Trịnh Công Sơn

Mọi người có muốn tiếp đọc mấy bài viết của nhạc sĩ thiên tài Trịnh Công Sơn không ạ?;;)



Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình...


Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước. Một buổi sáng cách đây bốn năm, lúc tôi đang ngồi uống rượu với bạn, mẹ tôi bảo: "Mạ đi chơi chút nghe". Thế rồi một giờ sau tôi được điện thoại báo tin mẹ tôi đã mất tại nhà người bạn.


Nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đã từ biệt chúng tôi như thế. Không kịp nói một lời, không kịp đưa tay vẫy chào bạn bè, vẫy chào cuộc sống. Thế kỷ 21 thế mà cũng khó đến được dù chỉ còn mấy năm.


Càng yêu ta càng thấy: có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết đâu cái thời gian mình được yêu thì một người khác cũng đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn và cũng dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề.


Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.


Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.


Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...


Trịnh Công Sơn (1996)
 
Lặng Lẽ Nơi Này


Trịnh Công Sơn người nhạc sĩ của hơn hai thế hệ người Việt vừa tạ thế tại Việt Nam hưởng thọ 62 tuổi, một người rất gần gũi mà cũng rất xa chúng ta. Ông là người mà ai cũng biết nhưng cũng không ai biết ông bao nhiêu ngoài gia đình và một vài người bạn rất thân.
Sinh ngày 28 tháng Hai năm 1939, qua đời ngày 1 tháng Tư năm 2001 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trịnh Công Sơn quê ở Huế nhưng ra đời ở Đác Lắc. Tiểu sử, ông chỉ ghi như thế.
Lặng lẽ nơi này, như tựa của một bài hát ông viết, có lẽ là một tóm gọn khá đúng về cách sống của ông:
Trời cao đất rộng, một mình tôi đi
Đời như vô tận, một mình tôi về
Một mình tôi về với tôi...

Từ căn nhà cũ ở Phú Cam, Huế, Trịnh Công Sơn lớn lên, bỏ vào Sài Gòn, theo bạn bè, âm nhạc. Ông không ồn ào những bước đưa nhạc của mình vào với người nghe.
Năm 1965, ở trụ sở sinh viên đại học góc đường Duy Tân Hồng Thập Tự, người thanh niên có cái vẻ rất thư sinh, gầy gò ấy cầm chiếc Tây Ban Cầm bước lên bục, sau đôi lời giới thiệu rất ngắn và giản dị của một người trong ban tổ chức, cất lên tiếng hát chưa mấy ai biết ở Sài Gòn thời ấy, và từ đó, nhạc Việt Nam không bao giờ còn như cũ nữa.
Trong số những ca khúc ông hát hôm ấy, có bài Gọi Tên Bốn Mùa. Sài Gòn hôm ấy vừa xong một cơn mưa. Cơn mưa vào hạ, những giọt thì thầm, cành khô bơ vơ, buổi chiều xao xác, tuổi thơ, tin buồn... Không khí ấy, cứ nghe lại vài ba đoạn trong ca khúc Gọi Tên Bốn Mùa, lại trở về, như mùa thu cũ, một thời, một đời...
Trịnh Công Sơn tới với người thưởng ngoạn bằng nhạc, nhưng căn bản, ông là một thi sĩ.
Ông như người nhạc sĩ mù trong một bức vẽ của Picasso, thời kỳ xanh. Người nhạc sĩ cầm cây đàn, cây đàn không có dây, dạo lên những âm thanh mà chỉ ông nghe thấy, vì nó đi ra thẳng từ quả tim của ông.
Trịnh Công Sơn cũng thế. Ông viết rất dễ dàng. Trong trí, trên một mảnh giấy lau tay trong một tiệm nước, bất cứ chỗ nào. Như một thi sĩ, vì ông chính là một thi sĩ.
Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi. Nhạc của ông không khúc mắc là vì thế.
Ngôn ngữ thơ trong phần lời ca của ông đưa người nghe vào một thế giới với những hình ảnh hoàn toàn mới. Hình ảnh lãng mạn mà ông tạo ra không còn dấu tích của dòng nhạc bước đi từ thời tiền chiến. Nó đưa tới sự chấm dứt những ảnh hưởng cũ đã ở trong nhạc Việt từ hơn 30 năm. Đến Trịnh Công Sơn, nhạc Việt mới đi hẳn về một chiều mới.
Ngôn ngữ tình yêu của ông không là những ngôn ngữ của thi ca lãng mạn Việt Nam trước đó. Đó là một thứ ngôn ngữ để nói về tình yêu trong một nỗi bất an, một không gian bất ổn, của chung quanh đầy xao động.
Có thể nói Trịnh Công Sơn làm thơ bằng âm nhạc. Âm nhạc chỉ là một phương tiện để chuyên chở thơ của ông. Trong những chuỗi âm thanh mà nhạc dẫn dắt chúng ta đi theo ông, người nghe, vẫn thấy lấp ló đâu đó con người thi sĩ của ông. Chữ nghĩa thi ca của ông không cầu kỳ, cũng không khuôn sáo. Những chữ đã rất cũ, qua tay ông, được mặc cho những bộ áo mới. Thì đây, chữ nghĩa đã cũ, nhưng nghe qua Trịnh Công Sơn thì lại rất mới:
Tôi ru em ngủ
Một sớm mùa đông
Em ra ngoài ruộng đồng
Hỏi thăm cành lúa mới
Tôi ru em ngủ
Một sớm mùa thu
Em đi trong sương mù
Gọi cây lá vào mùa...
Trịnh Công Sơn là một tài hoa hết sức đa dạng. Ông viết về nhiều thứ nhạc khác nhau. Từ những tình ca xót xa, nghe tê dại, đau đớn, những tình khúc bất hạnh đến những bài ngợi ca quê hương đất nước, một ước mơ hòa bình hiền lành của dân tộc. Ông nói hộ cho một hai thế hệ những điều đó. Nhưng nhạc tình của ông, bằng những hình ảnh rất mới, của thơ, đã trở thành dấu ấn của Trịnh Công Sơn.
Ông quan niệm như thế này về nhạc tình: "Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi."
Và bởi thế, những tình khúc mà ông viết, đã trở thành những tình ca chung của tất cả. Tính chất riêng tư không còn nữa.
Diễm trở thành không thực. Chỉ còn nhớ mãi trong cơn đau vùi, buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua như trong ca khúc Diễm Xưa, nghe một lần rồi mãi mãi không bao giờ quên được.
Trịnh Công Sơn ra đi là một mất mát vô cùng lớn của những người yêu nhạc Việt. Ông để lại một thế giới đẹp hơn.
Và nói như Kiều Chinh sáng hôm nghe tin ông mất, được sống cùng thời với Trịnh Công Sơn, là một vinh hạnh.
Bùi Bảo Trúc
 
Buồn Bã Với Những Môi Hôn

Tất cả bài nhạc của Trịnh Công Sơn đều ngắn hoặc rất ngắn. Riêng một bài duy nhất mang dáng dấp một trường ca : bài Đoá Hoa Vô Thường. Với nhạc dạo đệm trước mỗi đoản khúc, bài hát kể một tình sử triết lý qua cách hiểu của Trịnh Công Sơn về chữ " ái " và chữ " tâm ".

