Toàn cầu hóa.

(ở đây , ta sẽ chỉ xét trong một thị trường nhỏ , coi như là cố định , ko có sự mở rộng thị trường )
có thể elasticity của mận là cao vì nó có nhiều hàng hóa thay thế (substitute goods), vì thế cho nên nếu khi sản lượng mận GIẢM (mất mùa) thì cung GIẢM >>>giá mận TĂNG , và ở trên ta đã chứng minh rằng độ co dãn của cầu về mận theo giá của nó là cao , vậy thì khi giá mận tăng , cầu về mận sẽ giảm , và sự giảm về lượng này lớn hơn sự tăng về giá , nên sự tăng về giá ko thể bù lại được sự giảm về lượng cầu (quantity demanded) >>> tổng doanh thu giảm .

Ý Bách là, Supply của cầu giảm --> price tăng? Theo lý thuyết, như mình đã nói ở trên, người nông dân "có khả năng sẽ" lời. Còn trên thực tế với một specific case của một nông dân cụ thể thì lời hay không thì phải dựa vào những data khác nữa, như là quantity bao nhiêu trước và sau khi supply giảm, giá trước và sau khi supply giảm, mình không hề nói là tổng doanh thu sẽ 100% tăng.

Nhưng ở trong bài này , thì rõ ràng cung về mận lại là TĂNG (được mùa) , >>> giá cân bằng GIẢM, lượng cân bằng TĂNG . Cho nên nếu như theo quan điểm cho rằng cầu về mận là co dãn rất cao , thì khi đó ,độ giảm của giá sẽ nhỏ hơn độ tăng về lượng cầu . Vậy , tổng doanh thu lúc này phải tăng mới đúng . Nếu thế , không có lí do gì khiến người nông dân bị lỗ vốn .

Supply tăng --> giá giảm (do elasticity). Theo lý thuyết, như anh đã nói ở trên, người nông dân "có khả năng sẽ" lỗ. Còn trên thực tế với một specific case của một nông dân cụ thể thì lỗ hay không thì phải dựa vào những data khác nữa, như là quantity bao nhiêu trước và sau khi tăng, giá trước và sau khi tăng, mình không hề nói là nếu nông dân nếu tăng sản lượng thì sẽ 100% lỗ.



P/s: Câu hỏi của bài tập của Bách có lẽ là: "can good news for farming be bad news for farmers?" Hình như giáo sư của Bách thiếu chữ "can" trong câu hỏi của ông ta, và đó là lý do làm cho Bách thắc mắc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình đang bắt đầu đọc cuốn sách "The global public management revolution." Nó nói về những cải cách hành chánh và phương pháp quản trị mà một quốc gia cần phát triển để đương đầu với một thời đại mới, thế kỷ 21st.

Những cải cách và phương pháp xoay quanh sáu điểm chính:

Productivity: Làm sao chính quyền có thể đồng thời phục vụ nhân dân tốt hơn và giảm chi phí cho những dịch vụ đó.

Marketization: Thị trường hóa các dịch vụ của chính phủ. Xin đừng hiểu lầm là tư nhân hóa nó, mà thiết kế những phương pháp nhằm thay thế phương pháp làm việc cổ hủ command-and-control mechanism (ra lệnh và kiểm soát) với một hệ thống dựa trên những nguyên tố của thị trường để không người thúc đẩy phát triển và cải cách.

Server Orientation: thay đổi cách nhìn từ người cung cấp phục vụ (Chính quyền) sang người lãnh nhẫn phụ vụ (người dân).

Decentralization: Làm sao cho cách dịch vụ của chính phủ hiệu quả hơn và responsive (có trách nhiệm) với người dân hơn, bằng cách chuyển nhượng những phục vụ tới chính quyền địa phương - nơi gần sát với người dân và thấu hiểu với người dân hơn.

Policy: Làm sao để mà tăng hiệu quả khả năng của chính quyền trong việc cấu tạo và theo dõi những chính sách. New Zealand đã làm một khuân mẫu cho các chính quyền bằng cách tách riêng nhiệm vụ mua dịch vụ và cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống cung cấp dịch vụ (cỏ thể là của chính quyền hay tư nhân) đồng thời tăng khả năng giám sát của họ

Accountability: Tăng khả năng của chính quyền để mà thực thi lời hứa của mình. Rất nhiều chính quyền đã thay thế kiểu cách quản lý từ trên xuống, bằng kiểm tra từ dưới lên với kết quả làm measure để mà đánh giá. Hơn nữa, họ cũng thay đổi nhấn mạnh của họ sang kết quả, thay vì cấu trúc và lý thuyết.
 
để phát triển hơn nữa topic này , em đề xuất là anh Phước nên mở rộng phạm vi thảo luận .
Đã nói đến Toàn Cầu hóa , ta cũng ko nên quên nhắc đến phản biện của nó : phong trào chống Toàn cầu hóa (anti-globalism) .
Anh Phước có thể tóm tắt một vài đặc điểm của phong trào này : họ là những thành phần nào, họ muốn gì , họ đứng trên lập trường nào ? Và quan trọng nhất là , anh sẽ phản bác quan điểm của họ ra sao ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
để phát triển hơn nữa topic này , em đề xuất là anh Phước nên mở rộng phạm vi thảo luận .
Đã nói đến Toàn Cầu hóa , ta cũng ko nên quên nhắc đến phản biện của nó : phong trào chống Toàn cầu hóa (anti-globalism) .
Anh Phước có thể tóm tắt một vài đặc điểm của phong trào này : họ là những thành phần nào, họ muốn gì , họ đứng trên lập trường nào ? Và quan trọng nhất là , anh sẽ phản bác quan điểm của họ ra sao ?

Cái này thì mình phải xem lại tài liệu đã. Cho mình một vài ngày. Tuy nhiên, mọi người có thể tham khảo hai cuốn sách In Defense of Globalization và Why Globalization works, nó có nói sau đến vấn này.

Trong thời gian mình xem lại tài liệu, sao Bách và mọi người không tham gia đưa ra những gì mình biết để mọi người cùng thảo luận.
 
Dạo này mình hơi bạn nên sợ sẽ thất hứa với Bách, mình xin lỗi. Khi nào mình giải quyết xong chuyện sẽ quay lại thảo luận.

Trong thời gian chờ đợi, sao mọi người không cùng thảo luận, đưa ra những ý kiến gì về những vấn đề của Toàn Cầu Hóa.
 
--------------------------------------------------------------------------------

Em mới đọc một vài bài và cũng nghe nhiều người nhắc đến cổ phần hóa. Nước ta ưu tiên tiến hành cổ phần hóa và tư nhân hóa đồng thời, chứ ko tư nhân hóa một cách ồ ạt.
-Cho em hỏi 2 cụm từ này giống và khác nhau ở điểm na, áp dụng cho những đối tượng nào, thuật ngữ được sử dụng trong Tiếng Anh là gì, vì sao Việt Nam lại chọn cách làm như vậy?
-Liệu cổ phần hóa thì có ưu điểm gì hơn tư nhân hóa và còn nhược điểm nào ko?
-Ngoài ra thì, vào WTO có ảnh hưởng gì đến tiến trình này ko?
 
Về anti-globalization bạn dễ thấy nhất là người nông dân tại các nước đang phát triển, họ và các tổ chức công đoàn buộc tội các tập đoàn đa quốc gia đang bóc lột ng` lao động. Một số người theo thì cho rằng sự cạnh tranh thiếu cân xứng giữa các tập đoàn này với doanh nghiệp trong nước có thể kill off the infant industry của các nước đang phát triển. Bạn có thể thấy, thành kiến xuất hiện từ những người già cả (ông bà của bạn), từ những nhà văn hóa cho rằng toàn cầu hóa đang du nhập quá mức lối văn hóa phương tây, làm biến dạng hoặc biến mất văn hóa bản địa (Westernization bị chỉ trích nhiều về mặt này). Chủ nghĩa thực dân kiểu mới cũng bị phản đối khi việc lệ thuộc ngày 1 nhiều vào nguồn viện trợ nước ngoài (dependency theory) dẫn đến debt burden ở các nước tại khu vực Sub-Africa. Chính trị gia cũng có thể phản đối khi sự độc lập tự chủ(self-determination) bị suy giảm, dẫn đến quyền lợi chính trị có thể bị lung lay???? (cái này tôi suy đoán thế). Nhà hoạt động XH có thể cho rằng việc tư nhân hóa dẫn đến sự giảm sút của lợi ích XH (welfare), vd như khi firm ko sản xuất nhằm tối đa lợi ích khách hàng (có thể do monopoly, overconsumption của mọt số loại sp gây ra các negative effect như porno magazine, wine). Nhà hoạt đông môi trường thì cho rằng toàn cầu hóa đang đảy nhanh hơn tốc độ ô nhiễm môi trường, thiếu nghiêm trọng việc thực thi giảm ô nhiễm (fail in Kyoto agreement thì ai cũng biết , Mr. Stern's report vào thang' 11/2006). Ngay tại các nước giàu, sự thất nghiệp do ko canh tranh nổi với giá lao đông rẻ tại các nc đang phát triển cũng dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ. Free trade vẫn gặp khó khăn với chủ nghĩ bảo hộ (protectionism- ngay cả khi vào WTO thì người ta vẫn có thể kiện VN bán phá giá). Lí do là vì doanh nghiệp tại nước giàu mất đi thị phần kinh doanh (vd như thủy hải sản hay dệt may).

Trên quan điểm kinh tế nói chung, mình mới lờ mờ hiểu đc 2 trường phái chính ko đồng tình với Globalization là Rejectionism và Reformism (có nhắc đến trong blog của mình http://360.yahoo.com/weaxus). Tuy nhiên, dạo này rất bận nên có lẽ chỉ viết vắn tắt như vậy để trả lời bạn Bách. Có lẽ hết tháng này mới bớt được những căng thẳng thi cử. Thế nên việc phản bác chắc để sau vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--------------------------------------------------------------------------------

Em mới đọc một vài bài và cũng nghe nhiều người nhắc đến cổ phần hóa. Nước ta ưu tiên tiến hành cổ phần hóa và tư nhân hóa đồng thời, chứ ko tư nhân hóa một cách ồ ạt.
-Cho em hỏi 2 cụm từ này giống và khác nhau ở điểm na, áp dụng cho những đối tượng nào, thuật ngữ được sử dụng trong Tiếng Anh là gì, vì sao Việt Nam lại chọn cách làm như vậy?
-Liệu cổ phần hóa thì có ưu điểm gì hơn tư nhân hóa và còn nhược điểm nào ko?
-Ngoài ra thì, vào WTO có ảnh hưởng gì đến tiến trình này ko?

Cổ phần hóa là : equitization. Tư nhân hóa là Privatization. Equitization là khái niệm do VN tự đặt ra (ít nhất là về từ tiếng Anh): tức là đem bán công ty ra cho các giới đầu tư phi nhà nước mua nhưng không bán hết mà chỉ bán một phần. Phần lớn vẫn do nhà nước nắm.
Privatization là đem cty quốc doanh bán hết cho giới đầu tư tư nhân mua, nhà nước không giữ nữa hoặc chỉ giữ 1 phần nhỏ.

Tại sao mà VN nói riêng và nhà nước nói chung muốn cổ phần hóa chứ không tư nhân hóa đối với một số ngành nghề thì có thể giải thích đơn giản là vì nhà nước muốn huy động thêm vốn nhưng không muốn bỏ quyền làm chủ của mình. Tại sao mà lại như thế nữa thì có vô vàn lý do, noí cả ngày không hết.
 
Cám ơn anh! Em muốn hỏi thêm là phân chia trách nhiệm quản lí trong doanh nghiệp cổ phần hóa thì ra sao, làm thế nào tận dung được các lợi thế của tư nhân (quản lí, kĩ thuật, cạnh tranh...) hay chỉ là việc huy động thêm vốn thuần túy như anh nói thôi.
 
Cám ơn anh! Em muốn hỏi thêm là phân chia trách nhiệm quản lí trong doanh nghiệp cổ phần hóa thì ra sao, làm thế nào tận dung được các lợi thế của tư nhân (quản lí, kĩ thuật, cạnh tranh...) hay chỉ là việc huy động thêm vốn thuần túy như anh nói thôi.

Trong quá trình cổ phần hóa, gây vốn là mục tiêu còn chia quyền quản lý là kết quả. Một cá nhân đem $100 để mua cổ phiếu của cty A sẽ đem lại cho cty A $100 tiền vốn và để đổi lại thì cá nhân đó sẽ trở thành một trong những chủ nhân của cty A (cổ đông.)

Về lý thuyết thì quyền hành trong quản lý của một cổ đông phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. vd: nhà nước là một cổ đông, nhưng là cổ đông lớn nhất và có quyền lớn nhất... có điều trên thực tế thì quyền quản lý cty chỉ nằm trong tay một số cổ đông lớn nhất... thường là những người đứng trong ban quản trị (board of directors.) cái này nói ra thì cũng hơi dài dòng nên nói chung mình xin tránh. cậu muốn biết thì có thể đọc thêm về corporate structure (wiki chắc là có cái này.) còn trả lời vắn tắt cái cậu hỏi: tất nhiên khi tư nhân tham gia vào quản lý cty họ sẽ đem theo những hiểu biết riêng của họ (đồng thời cũng đem theo sự thiếu hiểu biết trong không ít trường hợp) cái này là kết quả tất nhiên của quá trình cổ phần hóa. tuy nhiên cuối cùng thì nhà nước vẫn sẽ là người có tiếng nói lớn nhất và đóng vai trò quyết định cuối cùng.
 
À, ra là vậy, bên vương quốc Anh cũng có lọai hình Eqitization, vốn mà chính phủ nắm giữ được gọi là Golden share tuy nhiên từ này không được nhiều người biết đến hay sao ấy.

Về cái board diector quả thật là phức tạp, em đọc cái này trước đó rồi, có biết sơ sơ la vai trò này mỗi nơi mỗi khác, Anh và Mỹ có xu hướng giống nhau thì phải. Chỉ có điều đó vẫn là giữa tư nhân với tư nhân thôi, ko rõ cái dính lứu đến nhà nước thì ra sao, nhất là khi nhà nước có khả năng đưa ra các quyết định về thuế, về hỗ trợ vốn, và nhiều thứ khác.

Còn về Privatisation thì tại có một giai đoạn diễn ra mạnh mẽ với số lượng công ty nhà nước được cổ phần hóa nhiều nhất là dưới quyền nữ thủ tướng Thatcher
 
Chỉnh sửa lần cuối:
để phát triển hơn nữa topic này , em đề xuất là anh Phước nên mở rộng phạm vi thảo luận .
Đã nói đến Toàn Cầu hóa , ta cũng ko nên quên nhắc đến phản biện của nó : phong trào chống Toàn cầu hóa (anti-globalism) .
Anh Phước có thể tóm tắt một vài đặc điểm của phong trào này : họ là những thành phần nào, họ muốn gì , họ đứng trên lập trường nào ? Và quan trọng nhất là , anh sẽ phản bác quan điểm của họ ra sao ?

Tất nhiên những người anti là những người sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Globalisation và các nhà hoạt động xã hội. Số này phần lớn ở các nước đang phát triển.

Với TCH, thế giới là phẳng , các nước cạnh tranh dựa theo lý thuyết lợi thế so sánh (comparative advantage) của Ricardo. Nghĩa là các nước phải tập trung vào cái gì mình có thế mạnh, chuyên môn hóa, sản xuất khối lượng lớn và dùng nó để trao đổi với các nước khác lấy những cái mình kô có lợi thế (sẽ cần chi phí cao hơn nếu tự sản xuất) ---> tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng thuận lợi của mình ---> cả hai nước đều lợi.

VD: VN chi phí 50 USD để sản xuất một tấn gạo, SIng (đất xấu) cần 200 USD. VN chi phí 1000 USD để sản xuất một cái máy tính. Sing (công nghệ tốt, có nhân lực) chỉ cần 200 USD. --> tốt nhất là Vn nên sản xuất thừa gạo và dùng để đổi lấy máy tính giá rẻ của SIng. Điều ngược lại được làm với SIng--> cả 2 đều có những lợi ích cao nhất, có gạo và máy với chi phí rẻ nhất.

Nghe rất hấp dẫn , nhưng vẫn có vấn đề. Đầu thế kỉ 20, một số nhà kinh tế học chỉ ra rằng lợi thế so sánh của các nước phát triển là công nghiệp còn lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là nông nghiệp. Mặc dù hiện tại có thể giàu hơn một cách tương đối, nhưng các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị lũng đoạn, càng lạc hậu , quá phụ thuộc vào nước ngoài, và dễ sụp đổ (vì thiếu sự làm chủ công nghệ cao) . Hơn nữa, về xu thế, giá của nông sản ngày càng giảm, lợi ích của các nước đang phát triển ngày càng nhỏ hơn các nước phát triển.

Những người hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa là các nước giàu, các nước nghèo mặc dù cũng hưởng lợi nhưng lại đứng trước một nguy cơ lớn của một nền kinh tế khập khiễng, phụ thuộc. Đó là điều những người anti lo ngại.
 
Nghe rất hấp dẫn , nhưng vẫn có vấn đề. Đầu thế kỉ 20, một số nhà kinh tế học chỉ ra rằng lợi thế so sánh của các nước phát triển là công nghiệp còn lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là nông nghiệp. Mặc dù hiện tại có thể giàu hơn một cách tương đối, nhưng các nền kinh tế đang phát triển sẽ bị lũng đoạn, càng lạc hậu , quá phụ thuộc vào nước ngoài, và dễ sụp đổ (vì thiếu sự làm chủ công nghệ cao) . Hơn nữa, về xu thế, giá của nông sản ngày càng giảm, lợi ích của các nước đang phát triển ngày càng nhỏ hơn các nước phát triển.

Những người hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa là các nước giàu, các nước nghèo mặc dù cũng hưởng lợi nhưng lại đứng trước một nguy cơ lớn của một nền kinh tế khập khiễng, phụ thuộc. Đó là điều những người anti lo ngại.

Mình hy vọng bạn có thể dùng một số ví dụ cụ thể trong thực tế để hỗ trợ cho những lý luận của mình?


P/s: Một điều nữa đó là, đầu thế kỷ 20, chúng ta chưa có trải qua sự technological revolution of computer science (tiến bộ vược bậc của công nghệ tin học). Và chúng ta đang nói đến TCH của cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, có những điểm khác biệt rất lớn, mình có nói ở một số posts trước trong thread này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình hy vọng bạn có thể dùng một số ví dụ cụ thể trong thực tế để hỗ trợ cho những lý luận của mình?

Một số ví dụ cho thấy các nước giàu hưởng lợi nhiều nhất :

- Today slippers produced in China at a cost of $2 and delivered to San Diego at $3, retail at $10, and dominate the American market. What is significant is that 70% of the low ultimate price goes not to the Chinese producers (workers and capitalists) but to the American distributors. And that price spread by its very magnitude engenders further, often still greater spreads, right into the speculative financial level."

- In the banana trade of Central America to Germany, the cost structure for 6 bananas retailing at 1.26DM was found in 1990 to be as follows: Plantation worker 0.01%; Plantation owner 22.2%; United Fruit Co 37.6%; freight company 25.6%; German railway 3.3%; retailer 11.2% (Source: Launer, E. (1992) Datenhandbuch Sud – Nord. Goettingen: Lamuv, p 147).
(source: http://en.wikipedia.org/wiki/Unequal_exchange)

Ví dụ cho thấy lợi thế so sánh của developing nation là yếu thế hơn so với các nước phát triển:

-For example, according to data from the United States Department of Labor, prices of electronic products, including computers and telecommunications
equipment, have been falling worldwide since the early 1990, as indicated by the decline in both United States export and import prices(fig. 3.1). Within this overall trend, the fall in import prices has been stronger than the fall in export prices in the United States since the mid-1990s, suggesting that goods in this product category that are exported from developing countries have been subject to a sharper decline than goods exported from the United States that fall into the same broad product category. (UN trade and development report 2005)

- Giá các nông sản như cà phê, ca cao ..vv thất thường và có xu hướng giảm. Cà phê ở Tây Nguyên là ví dụ điển hình---> các lợi ích từ các lợi thế của developing countries ngày càng giảm.

- Về giá trị, rõ ràng lợi thế nông nghiệp của developing countries kô thể so sánh với lợi thế hàng công nghệ cao của developed countries:
Để thu được 500 USD?
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá.
Nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo.
Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100 kg.
Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg.
Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1 kg.
Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg.
Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg.

Cách duy nhất là developing countries cũng phải cố gắng sản xuất những mặt hàng công nghệ cao. Nhưng khi hàng rào bảo hộ kô còn, các công ty nước ngoài được phép đầu tư 100% vốn, kô cần chuyển giao công nghệ (như một điều kiện để được đầu tư...), thì các công ty nhỏ , yếu ít vốn kô được hỗ trợ, bị cạnh tranh mạnh như cái cây non kô được chăm, sống sót được sẽ là khó khăn. Một số ngành của nền kinh tế còi cọc, kô phát triển được.Nền kinh tế dựa vào nước ngoài, dễ bị khủng hoảng dây chuyền (ví dụ: khủng hoảng 1997).

P/s: mình ủng hộ toàn cầu hóa. Nhưng kô phủ nhận mặt trái của nó. TCH là tất yếu khách quan, nhưng kô thể coi nó là chìa khóa vạn năng, toàn mỹ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
- Về giá trị, rõ ràng lợi thế nông nghiệp của developing countries kô thể so sánh với lợi thế hàng công nghệ cao của developed countries:
Để thu được 500 USD?
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam bán 5 tấn than đá.
Nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long bán 2 tấn gạo.
Trung Quốc bán chiếc xe gắn máy trọng lượng 100 kg.
Hãng Sony bán chiếc tivi trọng lượng 10 kg.
Hãng Nokia bán chiếc điện thoại trọng lượng 0,1 kg.
Hãng Intel bán con chip máy tính trọng lượng 0,01 kg.
Hãng Microsoft bán một phần mềm trọng lượng 0 kg.

Vậy bạn nghĩ là đất nước đó suốt đời đi làm nông nghiệp à? Bạn đã đọc annual economic reports của China, hoặc là Taiwan, hay South Korean, hay Malaysia? Sản phần xuất khẩu của họ ngày càng đa dạng và hàng hóa công nghệ cao càng tăng.

Mấy chục năm trước, hàng xuất khẩu chủ yếu của Taiwan là hàng công nghiệp nhẹ (labor-intensive) quần áo, giầy dép vv Nhưng bây giờ là semi-conductor và còn là một trong những công xưởng lớn nhất thế giới.

Một số ngành của nền kinh tế còi cọc, kô phát triển được.Nền kinh tế dựa vào nước ngoài, dễ bị khủng hoảng dây chuyền (ví dụ: khủng hoảng 1997).

Hiện tại mình không có thời gian để nói đến Asian Financial Crisis, mình sẽ quay lại nói đến cái này sau. Tuy nhiên vấn đề nằm sau hơn và sự thiếu một hệ thống quản lý và regulate của financial market, sự overspeculation do over-optimism, sự quan hệ giữa kinh tế và chính trị làm lũng đoạn hệ thống ngân hàng đã làm nền kinh tế suy sụp trước (sách Culture Matters).

P/s: mình ủng hộ toàn cầu hóa. Nhưng kô phủ nhận mặt trái của nó. TCH là tất yếu khách quan, nhưng kô thể coi nó là chìa khóa vạn năng, toàn mỹ.

Mình chưa hề nói toàn cầu hóa là vạn năng. Nó có những mặt trái của nó, tuy nhiên những lợi ít của nó là không thể phủ nhận được, và mình cũng công nhận là không có gì hoàn hảo.

Tuy nhiên nếu phát triển đúng cách thì chúng ta có thể tối thiểu hóa những setbacks và tối đa hóa những thành công. Rất may là chúng ta đã có những nước đi trước làm mẫu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Today slippers produced in China at a cost of $2 and delivered to San Diego at $3, retail at $10, and dominate the American market. What is significant is that 70% of the low ultimate price goes not to the Chinese producers (workers and capitalists) but to the American distributors. And that price spread by its very magnitude engenders further, often still greater spreads, right into the speculative financial level."

Nhìn số liệu một cách đơn giản như vậy có thể sẽ hiểu không chính xác vềvấn đề. Nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn, so sánh sự khác nhau giữa cost ở Mỹ và Trung Quốc:

Nhân viên ở Trung Quốc tiền lương khoảng 0.5-1.5$/giờ trong khi lương của nhân viên ở Mỹ phải được trả ít nhất là 7-8$/giờ (minimum wage ở Mỹ là 5.75$, tuy nhiên ngay cả Walmart cũng trả cho nhân viên thấp nhất từ 7-8$ trở lên) thì mới đạt được một mức sống tương đương với những nhân công ở Trung Quốc (relative comparison). Chưa kể giá cả những thứ khác như điện, đất, vật liệu xây dựng, chi phí xây dựng infrastructure giữa Mỹ và Trung Quốc, và thuế khác nhau hoàn toàn giữa hai nước. Hơn nữa $1 lợi nhuận ở TQ có giá trị khác xa so với $1 lợi nhuận ở Mỹ. Những nguyên tốt này một phần đóng góp rất lớn vào sự phân chia lợi nhuận.

Một điều nữa, thị trường tư nhân TQ một phần lớn hiện nay là cạnh tranh tự do, có nhiều retailers và producers tham gia, và mình thiết nghĩ phần lớn những công ty TQ không thiếu suy nghĩ đến nỗi đi vào những hợp đồng mà không đạt được những lợi ích tốt nhất cho đôi bên.

Cách duy nhất là developing countries cũng phải cố gắng sản xuất những mặt hàng công nghệ cao. Nhưng khi hàng rào bảo hộ kô còn, các công ty nước ngoài được phép đầu tư 100% vốn, kô cần chuyển giao công nghệ (như một điều kiện để được đầu tư...), thì các công ty nhỏ , yếu ít vốn kô được hỗ trợ, bị cạnh tranh mạnh như cái cây non kô được chăm, sống sót được sẽ là khó khăn. Một số ngành của nền kinh tế còi cọc, kô phát triển được.Nền kinh tế dựa vào nước ngoài, dễ bị khủng hoảng dây chuyền (ví dụ: khủng hoảng 1997).

Về Asian Financial crisis of 1997 thì rất phức tạp. Immediate cause là sự appreciation of the Dollars do sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy The Federal Reserve Board tăng interest rate để mà chống inflation (lạm phát). Chính vì sự tăng của interest rate đã làm những investors chuyển sang đầu tư vào Mỹ thay vì Thailand, Malaysia, Indonesia, South Korea vv... dẫn đến massive outflow of capital từ các nước này.

Tuy nhiên vấn đề đã nằm sau trong hệ thống kinh tế của những nước này, và làm suy yếu nó sẵn, cho nên chỉ cần một sự kiện là đủ đẩy tất cả xuống vực thẳm. Cuốn Culture Matters có nói đến vấn đề này:

+ Sự ảnh hưởng rất lớn của chính trị lên nền kinh tế. Cái này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (2 điều sau là dẫn chứng).

+ Sự quan hệ không lành mạnh giữa chính trị và kinh tế: nhữnh doanh nhân do kết nối với chính phủ có thể vay mượn những khoảng vay vốn từ ngân hàng nhà nước dựa trên quan hệ chứ không phải là tính khả thi của những projects của họ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng tiền tệ của chính phủ.

+ Sự quá tự tin của những công ty đối với nền kinh tế: nhiều tòa nhà cao tầng xây lên với renting rate chỉ khoảng 15%, sự xây dựng thêm nhiều nhà máy khi những sản phẩm họ chế biến bắt đầu dung hòa và giảm giá. Những ví dụ nổi tiếng nhất là sự đầu tư 2 tỉ dollars của tập đoàn Hàn Quốc Chaebol xây dựng một loạt những nhà máy mới với kỹ thuật mới, tăng sản lượng chế biến thép lên rất nhiều trong khi giá thép trên thế giới bắt đầu giảm, hay là sự xây dựng PETRONAS Twin Towers ở Kuala Lumpur Malaysia, một công trình có giá trị chủ yếu là chính trị, mặc dù giá trị kinh tế của nó rất yếu. Tiền từ đâu để đầu tư cho những projects này? Từ quan hệ mốc nối giữa doanh nhân và chính trị gia.

Khi mà crisis xảy ra (massive outflow of capital), thì ngân hàng của những nước này không có đủ tiền tệ trong reserve của họ để mà chống đỡ, tạo ra tình trạng "bank run," người dân đổ xô rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng, làm tồi tệ vấn đề hơn.

Sự kiện Asian Financial Crisis of 1997 rất phức tạp, và có nhiều cách giải thích khác nhau, và còn đang có nhiều debates về nó, đưa ra nó lấy làm dẫn chứng cho những lập luận của bạn thì không có tính thuyết phục.

Còn những lý luận như "thì các công ty nhỏ , yếu ít vốn kô được hỗ trợ, bị cạnh tranh mạnh như cái cây non kô được chăm, sống sót được sẽ là khó khăn. Một số ngành của nền kinh tế còi cọc, kô phát triển được," nghe rất hay, nhưng rất không chính xác trong thực tế, nếu có cũng chỉ là khoảng thời gian đầu của mở cửa và cải cách. Bạn có thể lấy những ví dụ của Taiwan, Singapore, Hong Kong, và South Korea, Thailand, Malaysia (sau những cải cách sau vụ 1997) để mà tham khảo, họ cũng từng là những công ty nhỏ, được đầu tư từ Mỹ, EU bây giờ vương lên cạnh tranh với những công ty hàng đầu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Phước ơi ,em có một thắc mắc là dựa vào so sánh giữa giá cả sinh hoạt ở Mỹ và ở Trung Quốc
Nhân viên ở Trung Quốc tiền lương khoảng 0.5-1.5$/giờ trong khi lương của nhân viên ở Mỹ phải được trả ít nhất là 7-8$/giờ (minimum wage ở Mỹ là 5.75$, tuy nhiên ngay cả Walmart cũng trả cho nhân viên thấp nhất từ 7-8$ trở lên) thì mới đạt được một mức sống tương đương với những nhân công ở Trung Quốc (relative comparison)
, thì điều này nói lên cái gì ? Có phải các nước phát triển đều có một mức GIÁ CẢ sinh hoạt cao hơn các nước đang phát triển ? Đành rằng lương tối thiểu của người lao động cao hơn , nhưng nếu giá cả cũng vì thế mà tăng theo thì liệu vấn đề này có làm ảnh hưởng xấu gì đến hiệu quả của nền kinh tế hay ko ?
Một vấn đề nữa là trong các bài post của anh , em thấy anh rất chú ý đến hiện tượng : ảnh hưởng , "móc ngoặc" giữa kinh tế và chính trị , đặc biệt là ở các nước Đông Á . Kể cả một nước giàu mạnh như Nhật , đứng thứ 2 thế giới , nơi mà theo quan điểm kinh tế thông thường thì lẽ ra các chuẩn mực về minh bạch giữa kinh tế giữa chính trị phải là được coi là mẫu mực ,cũng gặp phải tình trạng này . Liệu đây có phải là văn hóa của người Châu Á hay ko , hoặc , các yếu tố nào trên phương diện văn hóa , đã gây ra , thúc đẩy hiện tượng này ?
 
Khi so sánh giá cả và income ở các nước khác nhau thì người ta dùng PPP anh ạ (purchasing power parity), đấy là khi đã adjust với cost of living ở nước cụ thể đó.
Minimum wage có tác dụng chủ yếu là tạo một cái fair floor cho người lao động, main purpose của nó là giúp những người có mức lương quá thấp, thấp hơn họ xứng đáng được. Minimum wage được định nghĩa là mức lương nằm above equilibrium và theo lý thuyết là sẽ làm tăng wages và tăng unemployment. Lý thuyết là thế nhưng như ở UK chẳng hạn, tình hình thực tế lại không cho thấy như thế.
Hiện tại ở UK người ta chưa thấy một tác hại đáng kể nào đến employment bởi Min wage cả.
Argument in favour of min wage thì trước hết là nó sẽ tạo một mức lương fair hơn, và sẽ khuyến khích nhiều người sẵn sàng đi làm, đặc biệt là economic inactive, những người có khả năng trở thành lao động nhưng mà ko willing vì rất nhiều lý do (có thể là poverty trap- khi mà đi làm lại thiệt hơn là nằm nhà hưởng benefit của unemployment, một cái rất là khó khăn để claim)

Argument against thì lại claim là cái này có thể khiến những lao động trẻ tuổi hoặc lao động sắp đến tuổi về hưu có ít cơ hội để xin việc làm, bởi firms sẽ prefer những người skilled, trẻ khỏe :>, đô và làm việc có năng suất trong cả một cái pool toàn người sẵn sàng đi làm mà nó chỉ cần phải trả 1 mức lương tối thiểu như nhau thôi
Cái này cũng làm cho bọn skilled có ít incentive để làm hơn tại bọn nó sẽ nghĩ là ô tao làm bao nhiêu tao cũng chỉ được mức lương tối thiểu như thằng kia =;

However cái này nó cũng tùy. Tùy vào elasticity của job đấy. Nếu là inelastic thì thậm chí bọn nó còn đòi lương cao hơn, tại bọn nó thấy bọn low skilled, low income được tăng lương. Nếu càn elastic thì ảnh hưởng của min wage càng cao, tại sẽ nhiều người willing to supply với lương khá khẩm hơn tí, lại ko đòi hỏi nhiều skills, firms thì hả hê mà chọn thằng nào "đô" B-) nhất :p
Cũng tùy vào Min wage ở mức thế nào, nếu nó chỉ just above equilibrium thì sẽ ko gây ra nhiều unemployment mà lại cải thiện được nhiều thứ.
Như ở UK, Min wage chỉ ảnh hưởng 6% labour thôi, giúp được bọn lowest earners

:D
Em chả biết gì đâu :"> sáng nay vừa vào đọc cái globalisation thấy thú quá >.<
 
Các em có thể nói thêm nhiều ví dụ cho dễ hiểu hơn được ko, mấy cái này dùng từ ngữ cao siêu quá mà thiếu hẳn hình ảnh trực quan sinh động làm anh và các bạn dân ngoại đạo nghe cứ như vịt nghe sấm... Cố gắng nói làm sao như Bác Hồ của chúng ta ấy, thỉnh thoảng thấy dân tình ngu ngơ thì cũng dừng lại mà hỏi kiểu: "tôi nói, đồng bào có hiểu gì ko?", nếu đồng bào bảo "có" thì lại có thể tiếp tục say sưa tiếp có sao đâu...
 
Một vấn đề nữa là trong các bài post của anh , em thấy anh rất chú ý đến hiện tượng : ảnh hưởng , "móc ngoặc" giữa kinh tế và chính trị , đặc biệt là ở các nước Đông Á . Kể cả một nước giàu mạnh như Nhật , đứng thứ 2 thế giới , nơi mà theo quan điểm kinh tế thông thường thì lẽ ra các chuẩn mực về minh bạch giữa kinh tế giữa chính trị phải là được coi là mẫu mực ,cũng gặp phải tình trạng này . Liệu đây có phải là văn hóa của người Châu Á hay ko , hoặc , các yếu tố nào trên phương diện văn hóa , đã gây ra , thúc đẩy hiện tượng này ?

@Bách: bạn có thể đọc lại post #26 của mình, mình có nói về social capital cụ thể của Việt Nam. Nếu Bách cảm thấy hứng thú hơn, thì mình sẽ đi sâu thêm với những dẫn chứng lịch sử để giải thích vấn đề, tuy nhiên đa phần là của tụi Chinese, cho nên khi đọc xong thì phải tự liên hệ đến người Việt Nam như thế nào.


Các em có thể nói thêm nhiều ví dụ cho dễ hiểu hơn được ko, mấy cái này dùng từ ngữ cao siêu quá mà thiếu hẳn hình ảnh trực quan sinh động làm anh và các bạn dân ngoại đạo nghe cứ như vịt nghe sấm... Cố gắng nói làm sao như Bác Hồ của chúng ta ấy, thỉnh thoảng thấy dân tình ngu ngơ thì cũng dừng lại mà hỏi kiểu: "tôi nói, đồng bào có hiểu gì ko?", nếu đồng bào bảo "có" thì lại có thể tiếp tục say sưa tiếp có sao đâu...

Đây là website của trường HAO, cho nên mình thiết nghĩ ai ở đây cũng học cao hiểu rộng cả, không phải "dân tình ngu ngơ"...cho nên mình không dám nói cái câu "tôi nói, đồng bào có hiểu gì kô?"

Nếu không ai hỏi cái gì thì mọi người khó có thể biết được (chúng ta không thể quan xác body language như nói chuyện ở ngoài được).

Còn nếu có chỗ nào không hiểu thì Tuấn và mọi người cứ hỏi, mình nghĩ mình và các bạn khác sẽ vui lòng giải đáp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên