Trịnh Công Sơn

Đức Long: ặc, hỏi vài tên bài hát + địa chỉ để down mà chẳng ai giúp cả, lại còn khuyên nên tập trung học không nên nghe bây giờ nữa chứ :(, chán quá. thxx anyway...

* Long em! chán lắm phải không? còn bây giờ em không chán nữa rồi bởi anh đang gửi cho em đây, gửi dần nhé Long. Để tiện nghe nhạc, anh thống kế hộ các bài luôn.

http://www.htpol.net hay http://hothanhphuong.com

TRỊNH CÔNG SƠN / LỜI CỦA GIÒNG SÔNG
01. Lời của giòng sông_ Guitar solo & Arrangement: Đỗ Đình Phương
02. Có một giòng sông đã qua đời_ Thu Phương*
03. Tình xa_ Trần Thu Hà*
04. [Tuổi đá buồn_ Guitar solo Arrgament: Đặng Huy Hoàng/url]
05. Này em có nhớ_ Thu Phương*
06. Tình nhớ_ Trần Thu Hà*
07. Hạ trắng_ Guitar Duo: Huỳnh Hữu Đoan - Nguyễn Xuân Thao; Arrangement: Đặng Huy Hoàng
08. Rồi như đá ngây ngô_ Thu Phương*
09. Mưa hồng_ Trần Thu Hà*
10. Còn tuổi nào cho em_ Guitar solo: Đỗ Đình Phương; Arrangement: Đặng Huy Hoàng & Đỗ Đình Phương
11. Tình sầu_ Thu Phương*
12. Xin trả nợ người_ Trần Thu Hà*
13. Lời của giòng sông_ Guitar solo & Arrangement: Đặng Huy Hoàng

(*)Nhạc đệm Guitar & Arrangement: Nguyễn Xuân Thao; Bass: Vũ Anh Tuấn
Live Recording by Sỹ Dự Studio

KHÁNH LY / TRỊNH CÔNG SƠN
HÁT CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM 5 (1974)
01. tình sầu (nguyễn ánh 9 piano solo)
02. phôi pha
03. ngày về
04. tôi đã mất
05. biển nhớ
06. đợi có một ngày
07. chưa mất niềm tin
08. hãy cố chờ
09. mùa phục hồi
10. xin mặt trời ngủ yên
11. chính chúng ta phải nói
12. lời ru đêm
13. hãy nhìn lại
14. nghe tiếng muôn trùng
15. chiều một mình qua phố
16. biết đâu nguồn cội
17. quê hương đau nặng
18. một buổi sáng mùa xuân
19. ta phải thấy mặt trời
20. sao mắt mẹ chưa vui
21. biển nhớ (trần vĩnh độc tấu saxo alto, billy trung gutare)
nguồn: http://hothanhphuong.com

KHÁNH LY / TRỊNH CÔNG SƠN
HÁT CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM 6 (1976)
01. diễm xưa
02. mưa hồng
03. ru em từng ngón xuân nồng
04. tình sầu
05. còn tuổi nào cho em
06. gọi tên bốn mùa
07. ca dao mẹ (hát với trịnh công sơn)
08. xin cho tôi
09. ngày dài trên quê hương*
10. người con gái việt nam da vàng*
11. đại bác ru đêm*
12. tôi sẽ đi thăm*
13. ngủ đi con*
14. tình ca người mất trí*
15. đêm bây giờ đêm mai*
16. ngụ ngôn mùa đông*
17. đi tìm quê hương*
18. gia tài của mẹ*
19. xin mặt trời ngủ yên*
20. vết lăn trầm*
21. phúc âm buồn*
22. du mục*
23. tuổi đá buồn*
24. xa dấu mặt trời*
25. người già em bé*

(*) những bài này do nhạc sỹ trịnh công sơn tự đệm guitare và trình bày
nguồn: http://www.hothanhphuong.com


1. Xin trả nợ người
Thể hiện: Trịnh Vĩnh Trinh
2.Con mắt còn lại
Thể hiện: Trịnh Công Sơn
3.Còn tôi với ai
Thể hiện: Trịnh Vĩnh Trinh
4.Vẫn có em bên đời
Thể hiện: Khánh Ly
5.Níu tay nghìn trùng
Thể hiện: Trịnh Vĩnh Trinh
6.Ru tình
Thể hiện: Trịnh Vĩnh Trinh
7.Đời gọi em biết bao lần
Thể hiện: Khánh Ly
8.Tuổi đời mênh mông
Thể hiện: Trịnh Vĩnh Trinh
9.Như một lời chia tay
Thể hiện: Trịnh Công Sơn
10.Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Thể hiện; Trịnh Vĩnh Trinh
Hãy đến với:
http://www.fanexpress.net/rfts/mp3/homhem/
Các Tình khúc lãng mạn,Tuyệt phẩm vượt thời gian,Nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Phú Quang, Đoàn Chuẩn- Từ Linh, Văn Cao....
Với các Album được up hàng ngày.


CD: Tình khúc Trịnh Công Sơn 2
1.Bên đời hiu quanh_Hoạ mi
2.Có điều gì gần như là tuyệt vọng_Thanh Tuyền
3.Đêm thấy ta là thác đổ_Như Mai
4.Diễm xưa_Khánh Hà
5.Một ngày như mọi ngày_Anh Tú
6.Nắng thuỷ tinh_Khánh Ly
7.Phôi pha_Thái Hiền
8.Rừng xưa đã khép_ Sĩ Phú
9.Thương một người_Thanh Tuyền
10.Xin mặt trời ngủ yên_Ý Lan

CD: Đêm thấy ta là thác đổ
Ca sĩ: Tuấn Ngọc
1.Chiếc lá thu phai
2.Đêm thấy ta là thác đổ
3.Em còn nhớ hay em đã quên
4.Nhớ mùa thu Hà Nội
5.Như một lời chia tay
6.Quỳnh hương
7.Ru đời đi nhé
8. Ru em
9.Vàng phai trước ngõ
10.Xin trả nợ người


KHÁNH LY / TRỊNH CÔNG SƠN
SƠN CA 7 (1974)

Chương Trình Sơn Ca 7 phát hành tại Sàigòn năm 1974
Số kiểm duyệt là: 1238/74/PTUDV/KSALP/GP ngày 25-3-74
Tú Trinh đọc lời giới thiệu

01. intro & tuổi đá buồn
02. tình nhớ
03. tình sầu
04. nhìn những mùa thu đi
05. cát bụi
06. hát cho một người nằm xuống
07. thương một người
08. tình xa
09. như cánh vạc bay
10. biển nhớ
11. ru em từng ngón xuân nồng
12. nối vòng tay lớn
13. diễm xưa
14. ướt mi
15. gọi tên bốn mùa
16. hạ trắng
17. nghe những tàn phai
18. outro

Mẹ vỗ tay reo mừng Chiến tranh
Chị vỗ tay hoan hô Hoà bình
Người vỗ tay cho thêm thù hận
Người vỗ tay xa dần ăn năn.


Chào Long!
 
Nhạc của Trinh trên: www.trinh-cong-son.com

Bay đi thầm lặng
Bên đời hiu quạnh
Biển nhớ
Bốn mùa thay lá
Bống bồng ơi
Bống không là bống
Cát bụi
Chiếc lá thu phai
Chìm dưới cơn mưa
Cho đời chút ơn
Chuyện đóa Quỳnh Hương
Có một giòng sông đã qua đời
Có một ngày như thế
Có nghe đời nghiêng
Có những con đường
Cỏ xót xa đưa
Còn ai với ai
Còn có bao ngày
Con mắt còn lại
Còn thấy mặt người
Còn tuổi nào cho em
Cúi xuống thật gần
Cuối cùng cho một tình yêu
Dấu chân địa đàng (Tiếng hát dạ lan)
Để gió cuốn đi
Đêm thấy ta là thác đổ
Diễm xưa
Đoản khúc thu Hà Nội
Đời cho ta thế
Đời gọi em biết bao lần
Em còn nhớ hay em đã quên
Em đã cho tôi bầu trời
Em đến từ nghìn xưa
Em đi bỏ lại con đường
Em đi trong chiều
Em hãy ngủ đi
Gần như niềm tuyệt vọng
Giọt lệ thiên thu
Gọi tên bốn mùa
Góp lá cho mùa xuân
Hạ trắng
Hãy cứ vui như mọi ngày
Hãy khóc đi em
Hãy yêu nhau đi
Hoa vàng mấy độ
Hoa xuân ca
Hôm nay tôi nghe
Lặng lẽ nơi này
Lời buồn thánh
Lời của dòng sông
Lời thiên thu gọi
Môi hồng đào
Một cõi đi về
Một lần thoáng có
Một ngày như mọi ngày
Mưa hồng
Nắng thủy tinh
Này em có nhớ
Ngẫu nhiên
Nghe những tàn phai
Nghe tiếng muôn trùng
Người về bỗng nhớ
Nguyệt ca
Nhìn những mùa thu đi
Nhớ mùa thu Hà Nội
Như cánh vạc bay
Như chim ưu phiền
Như một lời chia tay
Như một vết thương
Như tiếng thở dài
Những con mắt trần gian
Níu tay nghìn trùng
Ở trọ
Phôi pha
Phúc âm buồn
Quỳnh hương
Rồi như đá ngây ngô
Ru em từng ngón xuân nồng
Ru em
Ru ra ngậm ngùi
Ru tình
Rừng xanh xanh mãi
Rừng xưa đã khép
Sóng về đâu
Tình khúc Ơ-bai
Tình nhớ
Tình sầu
Tình xa
Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Trong nỗi đau tình cờ
Tuổi đá buồn
Ướt mi
Vẫn có em bên đời
Vết lăn trầm
Xa dấu mặt trời
Xin trả nợ người
Yêu dấu tan theo

.........
 
Ủa sao Anh vẫn vào bình thường nhỉ!? để anh kiểm tra lại. Minh có bài nào hay post lên Minh nhé.

Chào em!
 
Tình cờ mò được mấy cái do chính TCS viết. ;;) Ông viết về những bài hát của mình. :x Chẳng bít mọi người có thích không. :p


Giấc mơ Hạ trắng

Ở Huế mùa hạ, ve kêu râm ran trên những tàn cây như một giàn hợp xướng và nắng nóng oi bức như địa ngục. Thêm vào đó còn có gió Lào. Vừa tắm xong là người đã ướt đẫm mồ hôi. Bao nhiêu nhiên liệu tích lũy tích lũy trong cơ thể đều tan ra thành nước. Những đồ vật và áo quần cũng có cảm giác như vừa rút trong lò lửa ra. Những mặt đường gần như bốc khói với nhiệt độ 42- 43 độ.

Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau. Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết gì. Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng. Tôi thấy mình lạc vào một rừng hoa trắng thơm ngào ngạt, bay bổng trong không gian đó. Ðến lúc tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi và tôi nhìn thấy bên cạnh giường có một người con gái nào đó đã đến cắm một bó hoa dạ lý hương trắng rất lớn. Chính cái mùi thơm của dạ lý hương đã đưa tôi vào giấc mơ kia. Giấc mơ trong một mùa hạ nóng bức.

Trong vùng tôi ở, quanh đó chỉ có một nhà duy nhất trồng dạ lý hương nên tôi biết ngay người mang hoa đến là ai.

Sau một tuần lễ tôi hết bệnh. Nghe tin bố người bạn đang hấp hối tôi vội vàng đến thăm. Ông chẳng có bệnh gì ngoài bệnh nhớ thương và buồn rầu. Câu chuyện rất đơn giản. Hai ông bà đã lớn tuổi thường nằm chung trên một sập gụ xưa. Cứ mỗi sáng bà cụ thức dậy sớm và xuống bếp nấu nước sôi để pha trà cho ông cụ uống. Một buổi sáng nọ, cũng theo thường lệ, bà cụ xuống bếp bị gió ngã xuống bất tỉnh và chết. Mấy người con ở gần đó tình cờ phát hiện ra và đưa bà cụ về nhà một người để tẩm liệm. Sau đó chôn cất và giấu ông cụ. Tất nhiên, khi ông cụ thức dậy hỏi con, mẹ các con đi đâu rồi, thì họ trả lời là mẹ sang nhà chúng con để chăm sóc mấy cháu vì chúng bị bệnh. Vài ngày sau vẫn chưa thấy bà về ông mới trầm ngâm hỏi các con có phải mẹ các con đã chết rồi phải không. Lúc ấy mọi người mới khóc òa lên. Từ đó ông nằm trên sập gụ một mình cơm không ăn, trà không uống cho đến lúc kiệt sức và đi theo bà cụ luôn.

Câu chuyện này ám ảnh tôi một thời gian. Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài "Hạ Trắng".

Trịnh Công Sơn



Cuộc sống không thể thiếu tình yêu

Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.

Tôi không thể nói về một vấn đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e, không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của tình yêu.

Có người yêu thì hạnh phúc; có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu - yêu thật lòng chứ không phải giả. Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời. Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được. Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào cũng được đền bù.

Tình yêu thời nào cũng có. Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.

Tôi đã có dịp đứng trên hai mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý nghĩa bền vững: "Cuộc sống không thể thiếu tình yêu".

Trịnh Công Sơn



Diễm của những ngày xưa

Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học văn khoa ở Huế.

Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.

Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế người còn gái ấy đi qua nhòa nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt.

Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.

Từ balcon nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Ði để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu.

Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Ði để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một giòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực.

Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm theo hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình.

Ðó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa.

Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bổng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Trong không gian tĩnh mịch và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con gái ấy vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Ði đến trường mà đôi lúc dường như đi đến một nơi vô định. Ðịnh hướng mà không định hướng bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây hoang lạc của giấc mơ.

Người con gái ấy đã đi qua một cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng long não, qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.

Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.

Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.

Trịnh Công Sơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất hay Minh ạ! tiếp tục gửi cho mọi người thưởng thức nhé!

Chúc Minh vui vẻ!
 
Hehehe, tất nhiên phải hay rồi. ;;) :> b-)

Nữa nè! :D ;;)


Cát bụi

Vào một buổi chiều ngày tháng không còn nhớ, tôi một mình đến rạp Casino xem phim ”Hiệp sĩ mù nghe gió kiếm” tập 6 . Đây là bộ phim nhiều tập, đã xem tập này thì không thể không chờ xem tập khác. Nói chung là tập nào cũng hấp dẫn. Trong 6 tập có đoạn hiệp sĩ mù xuất kiếm giải cứu cho một nàng Kiều xinh đẹp. Cứ mỗi tuyệt chiêu xuất ra là nghe có một tiếng nói bình giả ca ngợi. Đường kiếm như có thêm sức mạnh mỗi lúc một uyển chuyển huy hoàng hơn. Sau khi cứu được nàng Kiều, hiệp sĩ mù quay về phía tiếng nói vái tay chào hỏi. Hoá ra bên vệ đường dưới gốc cây to có một người mù khác đang ngồi xếp bàn, trên hai chân có cây đàn bọc trong bao vải gác ngang. Người nghệ sĩ mù có nhã ý chơi một bản đàn tặng hiệp sĩ mù. Hai người bèn kéo nhau vào một khu rừng gần đấy. Hình như rừng vào thu nên các cành đều trơ lá, chỉ thấy một đám lá vàng đỏ trải dài trên mặt đất. Hai người ngồi tựa vào hai gốc cây đối diện nhau. Tiếng đàn cất lên như một lời than thở ngậm ngùi về đất trời, về kiếp người. Tiếng đàn nửa chừng bỗng đứt giây. Người nghệ sĩ mù nói : có kẻ bất thiện dang nghe lén. Quả đúng như vậy, có một tên gian đang rình rập hiệp sĩ mù. Thế là hai người lặng lẽ chia tay.

Hết phim, tôi tản bộ ngang trên đường phố. Không hiểu sao cái đoạn phim ngắn ngủi ấy khiến tôi buồn buồn. Chiều tôi về nhà, sau khi ăn, tôi ngồi đọc lại cuốn “ Zorba le Grec”. Đến đoạn Zorba than thở : “ Chim đa đa ơi thôi đừng hót nữa, tiếng hót mày làm tan nát tim ta”, tôi bỗng gập sách lại và không đọc nữa. Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi.Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lập đi lập lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ. Đến khi về nhà ghi lại thì bài hát đã gần như hoàn chỉnh. Sáng hôm sau mang hát cho một số bạn bè nghe, hầu như ai cũng thích.

Đó là câu chuyện sự ra đời của bài “ Cát bụi”.

Mỗi bài hát đều bắt nguồn từ một duyên cớ nào đó. Có khi từ một câu chuyện không đâu.

Bây giờ thì người hiệp sĩ mù kia đã chết rồi. Khoảng hai năm nay. Người viết Zorba đã qua đời dĩ nhiên con chim đa đa kia cũng đã chết. Và nếu Zorba là một con người có thật được Nikos Kazantzakits tỉểu thuyết hoá thì nay ông cũng mất rồi.

“ Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…”

Thời gian đã nghiền nát tất cả thành cát bụi hết rồi.

Tạp chí Thế Giới Âm Nhạc, số 1-1998



Nỗi lòng của tên tuyệt vọng

Tiếng nói thầm kín của một người nhiều khi suốt cuộc đời không thể nào bày tỏ. Có khi bày tỏ được thì cũng là những tiếng nói dở dang. Có người giấu bặt. Tôi chưa hề quên cái hiệu lệnh muôn đời: "Cái ta đáng ghét". Tuy nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi đây, ngoài những ngày hét la to đầy nộ khí, vẫn có những giây phút lui về muốn thở than. Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người.

Mỗi đời sống ẩn giấu một định mệnh. Có những định mệnh đời đời là cây kiếm sắc. Một đôi lần trong giấc mơ tôi, bừng lên những ánh thép đó. Nhưng tôi biết rõ rằng tôi chỉ là một loài chim nhỏ hót chơi trên đầu những ngọn lau. Không ai muốn mình là kẻ tuyệt vọng. Nhưng tôi tự nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều khi sớm mai tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người.

Tôi lại biết thêm rằng, dù là người chiến thắng hay chiến bại, suốt cuộc đời cũng không thể vui chơi. Hạnh phúc đã ngủ yên trong những ngăn kéo của quên lãng.

Nơi đây, chúng ta đang sống thêm một thứ định mệnh mới. Định mệnh Việt Nam. Thứ định mệnh đã khép lại những nụ cười. Đã dạy dỗ ta những điều mang trá. Thứ định mệnh đêm rao bán ở công viên, trong những ngõ tối, dưới những khung cửa thấp và chật hẹp. Nhưng may mắng thay, vẫn còn làm nở ra, đây đó, những đời người đẹp đẽ.

Tôi không bao giờ nhầm lẫn về sự khổ đau và hạnh phúc. Nhưng tôi thường rơi vào cơn hôn mê trước giấc ngủ. Ở biên giới đó tôi hoảng hốt thấy mình lơ lửng giữa sự sống và cái chết. Những giây phút như thế vồ chụp lấy tôi mỗi đêm. Khi quanh tôi, mọi người đã yên ngủ. Và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh.

Mỗi ngày sống tới, mỗi ngày tôi thấy đời sống nhỏ nhắn thêm. Ðời sống thật sự không tiềm ẩn điều gì mới lạ. Có lẽ vì thế, vì sự quen mặt mỗi lúc mỗi gần gũi, thắm thiết hơn, nên tôi càng thấy yêu mến cuộc đời. Như đứa con ngoan không tuyệt tình nổi với rẫy sắn nương khoai, nơi có bà mẹ suốt đời mắt không sáng nổi một ngày trẩy hội.

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọn g và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống cùng một lúc vừa kẻ chiến thắng vừa kẻ chiến bại. Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.

Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Ðôi khi tôi là người tình. Chúng tôi cùng học vẽ lại chân dung của nhân loạị Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy trắng tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ những đất đai, trên đó đời sống không còn bạo lực.

Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận. Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm.

Chúng ta đã đấu tranh. Ðang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài. Nhưng tranh đấu để giành lại quyền sống, để làm người, chứ không để trở thành anh hùng hay làm người vĩ đại. Cõi nguồn từ khước tước hiệu đó.

Chúng ta đã đấu tranh như một người trẻ tuổi và đã sống mệt mỏi như một kẻ già nua. Tôi đang muốn quên đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ. Ở đó có hai con đường. Một con đường dẫn ta về ca tụng sự vinh quang của đời sống. Con đường còn lại dẫn về sự băng hoại.

Nhân loại, mỗi ngày, đang cố bày biện những tiệm tạp hóa mới. Ðóng thêm nhiều kệ hàng. Người ta bán đủ loại: đói kém, chết chóc, thù hận, nô lệ, vong thân...

Những đấng tối cao, có lẽ đã ngủ quên cùng với chân lý.

Tôi đã mỏi dần với lòng tin. Chỉ còn lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng. Có nghĩa là tin vào chính mình. Tin vào cuộc đời vốn không thể khác.

Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng.

Trịnh Công Sơn
11/1972
 
ôi cảm ơn mọi người nhiều :X :D.
em sẽ nghe dần dần....
 
Đức Long! bên ÚC các bạn trẻ có quan tâm đến Trịnh không? dạo này Long bận quá hay sao mà không thấy vào HAO? hè này có về Việt Nam không? nếu thích Long có thể vào Diễn đàn Trịnh nhận tin tức thường xuyên & giao lưu với nhau rất hay, đa số các bạn ấy ở nước ngoài đó.

Chúc sức khỏe & thành đạt!

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
@All:Em đã trở lại...hihihihii!!!Vui wa...Gặp mọi người...ANh Nghĩa có thể cho em bít bây giờ anh với chị Minh đang bàn về vấn đề gì của nhạc Trịnh đựoc không ạ???
 
Đức Tùng em! tất cả những gì liên quan đến Trịnh em cứ gửi ở topic này nhé, coi như đó là niềm đam mê, tình cảm của người yêu Trịnh.
 
Hôm trước cho bác Linh nghe bài Ru tình mà bác Linh không biết bài đó thì phải. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lúc nào off đi, mọi người. Cafe nhạc Trịnh. :x Mọi người bảo đến cuối tháng 7 đi mà. :D
 
Vài Người Bạn Gái Của Sơn Mà Tôi Biết ...
TCS1.jpg



Trở thành bạn thân thiết chung của chúng tôi sau đó, cho đến nay, Tôn Nữ Bích Kh. trong "Biển Nhớ", còn ở Nha Trang, tôi có lần ghé thăm. Hai chị em Bích D. và Dao A., ở California, trong "Diễm Xưa" và "Xin Trả Nợ Người". Tháng cuối cùng trước khi Sơn mất, Dao A. về thăm, suốt tuần sáng nào A. cũng đến ngồi bên chiếc xe lăn của Sơn, chỉ còn biết nhìn Sơn, cho đến chiều tối mới về nhà. Chúng tôi thường đùa với Sơn: "D. xưa, A. nay". Dạo đó, nhà Sơn dọn về ở khu nhà mới xây của Dòng Chúa Cứu Thế, 11/3 Nguyễn Trường Tộ. Địa chỉ của Sơn cho đến sau 75. Hiện nay gia đình Hoàng Phủ Ngọc Tường đang ở: "... Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn viết gỗ mục của Sơn để lại, và trong chiếc ghế bằng sợi mây hèo to của Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi." (HPNT - Căn Nhà của Những Gã Lang Thang - Thanh Niên, xuân 2001).