Đây không phải là lần đầu vô thường đi vào lời ca của Trịnh Công Sơn. Vô thường bàng bạc trong nhạc Trịnh Công Sơn từ thuở đầu, nhưng không mấy ai để ý. Lời ca của anh hay quá, thơ quá, hát lên nghe đã bâng khuâng rồi, đâu cần hiểu ý nghĩa, chỉ mang máng thấy lời thơ có một chiều sâu triết lý thiếu vắng hẳn trong nhạc Việt Nam. Có lẽ chính tác giả cũng chưa ý thức được rõ ràng điều mình cảm nhận, và chính nhờ thế mà tính cách mông lung của lời ca làm rung động lòng người, khác với lời văn sáng sủa. Với Đóa Hoa Vô Thường, Trịnh Công Sơn nhạc hoá lý thuyết và lý thuyết hoá nhạc. Anh còn chua thêm giải thích ở mỗi chuyển mạch để ý của nhạc được hiểu rõ hơn. Đoạn thứ nhất là đi tìm tình, nhịp thong dong. Đoạn thứ hai là gặp tình, đưa tình về, nhịp hớn hở, mùa xuân trên những mái nhà, có con chim hót tên là ái ân. Đoạn thứ ba là bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất. Sau đó, nhạc bắt đầu hiu hắt, một thời yêu dấu đã qua, ôi áo xưa em là một chút mây phù du. Rồi nhạc mạnh và êm dịu lại để đi vào đoạn kết : từ đó ta là đêm nở đoá hoa vô thường. Tại sao nhạc êm dịu lại ? Anh giải thích : tình do tâm ta mà sinh, có khi tình mất mà tâm còn động vọng, đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi.
Chữ " ái ", đó là chỗ mà ai cũng thấy nơi Trịnh Công Sơn, chiếc nôi trong đó chúng ta nằm nghe anh ru từ mấy chục năm nay. Chữ " tâm " là cánh cửa mới mở ra trước Trịnh Công Sơn, nơi anh có cảm tưởng đang đến, kết thúc một đời rong chơi. Từ " ái " đến " tâm ", Đóa Hoa Vô Thường trình bày một quá trình chuyển hoá trong đó chuyện đời cũng như chuyện tình diễn biến dưới hình thức đối nghịch của từng đôi, từng cặp như tôi với em : tìm/gặp, gặp/mất, mất/còn, có/không. Vô thường, trong Trịnh Công Sơn, không có gì khác hơn là cái có đi vào cái không. Có thể ý tưởng về quá trình đối nghịch đó đã nằm trong vô thức của Trịnh Công Sơn từ trẻ. Hát lại Trịnh Công Sơn từ khi anh mất, trực nhận của tôi chợt bắt gặp vô thức của anh. Tôi sẽ nói ở đây những đối nghịch đó mà tôi nghĩ luôn luôn là nét chính trong nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi sẽ trích khá nhiều ví dụ, nhưng tôi phải tự kiềm chế tôi, nếu không thì hát hoài không dứt.

Tôi muốn bắt đầu bằng một đối nghịch trong cách vẽ tranh của Trịnh Công Sơn. Chẳng tại sao cả. Chỉ vì nói đến nhạc Trịnh Công Sơn mà bắt đầu bằng triết lý chắc là không ổn, vì anh là thi sĩ. Phải bắt đầu bằng người đẹp, người đẹp nhất trong tất cả những người đẹp nhất từ hai trăm năm nay : Thúy Kiều.

Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai


Tại sao gió sẽ mừng ? Vì tóc em là gió. Gió đùa với gió, làm sao gió không vui ? Tại sao mây lại hờn ? Vì tóc em là mây. Mây thua nước tóc, làm sao mây không dỗi ? Em là giai nhân toàn bích. Thế nhưng một nhan sắc toàn bích không làm Trịnh Công Sơn rung động. Giữa toàn bích, anh chấm một nét hỏng, và chính nét hỏng đó là cái duyên làm say lòng người.

Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi

Tất cả những người đẹp của Trịnh Công Sơn đều có vai gầy. Vai gầy, có thể đẹp. Nhưng gầy guộc thì nhất quyết là hỏng. Thì thiếu da thơm quả ngọt mùa xuân. Vậy mà khi thả giọng trầm xuống chữ guộc, tôi tưởng như nghe có cánh con vạc bất chợt vỗ nước bay vào đêm thâu. Đêm vắng sâu hơn và Thúy Kiều đẹp hơn.

Đối nghịch là nét nhạc riêng của Trịnh Công Sơn. Anh nói một điều rồi anh nói điều trái lại. Như nét hỏng nằm giữa toàn bích. Bài hát này của anh đối nghịch với bài hát kia, lời một đối nghịch với lời hai, câu sau nghịch với câu trước, thậm chí hai hình ảnh nghịch nhau trong cùng một câu, trong vòng đôi ba chữ.

Tôi lấy ví dụ Trịnh Công Sơn hát cô đơn. Anh là người cô đơn cùng cực :

Trời cao đất rộng một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Đời như vô tận một mình tôi về
Với tôi.

Anh cô đơn với. Chữ với làm tôi rờn rợn. Như câu sau này :

Một ngày thấy bóng em qua nơi này / một lần với bóng tôi
Một ngày đã có em xa nơi này / một ngày với vắng tôi


Với vắng tôi. Em chỉ với khi nào không có tôi. Em cộng với con dấu trừ. Cho nên chúng ta chỉ có cái bóng của nhau.

Trịnh Công Sơn hát cô đơn thảm sầu như vậy, nhưng hát đôi lứa cũng nồng nhiệt vời vợi. Anh cổ vũ :

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui...
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người

Trịnh Công Sơn hát tuyệt vọng. Anh nằm chết lịm trong tuyệt vọng, tuyệt vọng rơi rất gần rơi xuống trong tôi như hoa tiễn đưa rơi trên mộ. Nhưng anh lại đánh trống thúc quân đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng. Anh đang nằm xuống hay anh đã đứng dậy ?

Trịnh Công Sơn nhìn đời buồn tênh. Buồn tênh !

Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non

Nhưng Trịnh Công Sơn yêu đời thắm thiết. Anh quỳ xuống, tạ ơn đời đã cho anh hạnh phúc lẫn thương đau :

Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày / quên kiếp sống lẻ loi
Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời / như sao xuống từ trời

Tôi biết có người sẽ nói : thì Trịnh Công Sơn cũng như mọi nghệ sĩ khác, có vui có buồn, có yêu thương, có tuyệt vọng. Không phải thế ! Trong nhạc Trịnh Công Sơn, vui đi cặp đôi với buồn, hạnh phúc sóng bước với thương đau trong cùng một bài, trong cùng một câu. Đây là hai vế trong cùng một bài, vế thứ nhất là thương đau :

Tình yêu như nỗi chết cơn đau thật dài
Tình khâu môi cười / hình hài xưa đã thay / mặn nồng xưa cũng phai
Tình chia nhau gian dối / tình đày tình đôi nơi


Vế thứ hai là hạnh phúc :

Một mai thức dậy / chợt hồn như ngất ngây / chợt buồn trong mắt nai
Rồi tình vui trong mắt / rồi tình mềm trong tay

Hạnh phúc tưởng như thiên thu :
Tình cho nhau môi ấm / một lần là trăm năm

Cũng hai vế đối nhau như thế trong hai đoạn, tôi hát thêm bài nữa. Đoạn trước là phụ bạc, nợ nần :

Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi

Đoạn sau là tha thứ lau xoá oán trách, yêu thương vẫy gọi yêu thương :

Bao nhiêu năm vẫn lại nhiệm mầu
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời sau

Đó là hai vế nghịch nhau trong một bài. Bây giờ là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn. Như thế này là có hay không :

Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay

Như thế này là xa hay gần :

Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần

Như thế này là rộng hay hẹp :
Tình yêu như biển biển rộng hai vai
Tình yêu như biển biển hẹp tay người
Biển hẹp tay người
Lạc lối.

Như thế này là có hay không, mưa hay nắng, đông hay xuân, khứ hay hồi :

Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông
Trời chợt nắng vườn đầy lá non
Người lên tiếng hỏi người có không
Người đi vắng về nơi bế bồng

Như thế này là sống hay chết, tàn hay nở :

Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho


Như thế này là ngày hay đêm, lên hay xuống :

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông


Đó là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn, hoặc giữa câu trước với câu sau. Nhưng lại rất lắm khi nghịch với thuận, không với có, trộn lẫn với nhau, buồn xen trong vui, mông lung không biết đâu là vui đâu là buồn. Mưa là buồn chăng ? Không hẳn, mưa trong Trịnh Công Sơn rất hồng, vì mưa trong nắng, mưa khi trời ươm nắng cho mây hồng. Nắng là vui chăng ? Không hẳn, lung linh nắng thủy tinh vàng, nhưng nắng lên mà chợt hồn buồn dâng mênh mang. Mưa Huế rất nặng hột, vậy mà mưa cứ như thì thầm dưới chân ngà. Nắng được trời gọi lên, nhưng trời cũng chẳng biết đó là nắng của mưa hay mưa của nắng :

Gọi nắng cho cơn mưa chiều nhiều hoa trắng bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say


Bao nhiêu nụ hồng trong Trịnh Công Sơn, lạ quá, đều là nụ hồng tàn : em gọi nụ hồng vừa tàn cuối sân ; đóa hoa hồng tàn hôn lên môi em ngày tháng dài. Có một chút của cái này và một chút của cái kia. Có một chút của cái này trong một chút của cái kia. Có một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ :

Bước tới hư vô khoác áo chân như
Long lanh giọt lệ / long lanh giọt lệ / giọt lệ thiên thu


Phôi pha cũng vậy. Trong nhớ đã có quên, trong quên vẫn cứ nhớ, tưởng vơi mà đầy, trong con nước rút đi có hồng thuỷ dâng lên :

Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng xoá một ngày đìu hiu

Đến đây, e không còn nói đối nghịch được nữa. E phải nói đối hợp. Vẫn nghịch như trời với đất, nhưng sương phủ mênh mông nối đất với trời. Chỉ còn mông lung sương. Rõ ràng nhất là cặp vợ chồng đi-về. Không bao giờ Trịnh Công Sơn nói đi mà không nói về. Hễ có đi là có về, hễ về là lại đi, không bao giờ câu trên đi mà không có câu dưới về, thậm chí đi về nằm ôm nhau trong một câu, trong hai chữ, trong một cõi, một cõi đi về.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
đi lên non cao đi về biển rộng

Vừa đi vừa về như thế, đôi chân loanh quanh không biết xoay sở thế nào, tự hỏi, thắc mắc : đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Bốn mùa cũng loanh quanh như thế : mùa xuân chưa qua mùa hạ đã đến, mùa thu chưa đi, mới đầu thu thôi chân ngựa đã về. Mà chỗ về của Trịnh Công Sơn cũng lạ : không phải về nơi đây mà về chốn xa. Con người ra đi, tưởng đi đến đâu, ô hay chỉ làm một vòng xinh rồi trở về nơi cũ, như nằm mộng thấy mình đi :

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị
Ngày xưa.


Tôi nghe có người nói một câu hay khi đến thăm một người rất danh tiếng vừa chết : chỉ có ông ta không biết ông ta chết. Tôi nghĩ Trịnh Công Sơn không nói như vậy. Chắc anh vẫn đang thấy anh, vẫn đang thấy mọi người tiếp tục chạy vòng quanh. Tiếp tục đi, tiếp tục về. Tôi nghe như anh đang hát thế này với các người đẹp đến khóc anh : Này em,

Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ đâu có cái chết sau cùng

Không có đầu tiên, không có sau cùng, không đầu không đuôi, làm sao chết được, bởi vì làm sao bước ? Phải có cái bước đầu tiên mới có cái bước thứ hai, mới có cái bước sau cùng, mới chết, mới có người khóc, mới có văn tế. Vì bước không được, cho nên Trịnh Công Sơn chỉ lăn, và anh đã nghêu ngao như thế rồi. Anh ngồi giữa con phố, nhìn những gót chân thon đi ngược, nhìn những gót chân hồng đi xuôi, và anh í a tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài. Anh lăn như thế nhiều lần với ám ảnh tử sinh. Sống chết là bánh xe lăn tròn, vô thuỷ vô chung. Trịnh Công Sơn không nói bánh xe, nhưng anh lăn theo những hòn sỏi, hòn đá, vốn là những hình ảnh quen thân của anh từ những bái hát đầu :

Hòn đá lăn bên đồi / hòn đá rớt xuống cành mai
Rụng cánh hoa mai gầy / chim chóc hát tiếng qua đời

Trước đây, khi hát những bài đó, tôi không để ý đến ý niệm bánh xe, nhưng gần đây, Trịnh Công Sơn làm tôi ngạc nhiên khi anh đưa đối hợp có-không, một-hai, vào lời nhạc của anh một cách rõ rệt, thú vị, tinh quái. Anh khóc như thế này :

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người


Lối khóc rất ngộ này tóm tắt cách nhìn đời của Trịnh Công Sơn trong suốt nhạc phẩm của anh. Với một con mắt anh nhìn người. Với một con mắt anh nhìn anh. Một con mắt, anh nhìn tình phai. Một con mắt, anh nhìn anh thở dài. Nhưng cùng một con mắt kia, anh vừa nhìn thấy em yêu thương, vừa thấy em thú dữ. Cùng một con mắt này, anh vừa thấy đêm tối tăm, vừa thấy đêm nồng nàn. Chẳng biết mắt nào là mắt còn lại, chỉ biết rằng con mắt còn lại nhìn một thành hai. Chỉ biết rằng :

Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại là con mắt ai


Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Bóng nắng là một chữ trong kinh, và, như anh nói, từ khi trời là trời trăng là trăng câu kinh đã bước vào đời. Con mắt còn lại là con mắt ai ? Tôi không muốn nghĩ như thế, nhưng tôi cảm thấy câu trả lời nằm trong đoạn kết của Đoá Hoa Vô Thường mà anh đã soạn rất khúc chiết với nhập đề, thân bài, kết luận, với quá trình tìm em - gặp em - mất em - an nhiên.

Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Anh bắt tôi phải hát lại những bài hát trước trong cảm nhận mới đó của tôi về chập chờn bóng nắng trong tâm thức của anh. Con mắt còn lại hiện ra, và đây là một mà hai :

Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng


Nghìn trùng nằm ngay nơi giây phút tao ngộ. Và đây là hai mà một :

Từ trăng thôi là nguyệt một hôm bỗng nghe ra
Buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ
Từ trăng thôi là nguyệt tôi như giọt nắng ngoài kia
Từ em thôi là nguyệt coi như phút đó tình cờ

Buồn vui là một, quên nhớ là một, phút tình cờ chụp bắt được điều đó hiện ra đây đó khá nhiều, có điều là Trịnh Công Sơn hát lên nhẹ nhàng như thơ, người hát nghe giọng thơ nhiều hơn là nghe ý tưởng. Nếu để ý, câu hát sâu thẳm. Lại ví dụ :

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ


Thật bình yên. Mà buồn ! Buồn nằm sẵn trong bình yên ? Nếu không, tại sao anh khóc từ bao giờ ? Anh khóc từ trước, rồi anh mới giật mình, trong một phút tình cờ, thấy mình đang khóc. Ai không tin ở cái giật mình đó, hãy nghe Trịnh Công Sơn giật mình một lần thứ hai :

Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ô nắng lên rồi


Thật lệ rơi. Mà không buồn ! Giật mình : nắng lên. Thế thì nắng đã nằm sẵn trong giọt lệ ? Là một với giọt lệ ?

Tôi bắt gặp chớp nhoáng thần bí đó trong cả cách dùng tĩnh từ của Trịnh Công Sơn : môi em hồng như lá hư không. Lá hư không là thế nào ? Là môi em vừa có dáng như ngọn lá vừa có dáng không như ngọn lá ? Là có màu vừa hồng vừa không phải hồng ? Có một cái gì vừa thật vừa không thật ? Nghĩ cho thật kỹ, đúng là môi em tôi như thế. Đúng như tôi nghĩ là như thế. Nói như ngọn lá, như màu hồng là sai.

Lại một tĩnh từ khác trong rất nhiều ví dụ như vậy :

Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
Nhìn lại em áo lụa thinh không

Ráng chiều có thật nhưng sắp đi vào hư ảo rồi, chớp nhoáng thôi. Nhìn hư trong thực như thế, giật mình nhìn lại em tôi... ôi thần kỳ hai chữ thinh không ! Lụa nhẹ như khói đang tan, em cũng vậy, như thực như huyễn, chỉ còn là nét đẹp diễm ảo, mong manh đó thôi.

Tôi không muốn đóng khung Trịnh Công Sơn trong một triết thuyết nào cả. Anh tuyên bố chỉ muốn làm kẻ rong chơi và chấp tay van vái chỉ xin được như thế mà thôi. Nhưng khi anh mất, tôi không khỏi nghĩ đến những mong manh đã ám ảnh anh những năm gần đây và tôi giật mình chợt thấy anh đã là thi sĩ của mong manh như vậy từ lúc đầu, từ bao giờ ? Đây là đoá quỳnh của thuở xuân xanh :

Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh


Tại sao môi hôn mà buồn bã thế ? Buồn nằm trong hạnh phúc ? Là một với nhau ? Nhưng quả thật đoá quỳnh đã hôn đêm trăng như thế. Hãy xem hoa nở :

Ta mang cho em một đoá quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng


Hoa đang nở trên lưng một cuống lá dài như môi ai cười trên lưng một người tình. Nhưng cũng môi đó, mới cười với trăng đã hôn từ giã đêm trăng với những cánh đang khép, đang úa, buồn bã. Tôi giật mình : đoá quỳnh của thuở xuân xanh chính là đoá hoa vô thường nở trong tâm của anh ở khoảng cuối đời. Anh đi với đoá quỳnh, anh đến với đoá quỳnh, khép lại một chu kỳ vòng quanh. Anh là đêm trăng của ngày xưa đã hôn nhau buồn bã với đoá quỳnh mong manh và từ đó dòng nhạc của anh róc rách những mong manh như thế cho đến khi anh chơt nhận ra ta là đêm nở đoá hoa vô thường.

***

Còn lại chuyện cuối cùng phải nói : vậy thì tôi với em là một hay hai ? Là một chăng ? Thì đấy, Trịnh Công Sơn đã có lần hăng hái :

Em là tôi và tôi cũng là em

Chẳng ai tin. Người không tin nhất chính là anh. Đừng tin !

Đừng nghe tôi nói lời tăm tối
Đừng tin tôi nhé vì tiếng cười
Tôi như là người ngồi trong đêm dài
Nhìn tôi đang quá ngậm ngùi


Tôi với em không thể là một được bởi vì em là muộn phiền và muộn phiền thì đối nghịch với hồn nhiên mà tôi mơ ước. Hồn nhiên lấp lánh như mặt trời trong lắm bài. Trịnh Công Sơn mơ ước trở về với hồn nhiên như trở về với bản chất của anh, như trở về với con chim thuở nhỏ, với hoa trên đồng xanh một sớm mai rất hồng. Anh muốn trở về với thật thà, với khờ dại, với ngây ngô, anh ngẩn ngơ nhìn người kia, dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi, anh nhìn đứa bé. Đứa bé ! đó mới thật là một của Trịnh Công Sơn, bởi vì đó là hồn nhiên, đó là cội nguồn, đó là quê nhà nằm sâu trong tiềm thức của anh. Hồn nhiên có khi trở về lồng lộng trong cả bài hát như cánh diều lồng lộng trong không, có khi âm thầm, văng vẳng, thiết tha, sâu lắng trong một câu, trong một chữ. Những lúc đó, Trịnh Công Sơn hân hoan :

Hôm nay tôi nghe có con chim về gọi
Về giữa trời về hót giữa đời tôi
Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé
Mới lớn lên giữa đời sống kia


Trịnh Công Sơn là người thi sĩ duy nhất của tình yêu không cho chữ em đi sóng đôi một cặp ngọt ngào với chữ anh. Chữ em mồ côi chữ anh trên lưỡi. Chữ em mù loà đi tìm chữ anh. Gặp vớ vẩn một hai lần trong một hai bài hát đầu, nhưng nhạt nhẽo, vô duyên lắm. Còn thì Trịnh Công Sơn chỉ tôi với em, em với ta, như thử hai người yêu là hai người ở trọ gần nhau.

Có lẽ vì thế mà tôi hát Trịnh Công Sơn với hạnh phúc tràn trề. Bởi vì tôi hát sự thực trong lòng tôi, trong lòng người, trong lòng đời. Có bao giờ ai một với ai trong cuộc tình ? Cứ xa xa mà tôi khiêm tốn như thế, hoạ may tưởng mình có lúc đến gần làm một. Như thế là hạnh phúc. Đến gần, giọt nắng thủy tinh có khi là giọt lệ.

Cao Huy Thuần






Hic, hay quá!:D Mình có thích TCS đến mấy cũng chẳng viết được 1 nửa thế này. Định cho mấy bài viết của mình lên, nhưng... đặt cạnh mấy bài này thì... hic hic...:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Minh em! hãy post bài của em lên nhé, anh và mọi người đang chờ.

-------------
Cái thiện cần bằng chứng, cái đẹp không cần bằng chứng [/I]- Fontenelle
 
Cái này trích từ blog của em. Ngẫu hứng thôi. :D Mọi người đừng cười nhá. :p



Đắng và buồn - hay là lại cà phê và nhạc Trịnh

Tôi yêu nhạc Trịnh và tôi cũng thích cà phê. Có lẽ tôi đã tìm ra phần nào lí do tại sao. Chỉ một phần thôi. Còn lại thì chẳng có lý do. Thích là thích thôi.

Tại sao mình thích nhạc Trịnh nhỉ? Đặc biệt thích nghe vào những lúc buồn. Có người khuyên mình những lúc ấy nên nghe loại nhạc nào vui vì "nghe nhạc Trịnh sẽ càng buồn thêm đấy" Biết vậy. Nhưng vẫn muốn nghe. Thực sự là những lúc buồn, mình mong muốn tìm được ở ai đó một sự đồng cảm. Và mình tìm đến nhạc Trịnh. Nghe những bài hát của ông, mình gặp lại mình trong đó. Đôi lúc, nước mắt trào ra, không ngăn được. Đã bao nhiêu lần, mình muốn khóc, nhưng có cái gì đó cứ nghẹn lại; muốn khóc nhưng không sao khóc được. Vậy mà khi nghe nhạc Trịnh mình lại khóc ra được. Khóc được rồi, thấy thật nhẹ nhõm, như trút được một gánh nặng trong người.

Nếu lúc mình buồn, có hai người bạn đến. Một người muốn làm cho mình vui, một người lại muốn chia xẻ nỗi buồn với mình. Trong hai người bạn đó, mình thích người bạn thứ hai hơn. Đối mặt lại với nỗi buồn lần thứ hai có thể khiến người ta thêm đau khổ nhưng sau đó người ta lại trở nên cứng rắn, mạnh mẽ và trưởng thành hơn lên.

Còn cà phê. Hôm trước, đứa bạn rủ đi uống cà phê đúng lúc đang chán đời. Chẳng hiểu sao hôm đấy mình mới cảm nhận hết hương vị cà phê. Mọi lần uống cà phê nâu không thấy đắng vậy mà hôm ấy...

Quả thật là cà phê hôm đó rất thơm. Nhưng chẳng hiểu sao, mới hớp một ngụm thì thấy cà phê thật thơm và ngọt. Vậy mà, khi cà phê xuống đến cổ thì thấy đắng đến vậy...

Tại sao đến lúc đó mình mới cảm nhận được điều đó nhỉ?

Hay tại tâm trạng của mình hôm đó?

-KM-
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình yêu của anh với Nhạc Trịnh như một người con trai yêu một người con gái và lấy cô gái ấy làm vợ. Nó nhẹ nhàng, hồn nhiên như sự hít vào và thở ra đâu cần nghĩ suy gì. Người con trai cũng chẳng bao giờ tự cho rằng người yêu mình, vợ mình là đỉnh cao của cái cái thiện, cái mỹ... chỉ biết yêu và yêu, yêu say đắm, yêu như chưa bao giờ được yêu,... và cũng chẳng biết tại sao mình yêu đến thế. Và chỉ biết rằng hôm nay tôi yêu Nhạc Trịnh hơn hôm qua, và hy vọng ngày mai tôi sẽ yêu Nhạc Trịnh hơn hôm nay... Cuộc sống cứ trôi như 1 dòng sông với những bề bộn, ngang trái, với bao nỗi buồn niềm vui và chỉ biết rằng lúc nào cũng có Nhạc Trịnh đồng hành và tình yêu Trịnh cứ lớn dần, lớn dần... và bây giờ đã là 1 điều tất yếu của cuộc sống.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
---------------------
Khi yêu ai, ta chẳng biết vì sao yêu, nhưng chính nhờ điều ấy mà ta biết mình có yêu - F.de Croisset
 
ANh Nghĩa với Chị Minh ơi!Trước tết mình tổ chức off lần II được hông ah???Em lâu lắm rồi chưa tham gia cùng mọi người,thông cảm cho em vì em bận quá....phải tham gia họp hành quá nhiều ở diễn đàn trường em...hì!Không biết ý kiến mọi người thế nào ah?
 
Nhạc Trịnh dường như một cái gì đó rất huyền diệu, thiêng liêng... Những giai điệu màu nhiệm đó quả là có khả năng xoa dịu mọi vết thương lòng. Con người ta tìm thấy ở đó một chỗ trú thân, một chỗ dựa tinh thần vững chắc qua thời gian không hề lay chuyển,, một sự đồng cảm chân thành. Chính nhờ vào trái tim đầy nhân hậu của Trịnh Công Sơn mà nhạc của ông lại có thể chiếm trọn trái tim người nghe đến vậy.....

Có phải là "quá nhiều" ( too much ) cho một cô gái 16 tuổi như tôi tìm đến với nhạc Trịnh và coi đó là người bạn tri kỉ của mình ? Chỉ biết rằng trong những ngày đông buốt giá này, không hiểu sao chỉ có thứ âm nhạc đó là có thể " chạm" đến những cung bậc cảm xúc tinh tế nhất trong tâm hồn tôi.... Và tôi cứ nghe, nghe mãi, chả còn nhớ đã nghe trong bao lâu nữa, nghe như thể những giai điệu ngọt ngào ấy chả bao giờ đến hồi kết..... Nó cứ miên man, tràn ngập, ám ảnh tâm trí tôi... Sau khi mọi chuyện " ngoài đời " đã xong, tôi lại tìm mọi cách để trở về thật nhanh với thế giới riêng của mình, để đối diện với chính bản thân mình.Tôi sợ những gì đang diễn ra một cách quay cuồng ngoài kia và chỉ muốn có âm thanh nhạc Trịnh bện cạnh mình để tâm tình, để chia sẻ cảm xúc.. Cuộc sống chỉ có nhạc Trịnh và bản thân mình, nó như một khoảng lặng, một khoảng trầm tư....và ở trong đó, con người ta được phép suy ngẫm về những gì đã qua, chuẩn bị cho những gì sắp tới....một nơi nương náu, bảo vệ không gì xâm phạm nổi....

Thứ lỗi cho tôi đã lỡ " buông" những dòng cảm xúc quá riêng tư của mình ở đây. Chỉ do những gì mà nhạc Trịnh tác động đến tâm hồn chúng ta là quá sâu sắc và khó lòng mà có thể giấu diếm được. Tôi mãi nghe những giai điệu mà tôi đã khắc sâu trong tim, mà tôi đã quá yêu đến mức đã trở thành một phần con người tôi và rồi tôi cũng sẽ hát mãi những lời ca tuyệt vời đó, cho dù là tiếng hát vang vọng, hay mấp máy trên môi và thậm chí là cả từ sâu thẳm nơi trái tim tôi.

"Trời còn làm mưa
Mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi
Em gầy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng
" ( Tuổi đá buồn : http://nhacso.net/Music/Song/Nhac-Trinh/2006/05/05F610B1/ )
 
Tôi tìm tôi trong cơn mưa, tôi tìm tôi trên con đường vô địch để cuối cùng tôi vẫn là tôi. Cái tôi mãi đi tìm thì không đến. Cái tôi không mơ đến, không dám nghĩ đến thì đã đến… đó là tình yêu Trịnh. Cái tình yêu kỳ lạ và thiêng liêng quá chừng. Nó mang đến cho ta những giây phút với tất cả các thang bậc kỳ lạ về cảm xúc của một con người – Thiên đường không ở đâu xa:). Nghe một bài hát ta như sống trong các khoảng khắc, các giai đoạn của một cuộc tình, có lúc nhẹ nhàng, du dương, trầm lắng, có lúc nồng nàn, say đắm trào dâng như sóng biển. Nhạc Trịnh đã hoà ta cùng một, nó đã ngắm sâu vào từng thớt thịt, từng mạch máu. Nó là ta và ta cũng là nó. Nhạc Trịnh đã đi vào lòng người chính bằng con tim. Không ai yêu Trịnh mà tự hào hay tự đại cho rằng Nhạc Trịnh là đỉnh cao của âm nhạc hay Nhạc Trịnh là nhất, mà họ chỉ biết rằng Nhạc Trịnh bây giờ là một phần tất yếu của cuộc sống, Nhạc Trịnh đã mang đến cho ta những giây phút hạnh phúc, nhưng cung bậc kỳ diệu của trần thế. Như vậy là quá nhiều, quá đủ cho một tình yêu.
(còn tiếp)
 
Lâu rồi mới vào đây :D hì hì. có ai nghe Khánh Ly hát tiếng Nhật bài Diễm xưa chưa :D?

http://www.tcs-home.org/songs/mp3/02-DiemXua (hat tieng Nhat).mp3

có cái này bà con đọc thử :D (trích từ blog của 1 người tự nhận là "ko thích nhạc Trịnh" :p (of course, it's NOT mine!:D)


Nhạc Trịnh và tôi...

Nhìn cái title có lẽ mọi người sẽ tưởng mình yêu nhạc Trịnh lắm nhỉ? Thực ra Ở đây mình chỉ muốn viết ở một khía cạnh khác. Mình không hiểu vì sao nữa, nhưng thực sự mình không cảm được nhạc Trịnh hay như thế nào?
Một lần vào box nhạc Trịnh ở TTVNonline, có một thành viên đã nhận xét "những tác phẩm của Trịnh chỉ hay ở phần ca từ, còn phần Nhạc thì cũng...thường thôi". Mình không biết có đúng là như vậy không, vì thực sự mình không thể cảm nhận được cái hay của nhạc Trịnh. Mình cũng chẳng việc gì phải dối lòng, mình ghét có nhiều người cứ làm ra vẻ ta đây là mê nhạc Trịnh lắm nhưng thực chất thì chưa chắc đã thuộc nỗi một bài hát của ông.

Mình thích nhạc Văn Cao, Trần Tiến, Phú Quang, Thanh Tùng. Nhưng riêng nhạc Trịnh thì không. Mình chỉ biết có một số người thân và bạn của mình đam mê nhạc Trịnh đến cháy bỏng...

Một lần nhìn thấy trên bàn học của anh trai (lâu lắm rồi, từ sau ngày 1 tháng 4 năm 2001 ấy, hồi anh còn là sinh viên) có tấm hình của Trịnh Công Sơn với dòng chữ phía dưới của anh trai "Người mất đi để âm nhạc mồ côi". Từ đó mình đã cố tìm hiểu và nghe Nhạc Trịnh nhưng không thể cảm nhận được hết cái hay...

Sau này First love của mình cũng mê nhạc Trịnh nên mình lại càng muốn tìm hiểu và nghe Nhạc Trịnh nhiều hơn nhưng vẫn không thể hiểu hết và tìm thấy cái hay của nhạc Trịnh. Có lần người ấy đàn và hát cho mình nghe bài "Biết đâu nguồn cội", có lẽ đó là ca khúc của Trịnh mà mình ấn tượng nhất. Mặc dù mình ấn tượng về giọng hát của anh ấy hơn
9.gif


Về sau mình quen 2 người bạn là em mây tím và anh Đức Anh cũng mê nhạc Trịnh. Có lần người yêu của mây tím làm cho cô ấy một trang web toàn nhạc Trịnh, thật cảm động, làm mình muốn tặng cho người ấy của mình một trang web như vậy. Thế nhưng mình vẫn không thể yêu nhạc Trịnh hơn...
Và anh Đức Anh nữa, cứ mỗi lần đi uống cafe là anh lại chọn quán nào có nhạc Trịnh do Khánh Ly hát. Nhưng đến bây giờ mình vẫn không thể cảm nhận được nhạc Trịnh hay như thế nào...

Ở nhà em họ mình hay mở "Đóa hoa vô thường" , bài này mình cũng thích nhưng thực sự mê thì không. Với cả Mỹ Tâm hát bài này quá vô hồn.
Phải công nhận ca từ của Trịnh rất hay, nhưng phần nhạc thì mình chưa cảm nhận hết cái hay...
Mình chỉ ấn tượng vẻ đẹp phong trần, lãng tử của ông...
3.gif
nhưng chưa bao giờ mê nhạc của ông. Thật tiếc!




Đối với những người yêu nhạc Trịnh, chưa thấy ai dám khẳng định mình đã hiểu được hết cái hay trong các bài hát của ông. Nghe hoài, nghe mãi mà vẫn thấy có điều gì đó ẩn hiện, mơ hồ và xa xăm... ^^
mình thích nhạc Trịnh lắm. không bít là vì lí do trên hay do bị bố "đầu độc" từ hồi bé tí nhỉ. :p
còn bài "đóa hoa vô thường", bài này hay thật, mình thích bài này nhưng cũng không đến mức crazy như nhiều bài khác. bài này mà nghe Mỹ Tâm hát thì... như muốn đấm vào tai ý. :p


Mình cũng bị anh trai và First love "đầu độc" nhưng vãn không đam mê nhạc Trịnh như Văn Cao hay Trần Tiến, Phú Quang. Nghe Đàm Vĩnh Hưng hát Biển Nhớ, Phương Thanh hát Một cõi đi về còn chán hơn nữa hic hic.



Gần 3 giờ sáng rồi, khò đây. :)| Mai đi học về quay lại viết. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
HƯ KHÔNG

Có một thứ tuổi đời mà cứ mỗi mùa Xuân đến, lòng cứ nhẹ đi những niềm vui mong manh mà lại nặng thêm những nỗi buồn vu vơ không nắm bắt được. Thời trẻ cũng thường có những lúc buồn buồn như vậy. Một thứ buồn vô cớ mélancolic. Có người cho rằng đó là nỗi nhớ nhung vô hình về một thứ thiên đường đã bị thất lạc. Một thứ quê quán không có chân dung rõ rệt, không có một địa lý rõ ràng, không biết được mùa màng thời tiết ra sao. Không biết mà vẫn nhớ nhung buồn buồn. Tôi thì lại có lúc thơ thẩn nghĩ rằng nỗi buồn vô thường vô cớ kia là bắt nguồn từ nỗi nhớ về cái quê hương đầu tiên từ cái bào thai trong bụng mẹ. Nhớ về cái cõi ở đó thành hình dần dần trong nỗi vui cùng những lo âu của người phụ nữ.

Cái sự buồn buồn kia không giống chút nào với nỗi buồn bây giờ khi một năm vừa cạn, vừa tàn, vừa tắt. Một mùa xuân bắt đầu cho tuổi này nhưng lại mang đến âu lo phiền muộn cho tuổi khác. Cái thứ tuổi đời khác này cứ mãi giật mình nhìn lại một năm qua đi mà vốn liếng gom góp cho đời chẳng có gì cả, chẳng được bao nhiêu. Hoá ra nỗi buồn này chẳng vu vơ chút nào. Có thể nắm bắt được. Nắm bắt nhưng rồi lại buông ra vì muốn lãng quên, muốn tự tha thứ cho mình.

Khi một người biết tự tha thứ cho mình thì đồng thời cũng phải biết tha thứ cho kẻ khác. Đừng bao giờ để lại những ân oán trong lòng. Ân oán là những tảng đá nặng nề ngăn chặn, giết chết lòng yêu thương. Sống mà không còn khả năng yêu thương được nữa thì cũng xem như đã chết rồi. Tôi yêu và tôi tồn tại. Yêu và tha thứ. Tha thứ và yêu. Sự phản bội đôi khi cũng cần thiết để cho tình yêu đẹp hơn, đậm đà hơn, buồn bã một thứ nhan sắc lạ lùng hơn. Từ đó câu thơ ra đời. Tiếng hát ra đời.

Ba mươi năm ca hát mộng mị giữa đời, ngoái nhìn lại nhiều khi cứ tưởng chỉ là giấc mộng của người khác. Người khác hay mình thì cũng thế thôi. Lãng đãng một điều gì vừa thật vừa không thật. Ngày xưa ca hát với người ca sĩ này, hôm nay ca hát với cô ca sĩ khác. Mộng mị quá rồi. Lệ Mai ngày trước hát ở Đà Lạt trong một căn phòng bên đồi lạnh lẽo. Hôm nay Lan Nhung hát ở Q.bar. Đêm tiếng hát cất lên bên một bàn rượu có Lý Quý Chung và tự nhiên nhớ lại những thời xưa cũ. Đêm cuối năm một giọng hát khàn khàn, một giọng hát trẻ thơ nghe bùi ngùi nhớ đời quá. Thì yêu đời mà hát và khi cất lên tiếng hát thì càng thấy yêu đời hơn . Đời cứ mãi lạ, cứ mãi mới một cách hồn nhiên lộng lẫy. Lộng lẫy như nụ cười, như sự thông minh của em, như thân thể của em ấm áp một mùa nắng của miền nhiệt đới.

Có những giấc mộng ngày cũ và có những giấc mộng bây giờ. Giấc mộng nào cũng có một nụ cười an ủi. Nằm sống bên nhau hoặc nằm chết bên nhau điều đó khác xa một lời nguyền rủa. Đừng nguyền rủa và cố quên đi những ai đã mang đến phiền muộn cho ta. Quên và biết quên cũng là một lẽ sống ở đời. Biết quên nên đời bỗng nhiên biết cất tiếng hát. Tiếng hát có thể mang di trong gió một nỗi ưu phiền nhưng có lúc cũng gửi gắm đâu đây, trong những góc hồn lặng lẽ, những niềm an ủi về một cõi đời, về một cuộc tình chưa trọn. Không trọn là dấu hiệi của một thứ nghệ thuật tròn vẹn của thiên tài.

Hãy đau đớn đi. Biết đau nỗi đau của người khác và của chính mình là dấu hiệu của lòng nhân ái. Cái tín hiệu ấy phát đi và mọi người nhận được. Nhận được và bỗng cảm thấy cuộc đời đáng yêu hơn, bỗng đáng sống hơn và bỗng nhiên thấy rằng chiến tranh giết chóc là điều không có thật. Kẻ làm ra chiến tranh buộc lòng phải gọi là kẻ ngu dốt. Cuộc đời vốn không có thật mà còn rắp tâm huỷ hoại nó. Huỷ hoại một điều không có thật có nghĩa là huỷ hoại hư vô. Hư vô là một tiếng cười bất hoại ném trả lại cho hư không.

Tình yêu cứu vãn hư không. Chỉ có tình yêu mới cứu được cái thứ tuổi đời nặng nề một nỗi buồn không cứu chuộc nổi. Mùa xuân sẽ được phục sinh cho tấm lòng trinh bạch lẫn những đớn đau. Thôi cũng đành, đừng ân hận nữa. Có điều ta làm được và có điều thuộc về hư không. Tôi đã làm mà không làm được gì cả. Cám ơn cuộc đời đã ưu ái quá nhiều về những điều tôi chưa làm được.

Trịnh Công Sơn​



Nói về nỗi buồn, Trịnh lão tiên sinh đã từng nói "buồn là nghề của tôi rồi"

Còn về phần những ai đã trót yêu nhạc của ông, ai cũng có 1 tâm trạng buồn buồn, những nỗi buồn không thể gọi tên. Chỉ biết mình buồn chứ không biết tại sao mình buồn. Cũng không biết làm sao để thoát ra khỏi nỗi buồn ấy.

Và họ tìm đến nhạc Trịnh như tìm đến với 1 sự an ủi, tìm đến 1 nơi bình yên, tìm đến 1 con đường đưa họ trở về với cái Tôi của mình...
_NTKM_​
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này lấy ở Blog của 1 chị người Huế có nick là Hạ Trắng: :D

Đây là Blog
Tôi ơi

Tôi vẫn mãi là tôi chẳng thể vượt qua được hết những giới hạn của riêng mình, thế nên viết để rồi xóa, xóa để lại viết. Viết điều vô nghĩa có khi đọc lại chẳng biết viết gì. Chịu chẳng hiểu được NTLH(*)!
29.gif

Và đây là chị ý tự comment cho mình
Ðể bắt đầu một hồi ức
Trịnh Công Sơn

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.


Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.


Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.


Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.


Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.

........................

Lại tìm về người tình trăm năm để nhận được sự an ủi đáng thương này mà thôi. Ôi Trịnh ơi có phải cuộc đời chỉ là một cơn mơ dài thật dàiiiiiiiiiiiiiiii.......

Cái comment này chắc của anh chị ý:
Em gái anh lại mê nhạc Trịnh rồi!

Các cụ ngày xưa nói rằng "... làm thân con gái chớ nghe đàn bầu". Nhưng bây giờ khéo phải thay bằng "chớ nghe nhạc Trịnh" nhỉ! Nó làm cho các cô gái ko đau khổ những vẫn quằn quại theo cảm xúc của Trịnh, ko buồn những vẫn cứ buồn theo nhạc Trịnh, ko trăn trở cũng phải thở than vì lời Trịnh....

WOW! Em gái ơi! Khi em đặt câu hỏi để tìm hiểu về NTLH(*) chứng tỏ em đã trưởng thành rồi đấy!

Mỗi lần trả lời câu hỏi "Tôi là ai?" sẽ có câu trả lời khác nhau, nhưng vẫn nên hỏi em nhé!

chú thích : NTLH là tên chị ý. :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sao em Minh không trình bày luôn Blog về Trịnh mà em đã dành bao nhiêu tâm huyết lên đây:). Anh ủng hộ em đó.

Thân ái!
 
Đấy là cái group Yahoo chứ không phải blog anh ạ. :p Em đang hoàn thành nốt. :D mà em gửi cho anh cái invitation anh accept chưa đấy?

Lúc nào xong xuôi trình bày với mọi người sau nhé. ;)
 
Lâu không thấy ai vào đây nhỉ. Nhất là anh Nghĩa ý, anh ý bảo có mấy cái cần bàn về Trịnh rồi lặn đâu mất tăm. :-w

Chị mới lập cái này hay lắm. Group dành cho những người yêu nhạc Trịnh. :D

http://asia.groups.yahoo.com/group/TrinhCongSonFC/

Hồi trước anh ý bảo chị vào đây và nói về cái group này nhưng vì... nó chưa hoàn thiện nên chưa... "ấy" được. :p Giờ thì OK rồi. :D
 
Đầu năm anh hơi bận 1 chút:d. Chứ vẫn lặn ở quán Trịnh 456 Hoàng Hoa Thám đó:D
 
@ anh Nghĩa: em thấy bác lúc nào cũng bận hết á. :p bác bảo bác sẽ sắp xếp 1 buổi off mà chẳng thấy bác đâu. Group TCS cũng có nhiều thành viên ở HN. Cùng nhau off 1 thể cho vui, mọi người nhở. :D
à, bác có bít quán cà phê nhạc Trịnh nào đấy tên là Ba Bánh ở đường Tây Sơn không bác?:D
 
ai có bài Cat bụiMột cõi đi về, Ướt mi Khánh Ly hát ko ạ , share em với, em bị mất rồi :D

thx ^^
 
chị có đấy. add nick chị vào, hôm nào gặp chị gửi cho. ;)

starrynight2805.<:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thời gian trôi qua thật nhanh, như mới cảm giác hôm qua.
Vĩnh biệt anh Trịnh Công Sơn.

Chào Thân ái!
 
Back
Bên trên