn hóa nghệ thuật trên VietNam Net )
http://www.vnn.vn/xahoi/phapluat/2005/03/389081/
Điều tra Viên đạo diễn toàn bộ vụ án “vườn điều"?
11-03-2005
...Một trong những người tố cáo Cao Văn Hùng nhiều nhất chính là Trần Thanh Vân, người bị khởi tố khi chưa tròn 14 tuổi (nhưng lúc bị bắt đã hơn 20 tuổi). Tại phiên toà, trả lời bất kỳ câu hỏi nào của HĐXX, VKS, Vân đều tố cáo Cao Văn Hùng đạo diễn, mớm cung, thông cung, ép cung, dùng nhục hình…
-------------------------------------------------------------
Lời bàn của nick LVH : khoan hãy noí tính đúng sai : liệu có ép cung . bức cung hay không ?
Chỉ thấy quá trình điều tra đã không diễn ra đúng tập quán văn hoá của luật pháp văn minh , nghi can thật sự bơ vơ truớc điều tra viên . Đây là sự tụt hậu không thể chấp nhận được . Nó tạo ra nhiều người và rất nhiều người sẽ bị kết tội oan . Ở đây thật thảm thương là cậu thiếu niên chưa đầy 14 tuổi .
Điều 58 luật tố tụng hình sự( bổ sung ) mà được áp dụng từ thập kỷ 50 như các nuớc văn minh thì bao nhiêu công dân đâu bị oan sai .
Một nhành hoa chia sẻ sự cô đơn lạnh lẽo với họ .
Nhà triết học Voltaire có câu nói nổi tiếng :
“ Người dân có quyền sống tự do và bình đẳng , nhưng hiếm khi họ được sống tự do và bình đẳng ”
Có thể thông cảm được tinh thần câu nói của Voltaire trong bối cảnh phục hưng xa xưa . Khi mà giai cấp thống trị còn áp đặt được sự độc tôn quyền lực của mình vào đầu người dân .
Thời đại ngày nay , sự văn minh đã tiến xa khiến sự BÌNH ĐẲNG trước pháp luật của người dân đã được rộng mở và thực sự họ đã được hưởng sự BÌNH ĐẲNG ấy , nhất là ở các nước có môi trường cạnh tranh chính trị văn minh .
Lại nhớ một câu nói nổi tiếng khác :
“ Quyền lực mà không có đối trọng cân bằng , quyền lực dễ dẫn đến chỗ vô luân ”
Để tranh sự vô luân ấy , ở các nước có môi trường luật pháp không tụt hậu , người ta cho luật sư hiện diện ngay bên cạnh người bị truy tố , đây chính là đối trọng cân bằng với quyền lực của điều tra viên.
Có nước bắt buộc cảnh sát điều tra phải thực thi bảy câu trao đổi bắt buộc với người bị điều tra ngay từ đầu , nếu không chính anh cảnh sát này sẽ bị kiện ngược lại .
Lấy thí dụ trong vụ án vườn điều trên, điều tra viên Cao Văn Hùng phải trao đổi bảy câu sau đây với người bị điều tra như sau :
Tôi muốn anh nghe thật kỹ anh Trần Thanh Vân ạ , đồng ý chứ ?
(I want you to listen very carefully Mr Van , all right ?)
1. Anh có quyền giữ im lặng
(You have the right to remain silent .)
2. Mọi điều anh nói có thể và sẽ dùng để chống lại anh tại phiên toà
(Anything you say can and will be used against you in a court of law .)
3.Anh có quyền thuê một luật sư và có quyền có luật sư hiện diện trong quá trình truy vấn
(You have a right an attorney and have the attorney present during questioning .)
4 .Nếu anh rất muốn nhưng không thể thuê luật sư , một luật sư sẽ được chỉ định cho anh mà anh không phải trả thù lao
(If you so desire and cannot afford one , an attorney will be provided for you without charge .)
5.Anh thông hiểu từng quyền lợi này chứ ?
(Do you understand each of these rights ?)
6. Anh không muốn sử dụng quyền giữ sự im lặng ?
(Do you wish to give up your right to remain silent ?)
7. Anh không muốn sử dụng quyền trao đổi với một luật sư ?
(Do you wish to give up your right to speak with an attorney ?)
Đến đây tùy người bị điều tra mà hoàn cảnh của họ sẽ được xác lập , nhưng thường ở các nước văn minh đến 95 % người bị điều tra chọn luật sư cho mình .Có luật sự tham gia quá trình tố tụng ngay từ đầu là quyền lợi cực kỳ quan trọng của nguời bị điều tra
Những câu trao đổi này sẽ tạo cho người bị truy tố có một đối trọng ( là attorney ) để tránh việc bức cung , ép cung ….của phía điều tra . Điều đó sẽ giúp người dân được pháp luật bảo vệ , xử đúng người đúng tội , tránh cho các phiên toà những tình huống nực cười khi bị cáo ra trước vành móng ngựa bỗng phủ nhận tất cả các lời khai trước đó vì thực ra các lời khai ấy chẳng qua bị ép cung bức cung và nhục hình qua những trận đòn tàn nhẫn mà người tình nghi phải chịu đựng trong đớn đau lẫn tủi nhục .
Chỉnh sửa lần cuối: