Một sự việc đều có hai bộ phận: Nội tại và Ngoại cảnh.
Việc phân tích "Sự việc diễn tiến thế nào" đòi hỏi phải tìm hiểu cả yếu tố Nội tại và Ngoại cảnh của nó. Một người thành công được cũng vậy. Đó bao gồm của Bản thân người đó và Môi trường tác động lên người đó.
Em đồng ý với anh Thành rằng rất ít người ý thức được ưu nhược điểm của chính bản thân đủ để tự thân phấn đấu mà giành được thành công. Đa số là có tác động của điều kiện ngoại cảnh. Lấy ví dụ về việc đi thi quốc tế. Có đứa nào đi thi quốc tế mà không đi học thêm ngoài học đội tuyển ở trường. Chắc chắn là phải có đi học. Số người không đi học thêm ở đâu mà vẫn có giải thì cho đến nay, em chưa nhìn thấy ai. Như vậy có thể thấy, có những người, và số này không nhỏ, là thành công được nhờ điều kiện ngoại cảnh - nhờ gia đình, nhờ sự ưu ái của nhà trường, nhờ này nọ ... Nhưng họ muốn được ưu ái vậy, muốn có kết quả cao vậy, bản thân họ cũng phải có một khả năng nào đó rồi. Năng lực nội tại phải cao mới làm được thế. Riêng khoản này, em rất phục bọn bạn được giải ở lớp em. Chúng nó chăm chỉ, sự chăm chỉ đó em không có được. Nếu em chăm được như chúng nó, thì có lẽ, kết quả của em sẽ còn cao hơn nhiều.
Cuộc sống rất phức tạp. Trong cuộc sống không như trong khoa học. Ta cần giao tiếp với xã hội. Những người quá đi sâu vào tự nhiên thường hổng về mặt xã hội. Họ nhìn mọi người có vẻ dưới cơ mình. Còn thực chất thì chưa chắc vậy. Đã khi nào bạn hỏi tại sao tên đường phố lại không có tên các nhà tự nhiên trong đó. Toàn các nhà hoạt động xã hội. Vì mức độ đóng góp của họ còn thấp.
Tiếp tục lý thuyết về Nội tại và Ngoại cảnh của em nhé. Em rất đồng ý là sự đóng góp cho khoa học của các nhà nghiên cứu Khoa học Tự nhiên ở Việt Nam còn chưa nhiều. Nhưng anh đã bao giờ hỏi tại sao người ta lại như vậy chưa? Những người có khả năng, có học vấn, có trình độ rất nhiều. Nhưng họ thiếu một thứ: điều kiện ngoại cảnh để phát triển. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu rất giỏi về Hạt nhân, nếu ông ra nước ngoài, sẽ được đón nhận như một viên kim cương. Nhưng ở VN, người ta cũng chỉ biết tới ông như một giáo sư giỏi.
Em không cho rằng chỉ có những người làm về tự nhiên mới có sự "kiêu ngạo", cho rằng "mọi người dưới cơ". Cái này là bản tính của con người, sự tự kiêu mà ai cũng có. Em dám chắc là ngay cả một nhà văn, cũng luôn cho rằng "tôi viết hay hơn ông A, ông B kia". Vấn đề ở chỗ, có người kiềm chế được, có người không kiềm chế được. Và người kiềm chế được thì đi tiếp.
Còn việc đặt tên đường phố, em nói thật là người ta kiếm những ông nổi nổi đặt tên thôi, chứ chả phải là dựa trên cống hiến gì. Tất nhiên là phải có cống hiến, nhưng cũng phải được mọi người biết đến. Các công trình khoa học của Việt Nam, nhiều công trình xuất sắc chứ, nhiều người giỏi chứ, nhưng có phải ai cũng đủ nổi tiếng để đưa vào bảng tên đâu. Trong khi các vị tướng, những nhà lãnh đạo, hay những nhà văn - chỉ cần 1 trận thắng quyết định, 1 tác phẩm để đời thì tên họ nổi như cồn. Cho nên, em thiết nghĩ, ví dụ này không được hợp lý lắm.
Anh Thành nói nhiều chỗ rất đúng ý em. Cảm ơn anh lắm. Còn một số chỗ, em chưa tán thành, nói ra để anh cùng thảo luận.