Top 100 Trường Thpt Chất Lượng Nhất Việt Nam

Các bác Sài Gòn tuy cũng có ông khủng nhưng mà về trung bình thì không khá hơn miền bắc.Khối chuyên Toán lý hóa của miền bắc truyền thống 40 năm, lắm giải thế mà.Còn các trường miền nam thì em thấy chẳng mấy khi nào ăn giải.Được cái Tiếng Anh các ổng miền nam được ngụy sài gòn dạy,nói chung khá.
 
Thế ông Nam nghĩ Ngụy sau 75 lắn đùng ra chết hết ah.=))
 
=..= nhiều thằng khủng + tiếng anh "ngụy" như các bác nói --> đi du học hết sạch 8-} có thằng em quen đó sang Sing làm trùm bọn cấp 3 bên đó 8-}
 
hì hì, dù gì thì cũng không nên cho ngụy sài gòn vào,...

anh có vẻ già, lạc hâu rồi nên bị các em 9x chê ác liệt, những cái mà anh viết với các em nó là những thứ mà quá trình học cấp3, rồi lên đh, mà anh đã suy nghĩ, dựa trên thực tễ những đứa bạn anh, những anh chị trong gia đình anh đã đi du học và những suy nghĩ của họ, phần không ít là cách nhìn nhận của bậc lão thành cách mạng như bố mẹ, các bác, thầy cô...

nhiều em hỏi, là anh đã đi du học bao giờ chưa? anh trả lời cũng một câu là anh chưa đi du học đúng nghĩa bao giờ cả, chỉ có hồi bé, điều kiện gia đình bố mẹ đi chuyên gia nên anh đã ở nước ngoài gần chục năm, học gần hết cấp I thì về, hồi năm 90 chắc các em dễ dàng đoán ra là nước Nga,
Hồi đấy ăn uống còn phải bị đút, chỉ biết chơi bời thôi chứ chả suy nghĩ được gì hết... u 10 mà...


Mấy cái anh nói là anh cập nhập toàn bộ từ năm 2000 trở đi :) nếu các em cho vẫn còn xa thì anh cũng không biết nói thế nào..

Anh Quân suy nghĩ thế này, khi anh quyết định cái gì là tốt, thì anh sẽ bảo lưu ý kiến đó của mình, để anh thay đổi thì không phải một sớm một chiều, tương tự đối với các em, các em cho là đi ngay phổ thông là tốt thì không phải ngày 1 ngày 2 mà các em thay đổi được...

Anh có lòng tin là khoảng 4-5 năm nữa các em sẽ có những cách nhìn khá khác bây giờ..

Ở đây, anh không hề so sánh tổng hợp - ams nhé các em , đây là chỉ nói riêng về du học và học sinh phổ thông thôi,( bên lề một chút), nhiều em nghĩ rằng anh viết tràng giang đại hải để lobby cho tổng hợp thì cái này không phải ý của anh khi viết...^^

Hồi học lớp 12 thằng bạn thận anh Quân cả anh Quân đi thi kiếm đc cái học bổng full, nhưng anh thì chỉ thi chơi thôi, còn nó sau khi cân nhắc cũng không đi, dù nhà nó khá là giàu đấy, rộng nhiều mét mặt bằng, mặt tiền to, tầng lầu nhiều hơn người bình thường, tầng lầu bình thường là 4 thì nó thậm chí 6 hay 7 gì đó, đang ở tần 6 muốn xuống lấy đồ ăn phải đi lâu mỏi nên mẹ nó bảo bố nó lắp thang máy cho tiện, trong nhà có bình rượu bằng cái thúng lăn lăn^^, nhà tắm hình quả tim, anh đùa đấy , đại để nhà nó có điều kiện...lý do mà nó đưa ra theo anh là hợp lý là:
- tao học 11/12 năm phổ thông rồi, học bổng thì thi được rồi thì lúc nào mà chả thi được nữa... tốt nhất tao cứ học nốt năm này để xong cái tốt nghiệp, rồi thi đại học cho chắc rồi mới đi, đi sang đấy có gì nó đuổi về vì ngu quá thì về, học tiếp cái đh ở VN đã bảo lưu năm trước...thi xong ĐH nó đi... ngày nó đi, mẹ nó khóc, nước mắt dài một nước mũi dài 10, anh thấy buồn, nghĩ đến bố mẹ ở nhà một mình 5-7 năm mà lòng cảm thấy không đặng.. hô hô...

