Top 100 Trường Thpt Chất Lượng Nhất Việt Nam

@Anh Quang: Anh là chuyên, em cũng là chuyên. Mà trường em thì đem nhiều giải quốc tế về, bản thân bọn em rõ hơn ai hết. Chúng nó đã đi học những thầy nào, bọn em đều biết. Có thể trường anh không thế, nhưng em thiết nghĩ, đã vào được đến vòng 2 của QG thì chả mấy đứa không học thêm. Kể cả bọn ở tỉnh khác vào được cũng là mời thày dạy. Em được biết thày Trần Quốc Sơn ở trường SP còn được đưa về tỉnh dạy bằng ô tô. Thế thì làm sao có thể nói là không núp bóng của thày? Nhưng em cũng đã nói rồi, để có được cái đó, bọn nó cần có một sự chăm chỉ cần thiết, một trí tuệ vượt hơn người khác để tiếp thu và xử lý kiến thức ... Nội tại là quan trọng, nhưng em không thể phủ nhận Ngoại cảnh có giúp đỡ chúng nó.
 
Quên trả lời Long. Cái đứa duy nhất lớp anh đi thi QT cũng là đứa duy nhất chả học thêm ở đâu cả :))

Còn chuyện đi học thì anh cũng đi học, nhưng còn vai trò đến đâu lại là chuyện khác. Có học thầy và nhờ thầy mới vào dc là 2 chuyện khác nhau, chưa kể là học cái chính rồi mở rộng tiếp hay chỉ đơn thuần là làm “cái bóng”. Phải thấy ngay từ việc công phu đi mời thầy=>sự đầu tư và quan tâm rất lớn (của địa phương)=> phong trào học nói chung=>sự tự tin và quyết tâm của hs=>….. Cái nội ngoại nó ko rạch ròi thế đâu. Khi đi học anh cũng nghĩ Ams hay TH thành công là do trung tâm mạnh, thầy giỏi. Nhưng nghĩ lại thì cái các thầy thành công nhất là tạo ra dc cái môi trường chúng nó tự phải học như ko học thì chết. Ko biết Hóa thế nào, chứ Lý thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài cái cơ bản, quan trọng là biến đổi nó thế nào, mà cái này đến khi hết vài cái kia thì nó phụ thuộc từng đứa rồi. Nó đâu có như thi ĐH chỉ có vài dạng, các thầy dạy một lượt là dc.

Tất nhiên ko nói là các thầy chả có công gì :)) Chưa học thầy bao giờ mà có vài buổi thì quý rồi. Ý anh là quý mấy buổi đấy vì có thể có thêm cái cơ bản gì đó, nhưng vài chục buổi thì ko nhất thiết. Rõ ràng mở rộng dc đến đâu phụ thuộc hs, làm sao bảo là cái bóng của thầy dc. Học đội tuyển với mỗi thầy dc vài buổi, thi thì chả giống cái gì, chỉ biết những cái thầy dạy tận tay thì ngáp. Cá nhân anh ko tin cái chuyện chỉ nhờ kiến thức thầy truyền cho vài buổi có thể vào dc đến vòng 2. Một là phải hiểu, mở rộng và áp dụng dc, 2 là thầy lộ thẳng cho đề thi.
 
À không, em đã nhấn mạnh rồi, đi học đội tuyển ko có vai trò lắm, mà em nói là ngoài học ĐT ra, vẫn đi học thêm chỗ khác ý. Bọn bạn em vẫn đi học thêm các thày bên SP. Chứ chỉ học ở trường, thì cũng chỉ bằng em là cùng.
 
Thật sai lầm khi ta phủ nhận vai trò của ngoại cảnh. Ở đây ta bàn về thực tế chứ không phải lý thuyết hay tiềm năng của con người. Vì vậy mong bác Quang đưa ra số liệu cụ thể. Nếu không rất mất thời gian về những chuyện không đâu.
Quên trả lời Long. Cái đứa duy nhất lớp anh đi thi QT cũng là đứa duy nhất chả học thêm ở đâu cả
Câu này của bác khẳng định là số người không học thêm mà thi QT cực ít. Tuy nhiên đây cũng không phải ví dụ hay về con số 30% kia và vai trò của ngoại cảnh. Đứa bạn duy nhất của bác không đi học thêm không có nghĩa là nó không học gì trong sách cả. Chẳng lẽ nó tự ngộ ra được mà không nhờ sự trợ giúp của các thứ khác. Đi học thêm giúp ta đỡ mất thời gian hơn. Mà thời gian bây giờ rất quan trọng. Những thông tin có tuổi thọ ít lại là những thông tin có giá trị ứng dụng thiết thực với chúng ta( ví dụ thông tin chứng khoán A sẽ tăng giá, thông tin đất khu B sẽ sốt ... nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng rất có giá tri). Các thông tin có tuổi thọ cao, kinh điển chỉ có tác dụng lý thuyết dẫn dắt khi tranh luận, còn để bảo vệ quan điểm của mình nên dựa vào những số liệu thực tế.
Sau đây mình sẽ trinh bày rõ về quan điểm tại sao thành công của chúng ta chỉ chịu tác động của 30% nỗ lực bản thân.
1. Để đơn giản ta có thể dùng mô hình đội bóng để thay thế cho một xã hội. Thành công của một cá nhân không chỉ phụ thuộc vào bản thân họ mà phụ thuộc vào hầu hết các vị trí chơi trên sân. Thật khó có thể tìm được ra cầu thủ, đặc biệt các ngôi sao trên thế giới khẳng định rằng thành công của họ không phụ thuộc vào họ chơi vị trí nào, chơi cho đội bóng nào ...
2. Bàn về vị trí, các yếu tố bên ngoài có vai trò quan trọng thế nào đối với thành công của một cá nhân
Lý Tư ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã đưa ra một nhận xét rất có giá trị. Từ hình ảnh trông thấy: "Cùng là 2 con chuột,nhưng chuột trong kho gạo sống sung túc và đàng hoàng hơn rất nhiều con chuột trong nhà xí", Lý Tư thấy rằng con người phụ thuộc rất nhiều vào vị trí chứ không phải tài năng.
Tất nhiên xã hội càng phát triển thì mức độ phụ thuộc vào vị trí và các yếu tố bên ngoài của con người càng giảm. Tuy nhiên với xã hội VN hiện tại thì mức 70% không phải là phi lý. Nếu VN chỉ cần có trên 10% số người cho rằng mình có thể gần quyết định thành công của mình thì tốt quá. Ta có thể cử họ lên các vùng sâu vùng xa vùng còn khó khăn để họ phát triển và thành công ở trên đó. Khi đó kinh tế Việt Nam có lẽ phát triển thần kì hơn cả Nhật Bản:p:p:p:p
3. Chỗ đứng trong xã hội, tài sản, nguồn tài nguyên, năng suất trong xã hội... là có hạn. Ngay cả mức độ khai thác trí tuệ của con người là có hạn, rất thấp so với mức tiềm năng. Ví dụ hàng trăm người cùng thi quốc gia. Bao nhiêu người thành công. Những người thất bại là do họ không nỗ lực hết sức, do không có tư chất? Hay do hầu hết môi trường họ không tốt bằng đối thủ. Do đó thành công là có hạn và không thể chia đều hết cho tất cả mọi người. Do đó đôi khi bạn cố gắng nỗ lực hết sức cũng không thể tự quyết định thành công của mình. Có khi vai trò đó là của đối thủ:D:D:D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
4. Thành công của con người là do rất nhiều yếu tố. Ngay cả yếu tố nội tại của họ gần như họ cũng không thể lựa chọn khác được. Ví dụ như bác Quang nghĩ sao khi mình được làm việc với vai trò nhạc sỹ. Nếu bác nỗ lực là sẽ thành công được ko, bác có quyết định được 70% được không. Còn nếu bác lập luận rằng đó không phải lĩnh vực của bác, đó không phải thành công bác mong muốn. Thế thì những người ăn mày cũng nói mình thành công được. Vì thành công mà họ hướng tới chỉ là để tồn tại.
5. Một ví dụ nữa về yếu tố môi trường. Tại sao những người ở các thành phố lớn lại thành công hơn những người ở các tỉnh, vùng sâu, vùng xa. Nếu ta nghĩ rằng đơn giản vì họ không nỗ lực hết bản thần. Tự họ quyết định đến 70% cơ mà. Như thế nhà nước cũng chẳng cần đầu tư cơ sở vật chất làm gì. 60% dân số Việt Nam được hưởng ít hơn những lợi ích từ đổi mới là lỗi do họ.
7. Cuối cùng khi tranh luận nên hạn chế tự suy đoán, dựa trên lý thuyết. Ta lên liên hệ với những số liệu thực tế, đặc biệt ở VN. Cũng tránh tình trạng dựa vào một nhóm nhỏ để phủ quyết cái phổ biến(Cái mà bác đưa ra lập luận chỉ chiếm chưa 1% dân số, mà nhóm đó cũng không phải thành công hơn hẳn phần còn lại). Nếu không chỉ mất thời gian mà không đi được đến đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn biết dc bao nhiêu ng thi QT mà biết số ko học thêm cực ít? Đấy là Long nói ko biết thì tôi chỉ ngay một trường hợp mà tôi thấy sờ sờ để mọi ng có thể tin dc, chứ chưa hề nói là duy nhất. Tổng số tôi biết khoảng hơn 1 chục, nếu bạn nhìn thấy mặt họ thì bạn sẽ hiểu học thêm chả đóng vai trò lớn đến thế đâu. Cái thông minh của họ đủ để chỉ cần nhìn trên mặt là thấy. Không chỉ giải QT mà QG, đội tuyển nói chung tôi biết hàng đống, cả Ams, TH trong nhiều khóa. Những ng có thể đứng lên đầu ko có đứa nào phụ thuộc vào ai cả. Cái chuyện có học thêm hay ko vốn nó chả quan trọng, tôi chỉ trả lời cái bạn nói họ chẳng qua có thầy, điều kiện tốt mới dc thế thôi. Nếu bạn biết những cái dc học là gì và cái họ phải làm khi thi là gì, khoảng cách giữa những bài thi đấy, thì bạn sẽ hiểu là ko ai, hay sách nào nói hết dc.

Trả lời lại bạn Thành nhé
Còn chuyện 30% thì vấn đề cũng ko phải bản thân con số 30, mà là càng phấn đấu, quyết tâm thì khả năng có kết quả tốt càng cao. Hơn hay kém 30 ko quan trọng mà là có nên nghĩ đến nó ko

Về mặt tư duy logic thì bọn đấy vẫn hơn trung bình nhiều, nhưng đúng là tư duy logic thì ko đủ, còn cần ý chí và định hướng nữa.
Cái bạn có thể làm là nâng cao cái ý chí của mình chứ ko phải tăng hay giảm 30%, hy vọng bạn hiểu tôi muốn nói gì. Còn nếu bạn muốn chứng minh cái con số đó thì tôi ko cản.
 
Thôi thôi, calm down, bình tĩnh nào. Em thấy chủ đề hiện nay đã bay quá xa so với nội dung cái chủ đề ban đầu rồi đấy. Không hiểu từ khi nào, cái bảng điểm lại trở thành cái chuyện đi thi QG với QT thế này?

Tóm lại là hai anh đều đã làm rõ ý kiến của mình. Em không phủ nhận ý kiến của ai, nhưng em thiết nghĩ là chưa có thăm dò cụ thể nào về mặt này, nên tất cả những gì chúng ta nói đều chỉ dựa trên những gì chúng ta đã biết. Chưa ai đi điều tra cụ thể xem tỉ lệ này nọ chiếm bao nhiêu phần trăm ... Vậy thì nên thôi, dừng lại ở đây được rồi ạ.

Khái quát lại, mọi vấn đề liên quan đến cái bảng đã được giải quyết. Không bàn luận thêm nữa, kẻo lại phát sinh vấn đề mới.

@Anh Quang: cái dòng "Mai đi lấy vợ" ở chữ ký của anh đi đâu mất rồi? Ko kiếm nữa à :D
 
Bạn biết dc bao nhiêu ng thi QT mà biết số ko học thêm cực ít?
Thật là vô ơn khi những người thành công lại phủ nhận các yếu tố giúp đỡ họ có được điều đó. Nếu một thằng nào từ lớp 1 đến lớp 12, thôi gói gọn trong cấp 3 mà không đi học thêm các thầy giỏi, hoặc chí ít được đọc các tư duy của các thầy giỏi qua các bài báo, các quyển sách mà thi được giải quốc tế thì đáng mừng thật.
Những ng có thể đứng lên đầu ko có đứa nào phụ thuộc vào ai cả
Có thể đây là suy nghĩ của bác, hoặc của những người QG, QT ... bạn bác.
Còn hầu hết những người thành công thực tế họ không nghĩ vậy. Họ có thể thành công, có thể đứng trên đầu người khác còn phải nhờ rất nhiều yếu tố. Tất nhiên có sự chênh lệch về tư duy ở đây. Tuy nhiên yếu tố gien (theo em hiểu) thì không hề đóng vai trò quá quan trọng như bác tưởng. Thế giới có một số ít thiên tài, người có thể bứt phá hẳn so với những người khác. Và VN thì tiếc là có rất rất ít.
Còn về giải QG, QT trường điểm mình không hề phủ nhận vai trò của nó. Chính mình ngày xưa cũng muốn vào nhưng không kịp thi. Và lập luận ảnh hưởng 70% là do yếu tố bên ngoài cũng khẳng định suy nghĩ đó.
Tuy nhiên đó chỉ là thành công trong giai đoạn cấp 3.Chỉ là một chặng đường ngắn trong cuộc đời của mình. Nó không nói lên gì nhiều. Vào đại học và đi làm môi trường thay đổi. Và bạn phải thích nghi với môi trường và tận dụng các yếu tố có lợi của môi trường đó để thành đạt.
Cái bạn có thể làm là nâng cao cái ý chí của mình chứ ko phải tăng hay giảm 30%, hy vọng bạn hiểu tôi muốn nói gì. Còn nếu bạn muốn chứng minh cái con số đó thì tôi ko cản.
Em muốn chứng minh con số đó vì lúc đầu bác đã lập luận. Còn bác tự tin có thể quyết định vào thành công của mình thì tùy. Nhân đây em muốn hỏi bác giả sử em muốn làm thủ tướng thì bác vẽ giúp em một con đường và khả năng thành công là bao nhiêu %.
Những ng thành công là những ng ko cho phép họ nghĩ họ chỉ quyết định dc 30% số phận ;)
Còn khi tranh luận thì nên "open mind". Đừng quá tin tưởng vào ý kiến của mình nếu nó là chủ quan và ít kiểm chứng, lệ thuộc vào người khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những ng thành công là những ng ko cho phép họ nghĩ họ chỉ quyết định dc 30% số phận
Tôi bold lại để bạn chú ý hơn. Ngay từ đầu tôi ko phủ nhận trực tiếp con số 30, mà là tôi nhấn mạnh cái ý chí. Có thể cái 30 của bạn đúng nhưng khi bạn buông xuôi thì nó sẽ là 25-20. Đọc thêm cả câu trước của nó nữa thì là thế này
Về mặt tư duy logic thì bọn đấy vẫn hơn trung bình nhiều, nhưng đúng là tư duy logic thì ko đủ, còn cần ý chí và định hướng nữa. Những ng thành công là những ng ko cho phép họ nghĩ họ chỉ quyết định dc 30% số phận

Tôi cũng ko nói là phủ nhận tất cả công sức các thầy, chỉ nói đến nguyên nhân tôi cho là quan trọng hơn bản thân những kiến thức đó thôi, bạn đọc lại sẽ thấy.

@Long: cứ ngày mai mãi thì toi à :)) Đi kiếm rồi :p
 
hix
em ko dám tranh luận với các đại ca nữa =.=
chỉ dám nói thêm 1 câu là các đại ca đi ra ngoài chủ đề topic xa quá 8-}
 
hùng: cần j` đi đúng chủ đề :)) ko câu bài được trong những trường hợp thế này, ngồi im mà xem thôi :D

các anh cứ nói tiếp, em sẽ đọc cẩn thận ;) :))
 
:D anh QUang ..
đọc từ đầu xuống cuối thấy các bác tranh luận nhìu cái quá :D mà ở đâu có 1 bác KL và 1 bác trg` chi mô kia ...thôi, bàn luận từ từ đi ...
 
Muốn học giỏi, cần 3 cái chính: chăm chỉ + thông minh+ thầy giỏi.


Muốn thành công (bỏ qua yếu tố tình cảm như gia đình, bạn bè), thì cần may mắn, không thể phủ nhận, nhưng bản thân cũng cần 1 số thứ khác với học giỏi:

1)- Thành công có thể chỉ bằng biết cách quan hệ tốt.
Rất nhiều người có địa vị trong Xã hội trở thành người thành công bằng cách này, họ có địa vị, việc làm, tiền bạc chỉ vì quen biết ông A bà B, 2 ông bà này làm to, hoặc họ có 200 người bạn quý họ, luôn luôn muốn giúp họ.
Năng khiếu bẩm sinh+ kinh nghiệm rút ra trong quá trình sống đã giúp họ có khả năng này, chả ai dạy ai cái này, ở trường không có môn này...

2)- Thành công bằng sự chăm chỉ+ thông minh+ tính cách.

Rất nhiều người học giỏi nhưng không thể thành công vì tính tình ngại thay đổi, sợ thất bại, hay thất bại 1 lần là suy sụp không thể đứng lên, tính cách muốn an phận không muốn tiến lên, không có tham vọng hay ý chí hèn kém...

Ví dụ như một tiến sĩ vật lý tên là Soros sau này chán việc nghiên cứu khoa học nhảy sang buôn chứng khoán và có vài tỷ đô từ vài chục đô ban đầu phát biểu trong 1 buổi gồm toàn các tiến sĩ: "Không phải các anh kô đủ thông minh mà đơn giản là các anh không thể chịu đựng được tài khoản của mình chỉ còn 1 nửa sau 1 ngày, tôi chịu được"
Việt nam ta cũng có 1 ông điển hình cũng đi thi này nọ , tiến sĩ toán là ông Trương Gia Bình ....

3)- Thành công bằng cái gan to, và sự liều lĩnh hơn người:
Ví dụ để có cuộc sống giàu có hơn người ta vượt biển, sống chết mặc bay, sang tị nạn ở nước ngoài, 10 năm sau quay về căm lê cà vạt xe xiếc bóng lộn...
Nhiều người liều lĩnh quen thấy nhà nước đánh thuế ô tô cao quá , nghĩ đến việc buôn oto từ lào sang việt nam vào buổi đêm, chốn hải quan, nói chung là giàu vì buôn lậu...
Rất nhiều người gan to, tốt nghiệp ra trường vào cơ quan nhà nước làm lương tháng vài ba trăm ôm mông sau này về già được thăng quan tiến chức, rồi khi có chức rồi thì tham những, thâm ô, ăn hối lộ... số này VN nhiều vô kể.
Ví dụ cựu chủ tịch TP ông HVN, về hưu xít ăn cái nhà mười mấy tỷ, rồi nghỉ hưu là đi khắp sân nọ chỗ kia chơi golf,...

Có thằng gan to, ban ngày dùng dao thái cướp tiệm vàng...v.v..v.

4) Thành công bằng sự đam mê với 1 cái gì đấy, mà cái này lại được nhiều người chú ý và thích thú....
Như kiểu 1 thằng học chả học, suốt ngày chỉ đi nhảy với mấy anh chị rồi cuối cùng trở thành ca sĩ nổi tiếng, lọt vào tầm 100 người ảnh hưởng nhất TG...
Ca sĩ luyện giọng thành tài....
Cầu thủ đá bỏng giỏi.....rồi bán độ

5) Thành công chỉ bằng mỗi may mắn
-Tự nhiên chỗ mình ở ra mặt đường, miếng đất ông cha canh tác vài hecta thành đất nằm trong quy hoạch khu đô thị mới....
- Có 10 chai bán xe, tối ra ghi con đề.....
6)
7)
8)
....

nói chung là ty tỷ cách, hầu hết chả liên quan đến học giỏi.

Tóm lại: Học là cái dễ nhất, còn thành công thì không dễ như thế.
và học giỏi so với thành công trong cuộc sống thì chỉ là con tép...
 
nói mãi :-j quay lại vấn đề mọi người định nghĩa thế nào là thành công ;))
có em j` viết bài văn lên báo lên đài ầm ầm mấy tháng trước đấy có ai đồng ý với em ý ko :p
 
Cái bài đó chỉ để ăn điểm 10 thôi.;))
Chứ cái quan niệm về thanh công giống như mọi quan niệm khác của con người, đều tùy hoàn cảnh quy định.
Tóm lại là đừng so sánh cái tôi gọi là thành công với cái bạn gọi là thành công, cái chính là tôi và bạn có xứng đáng, tự hào với thành công đó hay ko.:-j
 
à,đó là em Ngọc chuyên văn SP 06-09 ;))
bài em ý được điểm 9+ chứ có phải 10 đâu hả Lộc ;))
Công nhận là em ý viết rất hay :p
 
Tao thấy báo chí chém là 10+ ấy chứ.:-j
Lạnh xương sống.:))
 
mấy bài văn điểm 10, đọc chả thấy có cảm xúc nào cả :)) đặc biệt là bài em ngọc. (mà hình như bài đấy bị lạc đề thì phải :)) )
 
sợ thật đấy, đúng là nói dai nói dài nói .... mãi, hết cái lày lại đến cái kia, cuối cùng là tâm sự của các bạn trẻ về vấn đề văn vẻ trên mạng. cũng vui.
Em thấy anh quang và anh thành tranh luận hơi mệt đấy và có khi cũng chả đến đâu vì các anh bây giờ hay chơi trò trích dẫn tiểu tiết và tập trung những chỗ viết vô duyên của đối thủ thì nội dung càng ngày nó lại càng đi sâu vào khích bác nhau, nói không phải, hai bác chửi nhau lâu nên không sao, chứ có em nào kim liên với ams vào đọc đâm lại ngứa cựa chửi lên thì thiên hạ đại loạn.
 
Back
Bên trên