Trịnh Công Sơn

Chào mọi người,đây là lần đầu tiên em tham gia diễn đàn,do được truyèn cảm hứng nghe nhạc Trịnh của anh Hà lớp Sinh 03-06...
Vì thế nếu em viết có gì sai sót lém xin mọi người bỏ quá...hihi!
Họ và tên:
1-155.jpg

Trịnh Công Sơn
Ngày sinh: 1939
Ngày mất: 01/4/2001
Nguyên quán: Huế
Sámg tác chính:
ca khúc trữ tình


Con người ai cũng có tên cùng với danh xưng - riêng Trịnh Công Sơn không cần đến danh xưng. Nói đến Trịnh Công Sơn hầu như ai cũng biết anh là nhạc sĩ - không chỉ biết anh là nhạc sĩ mà người yêu nhạc nào cũng thuộc của anh ít nhất một đôi câu, bởi lẽ lời và nhạc của Trịnh Công Sơn nói nhiều lẽ của đời người: nỗi buồn, niềm vui và khát vọng.


Ông sinh ngày 28/02/1939 tại Hương Vinh, Huế. Tốt nghiệp tú tài ban triết, Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu - Quê Hương - Thân Phận.


Nửa cuối thập niên 1950 - 1960, giữa lúc dòng nhạc Ðoàn Chuẩn đang dần ngưng với Lá đổ muôn chiều, Chiếc lá cuối cùng và Gửi người em gái miền Nam thì dòng nhạc Cung Tiến bắt đầu giao thoa vào với Hương xưa, Thu vàng, Hoài cảm. Tiếp tục giao thoa với dòng âm nhạc Cung Tiến, năm 1958, 19 tuổi đời, Trịnh Công Sơn đã bắt đầu dòng nhạc của mình bằng Ướt mi - một ca khúc mang đậm nỗi buồn Huế. Giai đoạn đầu, ca khúc Trịnh Công Sơn căn bản là tình khúc. Bằng nỗi cô đơn trong trẻo, đầy linh cảm mất mát của tuổi đôi mươi, những tình khúc Trịnh Công Sơn khi ấy là lời thốt lên của lớp thanh niên miền Nam sống triền miên trong âu lo, trong phấp phỏng thời cuộc. Ðó là những Thương một người, Chiều một mình qua phố, Hạ trắng... và tiếng nức nở trào lên một đổ vỡ ở Cuối cùng cho một tình yêu. Trong giai đoạn này, ca khúc Cho một người nằm xuống, đã báo hiệu cho một cái nhìn về chiến tranh. Thân phận những người lính ngã xuống chỉ là một mất mát đời đời. Báo hiệu này đã dẫn tới những ca khúc phản chiến ở giai đoạn tiếp theo của dòng nhạc Trịnh Công Sơn. Nhìn chiến tranh bằng cặp mắt trung thực ở tầm nhân loại, Trịnh Công Sơn đã kêu lên bức bối giữa cuộc đời "nồi da nấu thịt". Có lẽ vì cách nhìn như thế nên sau 30/04/1975, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ miền Nam duy nhất lại có thêm nửa khối thính giả ở miền Bắc. Anh đã tạo ra thính giả bằng chất nhạc riêng của mình. Cũng cần nói thêm rằng sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn trong thời kỳ này được chắp cánh nhờ giọng hát Khánh Ly. Cuộc trùng phùng này đã để lại một dấu ấn không phai mờ trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.


Trịnh Công Sơn bước vào địa hạt làm âm nhạc cho điện ảnh cũng từ sau giải phóng miền Nam. Anh đã có mặt ở gần hai chục phim truyện cũng như tài liệu. Từ trong những cuốn phim, ca khúc Trịnh Công Sơn lại đĩnh đạc bước vào đời, sống một cuộc sống riêng như những ca khúc khác.
Nếu ở giai đoạn trước là sự song hành của Trịnh Công Sơn với Khánh Ly, thì ở địa hạt âm nhạc cho điện ảnh lại là song hành của Trịnh Công Sơn với Phạm Trọng Cầu. Hai người bạn, hai nhạc sĩ nhiều đồng cảm với nhau luôn cùng có mặt trong từng bộ phim.
Cuối tháng 3 năm 1990, nhạc sĩ có một cõi âm thanh của hơn ba mươi năm sáng tạo, của gần 500 ca khúc thoắt một cái đã trở thành diễn viên của phim truyền hình do hãng phát thanh truyền hình BBC thực hiện.


Nhạc sĩ đã qua đời lúc 12g45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 tại TP Hồ Chí Minh. Trịnh Công Sơn để lại cho đời một gia tài ca khúc thật đồ sộ. Nhưng lớn hơn, đẹp hơn và cao quý hơn là tâm hồn anh. Sinh thời, Trịnh Công Sơn quan niệm cuộc sống trần gian này là cõi tạm. Biết là cõi tạm nhưng Trịnh Công Sơn muốn tạm lâu dài bởi vì: "Tôi là ai mà trần gian thế. Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này". Trịnh Công Sơn yêu đời với một tâm hồn rất trẻ thơ.


Bao nhiêu người sẽ còn nuôi anh trong hồn. Bao nhiều người sẽ còn hát với anh và khóc vì anh. Tình người không bao giờ vơi trên cõi đời nhưng nó có luật đo lường của nó. Anh cho bao nhiêu thì sẽ được tặng lại bấy nhiêu, ấy là lẽ công bằng vậy!
 
share cho mọi người nè :D (toàn bộ số nhạc trịnh mà em có trong máy :D)

http://laituanhoang.multiply.com/music ^^

chắc ai cũng có hết rồi, nhưng nhỡ chẳng may đi công tác ko mang " nhạc Trịnh " theo ^^ thì ra hàng net nghe :p

----------

tất cả đều là KHÁNH LY hát ( - bài con mắt còn lại :| ) , có những bài ko phải Khánh Ly hát thì xóa hết rồi :|

chất lượng chấp nhận được ^.^ 128kps

----------

http://ooclinh.multiply.com/music/item/12
 
Chỉnh sửa lần cuối:


GIỚI THIỆU HỘI QUÁN


1-23.gif

Làng Du Lịch Bình Quới 1, thuộc Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn,cách trung tâm thành phố 08 km nằm ven sông Sài gòn,một địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giản, giải trí và ăn uống vào mỗi dịp cuối tuần của người dân thành phố. Với khoảng không gian xanh tươi, tĩnh lặng của những thảm cỏ non mượt mà, cùng bóng mát của những hàng dừa nước nghiêng mình bên
1-24.gif

dòng kênh Sở Nhật bao đời… đã tạo nên một nét riêng cho Bình Quới. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một lần đến thăm đã bị quyến rũ bởi cái duyên của Bình Quới và ông đã chọn nơi này để xây dựng Hội Quán Hội Ngộ hiện nay.
"Hội Quán Hội Ngộ" do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chọn đặt tên khi còn sinh thời và chính thức trở thành "Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn" kể từ sau ngày mất của nhạc sĩ. Ngôi nhà mang tên Hội Ngộ, tọa lạc trong khuôn viên Làng Du Lịch Bình Qưới 1 ( Số 1147, đường Bình Qưới, Phường 28, Quận Bình Thạnh. Đây là nơi lưu giữ những kỷ niệm của bạn bè và người hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn , và là điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của công chúng.
1-25.gif

Vào năm 1999, theo nhã ý của bạn hữu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đồng ý chọn phần đất rợp bóng cây, cạnh dòng kênh Sở Nhật, trong một không gian tĩnh lặng ven sông Sài Gòn để làm nơi gặp gỡ của những người yêu âm nhạc, hội họa, văn thơ.... Và Hội Quán Hội Ngộ đã được các bạn hữu phối hợp cùng Saigon Tourist xây dựng, dành cho nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn. Khởi công từ tháng 9 năm 2000, khu nhà khách của Hội Quán đã hoàn thành vào tháng 1 năm 2001. Hội Quán do Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất thiết kế như một món quà riêng tặng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
1-26.gif

Kể từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Hội quán hội ngộ thường xuyên tổ chức những đêm nhạc tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đã nhận được sự hưởng ứng, cổ vũ nhiệt tình của công chúng. Khoảng trên hai mươi chương trình "Đêm nhạc Trịnh Công Sơn" đã diễn ra nơi đây, và hòan tòan là những đêm nhạc miễn phí, không bán vé, dành cho công chúng và hội viên Hội quán Hội Ngộ. Ban tổ chức cũng nhận được sự nhiệt tình, tham gia tình nguyện của các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp và và không chuyên dành cho
1-27.gif
hội quán.
Bên cạnh những đêm nhạc Trịnh Công Sơn thu hút từ hàng ngàn người cho đến năm, sáu ngàn người như "Nối vòng tay lớn", "Vết lăn trầm", "Cho trái đất đừng cô đơn", "Diễm xưa", "Hãy yêu nhau đi", "Tiêng hát Lan Ngọc với những tình khúc vượt thời gian", "Ca khúc Da vàng", "Tuổi đời mênh mông", "Người về bỗng nhớ"... Hội quán còn tổ chức những đêm nhạc của các nhạc sĩ khác: "Mãi mãi là tình yêu" giới thiệu các ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, giới thiệu về nhạc sĩ Bảo Phúc, nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn ... Đặc biệt còn có sự tham gia biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc.
"Hội Quán Hội Ngộ" là một tổ chức văn hóa của những người yêu văn hóa - nghệ thuật, hội quán hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Làng Du Lịch Bình Qưới, tuân theo pháp luật và những quy định quản lý của ngành Văn hóa thông tin. Hội quán là nơi hội viên hưởng thụ và phát triển khả năng văn hóa, nghệ thuật với hội viên và công chúng.
Hội Quán chính thức thành lập ngày 17/ 8 năm 2000, và đi vào hoạt động cho đến nay, đã tập hợp được lực lượng hội viên khá đông đảo (gần 400 hội viên) bao gồm những người yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình nguyện tham gia, chấp hành theo điều lệ hội, thực hiện nhiệm vụ chính của Hội là xây dựng Hội quán vững mạnh về chất lượng, đúng nghĩa là một tổ chức tập hợp những người có tấm lòng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thể hiện sự tri ân người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ.
 
Nỗi ám ảnh thời thơ ấu

--- Trịnh Công Sơn ---



Có những điều vừa mới xảy ra đã vội quên. Có những điều từ những ngày xa xưa vẫn còn nhớ lại. Thời thơ ấu tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hàng đêm tôi thường thấy cái chết của ba tôi.
Nôi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tấn chết đi sống lại của ba tôi trong những năm kháng chiến chống Pháp. Những năm cuối thập niên 40, chỗ ở chính của ba tôi hầu như là nhà tù. Và cái trò chơi “Đo lường thể xác” của những tên cai ngục thường buộc ba tôi phải nằm dài trên giường bệnh nhiều hơn là đi hai chân trên mặt đất. Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949 tôi được vào nhà lao Thừa phủ ở cùng ba tôi một năm trước khi cả gia đình cùng kéo nhau vào Sài gòn.
Rõ ràng là cái chết ấy được báo động qua một tâm hồn quá nhạy cảm của tuổi thơ. Ba tôi mất khi tôi vừa mười lăm tuổi.
Rất nhiều bài hát đầu đời của tôi phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần đến tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi lo âu thường trực về sự vắng bóng con người.
Tôi không phải là kẻ nuôi dưỡng một thứ đam mê buồn tẻ muốn khóc than cho số phận con người, nhưng qua ca khúc, tôi muốn đánh lên những tiếng chuông mai chuông chiều, mượn ánh nắng của trời đất để soi tỏ cái số phận đó cho mỗi người có thể nhìn mình và nhìn người rõ hơn, chăm chú hơn cho đến một lúc lúc nào đó thì mọi sự tốt lành, thì tình yêu sẽ khiến cho chúng ta thấy rằng con đường duy nhất đi đến với người khác trên mặt đất này không phải là sự độc ác mà chính là một lòng nhân ái vô biên.
Tôi muốn hát lên lòng nhân ái đó mãi mãi, đã hát lên trong một thời niên thiếu và giờ đây đang nỗ lực tìm những mạch nguồn đi sâu vào cội rễ của nó để có thể hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ, đầy nhân hậu cho những ca khúc ngày mai của riêng mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Gam màu Huế trong nhạc Trịnh Công Sơn

--- Anh Huy ---



Không biết từ lúc nào? do đâu? và vì sao? mà người ta hay nói màu tím là màu đặc trưng của Huế! Có phải tím thành cổ? hay là tím chiều mơ?... bởi không ai có thể định nghĩa được, cũng như tính được chuẩn độ của màu “tím Huế” trong phổ hệ màu là như thế nào!

Cố họa sĩ Phạm Đăng Trí cho biết: “Đối với màu tím, phụ nữ Huế quan niệm đó là một sắc trang nhã. Trông không buồn mà chỉ như mỉm cười. Không quá nồng nàn như bông lài mà thoang thoảng như hương lan thanh đạm và tế nhị. Vì vậy, đàn bà con gái thường mặc màu tím... Và nữ sinh thường chọn màu này để làm đồng phục... Tím là sắc lạnh, là sắc thuộc âm, nằm dưới cùng trong quang phổ, phát ra bước sóng ngắn và sức sáng nhẹ nhàng... Điều vừa trình bày, chứng tỏ ý thức thẩm mỹ của chị em phụ nữ xứ này qua việc chọn màu tím để ví với đức tính của mình thì thật là tinh tế. Do đó, đã sinh ra từ ngữ “màu tím Huế”...”.
Trong thế giới màu sắc, chỉ có ba màu cơ bản là: đỏ, vàng và xanh. Trắng và đen có thể xem không phải là màu, mà chỉ là nền, sắc độ giảm tối đa hoặc tăng tối đa của các màu. Phối hợp các màu cơ bản trên, tùy theo từng mức độ mà có muôn màu nghìn tía...
Xanh là màu có tính lạnh và mạnh mẽ, đỏ là màu nóng cuốn hút. Hai màu xanh đỏ phối hợp tạo thành màu tím rất lôi cuốn mà người đời đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói về màu này...
Tím là một màu chính trong ngũ sắc pháp lam Huế (đỏ, vàng, tím, lục, xanh) trang trí ở cung điện cũng như ở đình chùa miếu vũ..., nên sắc màu truyền cảm mạnh này đã quyện vào tâm tư người bản xứ. Cũng màu tím, song tuỳ theo sắc độ, cung bậc như tím hoa cà, tím than...; rồi đặc biệt là “tím Huế”, là biểu hiện sự thuỷ chung nhưng lãng mạn, bâng quơ và nhớ nhung:
“Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, có khi nắng khuya chưa lên, mà một loài hoa chợt tím...”
Huế một thuở là kinh đô, vàng là màu áo của vua thiết triều, thuộc thổ (trung ương) trong ngũ sắc truyền thống phương Đông (đỏ, vàng, xanh, trắng, đen), và cũng là một màu chính trong pháp lam Huế, được vua chúa chọn làm màu của vương quyền, nên cũng biểu hiện về Huế và có tính tươi sáng, sắc vui:
“Chiều một mình qua phố, âm thầm nhớ nhớ tên em, áo xưa chưa quen phong trần, đợi mùa thu vàng áo thêm...”
Trịnh Công Sơn nói: “-Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới im lặng cả. Những gì không nói được bằng ngôn ngữ âm nhạc thì tôi nhờ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyên chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.”
Trong cùng một ca khúc, mà nhạc sĩ thiên tài họ Trịnh cũng là một họa sĩ, đã phối màu vàng cổ điển của văn hóa cung đình với màu tím của văn hoá dân gian tạo nên cặp màu đặc sắc của Văn hoá Huế. Đây là một cặp màu bổ sung mà mỗi màu đều có nét đẹp riêng, nhưng khi phối hợp đã cộng hưởng mang nét đẹp vương giả; cùng tôn lẫn nhau, không phải màu nào chính, màu nào phụ, mà phụ thuộc vào hệ quy chiếu của từng người cảm nhận...
Đặt cánh hoa vàng trên nền tím, màu vàng sẽ rực rỡ hơn, mà nền tím cũng không vì thế mà bị chìm. Nhưng nếu đặt màu vàng ấy vào nền trắng, xanh... thì cánh hoa không thể nổi bật được. Hiện tượng một cặp màu bổ sung thỉnh thoảng vẫn lặp lại trong những bài ca trữ tình mang không gian Huế: “Nhìn những mùa thu đi... nghe tháng ngày chết trong thu vàng... Gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè, và gió hôn tóc thề... Trong nắng vàng chiều nay...”. Cũng có thể “chiều tím” là do không gian Huế tím, nhưng cũng có thể “tím loang vỉa hè” có nghĩa là nữ sinh tan trường buổi chiều được “gió hôn tóc thề” và gió cũng hôn luôn cả áo dài làm tà áo tím loang loáng trên vỉa hè! Song nhạc sĩ đã cho biết thêm “trong nắng vàng chiều nay”, như vậy tím đây không phải là tím chiều mơ, mà chắc chắn là màu của tà áo dài Huế đã nhuộm thắm được “nắng vàng” làm tươi thêm...
Sống trong thành phố vườn, hòa lẫn với cỏ cây, từ căn nhà nhỏ mà tiếp xúc với vũ trụ, người Huế cảm nhận sự vật và hiện tượng bằng trực giác hơn lý tính, từ đó sinh ra tâm hồn đồng nội. Vì thế mà nhạc sĩ đã tô điểm bức tranh bằng những màu sắc thiên nhiên, cũng như mượn ánh sáng làm phương tiện diễn đạt sự sinh động của hiện thực tự nhiên : “cỏ cây chợt lên màu nắng...”, rồi lãng mạn cực điểm là “màu nắng bây giờ trong mắt em...”. Cứ thử hỏi “màu nắng” là màu gì (?) thì tác giả cho biết ngay “em qua công viên mắt em ngây tròn, lung linh nắng thuỷ tinh vàng...”.
Có lúc nhạc sĩ không tô bằng màu trực tiếp, mà tả màu sắc một cách tinh tế qua thủ pháp ẩn dụ trong một số quy luật phối màu nhất định, để vẽ nên một không gian Huế rất đặc sắc. Người nghe được “đưa em về, nắng vương nhè nhẹ”, mà “chiều cuối trời nhiều mây”; những đám mây được “trời ươm nắng, cho mây hồng” hoặc ngay cả khi “trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi, từng phiến mây hồng, em mang trên vai...”. Chính những mây hồng này, long lanh với dòng Hương xanh ngát, tạo nên không gian rực tím làm họa sĩ vật vã cảm hoài vì sự trống vắng nửa hồn của gam màu “ngày xưa sao lá thu không vàng?... để nắng đi vào trong mắt em”, bởi thu tím mà thiếu lá vàng cũng như hoa xuân thiếu bướm lượn. Đây là bức tranh của một họa sĩ thuộc trường phái hội họa ấn tượng có màu sắc tả thực, ghi lại những cảm xúc đọng lại trong hồn người, thích không gian thiên nhiên, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ hội họa nhạy cảm, giàu tính thẩm mỹ. Và những không gian rất ấn tượng này thoáng hiện thoáng mất, khi thì “một loài hoa chợt tím”, khi thì “cỏ cây chợt lên màu nắng”...
Có lúc nhạc sĩ lại dùng màu như một họa sĩ của trường phái sắc điểm :“đóa hoa hồng cài lên tóc mây...”. Nhưng tóc ở đây không phải màu đen mà là “tóc nào hãy còn xanh...”, mặc dù xanh ở đây có nghĩa là thanh xuân, song về sắc màu thì vẫn là màu xanh, và trong nét phối trí kiểu điểm sắc hồng cạnh sắc xanh này vẫn tương ánh tạo nên sắc tím của Huế!
Cho nên, Trịnh Công Sơn bảo :“Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật... Trong âm thanh có màu sắc và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh... Khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, óng ả mà có thể để bạn chưa bao giờ nhìn thấy...”. Và những ca từ hợp thành gam màu được chuyển tải qua âm thanh của họ Trịnh tài hoa, phần lớn là những màu trong ngũ sắc của pháp lam Huế, mà nổi bật và đặc trưng nhất là cặp màu bổ sung vàng – tím.
 
Quỳnh Hoa: Chào mọi người, đây là lần đầu tiên em tham gia diễn đàn, do được truyền cảm hứng nghe nhạc Trịnh của anh Hà lớp Sinh 03-06...

* Hà mà nghe câu này chắc vui lắm nhỉ và Hà sẽ viết là: Anh Nghĩa đã truyền cảm hứng cho Chu Đức Hà, Hà truyền cảm hứng cho Hoa... Công nhận chú Hà mới được truyền có mấy tháng mà nội công thâm hậu quá nhỉ:D


Chúc hai em tìm được những đồng cảm & niềm vui trong nhạc Trịnh!

Chào Thân ái!
 
Người tình cuối cùng của Trịnh Công Sơn là ai?
Điều đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi không phải là bạn thân nhất của Trịnh Công Sơn như nhiều người đã nghĩ hoặc cho là tôi đã tự nhận như thế sau khi Sơn không còn trên cõi đời này. Nhưng chắc chắn một điều: Tôi đã coi anh ấy là bạn thân nhất của tôi so về thời gian cũng như những chia sẻ trong đời sống tinh thần và trong đời thường. Sơn có rất nhiều bạn thân và chỉ có Sơn mới biết ai là bạn thân nhất của mình.

Cho đến ngày Trịnh Công Sơn không còn phải "tôi nằm mơ thấy tôi qua đời" mà đã qua đời thật sự (2001), tôi đã có hơn 40 năm làm bạn với Sơn kể từ chuyến đi định mệnh đến Huế năm 1957. Tôi đã bị một trận đòn dữ dội từ ba tôi vài giờ trước khi tôi được ông dẫn tôi lên tàu hỏa, tiễn tôi đi từ ga Nha Trang. Trận đòn ấy thật đúng và tôi rất yêu ba tôi vì tôi hiểu niềm mơ ước là tôi phải có một cuộc đời nghèo khó như người, chỉ có con đường học hành (khoa bảng) mới đổi đời. "Những chồng sách nặng khô như đá, Ruộng gió đồng trăng anh ấy đi" - hai câu thơ của Xuân Diệu đúng với tâm trạng tôi và tôi đã lên đường. Với Huế, tôi đã trở thành họa sĩ và kết bạn với một thiên tài âm nhạc. Cả hai điều này không có trong suy nghĩ của tôi trước ngày bỏ trường trung học Võ Tánh (Nha Trang).





1-192.jpg

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
1-193.jpg


Huế là thánh địa của thi ca Việt Nam, tôi đi Huế chỉ vì thế. "Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền" (Hàn Mặc Tử) hoặc "Em lùa gió biếc vào trong tóc/ Thổi đến phòng anh cả núi non" (Huy Cận) và "Đàn buồn đàn chậm ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi là một giọt ngâu" (Xuân Diệu). Tôi bị thi ca của họ mê hoặc, không có gì ngăn cản một gã học trò lãng mạn như tôi xách túi giang hồ. May thay tôi đã thành đạt và có một người bạn tri âm: Trịnh Công Sơn, một hiện tượng huyền ảo nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam hiện nay và không dưới vai thập niên nữa.

Đánh dấu lớn nhất và dài lâu nhất cho tình bạn giữa tôi và Sơn chính là bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu tôi viết vào năm 1958 ở Huế và Sơn đã phổ nhạc vào khoảng giữa năm 1959, trước ca khúc Diễm xưa và chỉ sau các ca khúc Ướt mi, Thương một người và Nhìn những mùa thu đi. Nhiều người đã hỏi tôi viết ca khúc này cho ai? Anh bạn, nhà nghiên cứu Huế học Nguyễn Đắc Xuân đã xác định bài thơ ấy viết cho Nh. Hg, một nữ sinh trường Đồng Khánh (Huế) nhưng thật ra không phải như vậy.
1-194.jpg

Hoạ sĩ Trịnh Công Sơn
Tôi có nhắc đến cô ấy vì vẻ đẹp rất Huế của Nh. Hg. Nhưng bài thơ ấy là một hư cấu để nói về những năm tháng đầu tiên của một sinh viên tỉnh lẻ từ say đắm đến thất vọng trên con đường tình của Huế. Ca khúc này, Sơn đã làm cho bài thơ tầm thường ấy trở nên bất tử trong nhiều thế hệ người Việt. Điều này tôi không chờ đợi khi chơi với Sơn. Có nhiều năm, gia đình Trịnh Công Sơn in sách nhạc và các nhà xuất bản băng đĩa đã không in tên tôi là tác giả của lời nhạc, vì thế có rất nhiều giới trẻ ngày nay và có lẽ cả mai sau không biết điều này. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi" (Trịnh Công Sơn). Tôi đang sống với khái niệm: Để Gió Cuốn Đi.
1-195.jpg

Trịnh Công Sơn và em gái
Trong đời thường, Sơn là một người lớn lên từ chiếc nôi ấm cúng của gia đình và chiếc nôi văn hóa và thiên nhiên kỳ ảo của Huế nên Sơn sớm có một phong cách thanh lịch. Sơn rất thích ăn mặc đẹp và rất "bon gout". Tôi học được ở Sơn rất nhiều về điều này. Sơn mang kính, tôi cũng mua kính mang mặc dù cả hai chúng tôi lúc 18 - 20 chưa ai bị cận thị hoặc viễn thị. Chỉ vì đẹp mà thôi. Sơn đã để lại một ấn tượng đặc thù Trịnh Công Sơn là chiếc kính trắng lớn gọng đồi mồi. Đã thay đổi nhiều lần và nhiều danh hiệu lớn nhưng vẫn cùng một phong cách. Chúng tôi thật sự có vấn đề ở mắt khi bước vào tuổi 40, chiếc kính đã là người mang lại cho chúng tôi đời sống nhìn, ngắm. Theo tôi, Sơn là người đàn ông ở Việt Nam trong ba thập niên qua có nhiều bộ sưu tập về giày, áo quần, đồng hồ, mắt kính, bút viết, tranh và rượu thuộc loại sang trọng nhất. Có một lần vào giữa năm 90, tôi đến chơi với Sơn vào buổi chiều. Tôi ngồi đợi ở phòng uống rượu, Sơn và V.A từ trên phòng ngủ bước xuống. Tôi chợt thấy V.A đẹp quá trong màu chiều tà của ánh trời rơi trên màu tóc đen huyền của một nhan sắc từng được phong là á hậu VN, tôi buột miệng nói với Sơn: Giá mà có một chiếc khăn lụa của Nina de Ricci quàng lên tóc và cổ của V.A thì tuyệt quá. Sơn mỉm cười và đi trở lại căn phòng riêng mang xuống một chiếc khăn màu hổ phách có sọc đen choàng lên tóc và cổ của nàng. Đó không ngờ là hình ảnh cuối cùng của một cuộc tình mà Sơn thật sự muốn cưới V.A làm vợ. Chiếc khăn quàng ấy là một tấm lòng và đã để gió cuốn đi.

Trích hồi ký của Hoạ sĩ Trịnh Cung, người bạn tri giao của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
 
Chưa thấy ai nói gì về những ca khúc Da vàng nhỉ? Tuy được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, tuy chưa một lần phải trải qua một cuộc chiến tranh nhưng khi nghe những ca khúc này mình vẫn thấy có 1 cái gì đó xót xa, đau nhói... như chính mình đang chứng kiến cuộc chiến tranh ấy tận mắt vậy...

Chiến tranh thật vô cùng tàn ác và dã man

Nhạc PHẢN CHIẾN của Trịnh Công Sơn theo mình hiểu chỉ là phản đối chiến tranh thôi. Chỉ đơn giản thế thôi! Đọc cái bài "Bi kịch Trịnh Công Sơn" thấy thật xót xa cho chính nhạc sĩ khi những đứa con tinh thần của ông, những bài hát phản chiến của ông, những bài hát thể hiện tình yêu bao la của ông với đất nước, với đồng bào, với những con người Việt Nam máu đỏ da vàng lại bị chính đồng bào mình phản đối.