Căn nhà mang nhiều kỷ niệm của Sơn, nhất là tháng ngày sau giải phóng. Khi cả gia đình Sơn đã ở tại căn nhà mới xây không lâu trước 75, 47C Duy Tân, nay là Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn, Sơn trở lại Huế một mình với bạn bè, sống những ngày đầu giải phóng, còn biết bao khó khăn, nghi kị. Sơn vào sinh hoạt tại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường đi lao động chung với Bửu Chỉ, khi tại Huế, khi tại Quảng Trị.

Mỗi đêm, chúng tôi vẫn đến nhà cùng Sơn uống rượu, Lữ Quỳnh và tôi ở trong Thành Nội, đạp xe qua Sơn, Quỳnh thường lấy chai đi mua rượu đế (chai mua hôm trước, hôm sau đến đổi lấy chai mới về). Phần lớn là rượu dỏm, vì khan hiếm gạo nếp... còn nghe nói bỏ cả thuốc rầy vào trong. Ôi, một thời của những buổi rượu độc hại như thế, mà quây quần và nói cười, vẽ chân dung bạn bè treo đầy tường, nhất là Bửu Chỉ. Phải kể đến người bạn mới quen sau 75 mà chúng tôi rất qúy mến: Thái Bá Vân, người viết phê bình nghệ thuật được các họa sĩ nể trọng. Vân mất trước Sơn hai năm, cũng vào tháng 4. Vân đã viết: "... Riêng tôi, mãi sau ...75, nhờ những chuyến dạy học ở Huế, 1987-1981, tôi mới được gần Trịnh Công Sơn, trên căn nhà nhỏ đường Nguyễn Trường Tộ, đầy kỷ niệm với bạn bè trong đó. Niềm an ủi ấy là của hàng triệu người đã khuất, dành cho chúng tôi, và mỗi lần nhớ lại, chúng tôi đều thầm rơi nước mắt." (TBV - Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, Viện MTVN 1997).

Chính tại căn nhà này Sơn đã viết bài "Diễm Xưa", ghi một dấu mốc cho ca từ đầy chất huyền thoại của Sơn "... Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Có lần Sơn bắt gặp một nhánh hoa sầu đông tím cắm trước cửa sổ nhà. Mà còn ai, ngoài cô gái mỗi ngày vẫn đi học ngang qua đó. Tất nhiên là Sơn kể cho tôi ngay với nhiều xúc động. Và, Sơn đã bạo dạn một lần, nhờ tôi đi cùng, qua thăm D., nhà bên kia sông, qua cầu Phú Cam, rẽ mặt, đi một đoạn đường Phan Chu Trinh... Lúc này, tôi cũng đã thuê phòng trọ trong con hẻm đá gần nhà D. và nhà Túy Hồng (chị dạy Việt Văn trường trung học Hàm Nghi, đã viết truyện ngắn đăng ở Bách Khoa, gây chú ý nhiều độc giả). Tường về đó ở chung cùng tôi để đi dạy gần hơn. Tôi còn nhớ nét mặt nghiêm của ông cụ D., giáo sư Pháp văn trường Đồng Khánh. Ông cụ đã nhìn chúng tôi bằng đôi mắt nghi kị, nhất là Sơn, tóc dài, có râu lưa thưa dưới cằm. Nhưng đã liều thì phải chịu trận. Lúc D. đưa chúng tôi ra cổng, cổng sân là hai liếp cửa gỗ thấp. Còn nhớ rõ là lúc đó, em gái D. còn nhỏ lắm, chạy theo ra nhìn Sơn. Ai ngờ sau này Sơn đã da diết với cái dáng vẻ khoan thai, áo lụa vàng của A., để rồi, thất vọng, để rồi ... hai mươi năm sau mới được: " ... Hai mươi năm em trả lại rồi. Trả nợ một đời xa vắng vòng tay...".

"Biển Nhớ", hay bóng dáng của Bích Kh. là một giai đoạn ngắn, vì hoàn cảnh và thời cuộc lúc đó. Sơn vào Quy Nhơn nấp duới bóng trường Sư Phạm. Hè 1962, tôi vào thăm Sơn vì Sơn ở lại, không về Huế. Đêm nào Sơn cũng rủ Bích Kh. cùng tôi ra biển ngồi đến khuya. Bích Kh. từ Nha Trang ra Quy Nhơn học, cùng lớp, hay săn sóc cho Sơn. Dạo ấy chỉ thấy lúc nào Sơn cũng mặc chiếc áo chemise kaki vàng. Kh. thường đem cà phê đến tặng Sơn. Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. "Biển Nhớ" là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya khoắt ấy, mà Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình, rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn "trời cao níu bước Sơn Khê...". Thời Quy Nhơn này của Sơn phải kể đến "Trường Ca Tiếng Hát Dã Tràng", mà hè 1964, trong lễ ra trường, Sơn đã dàn dựng cùng bạn bè hát rất thành công. Sơn đã chép tặng tôi mấy trang bản trường ca nàỵ Tôi đem về, dán đầy các ô cửa kính. Tiếc là bây giờ thất lạc, không tìm lại được.

Nhắc đến Sơn-Khê, Sơn hay ghép tên bạn gái vào lời nhạc của mình một cách hồn nhiên như vậy. Như sau này, một cô gái bình thường, có sắc đẹp quyến rũ, ở cạnh nhà Tôn Thất Văn, làng Báo Chí, Thủ Đức. Tôn Thất Văn là họa sĩ vẽ tranh lụa nổi tiếng, bạn thân của chúng tôi. Tuần nào chúng tôi cũng về nhà Văn uống rượu. Sơn đi chiếc xe PC màu vàng cam... "Cây sẽ cho Lộc và cây sẽ cho hoa". Lộc là cô láng giềng của Văn mà Sơn đã si tình.

Cũng như "Bống Bồng Ơi" sau này của Sơn. Bống là tên gọi ở nhà của Hồng Nhung:

"Ngày Bống mẹ bồng
Nhẹ qúa tơ tằm
Lay nhẹ bống bồng bông
lay nhẹ đóa Hồng Nhung."
Và còn nữa, Quỳnh H. của "nụ cười khúc khích trên lưng", Chu Nguyệt Ng. mà chúng tôi đã sửa soạn đi ăn cưới, Michiko, cô gái Nhật rất thương Sơn, chơi bóng rổ giỏi, đã làm luận án về nhạc Sơn tại đại học Sorbonne, Paris ...

Đinh Cường

(Trích từ "Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê", nhà xuất bản Văn Nghệ, 2001)
 
Các anh các chị vẫn còn nhiệt huyết cho 1 buổi off chứ ah :)
Có rì thì nên tiến hành luôn đi chứ nhờ :D
 
@All:EM thấy 1 quán TRà đạo tạm được trên Hàng Trống...Hay anh em mình off ở trên đó à??
 
Các em cứ hẹn ngày giờ đi, anh luôn trong trình trạng sẵn sàng. Nhưng mấy hôm nay anh bị đau mắt anh sợ sẽ lay dịch đến các em mất.

Quán trà đạo trên phố Hàng Trống cũng được Hà ạ, nhưng có xa nhà các bạn lắm không?

Quán Buzz ở Văn Cao có nhạc Trịnh & tương đối ấm cúng, anh thường vào đó. Và đặc biệt giảm 10% nữa:D:D:D
 
anh Nghĩa biết nhiều quán thì chọn 1 quán đi ah, tụi em sẽ theo thôi :)
 
Em chờ điểm thi đã anh Nghĩa ạ...Quán nào mà chẳng được...Em nghe nói có 1 quán mà treo các pics của các nghệ sĩ không chuyên chụp các nơi đẹp lém...Anh em cũng được gửi 1 pic ở đấy...hihi!!!
 
Back
Bên trên