Social Capital
Trong một thế giới toàn cầu hóa, nếu chỉ thay đổi cấu trúc, luật lệ, thể chế của một nền kinh tế, hy vọng là bao nhiêu đó là đủ để nền kinh tế vực dậy thì vẫn còn thiếu. Trong cuốn Culture Matters, nguyên tố văn hóa và con người đóng một vai trò rất lớn trong việc chuyển đổi một nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế thành công. Nguyên tố này trong nhiều sách được gọi là Social Capital.
Để cụ thể vấn đề, mình xin nói về Việt Nam.
1) Văn hóa Việt Nam là bị ảnh hưởng rất lớn từ Khổng Tử và văn hóa của Trung Quốc, và trong cái văn hóa này thương mại bị đánh giá thấp nhất trong xã hội (sĩ, nông, công, thương). Tuy là nó không còn gay gắt như ngày xưa, tuy nhiên những di tích của cách nhìn nhận này vẫn bám rất sau vào cốt rễ tư tưởng con người như: thương mại là bót lộp, thương gia là người làm ăn bất chánh.
Chính vì cái tư tưởng này đã gây tạo ra một hình ảnh tiêu cực cho tất cả các nhà doanh nghiệp trong vấn đề giao lưu xã hội (một yếu tố quan trọng của kinh doanh), ảnh hưởng đến nguyện vọng những người trẻ đi vào doanh nghiệp.
Một vấn đề nan giải hơn nữa đó là, chính vì cái tư tưởng này cho nên chính quyền thường có hai cách giải quyết: 1) rất là gắt ghe kiểm soát việc thương nghiệp và thương nhân dẫn đến rất nhiều luật lệ cấm đoán, 2) rất là thờ ơ, không quan tâm đến, dẫn đến sự thiếu thốn những luật lệ cần thiết để cho kinh tế hoạt động (vd như bảo vệ hợp đồng vv). Việt Nam bây giờ đang thi hành cả hai phương pháp này, vừa cấm đoán rất nhiều, tuy nhiên thiếu thốn nhiều luật lệ cần thiết, cho dù có cũng không có toàn ý thi hành.
2) Chính vì cái tư tưởng của Văn hóa này, cho nên đa phần các thương nhân Việt Nam suy nghĩ là muốn làm thương gia thành công thì phải bất chấp thủ đoạn, xảo quyệt. Thử lấy một ví dụ đơn giản:
Một chủ thuyền nhận được một đơn đặt hàng chuyên chở một món hàng quý trị giá 100 dollars với tiền công là 5 dollars. Đa phần thương gia Việt Nam sẽ cho rằng đem món hàng đi bán sẽ được lời hơn. Có thể lấy một ví dụ thực tế hơn, khi bạn đi chợ ở một khu lạ nào, bạn cử chỉ như là không biết gì, đa phần các thương gia ở khu vực đó sẽ ra giá cao hơn so với giá bình thường, suy nghĩ rằng người lạ thì lâu lâu mới tới một lần, cho nên ra giá cao sẽ được lời hơn.
Chính vì tư tưởng này, không có một uy tín nhất định, cho nên tạo ra một sự không tin tưởng giữa thương gia với thương gia, giữa thương gia với khách hàng. Và cái này sẽ làm cản trở nền kinh tế phát triển một cách hoàn hảo.
Trong doanh nghiệp nói riêng, và nền kinh tế một nước nói chung, trust (tín nhiệm) là một nguyên tố rất quan trong, chứ không phải như tư tưởng của Việt Nam là ngây thơ và không biết cách làm ăn. Quay lại ví dụ trên, nếu vị chủ thuyền đó giữ tín nhiệm, thì sẽ tạo ra sự tin tưởng giữa ông ta và khách hàng, kết quả là tương lai, hai người sẽ hợp tác lâu dài.
3) Một vấn đề lớn của văn hóa Việt Nam là sự yếu kém của luật pháp. Người Việt Nam thường tuân thủ theo người chấp pháp, chứ không phải là luật lệ ghi trên giấy tờ. Nói một cách khác, thông thường, người chấp pháp làm trái với luật lệ nhưng người dân vẫn chấp nhận việc đó. Vấn đề này có những nguy hại rất phức tạp, tuy nhiên mình xin chỉ nói trong phạm vi kinh tế.
Chính cái văn hóa này tạo ra một sự kết nối chặc chẽ giữa chính trị và kinh tế - quanxi (quan hệ). Điều này rất có hại đối với một nền kinh tế hiện đại. Lấy ví dụ: khi có tranh chấp kinh tế, thông thường hai bên tham gia không đưa lên tòa án đế giải quyết mặc dù là có luật pháp liên quan về vấn đề này, mà đi tìm nhưng người có chức quyền can thiệp với quà cáp, quan hệ vv. Việc này xảy ra cũng không ít ở một nền kinh tế phát triển như Nam Hàn và Malaysia.
Tư tưởng này có tác dụng rất tiêu cực đối với một nền kinh tế hiện đại bởi vì nó không có một luật lệ rõ ràng, không có một tiêu chỉ hoạt động cụ thể để mà các thương nhân tuân theo, tạo ra sự không hiểu quả cho nền kinh tế (misallocation of resources). Việc này cũng có đóng góp quan trọng đến tham nhũng.
Không có vấn đề gì là không có giải quyết, và cái gì cũng có thể thay đổi, nếu với phương pháp hợp lý thì cả Culture chúng ta cũng có thể thay đổi cho phù hợp với một nền kinh tế hiện đại và giữ gìn được bản sắc dân tộc. Hong Kong và Singapore là những khuân mẩu rất đáng đế học hỏi.
Mệt quá, để post tiếp mình sẽ viết tiếp một số phương pháp cụ thể. Tất nhiên, đây chỉ là một quan điểm tóm tắt và đơn giản hóa bởi vì vấn đền phức tạp hơn rất nhiều, nếu các bạn có hứng thú, có thể tìm đọc Culture Matters. Cuối cùng, nếu các bạn có ý kiến hay phát hiện sai xót gì, xin vui lòng thông báo. Xin chân thành cảm ơn.
(To be continued)