Tìm được bài này, gửi đồng bào mình đọc chơi. :D



Ca khúc da vàng Tản mạn

--- Bao Bất Đồng ---



Trong những năm qua, lão đã sưu tầm được khá nhiều nhạc của anh Trịnh Công Sơn, trên đĩa cũng có, băng từ cũng có, trên giấy cũng có, thủ bút của chính anh cũng có nữạ Xưa nay lão vẫn nghĩ là mình giữ được khá nhiều những tác phẩm trong cái kho tàng vô giá của anh, vậy mà cho đến khi anh mất, người ta cho biết anh đã sáng tác khoảng 600 bài, mới biết mình thiếu cả gần một nửa. Cho nên lão cuống cuồng đi thâu lượm lại, góp nhặt lại, van nài người này, xin xỏ người kia Điều đáng mừng là lão kiếm ra được vài đĩa có ghi lại tiếng hát của chính anh vào những năm 70, và bộ Hát Cho Quê Hương Việt Nam do Khánh Ly hát thưở nào. Âm thanh thời đó dĩ nhiên không hay, không cao cấp bằng hôm nay, chất lượng thâu âm, hòa âm cũng kém, nhưng lão vẫn thích hơn, có thể vì một cảm nhận đặc biệt nào đó. Mà thú thực, giọng anh thời đó, giọng Khánh Ly thời đó, và cả cái tâm hồn anh và Khánh Ly để vào trong mỗi ca khúc hồi đó đáng để cho những gì lão còn giữ lại được trở thành quý giá. Mới đây, L lão ngồi trong phòng mình nghe lại cuốn Ca Khúc Da Vàng, bỗng thấy trỗi dậy trong mình những cảm xúc lạ lùng. Hay là chưa bao giờ mình thực sự lắng nghe nhạc của anh tới mỗi chữ mỗi câu, mỗi giai điệu và mỗi trường đoạn. Nên lão bỗng có ý định muốn viết một vài ý tưởng từ những ca khúc anh viết, đặc biệt bắt đầu từ tuyển tập Ca Khúc Da Vàng.

"Đáng nhẽ, tất cả những bài hát có trong cuốn băng này đều phải là những bản tình ca ..." Nguyễn Đình Toàn nhận xét. Thế nhưng vì một mệnh hệ nào đó, những bản tình ca bỗng trở thành những tiếng kêu khóc, hay những bài kinh cầu lên án chiến tranh và ngợi ca hòa bình. Nhiều người cho những bài ca đó là nhạc phản chiến. Lão cảm thấy chữ nhạc phản chiến hơi có vẻ đơn điệu và thiếu sót quá. Như ai đó đã nói, những bài ca Trịnh Công Sơn viết trong tuyển tập Ca Khúc Da Vàng phải được coi là những ca khúc viết về thân phận, thân phận con người và thân phận đất nước, dân tộc. Lão ủng hộ cách nhận xét này, vì rằng ngoài chuyện lên án chiến tranh, những ca khúc đó còn là những bài tuyên ngôn của mỗi người trong chúng ta, "kêu gọi xây dựng lại nhà cửa, xây dựng lại cuộc đời, góp sức biến cuộc đời này thành một nơi để sống chớ không phải một nơi để chạy trốn." Nguyễn Đình Toàn đã nói vậỵ Còn nếu như đây là những bản tình ca, chúng phải là những bản tình ca "không có hạnh phúc".

Ba mươi năm đã qua kể từ khi Trịnh Công Sơn phát hành những dòng nhạc da vàng và Khánh Ly đã cất cao tiếng hát từ "cái cổ họng bằng vàng" của mình. Nhiều người cứ cho là cái ảnh hưởng của âm nhạc Trịnh Công Sơn và giọng hát Khánh Ly đã khiến cho miền Nam thất thủ. Lại thêm một lý do! Tôi chưa bao giờ nghĩ là âm nhạc lại có thể có một sức mạnh ghê gớm đến thế. Hơn nữa, tác động của nó vốn là ngang nhau ở từ hai phía, dù cho sự phổ biến của nó có khác ở hai đầu chiến tuyến. Trong một vài bài viết mà tôi được đọc gần đây, tôi được biết Ca Khúc Da Vàng đã nằm trong ngực áo người chiến binh cộng hòa cũng như trong ba lô của người lính Bắc Việt, biết Michiko (có thể viết sai) cô gái Nhật bắt đầu chú ý đến nhạc Việt bởi Ca Khúc Da Vàng, và biết một người Pháp mắt xanh mũi lõ nảy ra ý định học tiếng Việt cũng từ CKDV. Vậy thì cái giá trị của những ca khúc đó chắc chắn phải lớn hơn giá trị tuyên truyền trong cuộc chiến, vượt quá cái ranh giới chính kiến và dân tộc nữa.

Đất nước có thể bị chia cắt, nhưng lòng người thì đừng nên! Hãy lắng nghe anh van lơn "Lại gần với nhau, ngồi gần nhau hơn, ngồi kề bên nhau, đừng bỏ tôi đi, hai mươi năm rồi ..." Thê thảm quá, những ước mơ bình thường mà sao như xa vời quá, "đêm sông Hương nhung nhớ, ngày Cửu Long mơ Mơ thấy gì ? Mơ một ngày Hồng Hà góp hội trùng dương ..." Vậy thôi, mơ không còn chia cắt và không còn chiến chinh, gột bỏ thù hằn, xây dựng lại quê hương, tình ngườị Đau quá phải không anh, thân Mẹ Việt Nam chằng chịt những vết thương mà những đứa con của Mẹ vẫn còn chưa ngơi nghỉ. Nghe những lời ca trong tập Ca Khúc Da Vàng, những tưởng ngày hòa bình đang cận kề, ngờ đâu máu vẫn đổ, nước mắt vẫn chảy, và quê hương vẫn điêu linh. Hỡi những con người đang cầm sinh mạng những người dân vô tội trong tay, có nghe chăng những tiếng thở dài !