Tất nhiên đi thi không phải lúc nào cũng buồn rầu, ví như đa phần mọi người anh biết đi sang bển mẽo là nhờ cái giao lưu văn hóa, sang ở nhà 1 gia đình, người ta coi như con, cũng vui vẻ lắm... có cậu mà anh biết sang ở vùng nông thôn phải lái máy xúc đi cắt cỏ, rồi thu hoạch.v.v. giúp nhà chủ giặt đồ nấu ăn....v.v.v. đa phân là kô phải làm nhưng cũng có phần phải làm đó...

Cái mà anh nói bưng bê, nhặt rau ý là nói khi các em vào ĐH, cái này thì đi khi đang học ĐH cũng vậy....

Nếu các em thấy mình thật sự trưởng thành, và lường trước hết được những bất lợi, khó khăn, mà vẫn đi, thì đó là quyết định đúng đắn... tuy thế nếu sau này anh có con, và kiếm được nhiều tiền, thì anh cũng sẽ cho con anh đi khi :
- 1 là nó vừa thi xong ĐH. Thời điểm này không bị trễ nải thời gian, học đúng năm đúng tuổi bạn bè ra mình cũng ra, nhận thức đầy đủ, lại có cửa sau để lỡ có vấn đề gì vẫn có mảnh bằng ĐH vn...( cái phương án này rất nhiều bạn bè TH chọn, anh chị của anh cũng chọn)
- 2 là nó tốt nghiệp ĐH đi làm 1 vài năm có kinh nghiệm rồi đi học cao học mới thấm, chứ lý thuyết xuông mãi thì cũng hok ăn thua... mà nó phải lý thuyết làm thử rồi lý thuyết làm thử...
 
Tuổi trẻ quả đúng là có tinh thần ganh đua cao, cả topic chắc chỉ đôi ba người hơn tuổi mình.

Lần trước mình có nói đến bóng đá, cũng chỉ là nói đùa thôi. Thật ra mình thích nghĩ đến tương lai hơn, vì hiện tại và quá khứ đều là những cái không hoặc khó thay đổi được.

Trong vòng 10 năm nữa, Ams sẽ là một ngôi trường khang trang, hiện đại vào loại bậc nhất Việt Nam. Tuy rằng rất tiếc cho ngôi trường cũ, nhưng có lẽ quyết định xây trường mới là hoàn toàn đúng đắn. Ở thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, cơ sở vật chất của trường đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá chất lượng của trường. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, các trường tốt nhất là các trường tiền học cao nhất, tối tân nhất và quy mô nhất. Cho nên mình rất lạc quan vào tương lai của Ams.
 
:)) anh duy post bài ko ăn nhập với topic :)) nhg mà ko sao. stop ở đây cũng được :D

em cũng nghĩ như anh :D :x
 
Trong tương lai, dù muốn hay không, bộ cũng phải tạo ra cái chuẩn quốc gia mới cho cấp 3 và cả ĐH nữa. Kinh tế tri thức mà.:-j
Bây h mới có đề án ĐH đẳng cấp quốc tế thôi, nhưng nếu chọn cấp 3, thì những trg` như Ams sẽ là nặng ký lắm đấy.
 
Hồi học lớp 12 thằng bạn thận anh Quân cả anh Quân đi thi kiếm đc cái học bổng full, nhưng anh thì chỉ thi chơi thôi, còn nó sau khi cân nhắc cũng không đi, dù nhà nó khá là giàu đấy, rộng nhiều mét mặt bằng, mặt tiền to, tầng lầu nhiều hơn người bình thường, tầng lầu bình thường là 4 thì nó thậm chí 6 hay 7 gì đó, đang ở tần 6 muốn xuống lấy đồ ăn phải đi lâu mỏi nên mẹ nó bảo bố nó lắp thang máy cho tiện, trong nhà có bình rượu bằng cái thúng lăn lăn^^, nhà tắm hình quả tim, anh đùa đấy , đại để nhà nó có điều kiện...lý do mà nó đưa ra theo anh là hợp lý là:
- tao học 11/12 năm phổ thông rồi, học bổng thì thi được rồi thì lúc nào mà chả thi được nữa... tốt nhất tao cứ học nốt năm này để xong cái tốt nghiệp, rồi thi đại học cho chắc rồi mới đi, đi sang đấy có gì nó đuổi về vì ngu quá thì về, học tiếp cái đh ở VN đã bảo lưu năm trước...thi xong ĐH nó đi... ngày nó đi, mẹ nó khóc, nước mắt dài một nước mũi dài 10, anh thấy buồn, nghĩ đến bố mẹ ở nhà một mình 5-7 năm mà lòng cảm thấy không đặng.. hô hô...
sao anh lại bôi đậm tên anh thế :p
chắc anh nghĩ bạn anh justified khi quyết định như thế, thì thôi quan điểm mỗi người khác nhau, em Nam cũng xin nói lên quan điểm của em Nam là nếu như đó là 1 học bổng full (tức là ko phải trả xu nào ý thì anh kể nhà bạn anh giàu mà làm j`? :)) ) đến 1 nước phát triển (sang Lào thì em ko nói nhé :p) màh bạn anh đưa ra lý do như thế để ko đi thì 1 là bạn anh thuộc loại ko quyết đoán, ko biết chớp lấy cơ hội, 2 là bạn anh thiếu bản lĩnh + thiếu sự tự tin vào bản thân mình (sợ đuổi về vì ngu quá)

Em thiển ý thế thôi ạh :p

Những cái khác thì thôi em miễn bình luân ạh :p
 
to Duy: lúc đấy làm gì còn trường Ams nữa :| Tôi chỉ ghét cái việc đổi tên trường thành trường chuyên Hà Nội gì đó thôi :| Còn xây mới hay làm gì ko thành vấn đề.
 
Trường hợp 3: Đi khi đang học ĐH hoặc vừa thi xong ĐH đi luôn:

-Điểm lợi: Là khắc phục được hầu hết các điểm bất lợi của cái trên...
+Trưởng thành, nhận thức rõ ràng đầy đủ hơn, bố mẹ đỡ phải lo lắng, không phí công học phổ thông, học 4 năm ra là có thể về hoặc đi làm, có mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông dắt túi, đỡ bị ì xòe về khả năng đỗ đại học của mình...v.v.v.
+ Khả năng học lên cao học, tiến sĩ cao hơn...

Mình xin gợi ý thêm về cái bật Đại Học ở Mỹ (bachelor degree):

Thứ nhất: bạn sẽ được nhận một nền giáo dục liberal-art education.

Liberal art education thông thường theo nghĩa của Mỹ là một cách giáo dục toàn diện (a well-rounded education), trong đó học sinh sẽ được học về toán, khoa học, Ngôn ngữ, ,xã hội học, nghệ thực etc thay vì những trường như Việt Nam chỉ chú trọng đến chuyên ngành của mình vv.

Một hiện tượng xảy ra ở Mỹ là tình trạng rất nhiều người rất thường thay đổi ngành nghề của họ. Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, biết thông thạo một nghề không còn phù hợp nữa, thay vào đó là một sự đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức vững chắc để mà thích ứng với những đòi hỏi mới. Không những thế, một nguồn kiến thức "liên môn," tạo điều kiện cho học sinh có thể có hộn hợp nhiều kiến thức khác nhau để cải tạo và sáng tạo ta những phương pháp làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, có tính cạnh tranh hơn: ví dụ nhạc sĩ dùng công thức toán để mà tạo nhặc, business leader dùng lịch sử với xã hội học để mà điều hành, vật lý gia dùng sinh học để mà suy nghĩ và sáng tạo, sinh vật học có thể dùng chính trị để mà suy nghĩ những lý thuyết vv

Rất nhiều trường ở Mỹ, học sinh declared một chuyên nhưng không có nghĩa là khi ra trường người ta sẽ đi làm nghề đó và mọi người nghĩ là chỉ thuộc trong lãnh vực đó. Vd, học tâm lý học kô chỉ phải ra là làm tâm lý học, rồi kinh doanh đi làm kinh doanh, vv

Đó là lý do mình nghĩ nhiều khi chương trình đại học của Mỹ rất là có tính giáo dục và quý báu, có khi còn cao hơn cả cao học (bây giờ hầu như trường DH nào của Mỹ cũng đều bắt đầu chú trọng vào liberal-art education) bởi vì nó không chỉ dạy cho mình kiến thức chỉ để đi vào một ngành nghề nào đó, mà nó rèn luyện mình một khả năng để mà có thể học bất cứ ngành nghề gì, một khả năng pha trộn, hộn hợp nhiều kiến thức khác nhau để mà suy nghĩ ra một cái mới, sáng tạo ra những phương pháp làm việc tốt hơn. Cái này rất quan trọng trong một thị trường toàn cầu hóa, bởi vì chúng ta không chỉ có cạnh tranh với người Việt Nam không, mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều nước khác nữa.


Thứ 2: Rèn luyện và dạy cho chúng ta những kiến thức đời sống mà trong trường không dạy.

Một suy nghĩ thiếu xót của nhiều người là, chỉ cần học giỏi trong trường thì đã đủ để thành công trong sự nghiệp và công việc sau này. Thực tế, đời sống có rất nhiều đòi hỏi và thử thách mà hầu như không có trường nào có thể dạy đủ (một nghiên cứu ở Mỹ ước tính dưới 50% những kiến thức dạy trong trường có giá trị trực tiếp đến với công việc và cuộc sống của người đó).

Cho nên chỉ đi du học không, theo mình nghĩ cũng là một điều hết sức bổ ích. Ví dụ, sống một mình, có rất nhiều điều phải lo như phải mua những dụng cụ gì, đồ ăn gì, phải học cách nấu ăn, đối xử với người xung quanh, đi kiếm việc làm như thế nào, lên kế hoặc chi tiêu, tiết kiệm vv.

Những cái kinh nghiệp này rèn luyện một con người biết cách ứng biến với cuộc sống một cách rất thật tế, một kiến thức rất là quan trọng.

+Giống trên: Làm thêm thì vì chưa có bằng cấp nên trông trẻ, bưng bê, rửa bát....nói chung là lặt vặt ....ko kiếm đc nhiều...

Mình không thấy đó là bất lợi lắm. Những công việc làm thêm này tuy khó tuy nhiên nó rèn luyện cá tính của mình: mình tự đi kiếm việc làm để kiếm tiền nuôi mình, chăm sóc cho mình rồi còn chi trả cho học phí của mình.

Mình thấy cái bất lợi ở đây đúng hơn là đối với một số sinh viên học ở Việt Nam, không làm gì, suốt ngày nhận tiền bố mẹ đi học rồi chơi, không có tính độc lập tự chủ, không học được những kiến thức quý báu và căn bản của một cuộc sống người lớn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Làm thêm thì vì chưa có bằng cấp nên trông trẻ, bưng bê, rửa bát....nói chung là lặt vặt ....ko kiếm đc nhiều...
chém gió tí ạ :)) đi làm nail 1 tháng full time đc 2800 bảng đấy ạ (đấy là nghe bạn em nói thê :">) có ít ko anh?
 
chém gió tí ạ :)) đi làm nail 1 tháng full time đc 2800 bảng đấy ạ (đấy là nghe bạn em nói thê :">) có ít ko anh?

em đi du học làm full time kiểu gì ? thường thì toàn làm part-time thôi mà :-/
 
Chả hiểu mấy bạn tổng hợp, ai động gì vào các bạn mà cứ phải nhảy xổ như thế
Từ trước đến nay ams chả bao giờ lấy mình ra so với tổng hợp, cứ như đó là một cái dĩ nhiên như kiểu mỗi người một phận, ai lo việc người đấy, mỗi người có hướng đi riêng, không ai đành hanh ai.
Thế mà các bạn, hết so từ thi đại học, rồi lại đến du học, rồi lại đến vĩ nhân này nọ, ôi thôi thì chết mệt, môi trường học là học cho mình, mình sống trong cái môi trường ấy, thì kệ nó, việc gì cứ phải lôi ra làm chòe, kiểu như bạn quân, đã khoe là bạn mình nhà giàu mà còn học giỏi, và theo cái thiển ý của tớ thì cả một lô một lốc sau là ý nói đến cái nhân cách khiêm tốn và khéo lo xa của bạn đấy. Bao trùm trong suốt câu chuyện là một giọng khinh khỉnh trên đời, theo kiểu :" ừ thì giỏi đấy, nhưng là tổng hợp mà, cũng chỉ loại phẽo thôi các chú ah", thật là đáng sợ.
Bản thân tớ, nói thật, những người mà tớ phục, hầu hết đều xuất thân từ trường ams.Chả muốn so sánh đâu, nhưng bạn bảo ams khéo đánh bóng mình, tô vẽ mình thế này thế kia, tổng hợp thì âm thầm thế kia thế này, thế nhưng thực tế, tớ nói thật, cái đánh bóng ấy là tương đối khó đấy, và nó cũng chả phải có cái vỏ đâu, còn tổng hợp các ấy cứ đi lúi húi với nhau một đống, chả biết có làm nên được cái bánh mì bánh ngọt nào không, mà vẫn những vĩ nhân đấy, nhỏ thì học sinh, lớn thì sinh viên, thạc sĩ tiến sĩ giáo sư rồi xuống lỗ, trên bia mộ vẫn chỉ một câu gs ts xyz, và trong điếu văn vẫn chỉ một dòng : suốt một đời anh a chị b đã hết mình âm thầm cho nghiên cứu khoa học, và mặc dù chả làm được cái mẹ gì, nhưng anh rất đáng khen, anh rất âm thầm lặng lẽ abc xyz vân vân, và có khi nực cười ở chỗ, chính cái người đọc điếu văn - vĩ nhân được giao trọng trách quan trọng ấy - lại xuất thân từ ams, có khi chả giỏi gì nhưng lại khéo tô vẽ ( đấy là quan điểm các ấy), và đến khi ông này tử nạn, thì ngay đến những cái ông ý đã vẽ nên thì tô lại đã làm cái điếu văn dài cả mét, và người đọc điếu văn ấy có khi lại là một ... amser khác ( một vĩ nhân với level tô vẽ cao hơn )
 
Trường nào hơn có quan trọng hay không? Trong khi học sinh ở Ams hay Tổng hợp, hay Sư phạm, hay Kim Liên ... đều có những người học rất giỏi và đã thành đạt?

Cho đến nay, Ams vẫn được đánh giá là môi trường năng động nhất. Học sinh học ở Ams thường du học, khi quay về, họ chứng tỏ bản thân là những người làm việc có hiệu quả nhất.

Cho đến nay, Tổng hợp vẫn được đánh giá là một trong những trường chuyên hàng đầu của Việt Nam. Lý do là gì không quan trọng, mà quan trọng là hàng năm, đội tuyển của Tổng hợp vẫn đem về các giải quốc tế. Không hổ danh là "cái nôi đào tạo học sinh đi thi Học sinh giỏi quốc gia và quốc tế".

Tại sao cứ phải đưa lý do này nọ để so bì? Người ta chỉ nên phản đối những thông tin sai lệch, làm ảnh hưởng đến uy tín của các trường, còn một khi tất cả đã thừa nhận, thì đem ra so sánh, tranh cãi làm gì cho mệt người?

Nói chung, trong mỗi trường đều có người này người nọ. Có người học giỏi, có người học dốt. Có người năng động, có người chả dám làm gì. Có người đầy nhiệt tình, có người suốt ngày ngồi một chỗ. Có người hết lòng vì bạn bè, có người ích kỷ chỉ biết mình ... Vậy thì đưa cái danh ra rồi chuốc cho tất cả mọi học sinh trong trường để làm gì? Nói khái quát là vậy, nhưng khi đưa vào từng học sinh cụ thể trong trường sẽ có điểm khác biệt. Tốt nhất là cứ công nhận cái đang có, thừa nhận sự thật - và dừng lại ở đó. Đừng tiếp tục đi vào những phân tích quá đà tại sao này nọ ... Vô ích và tốn thời gian.

Chủ đề này nên dừng lại ở đây.
 
nguyên nhân của tất cả ( tính đến đây 198 bài ) toàn là vì bộ GDDT nhà mình =)) nếu mà không làm cái bảng kia thì ko có chuyện gì xảy ra hết đâu =))
nếu mà cứ để nguyên như cũ thì cuộc chiến này không bùng nổ đâu ;))
 
nói thế ko đúng. thực ra trong 10 trang thì chỉ có khoảng 5 trang là nói về cái chủ đề top 100 trường PTTH blah blah blah kia thôi. còn lại là những cái ngoài lề, phát sinh ra :-j

nhg mà nói đi nói lại, dừng ở đây là được rồi. bây h có khen nhau thì tiếp tục thôi. kiểu: uầy, các bạn tổng hợp học giỏi thật đấy :)) TH thì: uầy, các bạn ams blah blah j` đó ... thật đấy :)) nếu ai có nhã hứng thì tiếp tục, ko thì thôi vậy :D ko tiếc b-)
 
Sao mà so sánh TH với AMS nhỉ??? Mỗi trường mỗi khác, nhưng tựu chung là đều giỏi cả. Nhân tài Việt Nam cũng chỉ có hạn, ko vào TH thì vào AMS, vào xong rồi thành dân AMS mí lị TH. Chứ học sinh AMS cấp 2 vào TH đâu có ít, thế thì chúng nó nhờ TH ,à giỏi hay nhờ có gốc từ AMS??? Vẫn nhớ có thằng Khánh Hưng đỗ 2 trường rồi vào TH học cho nó gần nhà @@ Rồi nghe đâu bạn Nga học với mình từ lớp 6-9 AMS giờ ở TH cũng đang luyện thi QT @@.
Vào TH hay AMS. quan trọng nhất vẫn là vì môi trường nó tốt, chứ cái sự học đi thi QG QT thì thử hỏi có được bao nhiêu thằng??? Rốt lại sau 3 năm học cũng chỉ là kiếm vé vào ĐH, hay xin được giấy xuất khẩu lao động sang Anh sang Mỹ. VÀ nói thực chứ vứt *** nó mấy cái bảng tổng kết kia đê. Thằng giỏi thì nó đi du học trc khi thi Đh, thằng dốt thì đi du học sau khi trượt Đh thì thể nào mà AMS với TH đỗ ĐH chẳng nhiều. Học AMS cũng 7 năm rồi, nhận xét duy nhất là vào trường chuyên lớp chọn, được học cạnh những nhân tài sáng láng thì đâu óc mình cũng đỡ ngu muội đi, ko nhiễm tệ nạn XH, cộng thêm quen biết với toàn các Giám đốc, Bộ trưởng sau này. Chứ nói thật, cần gì phải vào chuyên lớp chọn mới đỗ ĐH???
@ Hùng: Bức xúc về GD Việt Nam nói cả ngày cũng ko hết. Nhưng thử hỏi giờ mình làm bộ trưởng Bộ GD đi thì có thể làm gì??? Đừng quên cách đây chỉ vài chục năm biết chữ đã là xa sỉ, giờ VN có 1 đống huy chương QT. ko lé tự nhiên nó được như thế???
 
Nhân tài Việt Nam cũng chỉ có hạn, ko vào TH thì vào AMS
Em nghĩ câu này của anh ko khéo lại châm ngòi chiến tranh đấy anh ạ ;)).Anh cứ làm như cả đất nước VN chỉ có hai trường chuyên AMS và TH ko bằng.Còn LÊ HỒNG PHONG(Nam Định,TPHCM),ĐHQG(TPHCM),...và cả SP nữa chứ :">
ngoài lề 1 chút,các anh 04-07 thi ĐH tốt ko vậy(để em còn dự đoán thứ tự các trường năm sau ;)))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên