Trịnh Công Sơn

Tuấn Hoàng! xin lỗi anh chưa nghe được. Chịu khó gửi nội dung bài hát lên đây được không?

Rất mong gặp mọi người!

Nghĩa rùa!
 
Chẳng thấy clb rùa đâu . Thấy mỗi em cả anh Nghĩa :|:|
 
Chương trình vẫn cứ đúng hẹn lại đến! Nhiều bạn đã mail cho anh là sẽ tham gia những không đăng ký vào đây Chi ạ!

Rất mong gặp mọi người!

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
anh nghĩa kiếm cái tai nghe rồi tìm em tên 2 bài đó với :D
 
* Ok Tuấn Hoàng!

* Mọi người ngày mai cứ đúng hẹn nhé! 15h30 tại cổng Trường Ams hoặc 16h00 tại 34 Văn Cao.

Chào Thân ái!
 
Gửi em LẠI TUẤN HOÀNG :
Thôi em ơi , không cần làm phiền anh Nghĩa đâu ,
anh giải đáp cho em luôn
2 bài của em là
Bài 12 : tựa đề là VŨ NỮ THÂN GẦY . Đây là bản tango nổi tiếng nhất thế giới , sáng tác năm 1917 của nhạc sỹ người Argentina tên là Gerardo Matos Rodriguez . Tên của bản nhạc nguyên gốc là La Cumparsita (lúc đầu chỉ có nhạc thôi , không lời ) . Lời tiếng Tây Ban Nha do Enrique Maroni và Pascual Contursi viết năm 1924 tại Paris và khi đó , bản nhạc được đổi tên thành Si Supieras (Nếu em biết) .Và nhạc sỹ Phạm Duy , người nhạc sỹ thiên tài số 1 Việt Nam mọi thời đại , đã chuyển soạn lời Việt cho bài hát này , như những lời ca mà em đang thưởng thức , qua giọng hát Khánh Ly :

Đàn đã khơi rồi, trong lúc đêm tàn rơi
Đàn khóc ai hoài, cho héo hon lòng tôi
Đàn nhớ nhung người, như sắc hương tàn phai
Đàn cố nuôi lời, cho giấc mơ còn lơi
Ôi ! Nghe tiếng đàn réo mà thương người
Nghe tiếng cười reo xót xa đời
Nhớ nhung đau thương mà thôi
Người vũ nữ, người xưa mến thương ơi
Nhớ tới hương đêm kinh đô chưa qua đời
Nhớ tới đôi môi nụ cười
Nhớ tới xa xôi, nay đã xa rồi.
Người vũ nữ ngồi bên cốc lên men
Bát ngát hương môi cho anh say mềm
Nhịp nhàng gieo trên sàn êm
Rộn ràng nghe bao lời điên
Của khách giang hồ say triền miên.
Ta ghì cho tan vỡ trái tim này
Cho người ăn chơi nhíu đôi lông mày
Ta cười cho xanh ngát kiếp lưu đầy
Cho người vũ nữ khóc tấm thân gầy.
Chưa nói yêu nhau mà lòng đã đau
Chưa nói mê say mà tình đã bay
Chưa biết môi em mà hồn đã quên
Đã qua một đêm...


Còn bài thứ 2 , ở dưới , là bài Người thợ săn và đàn chim nhỏ , một sáng tác của nhạc sỹ Anh Bằng :

Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng .
Bầu trời bình minh muôn ngàn tia nắng sớm xuyên màn sương.
Một vài cụm mây như chùm hoa trắng bay trong trời xanh,
Rất xinh và rất xinh.


Kìa một bầy nai vương sừng ngơ ngác phóng nhanh vào rừng .
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi.
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây.
Chim chết chim lạc bầy


Ngay hôm sau cũng nơi này
Chim đang kêu vang gọi bầy .
Nào ngờ bên góc cây
Người thợ săn hôm trước
Núp thân sau lùm cây.

Chim yên tâm sống vô tình,
Yêu thương nhau trên đầu cành .
Đạn vụt bay đến nhanh
Cả bầy chưa tung cánh
Xác rơi trên đất lành .


Rồi người thợ săn âm thầm mang súng mang chim trở về .
Lề đường bầy chim không thù không oán hót cho người nghe .
Rượu nồng thịt thơm bao người nâng chén no say đùa vui
Đâu biết chim ngậm ngùi .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em có hay nghe nhạc tango kiểu này không , nếu có thì nghe thử nhạc Hoàng Trọng đi , vua tango Việt nam đấy .Nếu thích , anh gửi cho vài bài .
Ngoài nhạc Trịnh (số 1) và nhạc Phạm Duy (1 vài bài ) thì Khánh Ly là người chuyên trị hát nhạc tango .
Mà sở thích âm nhạc của em như thế nào , giới thiệu đôi nét đi ?:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hôm Cn vừa rồi nhà em có bận chút việc nên ko thể đi đc :( em đã nói vs aNghĩa rồi đấy :(
Các anh chị đi off thế nào rồi ah? có rì kể cho em nghe vs
 
tiếc nhở. em Thúy Hà ko đi. :(

anh Nghĩa mới giao cho chị viết bài tường thuật.

Mọi người nhớ đón xem. Mại dzô. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
OFFLINE - FIRST MEET


Tik tak… 4 giờ kém 10.

Toi rồi, muộn mất rồi.:(( Hẹn 3 rưỡi ở Ams!!! Nhưng mà chắc mọi người giờ cao su nên không sợ.:)) Từ nhà đến Ams chưa đầy 3 phút.;;)

Đến Ams… chẳng thấy ai.8-| Hừ, chắc mọi người đến đấy trước rồi.:-? Mình tự đến đấy vậy. :|

Tìm cái quán BUZZ đó cũng không đến nỗi khó.:D Vào đến nơi, chả thấy ai cả.8-| Hỏi mấy chị phục vụ ở đấy. Mấy chị ý bảo chưa có ai đến. Ẹc, thế mà anh Nghĩa bảo “cố gắng phá lệ giờ cao su, em nhé!”[-( Ngồi nói chuyện với mấy chị phục vụ mới bít, hóa ra anh Nghĩa là khách quen ở đấy.:p Thế là hỏi xem mấy chị ý có số của anh Nghĩa không. Nhưng mấy chị ý bảo không có.:((

Vừa uống vừa đợi vậy.:| Chả biết làm gì, lôi điện thoại ra chơi điện tử.;;) Toàn thua mới chán.:(( Đang chán, định bỏ về thì mấy chị ý chỉ vào 1 anh áo đen đang oai vệ bước vào.:eek: “Em ơi anh Nghĩa đến rồi kìa”

Thế là ra đi ra.:p Anh Nghĩa bảo bị trễ máy bay nên mới “cao su” đến thế. [-( Ủa, hóa ra anh Nghĩa nói giọng miền Nam. (Hơ hơ…8-}) Trừ anh Nghĩa ra, còn lại toàn Ams cả.:D Có chị Hà (91-94) còn 3 em kia quên tên và quên khóa rồi.8-} Hình như là Hiếu, Tâm với Linh thì phải.:-? Lúc mọi người lục tục ngồi xuống, anh Nghĩa đã vẫy tay bảo mấy chị phục vụ bật nhạc Trịnh (nhưng phải là Khánh Ly hát).;;)

Sau màn chào hỏi, mọi người bắt đầu nói về cái vấn đề gì đó, lạ hoắc.8-} Cái gì mà web web ấy, rồi là tư cách pháp nhân.8-} Tranh luận rất sôi nổi. (hay là mọi người định mở trang web cho CLB?8-}) Thấy anh Nghĩa đang nói rất hăng, nhưng tò mò quá, mình đành interrupt (liệu thế có bị gọi là impolite ko nhở?;;)) “Ơ anh ơi, mọi người đang nói về cái gì đấy?:-/ ” Anh ý chắc không muốn cắt đứt dòng… cảm xúc “Tí nữa anh cập nhật thông tin sau.”:|

Sau đấy, anh Nghĩa có “cập nhật thông tin” như lời hứa lúc đầu nhưng... /:) không được clear cho lắm.:(( Thế là mình phải hỏi thêm chị Hà mới hỉu được mọi người vừa nói về cái gì.8-} À, bây giờ thì iem đã hiểu, thuốc Fugaca...8-} í nhầm, bây giờ iem đã hiểu rằng... anh Nghĩa kết hợp buổi họp CLB Trịnh với 1 cuộc họp CLB khácb-) (can tội đến trễ, thế nên 2 buổi họp mới trùng vào nhau:))[-( ), của CLB du lịch hay gì đấy.8-} Mọi người đang bàn về cái gì đấy gọi là "Dự án tình nguyện viên du lịch Hà Nội.:D Và mọi người định lập 1 trang web để giới thiệu về hội.;;)

2 em Hiếu và Linh về, còn lại mình, chị Hà, anh Nghĩa với em Tâm(à hình như là 05-08 thì phải:p). Chị Hà thì là khách mời danh dự (bít mỗi bài “nối vòng tay lớn”8-} ). Em Tâm thì ko bít có phải fan của Trịnh không8-} . Hê, thế là chia làm 2 phe.:D Anh Nghĩa thì ngồi nói chuyện với em Tâm (chắc là bàn tiếp vấn đề lúc nãy) còn mình thì ngồi buôn với chị Hà về chuyện nhạc nhẽo linh tinh. Được 1 lúc, chắc là đã bàn xong chuyện, anh Nghĩa mới quay ra mình với chị Hà.:p Thế là nói chuyện được đôi chút về nhạc Trịnh.

Phần tiếp theo em nhường anh Nghĩa ạ.;;)
-----------------------
Ghi chú:
Trong buổi giao lưu còn có Hội yêu nhạc ở Sài Gòn tham gia và tài trợ chính toàn bộ chi phí. :D
-----------------
À mọi người ơi, share blog 360 đi.
http://360.yahoo.com/starrynight2805
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em xin lỗi mọi người ! Hôm qua em ko đi được . Ông em vào viện mà em lại chẳng có số của ai để liên lạc cả . Đến tận hôm nay em mới lên HAO được . Thật sự xin lỗi các anh chị nhưng em ko biết làm thế nào cả :(
 
Hê, thế là chia làm 2 phe.:D Anh Nghĩa thì ngồi nói chuyện với em Tâm (chắc là bàn tiếp vấn đề lúc nãy) còn mình thì ngồi buôn với chị Hà về chuyện nhạc nhẽo linh tinh. Được 1 lúc, chắc là đã bàn xong chuyện, anh Nghĩa mới quay ra mình với chị Hà.:p Thế là nói chuyện được đôi chút về nhạc Trịnh.

Này Minh ơi, "nhạc nhẽo linh tinh" là cái j vậy ta? Chị nhớ là chị em mình đâu có nói đến cái bản nhạc nào mang tên vậy đâu!:))
Vả lại, cái lúc đó ồn muốn chết, nói chẳng nghe thấy gì!

Khổ thân người viết bài này, thuộc mỗi 1 bài của TRỊNH, mà nghe hoài chẳng thấy đâu, để được khoe mọi người: Đấy, cái bài em biết đấy!

Còn đ/c Nghĩa rùa thì tây tây quá đi mất:)) Vì: buổi sáng, đ/c đi câu cá (ko hiểu câu cá sao say nhỉ?). Buổi chiều đ/c phóng xế hộp bạt mạng từ Nội Bài về (chắc say tốc độ nữa). Đâm ra mặt mũi cứ tươi hơn hớn:)) Đầu lắc qua lắc lắc liên tục, đ/c ko chóng mặt, mà người bên cạnh thì hoa cả mắt!

Nhớ đời cái buổi off đó!
Tiếc cho cái tụi ở nhà, ko được mục kích toàn cảnh, toàn thể, toàn bộ, toàn diện...[-(

Phần tiếp theo em nhường anh Nghĩa ạ.;;)

Ờ đúng rồi!

Ghi chú:
Trong buổi giao lưu còn có Hội yêu nhạc ở Sài Gòn tham gia và tài trợ chính toàn bộ chi phí. :D


Ờ đúng luôn.
(Nghĩa là có mặt không chỉ những ngừi mà Minh biết và kể tên ra trên)
 
Tiếp theo loạt bài sưu tầm về những bài viết của nhạc sĩ thiên tài TCS.:)

Nắng Thủy Tinh

--- Trịnh Công Sơn ---


Ở Huế mùa hạ thường có những cơn mưa bất chợt. Có khi vào buổi sáng, thường là vào buổi chiều, một thứ chiều chưa chiều lắm. Mưa chưa kịp tạnh hẳn, nắng đã đột ngột bừng lên, sáng bằng một thứ ánh sáng trong vắt như pha lê, như những mảng thủy tinh long lanh trong vườn qua những kẽ lá, qua những khoảng cách hẹp giữa những hàng cây. Không ai đã đặt tên cho cái màu nắng ấy. Cả tôi cũng vậy. Chính bản thân nắng ấy tự có tên là nắng thủy tinh. Cái tên cúng cơm của một thứ tinh thể vô nhiễm ở một phút giây màu nhiệm khi được lọt lòng từ thiên nhiên.
Nắng chiều lên cao để nắng tắt. Và trong phút chốc lạ thường kia những đốm nắng thủy tinh lung linh chập chờn trên đầu những vòm lá long não xanh mướt để hai hàng cây long não dài suốt một con đường biến thành những ngọn nến thiên nhiên được thắp lên cho một ngày sắp hết.

2.1994

-----------------
Một cõi đi về

--- Trịnh Công Sơn ---



Một bài hát không nhất thiết phải buồn mới hay. Nhưng hầu như những bài hát hay cho đến nay ta còn giữ lại được trong trí nhớ, thường có những giai điệu buồn. Khi một bản tình ca buồn ra đời, không nhất thiết tác giả của nó phải sống trong một câu chuyện tình phụ. Nhưng thường khi sau mỗi cuộc oan trái của tình thì người nhạc sĩ vẫn hay muốn xé vụn lòng mình thành những lời than thở. Lời than thở biến thành âm thanh. Âm thanh liên kết nhau thành giai điệu. Rồi giai điệu ôm lấy lời than thở kia cùng nhau đi qua một quãng đường ngắn để mang cái tâm sự riêng đến với đời chung.

Cái riêng không nhất thiết chỉ cho một người. Một người thì không thể không có Tình Yêu. Và không có Tình Yêu thì hạnh phúc, đau khổ với ai. Không hạnh phúc, không đau khổ thì âm nhạc mà làm gì ? Trong đời sống, vì sợ mất nhau mà phải dự phòng than thở trước. Than thở như dự kiến một điều bất hạnh có thể phải xảy ra. Cho nên khi nói đến sự mất mát có thể đó là sự mất mát của người khác chứ không phải của mình. Phút ấy, cái chung bỗng biến thành cái riêng và vì sao lại ái ngại không mang cái riêng để nhờ cõi chung chia sẻ cùng mình.

Ai cũng biết than thở. Than thở là cái nghề chung của loài người mà không cần phải học. Không hề có ranh giới giữa than thở chuyên nghiệp và tài tử. Trong nghệ thuật, hình như nhà thơ và nhạc sĩ là những kẻ có năng khiếu về chuyện thở than. Người viết ca khúc là đứa con riêng của hôn phối giữa thơ và nhạc. Nó thường hay mộng mị, than thở, thở than, bởi nó biết Hạnh Phúc là một dự báo của hư vô.

Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dề gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.

Có những bản thánh ca trong giáo đường. Có những bài kinh tụng niệm theo nhịp mõ. Người nhạc sĩ vẫn muốn hát lên để xua dần đi điều Ác.

...Triết học Ấn Độ nói rằng nếu ở nơi này vừa có một kẻ bõng dưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.

Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, người bạn tôi nói: ở nơi này vừa thiếu đi bốn người thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn người...

Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.

Có một trái tim khổ nạn ở người này thì tất nhiên sẽ có mọt trái tim hân hoan ở kẻ khác.

Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.

Một cõi đi về...

Trong Phật giáo một trong những "hạnh" cao nhất là hạnh bố thí.
Cho kẻ này nhưng sẽ nhận lại ở kẻ khác.
Thanh Tùng nói với tôi: Tôi muốn làm một điều gì đó thật tốt đẹp cho người đã khuất, người vợ một đời lo âu tận tuỵ vì tôi.

Vợ Tùng đã một đời cho Tùng nhiều quá thì sẽ nhận được quà tặng ở mät nơi khác. Tùng biết cách cho thì vợ Tùng sẽ nhận được. Những đứa con của vợ Tùng sẽ nhận được. Những thân quyến, bạn hữu của bạn Tùng sẽ nhận được.

Chết là sự tan biến của thể xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi người.

Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.

Cái mất không bao giờ mất hẳn

Cái còn không hẳn mãi là còn.



---> ý kiến mọi người thế nào?;;) Tiếp nhá?;) Hay là thôi? [-(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phác thảo chân dung tôi

tacgia%5CHs%20Trinh%20cong%20son.jpg


--- Trịnh Công Sơn ---



Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc...

Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.

Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...

Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.

Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.

Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.

Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.

Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.

Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Frank Gerke và Trịnh Công Sơn

--- Trần Đăng Khoa ---



Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có rất nhiều người hâm mộ. Đi đến đâu, tôi cũng nghe người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ được người dân trong nước yêu thích mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách trong cõi tinh thần của người Việt ở hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến. Nhưng có lẽ cho đến tận lúc giã biệt cõi đời, nhạc sĩ cũng không biết anh có một khán giả ngoại quốc còn say anh cuồng nhiệt hơn bất cứ người hâm mộ nào. Đó là vị giáo sư trẻ người Đức Frank Gerke.

Tôi biết Frank Gerke cũng rất tình cờ. Dịp tôi qua Đức, anh là người phiên dịch cho tôi. Đó là một người đàn ông cao lớn, trắng trẻo, tóc đen mướt, vai đeo chiếc ba-lô to xù, tay lại xách theo cây đàn ghi-ta. Trên ngực áo đen là mảnh băng đen. Mảnh băng khâu thẳng vào áo. Hóa ra nhà anh mới có tang. Tôi muốn nói với anh mấy lời chia buồn...

- Tôi để tang anh Sơn đấy. Tôi là em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!

F. Gerke bắt đầu câu chuyện bằng một giọng trầm trầm. Tôi kinh ngạc khi thấy anh nói tiếng Việt rất chuẩn, lại kinh ngạc hơn khi biết Trịnh Công Sơn có người nhà ở bên này...

- Không, anh Sơn chẳng có họ hàng gì với tôi cả. Anh ấy không chắc đã nhớ được tôi. Nhưng tôi thì rất yêu anh ấy và lúc nào cũng nhớ anh ấy...

Con tàu đã rời ga Frankfurt từ lúc nào rồi. Bồng bềnh hai bên cửa sổ là những ngôi nhà và những vườn cây, những cánh đồng lúa mì xanh ngăn ngắt. Thiên nhiên Đức đang tự vẽ ra những bức tranh tuyệt vời của Levitan. Nhưng F. Gerke dường như không quan tâm lắm đến phong cảnh thiên nhiên trải ra suốt hai bên cửa sổ toa tàu.

- Khi được tin anh Sơn mất, tôi đang dạy lịch sử Việt Nam ở trường Đại học Bonn. Vợ tôi báo cho tôi qua điện thoại. Nhưng tôi không tin, vì đó là ngày cá tháng tư. Ai tin được cái điều vô lý như thế? Tôi điện về Việt Nam. Hóa ra anh Sơn đi thật rồi. Thế là tôi bỏ dạy, về nhà. Tôi ốm lơ ốm lửng một tuần liền. Người sút đến ba ký...

- Rất cám ơn anh đã hết lòng yêu mến một nhạc sĩ tài năng của chúng tôi. Tôi cũng yêu nhạc Trịnh Công Sơn lắm. Nhưng rất tiếc là chưa có dịp nào được tiếp xúc với anh ấy...

- Thế thì đó là một thiệt thòi của anh - F. Gerke khẳng định - Khi biết anh sang đây, tôi định điện cho ông Nguyễn Quang Sáng, hỏi xem anh là một người như thế nào. Nhưng rồi thôi. Tôi muốn tự tìm hiểu, khám phá. Anh yêu nhạc Trịnh Công Sơn, như thế có nghĩa anh là người giống tôi...

- Anh gặp ông Sơn trong trường hợp nào?

- Lâu rồi! Khi ấy, tôi còn ở Tây Nguyên, làm phiên dịch cho một công ty cà-phê của Đức đặt văn phòng ở Buôn Ma Thuột. Tôi nghe nhạc anh Sơn và thấy mê. Nhạc anh Sơn rất đặc biệt. Anh có để ý không? Bài nào cũng chỉ phất phơ có mấy nét thôi, cứ như là nhạc của trẻ con ấy. Nhưng nghe là nhớ ngay. Trịnh Công Sơn đã đạt được đến độ cao nhất của nghệ thuật. Đó là sự giản dị. Tôi yêu nhạc anh Sơn, rồi tìm đến thăm anh ấy. Thế rồi anh em biết nhau. Đơn giản thế thôi mà...

Nói rồi, F. Gerke ôm đàn hát. Anh hát hay lạ lùng. Đến nỗi tôi cứ tưởng là Trịnh Công Sơn đang hát.

- Tôi có băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Chính anh Sơn đã dạy tôi hát đấy. Tôi hát theo băng mà - F. Gerke nói - Anh bảo chỉ có Khánh Ly hát mới ra Trịnh Công Sơn ư? Anh nhầm đấy. Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn.

F. Gerke quay ra cửa sổ. Nhưng hình như anh chẳng nhìn thấy gì.

- Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam. Mặc dù nhạc cách mạng của các anh rất hay. Hầu như bài nào cũng hay. Khỏe khoắn hùng tráng. Nhưng đó là nhạc hội hè, nhạc vui. Nhạc cho tất cả mọi người. Hầu hết nhạc sĩ các anh đều viết cho số đông. Người ta hát khi vui, hát ở chỗ đông người. Còn nhạc anh Sơn là nhạc chỉ dành cho một người. Khi nào buồn, khi nào cô đơn đến tuyệt vọng mà không còn biết nương tựa vào đâu nữa, người ta tìm về với Trịnh. Trịnh sẽ đón họ, nâng đỡ an ủi họ. Vì thế, tôi mới bảo Trịnh Công Sơn là một nửa âm nhạc Việt Nam... Nhạc Trịnh hay lắm. Hay một cách thấm thía. Lời ca của anh ấy rất đẹp. Đẹp như thơ...

- Còn hơn thơ ấy chứ - Tôi góp thêm - Thậm chí có những lời ca của anh ấy bọn thi sĩ chúng tôi không viết nổi đâu...

- Nhưng cũng không nên vì thế mà lại bảo anh ấy là một nhà thơ lớn. Ca từ của Trịnh Công Sơn chỉ đẹp khi nó nằm trong giai điệu thôi, tách ra khỏi âm nhạc, để nó đứng độc lập như một bài thơ thì nó đâu có phải thơ. Trịnh Công Sơn có làm thơ đâu. Anh ấy viết nhạc đấy chứ!

F. Gerke đã thực sự hiện nguyên hình một con ma xó. Anh ứng tác thơ lục bát bằng tiếng Việt. Rồi anh hát chèo, hát dân ca quan họ và ca cải lương, ca bài chòi. Thật khó mà hình dung F. Gerke lại là một người Đức. Nếu cứ nhắm mắt nghe anh nói thì ta có thể lầm tưởng mình đang nhậu với một anh Hai nào đó ở Sài Gòn...

- Anh biết tôi học tiếng Việt ở đâu không? - F. Gerke hỏi - Học ở quán mộc tồn đấy. Cánh bợm nhậu dạy tôi. Rồi tôi nói tùm lum tà la...

Hôm cuối cùng tôi ở nước Đức, bạn bè người Việt ở Nhà Văn hóa Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ rồi sau đó là một bữa tiệc thịt dê. Thịt dê "đánh" từ Việt Nam sang. Tưng bừng chả kém gì Hà Nội. Trong men rượu ngà ngà, F. Gerke đề nghị mỗi người góp một câu thơ theo giọng Bút Tre để "Chào mừng nhà thơ Trần Đăng Khoa" rồi anh hào hứng mở đầu:

- Yêu nhau, góp tí máu dê - Mừng anh Văn Khỏa từ quê sang đầy... Văn Khỏa nghĩa là Trần Đăng Khoa đấy...

Thế rồi Phạm Kỳ Đăng, Nguyên Văn Thọ, vợ chồng Tôn Nữ Nguyệt Minh, Trương Hồng Quang..., nói như F. Gerke, mỗi người góp một tí "máu dê", thành một bài thơ khá dài, rồi F. Gerke kết thúc:

- Ra về hãy nhớ lời thề - Yêu nhau cứ phải thịt dê tương gừng - Em tửng tưng, lão tửng tưng - Bố thằng nào dám lẫy lừng vào đây... - F. Gerke cười khục khục - Tôi cứ kết hợp cụ Đồ Chiểu với thi sĩ Nguyễn Duy- ông anh tôi cho có tính dân tộc.

Lúc tiễn tôi ra sân bay về nước, F. Gerke nhờ tôi chuyển lời thăm của anh tới nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Nguyễn Duy và nhạc sĩ Bảo Phúc. Rồi anh đọc câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng mà anh rất khoái: Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi - Đi lên đi xuống đã đời du côn. Anh thấy tôi có "du côn" không, anh Khoa? - F. Gerke quay lại hỏi tôi bằng một giọng đặc sệt Sài Gòn - Anh Sơn bảo ở trong tôi có đến 99% là dòng máu người Việt, còn Đức chỉ có 1% thôi. Tôi thì ngờ, hình như trong tôi không có đủ 1% dòng máu Đức - F. Gerke cười khà khà - Tôi sẽ phấn đấu trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Về già, tôi sẽ đưa vợ sang Việt Nam ở. Chúng tôi sẽ mua một căn nhà lá nào đó ở một miệt vườn, rồi làm một ông già Nam Bộ như trong thơ Nguyễn Duy: "Qua nghĩ chán, sống nghĩa là xả láng - Ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu - Nhà cửa tà tà che lá dừa lá mía - Nón áo khỏi lo nhưng nhậu phải đều đều... ".

------------------
Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn

--- Văn Cao ---



Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây.

Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra".

Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới.

Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa...
 
1 chút tưởng niệm...

Anh đã vắt cạn tình yêu cho đời

--- Thanh Tùng ---



Thế là người VN viết tình ca hay nhất thế kỷ đã qua đời. Thế là một trái tim nhân hậu đã ngừng đập, một thân phận mà sự hiến dâng là vô vàn trái ngọt còn sự hưởng thụ lại hết sức đắng cay... thân phận ấy đã chấm dứt.

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, từ Hà Nội tôi vẫn không thể nào trở về kịp trong giờ phút lâm chung của anh, để được ngồi bên giường bệnh cầm tay anh nghe dù chỉ một lời của anh như trước đây hơn mười năm anh đã làm như vậy khi vợ tôi ra đi. Chợt nghĩ đến cây Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau mà lòng đau vô hạn. ÐôI khi tôi ngồi với anh trong căn phòng nhỏ ngổn ngang những bức tranh, có lúc hàng giờ đồng hồ chẳng ai nói với ai tiếng nào, dường như ai cũng đang theo đuổi những ý tưởng nào đó... Không! Chẳng có ý tưởng nào cả! Vì Sơn có một câu hát mà tôi rất thích: Ðôi khi một người ngồi trong im lặng, thực ra đang ngồi thảnh thơi.

Vâng, giờ thì anh đã thảnh thơi, xin anh thật thảnh thơi, đừng mang theo những nỗi đau còn sót lại trên cuộc đời này làm gì cho vướng bận.

Rồi:

Một buổi sáng mùa xuân
Một đứa bé yên nằm
Bờ môi dường thầm hỏi
Có thiên đàng hay không?

Có? Hay không? Thiên đàng hay một chốn nào như vậy xin hãy đón nhận từ anh một linh hồn trong sáng như trẻ thơ. Tôi nghĩ đó không chỉ là lời cầu mong
của riêng tôi mà có lẽ là của hàng triệu người yêu mến anh.

Trước đây có người nói: Trịnh Công Sơn là phù thuỷ của ngôn ngữ để có ý ám chỉ tài năng văn học hay khả năng sử dụng ngôn ngữ của anh trong ca từ. Tôi không phản đối, về tài năng này của anh thì không ai sánh kịp, thế nhưng ở anh tài năng lại được nhân lên gấp nhiều lần bởi chính tâm hồn anh. Quả thật Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Sơn hầu như chưa bao giờ làm cho ai giận, ngược lại đối với những người có lỗi với anh - có giận mấy anh cũng không bao giờ mất bình tĩnh, câu phán xét cuối cùng của anh thường là một tiếng tặc lưỡi kèm theo câu nói: Thôi kệ.

Sự thông thái, tính bao dung, sự từng trải, tính khiêm nhường tạo nên một Trịnh Công Sơn có phong cách của một nhà hiền triết khổ hạnh, một nhân cách có cá tính độc đáo nhưng lại hoà đồng, cao siêu vời vợi nhưng lại dễ gần.

* * *

Chua xót là để có thể cảm thông được nhưng nỗi đau của kiếp người, con người tài hoa ấy hầu như phải hứng chịu tất cả những nỗi khổ đau ấy. Tất nhiên bù lại anh được sự kính trọng yêu mến, đôi khi là sự sùng bái hoà lẫn với vinh quang. Sự kính trọng và quí mến: anh khiêm nhường đón nhận và đền đáp, nhưng vinh quang đôi lúc quá nhiều anh cũng ngán ngẩm: Cũng chỉ là giả mà thôi!

Sơn đã từng thốt lên:

Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa.

Cho dù vậy, với anh tất cả đều có thể hiểu được, trái tim anh lúc nào cũng cháy bỏng tình yêu cho dù là đơn phương hay song phương, cho dù là đa phương hay vô định. Tình yêu đã đầy ắp trái tim thì phải cho, cho mà chẳng mong nhận lại, trong sáng, cao thượng, hiện hữu nhưng chẳng phải bao giờ cũng nắm giữ được, đó là tình yêu của Sơn.

Mặt trời, mặt trời đã lên, còn nhìn, còn nhìn thấy con người.
Một ngày tình cờ biết em, là ngày lạ lùng nhất trần gian.

Có đúng là một ngày nào đó Sơn đã gặp một ai đó và anh cảm thấy đó là một ngày lạ lùng nhất trần gian không? Có thể nhiều người không tin, còn tôi thì tôi tin vì tôi cũng đã từng gặp được điều đó, chỉ có điều tôi không nghĩ được ra một bài hát như vậy mà thôi.

Lại nói: Trong đạo làm người đức hi sinh là đức tính cao quý vô cùng, hiến dâng mà không cần đền đáp, đó là sự cao thượng nhất của đức hi sinh. Sơn nói:

Sống trên đời sống phải có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Ðể gió cuốn đi!. Anh cũng viết: Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người, có nghĩa anh biết chấp nhận sự đau khổ của đời sống. Anh thường nói với tôi là anh tán thành quan điểm Sống chứ không phải tồn tại. Bởi vì từ lâu bằng một giọng lạc quan, anh đã viết:

Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời.

Và dù cuộc đời chỉ là ci tạm, anh vẫn phải sống, phải yêu thương, phải hy vọng ước ao: Tim em người trọ là tôi, mai kia dù có xa xôi cũng đành.

Ôi cái chữ đành này nghe mới thật là lạ, nó tưởng như mềm yếu lại hoá thành dũng cảm, nó quyết liệt chấp nhận sự đối đầu với định mệnh như chấp nhận sự bất thành tạm thời của những hy vọng và hoài bão mà vẫn dấn thân vì như anh đã viết: Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ.

Quả thật cuộc đời chẳng được bao lâu, trái tim anh đã không bao giờ hờ hững với cuộc đời, anh đã vắt cạnh tình yêu trong trái tim cho cuộc sống, cho những thân phận khổ đau. Và cuối cùng nó đã ngừng đập.

Tôi mong anh nhận ở tôi và những người mến mộ yêu quí anh lòng biết ơn và nỗi tiếc thương vô hạn.

Tôi dừng lại ở đây với một nỗi băn khoăn: không biết đến bao giờ đất nước chúng ta mới lại có được một nhạc sĩ với cả tài năng, đức độ và sự nghiệp như anh.

----------------
Bi Kịch Trịnh Công Sơn

--- Trịnh Cung ---



Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về Nhu Ðạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn ra Ðà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài như Ðàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của Trịnh Công Sơn khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó. Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của Trịnh Công Sơn sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với Trịnh Công Sơn. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ...". Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.


--> đọc xong bài viết này, chợt nhận ra rằng mình thích nhạc Trịnh Công Sơn mà chưa thục sự hiểu hết về ông, hiểu rằng cuộc đời ông lại có 1 bi kịch lớn đến như vậy.

Cuộc đời của ông là một sự cô đơn kéo dài, không lối thoát, không có ai để sẻ chia...

Tại sao lúc ông còn sống lại có ít người hiểu được nhạc của ông đến như vậy, để rồi sau khi ông mất người ta thèm hiểu...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn Kiều Minh với bản tường trình mộc mạc & đơn giản như nhạc Trịnh, cảm ơn mọi người đã tham dự buổi giao lưu ý nghĩa này. Và hy vọng đến hẹn lại gặp.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Sao anh lại gọi là "bản tường trình" nhỉ? Nghe giống kiểu như khai báo cái gì quá. :D:p (bản tường trình mất trộm hay bản tự thú chẳng hạn) :)) :))
 
Back
Bên trên