"Những nốt nhạc giống như những mảnh nham thạch, dù đã nguội lạnh vẫn chứa đựng trong đó cái nhiệt độ khủng khiếp ..." Ba mươi năm qua rồi, nghe lại cuốn băng này, tôi vẫn thấy rờn rợn. Mà không rợn sao được, khi anh tả chân thành công quá thân phận con người bé nhỏ. Dễ sợ quá những bức tranh đau lòng cứ như được vẽ lên từ tiềm thức, theo nhau đi vào bài hát. Ở bài này, người ta thấy "xác người nào trôi sông, phơi trên ruộng đồng ... xác nào là em tôi dưới hố hầm này", trong bài kia là "từng vùng thịt xương có Mẹ có em", là "cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn", là "ruộng đo6`ng quê hương dấu vết bom qua". "Ai có nghe, ai có nghe tiếng nói người Việt Nam. Chỉ mong hòa bình sau cơn tăm tối, chỉ mong một ngày tay ấm trong tay ..." Từ khắp mọi xó xỉnh trên dải đất quê hương, đâu đâu cũng có dấu vết của sự tàn phá và nỗi đau mất mát. Cho nên đâu đâu cũng thấy tỏa sáng ước mơ, tràn đầy hy vọng, "Nơi đây anh chờ, nơi kia tôi chờ, trong gian nhà nhỏ Mẹ cũng ngồi chờ Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu, người tình ngôi chờ bóng tối mịt mù..."

Có lần, có người hỏi anh "động cơ nào cho anh nguồn cảm hứng viết nên những ca khúc trong tập Ca Khúc Da Vàng", anh trả lời đơn giản "mình là người Việt" Nghe thì như đùa, vậy mà lại chẳng phải vô lý! Không bất ngờ, chỉ hơi lạ, lạ ở chỗ nó ngắn gọn quá, súc tích quá, không thiếu mà cũng chẳng thừa. Có lẽ cho tới bây giờ, Nối Vòng Tay Lớn là ca khúc gây ồn ào nhất, đặc biệt là gần đâỵ Bản thân bài hát không có tội, tác giả cũng không. Thế sao còn mãi u mê! Khách quan mà nói, âm nhạc là âm nhạc, không nên bị chính trị hóa, dù cho sự xuất hiện của nó có thể đã vô tình phục vụ một mục đích chính trị nào đó trong một giai đọan nào đó. Chủ quan mà nói, tôi đứng bên này mặt trận, nhìn nhận vấn đề có thể khác hơn anh ở phía bên kia. Cho nên lời anh và lời tôi sẽ có khác biệt, khí thể dung hòạ Thế sao còn sân si! Thời thế thay đổi, chính thể thay đổi, nhưng con người vẫn đó và bài hát vẫn sống đấy thôị Xã hội đang đi lên, con người cũng đi lên, quay nhìn lại càng nhiều thì chỉ làm cho mình chậm bước. Lịch sử là bài học cho tương lai chớ không phải là lý do để quay về với quá khứ.

Bao Bất Đồng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kẻ Du Ca Bất Khuất Của Việt Nam

--- Patrik Sabatier ---



“Không khí đã dễ thở”, Trịnh Công Sơn nhận định như vậy. Tiệm ăn máy lạnh rền vang tiếng nói cười trên một nền nhạc rock Mỹ hoặc tình ca ẻo lả của Hồng Kông từ máy hát vang ra. Bên ngoài khách sạn Tự Do, con rồng chát chúa làm bằng bằng luồng xe gắn máy hòa lẫn vào bản hợp xướng tiếng còi xe trên đại lộ Trần Hưng Đạo. Các biểu ngữ Pepsi Cola có hàng chữ quảng cáo buổi trình diễn nhạc đêm nay tại cung Cung hữu nghị Việt Xô Hà Nội. Mặt tiền của cung, người ta bán lén lút mỗi vé hai mươi đô la - bằng một tháng lương bậc trung. Đây là lần thứ hai người nghệ sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc tại thủ đô.

Cứ hỏi bất cứ ai, mọi người đều biết “anh Sơn” và cũng biết hát một trong số 700 bài mà anh đã thu hàng triệu bản dưới hình thức băng ghi âm, ghi hình hoặc đĩa cứng, thường là ghi lậu, từ Los Angeles đến Melbourne, hay Paris, ở tất cả những nơi nào có người Việt sinh sống. 55 tuổi, áo sơ mi vải dày, quần jeans, Trịnh Công Sơn là một ngôi sao khó nhận ra, dáng dấp mảng dẻ quá mức trông như một anh chàng mới lớn, lỏng khỏng, lãng mạn.

Anh là tác giả, soạn nhạc, hát, nhưng còn kiêm thi sĩ, nhà văn, họa sĩ và chủ nhân một tiệm ăn nhỏ mà ngon ở Sài Gòn; trước nay anh nói tiếng Pháp và có thiện cảm với Pháp, sinh trưởng trong một gia đình trung lưu ở Huế, cố đô vốn là trái tim tinh thần của Việt Nam, trước mắt người đồng hương, anh là hiện thân của một niềm vui sống bất khuất đầy hoài niệm qua đó mọi người tự nhận diện ra mình. Anh quả quyết: “Văn hóa Việt Nam tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả làm đỗ vỡ vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống…”. Chính anh cũng đã đứng vững. Nếu Trịnh Công Sơn phải chọn một hình tượng cây làm biểu tượng thì đó là cây tre, nó mạnh là nhờ uốn dẻo.

Anh là thần tượng của lớp trẻ miền Nam Việt Nam trước 1975, anh đã quyết tâm đề cao khát vọng hòa bình của một dân tộc điêu đứng vì chiến tranh. Binh lính hai miền đều hát những ca khúc buồn bã và nồng nàn của anh. Bị chính quyền Sài Gòn cho là “chủ bại”, nhạc của anh bị cấm. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, kết thúc chiến tranh, anh đang ở Sài Gòn. Người ta đề nghị anh ra đi. Trong mọi bài hát của tôi, tôi từng kêu gọi hòa bình thống nhất. Làm sao có thể nghĩ tới chuyện ra đi? Nhưng con người hiếu hòa ấy phải trở về Huế, sống đời sống "gần gũi" với nông dân. Mãi đến năm 1979 anh mới quay vào Sài Gòn.

Anh vẫn một mực lạc quan. “Người Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ niệm không hay”. Huống chi hơn phân nữa những con người ấy chưa tới tuổi 20. Anh không sợ làn sóng xe Honda, loại hạng B của Hồng Kông ư, sự hấp dẫn của đô la và lối sống Mỹ? “Tôi tin tưởng tâm hồn người Việt có thể tiết ra những kháng thể. Chỉ có một số thanh niên mở miệng ra là Michael Jackson hoặc Metallica hoặc đi karaoke… Rồi sẽ qua đi… Đó là một đợt sóng tự nhiên sau bao nhiêu năm không biết tới. Với lại truyền thống và mở cửa không đối chọi nhau…”

Chính anh nêu dẫn văn học Pháp như là một trong hai nguồn ảnh hưởng đến anh, kèm theo dân ca quê hương. Anh gợi dẫn Camus (Lưu đầy và quê nhà) để giải thích một trong những bài mới sáng tác (Một cõi đi về): “… bay từng hạt nhỏ / trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ / Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà…”. Anh kẻ đến tên tuổi Văn Cao, người bạn vong niên và mẫu mực của mình, tác giả quốc ca Việt Nam. “Giá trị nền tảng của người Việt Nam chúng tôi là giá trị nhân bản”, anh nói như vậy.

Anh vừa đi Pháp về, đây là chuyến xuất dương thứ hai của anh kể từ năm 1986. Mắt anh rực sáng: “Ba hôm ở làng Cognac”. Trong ngôi nhà nhỏ ở quận 3 Sài Gòn của anh, một chiếc tủ đựng đầy rượu từ người hâm mộ toàn thế giới biếu tặng, họ vốn biết anh thích rượu, có khi thích hơi quá đà. “Ông Patrick Martell có cho tôi nếm một chai cô-nhắc ra lò năm 1845, một chai khác năm 1875. Tôi là một trong số 250 người được biệt nhãn cho vào hầm rượu thiên đàng của ông. Tôi có luôn một giấy chứng nhận, trong đó có ghi: cửa thiên đàng đã mở đón Trịnh Công Sơn…”

Libération, năm 1994.
 
mọi người ở đây sao im hơi lặng tiếng thế nhỉ , các fan nhạc Trịnh đâu hết cả sao không ra chửi cho cái anh Tống Tuấn gì đó một trận vì mấy bài viết xúc phạm nặng nề đến thể diện và danh dự của những fan nhạc Trịnh chân chính !
 
Trần Xuân Bách đã viết:
mọi người ở đây sao im hơi lặng tiếng thế nhỉ , các fan nhạc Trịnh đâu hết cả sao không ra chửi cho cái anh Tống Tuấn gì đó một trận vì mấy bài viết xúc phạm nặng nề đến thể diện và danh dự của những fan nhạc Trịnh chân chính !

* Bách em! mọi người đã lên tiếng rồi đó chứ nhưng chỉ đơn giản là tha thiết yêu cầu Tuấn giải thích chứ không ác ý với anh Tuấn. Không đao to, búa lớn mà tranh luận trên tiêu chí thiện chí & khiêm tốn:D đó mới thể hiện cái tính của người yêu Nhạc Trịnh.

* Còn Topic này chỉ dành bàn về Nhạc Trịnh, hạn chế tranh luận em Bách ạ. Thôi Bách nhé.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Lâu lắm mới vào đây. Mọi người đâu hết roài? :((
 
Nguyễn Thị Kiều Minh đã viết:
Lâu lắm mới vào đây. Mọi người đâu hết roài? :((

* Không ai gửi bài thì đọc các bài cũ vậy:D

Chúc Minh sức khỏe & post bài nhé. Anh vẫn thường xuyên đọc.
 
@Hoàng: ^^ có vẻ nhạc Trịnh hợp với guitar hơn piano...-.-', điển hình là tớ đánh thử thì có vài bài như Hãy yêu nhau đi, Diễm xưa, Đêm thấy ta là thác đổ..etc.. là ok.
 
đúng rồi nhạc Trịnh nghe đánh ghi ta có vẻ dể hơn. Hoàng, Lê khi nào có diệp giao lưu nhỉ.

Thân ái!
 
:) Anh Nghĩa ơi, hôm nào anh tổ chức cho các fans nhạc Trịnh off ở Vô Thường Quán ( chỗ Hoàng Hoa Thám) anh nhé, ^_^ em nghe nói quán đó có không gian rất lý tưởng.
 
Lê em! lên kế hoạch luôn đi, lâu quá không gặp mọi người:D. Khi nào rảnh em qua quán đó đi chứ nghe không chưa đả:D

Hà em! lâu quá không rồi nhỉ!
 
Lâu rồi mới thấy mọi người quay lại đây nói chuyện. Dzui wé! :D

@Thúy Hà: mấy cái ava bánh trái ngon lành của em đâu rồi, hết bánh rồi à?;;)

@anh Nghĩa: em mong rằng hôm đó anh đừng ghép buổi họp của CLB nào với CLB mình nhá. Kẻo lại... :(
 
Back
Bên trên