Toàn cầu hóa.

Các em có thể nói thêm nhiều ví dụ cho dễ hiểu hơn được ko, mấy cái này dùng từ ngữ cao siêu quá mà thiếu hẳn hình ảnh trực quan sinh động làm anh và các bạn dân ngoại đạo nghe cứ như vịt nghe sấm... Cố gắng nói làm sao như Bác Hồ của chúng ta ấy, thỉnh thoảng thấy dân tình ngu ngơ thì cũng dừng lại mà hỏi kiểu: "tôi nói, đồng bào có hiểu gì ko?", nếu đồng bào bảo "có" thì lại có thể tiếp tục say sưa tiếp có sao đâu...

Nói đùa em thật Tống Tuấn có kiểu bon chen kiểu rất vớ vẩn... em thấy hơi bị đáng buồn. Các cô các chú ấy mới bắt đầu vào học có hứng thú bàn tán một tí bằng tiếng Anh thfi cứ để các cô các chú ấy. Nếu Tống Tuấn có nhu cầu căn vặn sửa siếc gì thì vào viết chứ ai lại làm trò kiểu trẻ con thế này, buồn cười bỏ bu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy mọi người đều đang thảo luận rất là nghiêm túc, đều tìm hiểu về vấn đề mình nói rất công phu, rất bổ ích cho cả người viết lẫn người đọc, không có gì phải thay đổi gì cả. Việc mọi người thỉnh thoảng dùng từ chuyên ngành tiếng Anh là việc rất bình thường. Những vấn đề này thì được đề cập, bàn bạc đến nhiều bởi những người chịu nền giáo dục châu Âu, phần nhiều là bằng tiếng Anh. Không phải ai cũng có kiến thức tương đương để dịch tất cả mọi thứ sang tiếng Việt cả. Ngay cả chuyên ngành của em nhiều đứa nói những từ tiếng Việt mình không hiểu gì cả vì chưa được tiếp cận bao giờ, nhiều từ tiếng Anh mình biết không dịch nổi sang tiếng Việt thì không biết từ chuyên ngành tương đương. Chỉ có những người học một ngành bằng cả 2 thứ tiếng mới có thể dịch được toàn bộ những gì trong ngành mình nói. Hầu hết ở đây không có ai có may mắn vậy cả, vì thế chuyện thỉnh thoảng dùng từ chuyên ngành tiếng Anh là việc hoàn toàn chấp nhận được. Hơn nữa các bạn cũng rất nhiệt tình giải thích nếu ai có câu hỏi nào về từ nào đó. Em nghĩ là anh Tuấn không có gì phải chỉ trích mọi người ở đây cả.
 
Một điều nữa, thị trường tư nhân TQ một phần lớn hiện nay là cạnh tranh tự do, có nhiều retailers và producers tham gia, và mình thiết nghĩ phần lớn những công ty TQ không thiếu suy nghĩ đến nỗi đi vào những hợp đồng mà không đạt được những lợi ích tốt nhất cho đôi bên.

Mình xin nhắc lại quan điểm của mình là ủng hộ toàn cầu hóa. Đó là giải pháp mang tính WIN -WIn, cả hai đều có lợi. Kô phản đối toàn cầu hóa mang lại lợi ích to lớn cho các nước đang phát triển. Điều mình muốn nói đó là: các nước giàu hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa. Và trong bất cứ điều kiện nào thì các nước giàu cũng chiếm thế thượng phong. Toàn cầu hóa chỉ là một quá trình trong đó sự bất công thương mại đỡ hơn mà thôi.

Để minh họa cho luận điểm này xin dẫn ra một đoạn hỏi đáp khá thú vị khi Việt Nam vào WTO:
Question: Sự thiệt thòi của các nước nghèo so với các nước giàu trong sân chơi WTO rõ ràng là một thực tế cần chú ý. Nhưng , nếu vậy tại sao hầu như nước nào cũng muốn gia nhập tổ chức này?

Answer: Các nước tham gia WTO vì họ sợ rằng nếu không gia nhập thì mọi việc còn tồi tệ hơn..:(

Bạn có thể lấy những ví dụ của Taiwan, Singapore, Hong Kong, và South Korea, Thailand, Malaysia (sau những cải cách sau vụ 1997) để mà tham khảo, họ cũng từng là những công ty nhỏ, được đầu tư từ Mỹ, EU bây giờ vươn lên cạnh tranh với những công ty hàng đầu.

Những nước này là so-called "East Asian Tigers" with rapid industrial growth since the 1960s. Và từ 1970s đã được gọi là : Newly Industrialised Countries (NIC ). Khái niệm toàn cầu hóa mới chỉ ra đời từ những năm 1980s, bảo các nước này nhờ toàn cầu hóa lớn mạnh và cạnh tranh thế là kô thuyết phục.

Mình kô bác bỏ khả năng developing countries có thể cạnh tranh với các nước lớn. Nhưng cạnh tranh được là do nhiều yếu tố, tất cả đều "đổ " là nhờ ơn toàn cầu hóa thì hơi phiến diện.

Về Asian Financial crisis of 1997 thì rất phức tạp. Immediate cause là sự appreciation of the Dollars do sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy The Federal Reserve Board tăng interest rate để mà chống inflation (lạm phát). Chính vì sự tăng của interest rate đã làm những investors chuyển sang đầu tư vào Mỹ thay vì Thailand, Malaysia, Indonesia, South Korea vv... dẫn đến massive outflow of capital từ các nước này.

Đoạn này có phải là một minh họa rằng nền kinh tế của các nước này yếu và khá phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài hay kô?

Với toàn cầu hóa, một mong đợi lớn là sẽ nhận được đầu tư nước ngoài để phát triển. Điều đó kô sai. Nhưng cần xem xét một số khía cạnh.
1.Nhà đầu tư chỉ đưa vốn vào khi họ được lợi. Các nước đang phát triển luôn được lợi từ vốn đầu tư nhưng theo đúng logic thì những người đầu tư- các nước phát triển - sẽ hưởng lợi gấp nhiều lần.
2. Một nghiên cứu của Krugman (1994 - hơi cũ nhưng ít ra với nhiều nước đến giờ vẫn đúng , including Viet Nam) chỉ ra rằng sự phát triển của developing countries tăng trưởng trong năng suất chủ yếu là là kết quả của sự tăng trong vốn đầu tư. Năng suất thực sự kô tăng hoặc tăng kô đáng kể. Trong khi đó để phát triển bền vững điều quan trọng là năng suất thực sự phải tăng chứ kô phải là chỉ tăng vốn đầu tư.

Vấn đề này ở Việt Nam được nói rõ trong bài báo sau:
http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=01&id=9672f7e82870ea

Toàn cầu hóa chỉ mang lại một số lợi ích. Còn sự phát triển có bền vững hay kô, nền kinh tế có khập khiễng, phụ thuộc hay kô thì chỉ tùy thuộc căn bản vào nước cụ thể đó vận dụng thế nào. Đó là lý do tại sao cần những nhà lãnh đạo giỏi.

Tóm lại, toàn cầu hóa chỉ là chất xúc tác, để giảm đói nghèo, phát triển kinh tế, giải pháp phải nằm trong nội lực các nước đang phát triển chứ kô phải trong toàn cầu hóa. Có nội lực thì mới lợi dụng được toàn cầu hóa. Mong rằng Việt Nam sẽ có được một nội lực như thế. :D

P/s: Thực ra trong vấn đề toàn cầu hóa mọi tranh luận ở đây mình thấy là đều thống nhất ủng hộ. CHỉ khác biệt ở mức độ và sự diễn đạt :D .
 
P/s: Thực ra trong vấn đề toàn cầu hóa mọi tranh luận ở đây mình thấy là đều thống nhất ủng hộ. Chỉ khác biệt ở mức độ và sự diễn đạt

Mình tán thành^^.



P/s: Về East Asian Tigers mà Thắng nói đó là Singapore, Hong Kong, Taiwan và South Korea bây giờ đã là rồng rồi. Còn bốn tân East-Asian Tigers bây giờ là Thailand, Malaysia, Indonesia và Philippines, những nước này mới bắt đầu phát triển những năm cuối của thập niên 80's.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đếm đi đếm lại thì còn mỗi VN là chưa.:)) <đang cầm đầu các nước còn lại ;)) >
 
Nói đến toàn cầu hóa thì không thể không nói đến những phản ứng chống toàn cầu hóa ở một bộ phận không nhỏ dân các nước phát triển .Điều này nghe có vẻ rất nghịch lý với thái độ của những quốc gia đang hào hứng ăn mừng thắng lợi của việc được đứng trên một sân chơi chung của nền kinh tế thế giới ,
Mình xin trích ra đây một ý kiến về phương diện này của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa kỳ được đăng tải trên tạp chí kinh tế ngày hôm nay (16/1) của đài Á Châu Tự do (RFA) .

Bài viết là một lời giải thích khá đặc sắc , với đầy đủ tính thuyết phục,
cho xu hướng chống toàn câu hóa và bảo hộ mậu dịch ở Phương Tây hiện nay , mà mình nghĩ ai có ý định làm kinh tế , và các nhà hoạch định chính sách tương lai của VN nên đọc để tham khảo :




+ Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và có quy chế mậu dịch bình thường với Hoa Kỳ, mọi người đều chờ đợi một làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ trút vào Việt Nam để tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao lợi tức người dân.
Về phần mình, ông nhận xét ra sao về triển vọng này và thấy là người ta nên cảnh giác về những khó khăn gì ở trước mặt?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Khó khăn lớn lao nhất, theo tôi nghĩ, lại thuộc về lãnh vực nhận thức. Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cũng vậy, nhưng hai sự thay đổi ấy lại là sự chuyển động ngược chiều. Từ trong sông bắt đầu bơi ra biển, có khi dân mình sẽ ngạc nhiên thấy thủy triều dội ngược và đẩy mình vào bờ.
Tiếp theo chương phát thanh ngày 19 tháng 12 vừa qua dưới tiêu đề “Mặt trái của toàn cầu hóa”, tôi đề nghị là ta sẽ tìm hiểu thêm về sự chuyển động ngược và kỳ này sẽ tập trung phân tích một trào lưu mới là sức ép chính trị của lực lượng lao động từ các nước công nghiệp hoá. Mình nên sớm thấy ra sức ép rất lớn này.

+Việt Long: Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu khi cần tìm hiểu về sức ép dội ngược này?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa là trong mọi thay đổi về phương thức sản xuất hay hình thái sinh hoạt kinh tế, ta đều thấy có thành phần thì có lợi hơn mà ngược lại cũng có thành phần bị thiệt hại và vì vậy phải chống đối.
Một sự chống đối nổi tiếng là tư tưởng của Marx chống lại những bước đầu của thời kỳ công nghiệp hoá với những phân tích nông cạn và luận giải hàm hồ mà vẫn thuyết phục được phân nửa thế giới rồi gây ra chiến tranh kéo dài ngụy danh là cách mạng.
Từ 15 năm nay, tình hình đã đảo ngược và người ta lạc quan nói rằng Marx sai, chủ nghĩa tư bản đã thắng thế ở khắp nơi khiến kinh tế thị trường là quy luật phổ biến. Giờ đây, thế giới mới bắt đầu thấy ra là sự thay đổi ấy đang gây phản ứng, mà phản ứng mạnh nhất là tại các nước giàu, từ thành phần thấy mình bị thiệt thòi vì chính hiện tượng chúng ta gọi là toàn cầu hóa.
Vì vậy, 84 triệu người Việt vui mừng bước ra có khi lại ngỡ ngàng khi gặp sự chống đối rất tinh vi từ các nước giàu bên ngoài dội ngược về.


+Việt Long: Dường như ông đang muốn mô tả những chuyển động lớn trước khi nói đến hậu quả của chúng trong lĩnh vực lao động?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Trước đây, chính xác là trước năm 1991, chúng ta còn có gần phân nửa thế giới sinh hoạt kinh tế khép kín trong thế giới gọi là xã hội chủ nghĩa hay đường lối kinh tế bao cấp và ít trao đổi gì với các nước theo kinh tế tự do. Đó là trường hợp của khối Xô viết, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Ngày nay, ngần ấy nước đều phá vỡ hàng rào ngăn sông cấm chợ để làm ăn buôn bán với bên ngoài. Ta gọi đó là toàn cầu hóa hay kinh tế nhất thể hóa và tin là kể từ đấy mức sống người dân tại các nước này có cải thiện.
Điều mà ít người thấy là kể từ đó đến nay, lực lượng lao động trên thế giới, thành phần công nhân viên thợ thuyền, đã tăng thêm chừng một tỷ rưỡi, tức là nhân đôi dân số lao động trong cái đại dương bát ngát ta gọi là toàn cầu hóa. Cụ thể là trong lịch sử loài người thì từ 15 năm nay, dân số lao động đã có thêm một tỷ rưỡi được giải phóng để trở thành khoảng ba tỷ người.
Những người được giải phóng như vậy, dù có khi mới chỉ là giải phóng nửa vời như tại Việt Nam, đều thấy mức sống của mình có được nâng cao. Nhưng nhân công tại các nước giàu có thì thấy ngược lại.
Và họ bắt đầu có phản ứng. Điều nguy hiểm, y hệt như trong hiện tượng Mác-xít và xã hội chủ nghĩa, họ không hiểu ra sự thay đổi nên cưỡng chống và các chính trị gia khai thác tinh thần ấy nên dẫn tới kết quả ngược, đó là phản ứng bảo hộ mậu dịch ta đã nói đến rất nhiều ở đây.

+Việt Long: Ông nhắc đến việc lực lượng lao động nhân đôi trong có 15 năm lên ba tỷ người, có cách gì mình suy ngẫm ra những biểu hiện của sự thể ấy không?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Mười lăm năm trước, người Việt Nam có khi nào tưởng tượng rằng mình sẽ đóng bàn ghế hay khâu quần áo giày dép bán sang Mỹ không? Ngược lại, công nhân Mỹ trong các ngành ấy có khi nào tưởng tượng là sẽ mất việc vì sức cạnh tranh của các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc hay Việt Nam đổ qua không?
Khi bắt đầu buôn bán với Mỹ, phần xuất khẩu của Việt Nam qua Mỹ đã tăng gấp bội so với của Mỹ sang Việt Nam và số người có thêm việc làm hay mất việc làm nhờ hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ có phản ứng chống hay thuận khác nhau. Đây là ta chưa nói đến hiệu ứng của cách mạng tín học...


+Việt Long: Toàn cầu hóa rồi cách mạng tin học là hai yếu tố dẫn tới sự thay đổi ấy?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa vâng, đó là sự hiện diện của lực lượng ta gọi là lao động nghèo, từ Đông Âu đổ qua Tây Âu trong Liên hiệp Âu châu, hay từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đổ qua Mỹ và gây vấn đề cho thợ thuyền của các nước giàu. Đã thế, ngay trong nội bộ các nước công nghiệp đi trước, thì tiến bộ về khoa học đã gây ra thay đổi trong phương thức sản xuất.
Một thí dụ dễ thấy nhất là ngày nay ta không còn thấy nhân viên bơm xăng hay chùi xe trong các trạm xăng tại Mỹ nữa. Tất cả đều đã tự động hoá bằng máy cả. Sự thay đổi ấy có nghĩa là dân bơm xăng mất việc nhưng kỹ sư ráp chế hay bảo trì máy bơm xăng lại có việc, với đồng lương cao hơn người bơm xăng. Từ lao động áo xanh lên áo trắng là thế.
Ở cấp cao hơn, cách mạng về công nghệ tin học cũng giúp nhiều người giỏi về điện toán từ bên trong Ấn Độ, Việt Nam làm việc cho công ty tại Mỹ qua không gian điện toán, với hậu quả là kỹ sư điện toán tại Mỹ mất việc nếu họ không leo lên một bậc thang cao hơn về công nghệ, nghĩa là có chuyên môn cao hơn.
Việc làm gia công ấy ngày càng phổ biến và bị đả kích tại các nước giàu là làm dân chúng mất việc. Hai ví dụ ấy minh diễn sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ thấp lên cao, từ chế biến lên dịch vụ, từ quốc gia ra quốc tế. Mà đấy cũng là một thay đổi khiến kẻ khóc người cười và phải có phản ứng.
Khi người thiếu tay nghề chuyên môn bị thiệt vì mất việc hoặc phải lao động với đồng lương thấp hơn thì họ phải tranh đấu, như qua nghiệp đoàn, hoặc qua chính trường, để đòi tăng mức lương tối thiểu chẳng hạn. Hậu quả là lại càng thúc đẩy sự thay đổi ấy mạnh mẽ hơn và dẫn tới phản ứng bảo hộ mậu dịch từ các nước giàu.

+Việt Long: Nhưng, người ta thường lý luận rằng toàn cầu hóa cuối cùng có lợi cho mọi người, mọi nước. Mươi năm trước đây chẳng hạn, ai cũng ca tụng hiện tượng ấy mà?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Điều ấy đúng trên đại thể và trong trường kỳ, nhưng cũng gây ra những thay đổi bất bình đẳng trên toàn cầu và trong từng nước, và tác động vào cảm quan ấn tượng của người trong cuộc. Thế giới toàn cầu hóa ngày nay có nhiều người sản xuất hơn người tiêu thụ và cạnh tranh với nhau gay gắt hơn.
Thế giới ngày nay cũng có những nước nhập siêu và xuất siêu. Một thí dụ dễ thấy là sau khi bình thường hoá về ngoại thương với nhau, Mỹ bán cho Việt Nam gần một tỷ nhưng mua của Việt Nam gấp gần mười và bị nhập siêu.
Bao nhiêu người Mỹ có lợi nhờ bán cho Việt Nam bảy tám trăm triệu Mỹ kim hàng hoá và bao nhiêu người bị thiệt khi Mỹ mua của Việt Nam bảy tỷ Mỹ kim? Đã thế, ngay trong nội bộ các nước công nghiệp, lao động ngày nay càng bị lép vế nặng...


+Việt Long: Tại các nước công nghiệp hoá và cũng là các nước dân chủ, người ta có nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi của họ...

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây cũng là một hiện tượng thay đổi bất bình đẳng khác mà Việt Nam chưa nhìn ra.
Tại Việt Nam, quyền tự do nghiệp đoàn chưa hề có, công đoàn chỉ là công cụ của đảng và nhà nước chứ chưa thực sự bảo vệ quyền lợi của dân lao động đích thực. Chuyện ấy rồi cũng sẽ phải thay đổi và nên thay đổi càng sớm càng hay vì nếu không, lao động Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng vì một hiện tượng đối nghịch tại các nước giàu.
Tại các nước giàu, loại công đoàn tranh đấu cho quyền lợi thợ thuyền đang suy sụp dần. Họ mất đoàn viên vì không tranh đấu nổi cho hữu hiệu do hiện tượng toàn cầu hoá. Tỷ lệ thợ thuyền gia nhập nghiệp đoàn tại các nước giàu – có lẽ trừ trường hợp Bắc Âu – đã sút giảm liên tục từ cả chục năm nay.
Trong các nước giàu, chỉ còn nghiệp đoàn công chức là mạnh, và đại đa số đều bỏ phiếu cho cánh tả, thí dụ như đảng Dân chủ tại Mỹ hay đảng Lao động tại Anh, để bảo vệ thành quả đấu tranh của họ trong hệ thống bao cấp và tăng cường vai trò của nhà nước để gìn giữ quyền lợi cho công chức. Còn thành phần lao động thực tế thì không, dù là nạn nhân của thay đổi về sản xuất và nạn nhân của toàn cầu hoá.

+Việt Long: Nhưng, nếu nhìn từ doanh nghiệp ra thì hiện tượng ấy có lợi hay có hại?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Lợi hay hại thì cũng còn tùy thành phần, theo quy luật chung. Nói cho đơn giản theo lối cổ điển thì trong ba thành phần sản xuất là đất đai, tư bản kỹ thuật và lao động thì vị trí của thành phần lao động ngày càng sút giảm. Mà đất đai thì cũng là tư bản, là tiền của chủ đầu tư.
Tiến bộ trong khoa học sản xuất và đổi thay trong khuôn khổ sinh hoạt mở ra toàn cầu đang khiến cho tư bản chiếm vị trí quyết định, điều ấy có lợi cho doanh nghiệp và những ai có tiền đầu tư vào cổ phiếu các công ty.
Tỷ lệ dân chúng có tài sản đầu tư vào thị trường chứng khoán gia tăng trong khi tỷ lệ dân chúng tham gia vào công đoàn lại sút giảm. Hậu quả chung là ảnh hưởng sa sút của nghiệp đoàn tại các nước giàu.


+Việt Long: Ông trình bày một điều rất lạ nếu nhìn từ Việt Nam là vai trò sa sút của các nghiệp đoàn. Ông có thể nào nêu vài thí dụ về hiện tượng ấy không?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Trừ các nước Bắc Âu, tại các nước công nghiệp, công nhân viên làm trong xí nghiệp tư doanh đang rút dần ra khỏi công đoàn. Chỉ còn 8% thợ thuyền Mỹ còn là đoàn viên của một công đoàn tự do.
Tại Nhật, tỷ lệ đó là 17%, 22% tại Đức, hơn 5% tại Pháp. Tỷ trọng công đoàn ấy rất thấp so với thành phần công chức hay nhân viên xí nghiệp quốc doanh đang là đoàn viên của một nghiệp đoàn. Karl Marx có tái sinh thì cũng thất nghiệp.


+Việt Long: Thế rồi, hậu quả của hiện tượng đó là thế nào?

--Nguyễn Xuân Nghĩa: Một hậu quả mà ít ai ngờ là vào tháng Bảy năm kia, hệ thống công đoàn lớn nhất đã vỡ đôi. Tổng liên đoàn AFL-CIO đã bị khủng hoảng vì nhiều liên đoàn khác đã tách riêng. Lý do là có nghiệp đoàn không tranh đấu cho quyền lợi đoàn viên nữa mà trở thành một lực lượng chính trị, tích cực hậu thuẫn đảng Dân chủ.
Các nghiệp đoàn khác thì tập trung vận động vào doanh giới thay vì chính giới, để gây áp lực thẳng với doanh nghiệp. Họ ở vào thế rất kẹt là càng gây áp lực thì doanh nghiệp càng muốn đầu tư ra ngoài để khỏi bị áp lực, đâm ra toàn cầu hóa gây thiệt hại cho thợ thuyền và công đoàn mà ở bên kia đại dương, chúng ta không nhìn thấy. Giờ đây, làn sóng đó đang dội ngược lại.
Đó là thành phần lao động tại các nước giàu không đấu tranh qua công đoàn nữa mà qua chính trường và các chính trị gia thính mũi đã biết khai thác điều ấy. Hậu quả là ở rất nhiều nơi, không riêng gì Hoa Kỳ này, Quốc hội sẽ tranh đấu mạnh cho lao động và sẽ có nhiều luật lệ hạn chế toàn cầu hóa, hoặc tăng cường bảo hộ mậu dịch. Việt Nam nên sớm thấy trước điều ấy sau khi ăn mừng WTO.
 
Trước đây mình đã từng đặt câu hỏi tại sao dân Mĩ có thể kiếm 3000$ 1 tháng còn dân HN chỉ kiếm dc 200$. Rõ ràng năng suất lao động của dân Mĩ cao hơn nhưng chắc chắn ko nhiều đến vậy. Câu trả lời có lẽ nằm ở purchase power parity. Hiện tại 1 cái bánh mì ở Mĩ có thể đổi dc 5 cái bánh mì ở VN, tại sao? Câu trả lời thì các chuyên gia kinh tế trả lời hộ, có điều chắc chắn đây ko phải là một cân bằng bền và xu hướng của nó phải tiến về 1 ăn 1, nó có thể tiến lên một chút nhưng sẽ phải quay về. Hiện TQ ko chịu cho nó quay về đã làm Mĩ và Tây Âu đau đầu thế nào, nó chính là câu trả lời cho sức ép lên lao động các nước phát triển: ko chịu hoặc ko thể trả ppp về cân bằng của nó.

PPP có tác dụng so sánh mức sống giữa các nước, và nó cũng có tác dụng nhìn rõ bất công trong trao đổi hàng hóa. ppp dc duy trì cũng có nghĩa toàn cầu hóa sẽ dẫn đến chủ nghĩa thực dân kiểu cực mới (tự bịa :D), các nước nghèo tự mang sức lao động của mình dâng cho các nước giàu.

Tất nhiên xu hướng ppp vẫn phải quay về đều nhau, nhưng nó chỉ có thể xảy ra với mức độ trao đổi rất lớn và trong thời gian dài. VN chắc vẫn phải è cổ cho nó bóc lột thôi :(

Các cái này đều là tự bịa, ko phải đọc từ sách nào đâu, ai tin thì tự kiểm chứng :))
 
Anh Quang giải thik cho em PPP là gì đc ko?:-/ Tại sao GDP phải tính theo PPP?:-/ Tính theo như thế nào?:-/
Em đi tìm số liệu bài Địa để nộp cho cô, GDP toàn lấy theo PPP.:-< Hình như nó là sức mua tương đương thì phải?:-?
Còn về bài phỏng vấn trên của ông Nghĩa. Em ko có đủ trình độ để đánh giá chất lượng các lời nói đó, nhưng 1 điều em thấy rất rõ: Ở trên RFA nói chung và trong các bài phỏng vấn ở đó nói riêng, ít nhiều gì cũng phải chửi Marx 1 câu.:-< Đọc đến đấy thì thực sự em ko dám đọc tiếp nữa, em ko thik cái máy tính lãnh chịu hậu quả.X(
 
cái quan trọng làm mình đọc để lấy thông tin thôi , chứ còn nói thật là trong bất cứ bài nói chuyện , tranh luận , phỏng vấn nào cũng thế , cứ cho là dù khách quan đến mấy thì người "sáng tác" ra nó cũng ko thể nào ko cho một chút "tình cảm" cá nhân của mình vào được . Thế nên , khi đọc thì ta nên lọc bỏ cái đó ra , xong , còn lại là những kiến thức có giá trị .

Mà bình thường , khi đọc sách báo "Đảng" , anh cũng thường xuyên gặp phải những cụm từ rất ngứa mắt như là "dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng" , rồi là theo "chủ nghĩa Marx-Lenin " ," tư tưởng này nọ" , "diễn biến hòa bình " , "thù địch" , "chống phá cách mạng" ... , nên nói như Lộc thì chắc là anh sẽ không bao giờ đọc báo Đảng nữa ?
do đó , cần phải biết chắt lọc những gì không cần thiết để thu lượm được kiên thức _đó mới là phương pháp đọc !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở đây chắc nhiêu ng rõ ppp hơn anh nhiều, anh chỉ giải thích nôm na thôi :D. Thực ra tiền chỉ là cái trung gian để trao đổi lao động tích lũy trong hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví dụ 1$ mua dc 2 cái bánh mì hoặc 6 cái kẹo cũng có thể hiểu có thể đổi 1 cái bánh mì lấy 3 cái kẹo. Đấy là so ở cùng một chỗ. Nhưng hiện tại, vì nhiều lí do phức tạp, ở các chỗ khác nhau, cùng một số tiền mua đc những lượng hàng hóa khác nhau, ví dụ 1$ ở Mĩ mua dc 1 cái bánh mì còn ở VN thì dc 5 cái y hệt như vậy. Vì vậy nếu chỉ so thu nhập tính bằng tiền thì ko thể đánh giá ở đâu no đủ hơn và hơn bao nhiêu. Nếu so thì phải so kiểu “quy ra thóc”, kiểu lương ở VN 1 tháng mua dc 100 cái bánh mì còn ở Mĩ mua dc 300 cái bánh mì suy ra ở Mĩ sướng chỉ gấp 300/100=3 lần VN thay vì 3000$/200$=15 lần. Tất nhiên PPP này phải tính theo nhiều cái chứ ko chỉ bánh mì, cụ thể thì anh cũng ko rõ :D
 
Trước đây mình đã từng đặt câu hỏi tại sao dân Mĩ có thể kiếm 3000$ 1 tháng còn dân HN chỉ kiếm dc 200$. Rõ ràng năng suất lao động của dân Mĩ cao hơn nhưng chắc chắn ko nhiều đến vậy.

Sao lại không? Chú dựa vào cái gì mà nói là "chắc chắn" không nhiều đến vậy? GDP của Mỹ là hơn 10 nghìn tỷ. Của VN là mấy chục tỷ. Dân Mỹ chỉ đông khoảng gấp 3 dân VN...

Cái PPP không liên quan gì tới chuyện vì sao dân Mỹ làm được lương cao còn dân VN lương thấp. Nó chỉ là một cách dùng để tính GDP cho chuẩn hơn thôi.
 
Anh Long thử thay tỉ giá 1$=16000VND với 1$=3700VND xem GDP của VN có tăng lên 5 lần (tính theo $, hoặc Mĩ giảm 5 lần tính theo VND) ko, có phải lương VN cao lên 5 lần ko thì thấy ngay thôi. Năng suất lao động thì phải tính và so sánh bằng kết quả lao động (ví dụ ở đây là cái bánh mì) chứ ko phải bằng tiền. Em cũng chả biết giải thích thế nào hơn nữa, anh tìm thêm vài ng hiểu ppp hỏi họ thử xem vậy. Còn việc so năng suất lao động có chênh nhiều thế ko thì rất dễ, ppp bây giờ chênh nhau tận cỡ 5 lần nên tìm bất kì ví dụ nào cũng có thể nhìn thấy. Anh cứ so 1 giám đốc cỡ lớn ở VN mới có lương 2000$ với 1 lao động bình thường ở Mĩ cũng có thể kiếm dc 2000$ thử xem năng suất lao động 2 bác có bằng nhau ko thì thấy ngay thôi. Hoặc 2 công nhân may ở VN với Mĩ, năng suất của bác ở Mĩ có bằng 20 lần ở VN ko thì cũng thấy rõ ràng (2000$ và 100$), theo em năng suất chỉ chênh nhau cỡ 4-5 lần, cho đến 10 lần là hết hy vọng.
 
Anh Long thử thay tỉ giá 1$=16000VND với 1$=3700VND xem GDP của VN có tăng lên 5 lần (tính theo $, hoặc Mĩ giảm 5 lần tính theo VND) ko, có phải lương VN cao lên 5 lần ko thì thấy ngay thôi. Năng suất lao động thì phải tính và so sánh bằng kết quả lao động (ví dụ ở đây là cái bánh mì) chứ ko phải bằng tiền. Em cũng chả biết giải thích thế nào hơn nữa, anh tìm thêm vài ng hiểu ppp hỏi họ thử xem vậy. Còn việc so năng suất lao động có chênh nhiều thế ko thì rất dễ, ppp bây giờ chênh nhau tận cỡ 5 lần nên tìm bất kì ví dụ nào cũng có thể nhìn thấy. Anh cứ so 1 giám đốc cỡ lớn ở VN mới có lương 2000$ với 1 lao động bình thường ở Mĩ cũng có thể kiếm dc 2000$ thử xem năng suất lao động 2 bác có bằng nhau ko thì thấy ngay thôi. Hoặc 2 công nhân may ở VN với Mĩ, năng suất của bác ở Mĩ có bằng 20 lần ở VN ko thì cũng thấy rõ ràng (2000$ và 100$), theo em năng suất chỉ chênh nhau cỡ 4-5 lần, cho đến 10 lần là hết hy vọng.

Thứ nhất PPP (Purchasing power parity) thường dùng để tính living standard (mức sống) của người dân, không phải là một phương thích chính xác dùng để đo năng suất, có thể mình chưa học hết, tuy nhiên mình chưa thấy economist nào dùng PPP để mà đo năng suất cả. Nếu Quang biết, hy vọng có thể đưa ra những văn kiện có liên quan, như vậy sẽ thuyết phục hơn.

http://en.wikipedia.org/wiki/Purchasing_power_parity Tóm tắt thông tin về PPP ở Wiki nếu mọi người có hứng thú.

Anh cứ so 1 giám đốc cỡ lớn ở VN mới có lương 2000$ với 1 lao động bình thường ở Mĩ cũng có thể kiếm dc 2000$ thử xem năng suất lao động 2 bác có bằng nhau ko thì thấy ngay thôi. Hoặc 2 công nhân may ở VN với Mĩ, năng suất của bác ở Mĩ có bằng 20 lần ở VN ko thì cũng thấy rõ ràng (2000$ và 100$), theo em năng suất chỉ chênh nhau cỡ 4-5 lần, cho đến 10 lần là hết hy vọng

Như mình đã nói ở trên PPP không phải là một phương pháp chính xác để đo năng xuất, nên so sánh như vậy sẽ không có chính xác.

Còn về năng suất giữa Mỹ và VN, =mMột ví dụ để tạo ra một hình ảnh nhỏ về năng xuất Mỹ, mình có coi trong discovery channel (cái này lâu lâu nó sẽ chiếu đi chiếu lại, hoặc bạn có thể tìm trong History Channel trong program "American food"), nói về một nhà máy nhỏ (gia đình) chế tạo chocolate, chỉ có khoảng 20 người nhưng sản lượng của họ là 12 triệu chocolate bar/năm. Cả giai đoạn đều là máy móc (mechanized), đa phần nhân viên chỉ giám sát sự hoạt động của mấy móc, điều khiển, kiểm tra chất lượng, văn phòng, salesman vv (gần như là một công ty luôn).

Nhiều xưởng máy lớn như Kit-Kat, Hershey (tập đoàn) năng suống còn cao hơn gấp bội.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Long thử thay tỉ giá 1$=16000VND với 1$=3700VND xem GDP của VN có tăng lên 5 lần (tính theo $, hoặc Mĩ giảm 5 lần tính theo VND) ko, có phải lương VN cao lên 5 lần ko thì thấy ngay thôi. Năng suất lao động thì phải tính và so sánh bằng kết quả lao động (ví dụ ở đây là cái bánh mì) chứ ko phải bằng tiền. Em cũng chả biết giải thích thế nào hơn nữa, anh tìm thêm vài ng hiểu ppp hỏi họ thử xem vậy. Còn việc so năng suất lao động có chênh nhiều thế ko thì rất dễ, ppp bây giờ chênh nhau tận cỡ 5 lần nên tìm bất kì ví dụ nào cũng có thể nhìn thấy. Anh cứ so 1 giám đốc cỡ lớn ở VN mới có lương 2000$ với 1 lao động bình thường ở Mĩ cũng có thể kiếm dc 2000$ thử xem năng suất lao động 2 bác có bằng nhau ko thì thấy ngay thôi. Hoặc 2 công nhân may ở VN với Mĩ, năng suất của bác ở Mĩ có bằng 20 lần ở VN ko thì cũng thấy rõ ràng (2000$ và 100$), theo em năng suất chỉ chênh nhau cỡ 4-5 lần, cho đến 10 lần là hết hy vọng.

Cảm ơn chú về vụ PPP, có điều anh thấy bảo thế này: năng suất kết quả lao động tính bằng tiền là chuẩn rồi còn gì nữa? GDP nó không đo xem xem thằng thợ may ở Mỹ may được mấy cái áo mà con đo xem là chất lượng của cái áo ấy đối với khách hàng là như thế nào (thể hiện qua giá.) PPP là cách để giúp tính toán và so sánh một cách hợp lý hơn GDP giữa các nước vì nó giúp tính giá trị của những thứ kô đo đếm được bằng exchange rate đơn thuần (giá trị dịch vụ chẳng hạn.)

Chú so sánh một giám đốc VN với một công nhân ở Mỹ không thấy là bất ổn à? Một giám đốc ở VN làm được bằng 1/10 một giám đốc ở Mỹ là chuyện không có gì là vì giá trị mà một giám đốc bên Mỹ đem đến cho công ty rõ ràng là cao hơn nói chung (cái này, again, được thể hiện bằng giá trị và năng suất của cty.) Một công nhân làm bánh mỳ ở Mỹ... chú có thể cho là làm không năng suất cao hơn một công nhân làm bánh mỳ ở VN nhưng chú phải hiểu là ở đây "năng suất" và giá trị của cái bánh mỳ không chỉ dính tới cái bánh mỳ đơn thuần mà là giá trị của cái bánh mỳ đối với người tiêu dùng.

Còn chuyện chú bảo đổi GDP VN theo 2 tỉ giá để so với GDP Mỹ thì anh kô hiểu là ý chú là thế nào.
 
Cảm ơn chú về vụ PPP, có điều anh thấy bảo thế này: năng suất kết quả lao động tính bằng tiền là chuẩn rồi còn gì nữa?
Em nghĩ anh Long có sự lẫn lộn giữa giá và giá trị.

Giá chỉ là external form của giá trị chứ kô phải là giá trị. Cùng một giá trị có thể có nhiều giá khác nhau. Bởi giá còn tùy thuộc vào nhiều mối quan hệ như supply - demand, income, laws, tax, inflation, unemployment, economic growth..etc
Nói cách khác, giá là giá trị danh nghĩa - nominal value (tính bằng tiền) chứ kô phải là giá trị thực - real value .
Ví dụ: Giá (= giá trị danh nghĩa ) của cái bánh mỳ giống hệt ở Việt Nam có thể chỉ bằng 1/5 cái ở Mỹ. Điều đó kô có nghĩa là cái bánh mỳ Mỹ buộc phải có giá trị (giá trị thực ) gấp 5 lần cái bánh mỳ Việt Nam. Hai vật giống hệt nhau sẽ có giá trị (giá trị thực )giống hệt nhau, nhưng sẽ có thể có giá (giá trị danh nghĩa ) khác nhau.

Giá là thước đo giá trị. Nhưng đó là một thước đo tương đối và biến thiên tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. (thậm chí biên độ biến thiên là rất rộng khi so sánh giá giữa các quốc gia với nhau.)


Vì vậy, khi lương (giá ) của một ngừoi Mỹ cao hơn của một người Việt Nam 20 lần (ví dụ thế) kô thể nói giá trị lao động của người ấy cũng là cao hơn người Việt Nam 20 lần .

So sánh tiền lương (giá ) để tính ra năng suất lao động (giá trị ) là kô có cơ sở.

Còn về năng suất lao động của Việt Nam thì theo một bài báo là thế này: ở Nhật Bản, năng suất lao động của người dân nước này cao hơn Việt Nam gấp 135 lần, Thái Lan gấp 30 lần, Malaysia gấp 20 lần và Indonesia gấp 10 lần...

http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=31252

Thậm chí năng suất trong sử dụng vốn đầu tư cũng rất thấp. Theo số liệu thì hệ số ICOR của chúng ta là 5. Tức là để làm ra 1 sản phẩm thì cần 5 đồng đầu tư, trong khi ở hầu hết các nước chỉ số này là in the neighborhood of 3(wiki).
 
Em nói năng suất lao động là tính cả chất lượng chứ có phải chỉ số lượng đâu. Chứ công nhân Mĩ mà muốn tạo ra số áo gấp 10 lần công nhân VN thì có 3 đầu 6 tay cũng chịu. Em ko hề phủ nhận 1 giám đốc ở VN =1/10 giám đốc Mĩ là bình thường, cũng ko hề nói năng suất thợ làm bánh ở Mĩ bằng thợ ở VN, bằng thì nó chết đói rồi. Vấn đề là theo anh năng suất của ông giám đốc VN có bằng ông thợ ở Mĩ kia không (cái này là so giá trị mà Thắng nói). Mà ở VN thì 2000$ ko phải cái mà loại tầm tầm có thể với đâu. Lương em chỉ tầm 300$, anh bảo năng suất em chỉ bằng 1/5 bác thợ làm bánh hạng bét ở Mĩ thì chắc đập đầu vào tường luôn :D

PPP thì ko phải để đo năng suất lao động, nó hoàn toàn ko liên quan đến năng suất, nó là để đo chênh lệch về giá của lao động kết tinh trong sản phẩm hoặc dịch vụ giữa các nước (tức chênh lệch về giá của giá trị). Ví dụ như 20 lần mà tôi nói có 4 lần chênh về năng suất và 5 lần còn lại do ppp. Tất nhiên ppp là tính chung toàn bộ nền kinh tế, nhưng cơ cấu lao động dẫn đến tương quan so sánh giữa các ngành của từng nước là khác nhau, ví dụ 1 cái máy tính ở Mĩ có thể đổi lấy 500 cái bánh mì nhưng ở VN đổi dc 4000 cái (bánh mì với máy tính đây là xét cùng chất lượng). PPP chênh cỡ 5 lần thì có ngành sẽ cao hơn, có ngành thấp hơn. Và để ppp duy trì được thì phải có ít nhất 1 ngành hầu như ko có phân biệt giữa các nước, hiện nay có lẽ chính là cái máy tính (đại diện cho nhóm công nghệ cao).

Thực tế ko thể phủ nhận là năng suất lao động của Mĩ cao hơn VN nhiều, nguyên nhân quan trọng là máy móc, tri thức và sự phát triển của nền kinh tế, vấn đề là có đến 100 lần như GDP per capita hay ko thôi. Nếu Phước với anh Long chỉ nhìn năng suất Mĩ cao hơn mà ko xem xét chi tiết hơn thì làm sao thấy dc 5 lần kia.
 
Thực tế ko thể phủ nhận là năng suất lao động của Mĩ cao hơn VN nhiều, nguyên nhân quan trọng là máy móc, tri thức và sự phát triển của nền kinh tế, vấn đề là có đến 100 lần như GDP per capita hay ko thôi. Nếu Phước với anh Long chỉ nhìn năng suất Mĩ cao hơn mà ko xem xét chi tiết hơn thì làm sao thấy dc 5 lần kia.

Năng suất của Nhật cao hơn VN 135 lần, và mình ước tính năng suất Mỹ chỉ có hơn chứ không kém.

Em nói năng suất lao động là tính cả chất lượng chứ có phải chỉ số lượng đâu. Chứ công nhân Mĩ mà muốn tạo ra số áo gấp 10 lần công nhân VN thì có 3 đầu 6 tay cũng chịu. Em ko hề phủ nhận 1 giám đốc ở VN =1/10 giám đốc Mĩ là bình thường, cũng ko hề nói năng suất thợ làm bánh ở Mĩ bằng thợ ở VN, bằng thì nó chết đói rồi. Vấn đề là theo anh năng suất của ông giám đốc VN có bằng ông thợ ở Mĩ kia không (cái này là so giá trị mà Thắng nói). Mà ở VN thì 2000$ ko phải cái mà loại tầm tầm có thể với đâu. Lương em chỉ tầm 300$, anh bảo năng suất em chỉ bằng 1/5 bác thợ làm bánh hạng bét ở Mĩ thì chắc đập đầu vào tường luôn

Bài của Thắng cũng có câu "So sánh tiền lương (giá ) để tính ra năng suất lao động (giá trị ) là kô có cơ sở", hy vọng câu này cũng trả lời cho thắc mắc của Quang.

Anh Long thử thay tỉ giá 1$=16000VND với 1$=3700VND xem GDP của VN có tăng lên 5

Mình không hiểu Quang tính theo kiểu gì vậy? Cái $1 = 3700 VND là từ đâu ra vậy?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói một cách khoa học thì năng suất là Output/Input (đầu ra/đầu vào). Nếu mà chỉ so sánh đầu ra không thôi thì đó không phải là so sánh năng suất. Không thể bảo là "GDP Mỹ gấp 100 lần VN" thì năng suất cũng gấp một cách tương đương được. Từ năng suất làm việc tới những chỉ số lớn như GDP là rất xa, không thể so sánh trực tiếp được. Như hệ thống ngân hàng, tiền tệ, tới thị trường trái phiếu, cổ phiếu, v.v... của Mỹ và Nhật đều năng động, hiệu quả và tân tiến hơn VN rất nhiều. Ví dụ như nếu 1 USD ở VN một năm có thể chuyển tay 100 lần thì ở Mỹ và Nhật con số đó sẽ lớn hơn rất nhiều, giả sử là 30 lần. Không thể vì thế mà người lao động VN có hiệu quả sản xuất thấp hơn 30 lần so với người Mỹ được, đại khái là vậy.

Tách biệt ranh giới giữa các khái niệm, ta có thể tập trung thảo luận một cách chính xác hơn.
 
Phước: 1$=3700VND là tính theo ppp, số liệu có lẽ cũng hơn 1 năm rồi, mọi ng cập nhật lại hộ. Còn phần trên là trùng với Thắng nói đấy chứ, giải thích lại với anh Long thôi.

Về năng suất lao động thì tôi nghi ngờ bác GSTS gì đó tính kiểu gì. Vì năng suất chênh lệch theo từng ngành là khác nhau. Ví dụ trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với những cái công nghệ cao có mức độ chênh năng suất lao động rất khác nhau, ko hiểu 1 con số 135 là so ngành nào hay tính trung bình hay một cách tính nào khác nữa thì chưa rõ ràng

Tâm: năng suất là output–input trong cùng một khoảng thời gian chứ. GDP cũng tính tổng các value added (tức output-input) thì GDP per capita chính là một con số nói lên năng suất đấy chứ. Hiện tại vấn đề chỉ nằm ở tỉ giá $ thôi.

Nếu nhìn thấy ý nghĩa của ppp này có thể thấy những cái mà bác Nghĩa nói trên kia chỉ có giá trị trong 5-10 năm, với những phản ứng mang tính thời điểm. Khi ppp trở về gần cân bằng có thể sẽ dẫn đến những phản ứng ngược lại. Thực tế trong hơn chục năm qua cũng đã chứng minh ppp đang tìm về cân bằng, giá lao động ở các nước kém phát triển như VN hay TQ đang ngày càng tăng là cái rất dễ nhìn thấy. Giá lao động thấp hay cao ở đây (và rất nhiều bài báo nữa) ko nên hiểu theo nghĩa thô thiển là lương của công nhân thấp, mà cần hiểu cùng một năng suất lao động như các nước phát triển thì lương thấp hơn, như ví dụ công nhân may năng suất thấp hơn chỉ 4 lần nhưng lương thấp hơn đến 20 lần (nếu lương thấp hơn cũng chỉ 4 lần thì giá lao động là bằng nhau). Trước đây ppp tồn tại nhưng trao đổi giữa các nước ko lớn nên ảnh hưởng ko lớn mà chỉ có ý nghĩa so sánh mức sống khi giá trị của cùng một số tiền ở mỗi nơi mỗi khác (như ví dụ 1$ ở Mĩ mua dc 1 cái bánh còn ở VN dc 5 cái). Còn như hiện tại, nó chính là nguyên nhân vì sao năng suất lao động của Mĩ cao hơn rất nhiều nhưng hàng hóa lại ko thể cạnh tranh nổi trong nhiều lĩnh vực. Toàn cầu hóa nói như bác Nghĩa sẽ đẩy ng Mĩ phải tiến lên những nấc thang cao hơn, nhưng đâu dễ có nhiều nấc thang như vậy mà đi. Những công nhân dệt may Mĩ thì nâng cấp lên đâu dc. Tuy nhiên, khi giá lao động ở các nước đang phát triển tăng dần thì sức ép này cũng giảm dần chứ ko duy trì chót vót như thời kì đầu.

Thực ra mình cũng ko dùng chính xác ppp, chỉ tạm lấy ý nghĩa của con số 5 kia, mọi ng chiu khó hiểu :D. Ppp phụ thuộc 3 yếu tố, giá lao động VN tính theo VND, giá lao động Mĩ tính theo $ và tỉ giá VND/$. Ppp(5) giảm khi giá lao động ở VN tăng, hoặc giá lao động ở Mĩ giảm, hoặc tỉ giá $/VND giảm. Tất nhiên khi 3 cái này có những biến thiên ngược chiều thì nó là tổng của 3 cái biến thiên này tính theo %.

Quan sát ở VN trong những năm qua, nhất là ở các thành phố hoặc khu vực làm ăn với nước ngoài có thể nhìn thấy rất rõ xu hướng này. Ví dụ như lương kĩ sư IT ở VN trước đây và cả bây giờ cao hơn mặt bằng chung do có thể làm việc và nhận lương từ Mĩ, tuy chưa bằng Mĩ. Nhóm lao động này có lương cao sẽ làm cơ cấu lao động có xu hướng dịch chuyển về đây. Chính việc lương cao này dẫn đến họ chấp nhận tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao và giá dịch vụ cao. Dần dần giá tất cả các hàng hóa và dịch vụ đều tăng theo khu vực làm với nước ngoài này. Cái này cũng như cách giải thích lạm phát xảy ra khi lượng tiền nhiều hơn lượng hàng hóa vậy. Trong những năm qua, VN luôn có mức lạm phát cao, nhưng đó là mặt bằng cả nước, nếu ở HN sẽ thấy con số này còn cao hơn nhiều. Chính ppp đã làm các khu vực này có lượng tiền dư thừa nhiều hơn (năng suất ko tăng nhiều nhưng lượng tiền thì tăng do dc định giá cao hơn) dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng (price index) tăng chóng mặt. Sau đó chính HN sẽ có chênh lệch ppp với các phần còn lại của đất nước và nó lại tạo ra những ng làm ăn với HN có mức lương cao hơn ……. Tuy lạm phát ở mức cao(có thể hiểu lạm phát là giá của giá trị tăng ,hoặc giá trị của tiền giảm), $ có mức lạm phát thấp hơn, nhưng tỉ giá VND với $ lại ko tăng tương ứng chứng tỏ ppp đang giảm. PPP thì ko thể giảm mãi, đến một mức nào đó thì chênh lệch giữa các nước kém phát triển với các nước đi đầu sẽ ko đủ lớn để hàng hóa sau khi chịu chi phí vận chuyển, trung gian và các loại hàng rào vẫn còn rẻ hơn nữa. Khi đó, các nước ở top sau ko thể tiếp tục dựa vào 1 vài ngành đó và phải cân đối lại cơ cấu, đó cũng sẽ là điều kiện để các ngành này ở các nước pt phát triển trở lại. Nó chính là cái hiệu ứng ngược lại mà tôi đã nói ở phần đầu. Lúc này thì công nhân may ở Mĩ cũng chả phải lo lắng quá mức về hàng giá rẻ của TQ, vì nó ko quá rẻ nữa. Tất nhiên quá trình này diễn ra liên tục chứ ko giật cục như tôi mô tả.

Điều này chứng tỏ lạm phát ở các nước kém phát triển hơn trong toàn cầu hóa là ko thể tránh khỏi. Tuy nhiên duy trì ở một mức độ hợp lí, cân bằng với phát triển kinh tế (tăng năng suất lao động) sẽ ko phải là một cái hại mà để tìm đến cân bằng, trong đó trao đổi hàng hóa giữa các nước ko quá bất công và quan hệ kinh tế là win-win.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên