Toàn cầu hóa.

downturn hoặc recession là sự suy thoái kinh tế .
hiểu một cách đơn giản là sản suất , hoặc tiêu thụ ,hoặc là thu nhập , hoặc số việc làm tạo ra , hoặc GDP ... sụt giảm so với kì trước , và việc này kéo dài từ 2 kì trở lên , ví dụ 2 năm . Ta có thể gọi là tăng trưởng âm (negative growth ) .Nếu sự suy thoái này kéo dài và nghiêm trọng , ta có 2 từ là economic depression hoặc là slump . Có thể do các yếu kém nào đó của thị trường , hoặc là nhiều khi do chính sách can thiệp quá mức của nhà nước sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế .Một số hình thức biểu hiện , ví dụ như lạm phát đình đốn (stagflation) ( (vì in thêm quá nhiều tiền hoặc đổi tiền) dẫn đến giá cả phi mã ,không kiểm soát được . Hoặc ví dụ như giảm phát (deflation )( giảm lượng tiền được lưu hành trên thị trường ) dẫn đến một số phản ứng tiêu cực : giá cả không giảm theo kịp >>> tiêu dùng giảm >>> sản xuất giảm >>>thất nghiệp tăng ... Việc này có thể là trong ngắn hạn , mà cũng có thể là dài hạn . Rõ ràng , nền kinh tế trong các trường hợp đó là suy thoái .


Cần phân biệt downturn với slowdown . Trong một bài nói chuyện về kinh tế của Mỹ có đề cập đôi chút về vấn đề từ ngữ này http://www.pbs.org/newshour/bb/economy/jan-june01/economy_3-13.html

Có thể hiểu slowdown là giảm tốc độ phát triển so với thời kỳ trước đó , tức là ví dụ GDP đang tăng trưởng 9 % giờ giảm xuống 8 % , nhưng chú ý là vẫn là tăng trưởng dương (>0 ) , khác với downturn . Cái này hình như còn gọi là "hạ cánh" (landing) .


PS: các vấn đề vĩ mô em chưa rành lắm đâu , còn nhiều thiếu sót , anh Phước cứ góp ý cho em nhé .
 
CAPEX là capital expenditure là lượng vốn mà một doanh nghiệp nào đó dùng để có được các tài sản mang tính vật chất , không mang tính chất tiêu thụ (non-consumable) ,ví dụ như xây , tu sửa trụ sở làm việc, xây thêm nhà máy , mua các thiết bị như một cái máy vi tính , một cái máy photcopy ... để duy trì và tăng thêm quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó .

OPEX là operational expenditure (chi phí hoạt động) , thì là chi phí mang tính thường xuyên hơn , hàng ngày , hàng giờ...ho sự hoạt động của công ty/doanh nghiệp . Ví dụ như tiền thuê trụ sở làm việc (thuê đất nhé -cái này khác với tiền mà doanh nghiệp đó bỏ ra để xây thêm , tu sửa thêm trụ sở làm việc đó vì tiền bảo dưỡng , tu sửa này là được tính vào CAPEX ) , tiền thuê nhân công , tiền trả cho các dịch vụ công cộng (public utility ) , tiền để đầu tư vào sản xuất , phát triển công nghệ ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái wiki em đọc rồi đấy chứ, nhưng ko hiểu dịch nó ra là công trái hay là nợ nước ngoài (viện trợ). Hiểu đc mỗi 2 đoạn đầu./:)
Thế cái số nợ này càng nhiều thì là tốt hay là xấu ạ?:-/
Cảm ơn anh Bách nhá!
 
Toàn cầu hóa làm giảm những tập quán có ảnh hưởng xấu đến cơ quan làm (kỳ thị phụ nữ, con ông cháu cha, đè nén người tài vv), làm tối đa năng suất và lợi nhuận của cơn quá đó, đồng thời gỡ bỏ những tập quán hủ lậu bằng cách tăng cường cạnh tranh.

Ví dụ: Trong một công ty, tiền lương của phụ nữ và đàn ông không công bằng khi khả năng của cả hai đều như nhau. Thông thường văn hóa của một nước thì xấp xỉ giống nhau (dù HN và HCM có khác thì văn hóa cũng rất giống nhau), cho nên hầu hết các cơn quan ở VN đề giống nhau, dẫn đến không khác biệt gì lắm trong vấn đề cạnh tranh của các cơ quan này.

Tuy nhiên nếu Việt Nam mở cửa thị trường thì việc hoàn toàn khác. Lấy một ví dụ đơn giản để làm cho vấn đề dễ hiểu.

Cùng sản suất 10 đôi giày, nhưng người nữ chỉ nhận được 5 D, còn người năm nhận được 7 D. Nếu công ty đó có 5 nữ và 5 nam sản xuất được 100 đôi giầy, trừ tiền nguyên liệu ra, tiền công phải trả cho công nhân là 60 D.

Bây giờ khi mở cửa thị trường rồi, thì có những công ty của các nước khác cùng vào cạnh tranh, và một cơ hội rất lớn là những công ty này đến từ những đất nước có sự bình đẳng phụ nữ. Thay vì trả cho người nam, có cùng một năng suất, 7 D thay vì chỉ 5 D như người nữ, các công ty này trả đồng đều 5 D cho tất cả công nhân nào làm được 10 chiết giày. vậy công ty sản xuất 100 đôi giầy mà chỉ trả tiền công 50 D thôi.

Với sức ép rõ ràng từ sự cạnh tranh như vậy, các công ty nội địa nhất định phải trả công bằng giữa người nam và nữ vì sự sống còn của công ty họ.

Với lý luận đó, chúng ta mở rộng vấn đề, đối với những nhân viên có tài năng nhưng bị hạn chế bởi vì những tập quán xấu trong cơ quan (như con ông cháu cha, những người sếp không có tinh thần professionalism, nhìn nhận con người thiên vị) khi mà thị trường được mở cửa sẽ có nhiều khả năng thăng tiến, nhận được hệ quả đúng với khả năng của mình, vì cạnh tranh bắt buộc điều đó vì lợi nhuận và sự sống còn của công ty.

Ví dụ này được làm thành một study của kinh tế học Sandra Black and Elizabeth Brainerd về tác động của toàn cầu hóa lên sự chênh lệch giữa nam nữ trong các công ty ở Mỹ từ năm 1976 tới 1993. Và kết quả họ tìm được là một giảm đáng kể giữa tiền công giữa nam và nữ.
 
Một điều cần làm rõ là mở cửa thị trường ở đây là không chỉ có giảm thuế hải quan và nhập khẩu hàng hóa ngoại quốc, mà là một quá trình phức tạp và lâu dài. Nó còn gồm có tư nhân hóa nền kinh tế trong nước, tạo ra những luật pháp cần thiết cho một nền kinh tế phát triển và phải thực thi những luật pháp đó, phải phát triển tính công khai ở nhà nước lẫn các công ty tư nhân, xây dựng các cấu trúc hạ tầng cần thiết cho một nền kinh tế vv. Tất cả những cái này phải cùng được phát triển, bởi vì thiếu bất cứ một cái nào, thì đều có khả năng mang lại những hậu quả khó lường, đi ngượi lại với dự tính.


Có một satire (chuyện mỉa mai) của Nga: một năm nọ, có một cơn bệnh dịch tràn lan cả nước Nga gây tổn hại rất lớn đến mạng người. Nhà vua ra lệnh cho các quan chức của ông ta phải thâu thập những statistics (con số) và thông tin về cơn bệnh dịch để tìm ra nguyên nhân. Khi bản báo cáo trở về, họ tìm ra một tỉ lệ thuận giữa bệnh dịch và số lượng bác sĩ - ở đâu có bệnh dịch là có bác sĩ, bệnh dịch càn lớn thì số lượng bác sĩ càng nhiều. Nhà vua liền tức khắc ra lệnh chém đầu hết tất cả các bác sĩ. Câu chuyện muốn nói lên sự thiếu thông tin và kiến thức của nhà vua về tính khoa học của vấn đề, dẫn đến một cách nhìn không hoàn hảo của vấn đề, tạo ra những sai xót khi đưa ra những phương pháp hợp lý.

Cũng giống như về cuộc debate của toàn cầu hóa, có một số người chống đối toàn cầu hòa với một thiện ý nhưng do thiếu thông tin nên dẫn đến những đường lối không nhất thiết có lợi, hoặc nguy hại hơn có một số người chống đối toàn cầu hóa vì lợi ích của họ như các tập đoàn lớn nội địa không muốn cạnh tranh nước ngoài, rồi những nhà chính trị hợp tác với các tập đoàn đó, rồi những chính trị gia muốn độc tài quyền lực của mình che dấu một số thông tin cần biết để dễ dàng đạt được mục tiêu của mình vv. Ý mình không muốn nói là toàn cầu hóa là hoàn toàn tốt hoặc là những người chống toàn cầu hóa là sai, ý mình là chúng ta nên tìm hiểu rõ và phát triển một cách nhìn hoàn toàn hơn về những lập luận đó, xem xét một cách toàn diện, nếu cần thì chất vấn để thu thập những thông tin, dẫn chứng, chứng cứ của các lập luận đó nhằm tạo ra một thấu hiểu chính xác.

Lấy ví dụ chính sách mở cửa của India trong thập niên 1970s như mở cửa thị trường nội địa đối với thế giới. Nền kinh tế India vẫn phát triển ở mức trì hoãn. Rất nhiều người có thể kết luận rằng mở cửa thị trường không giúp cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn rõ vào một vấn đề một chúng hơn, nhìn vấn đề một các toàn diện hơn, chúng ta có thể biết là thập niên 1970s, India trải qua một cơn hạn hán lớn, làm ảnh hưởng rất tồi tệ đến nông sản India, một nguồn xuất khẩu chính. Hơn nữa, các cải cách của India rất hạn chế, thiếu xót một nguồn động co lớn cho tự do hóa nền kinh tế nội địa (tỉ lệ chiếm hữa nền kinh tế của chính phủ giữ vững suốt thập niên 70), rồi India không phát triển một hệ thống luật pháp phù hợp với nền kinh tế mới, giữ vững những luật pháp rất cản trở những đầu tư nước ngoài vv. Đương nhiên vấn đề còn phức tạp hơn, nhưng chỉ thêm một chút thông tin, thì có thể thay đổi về cách nhìn nhận vấn đề và đưa ra những biện pháp thích hợp để giải quyết..

Cho nên nếu chúng ta không có đầy đủ thông tin (cũng như quay trở lại câu chuyện satire ở trên, sự thiếu xót thông tin đó là bác sĩ là người chữa bệnh, cho nên ở đâu có bệnh dịch nhiều thì cần nhiều bác sĩ) thì chúng ta có thể dẫn đến những phát quyết sai lầm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu mình không nhớ lầm thì tháng 12 này VN sẽ gia nhập WTO. Mình rất mừng với tin này, tuy nhiên cũng rất lo.

Nỗi lo thứ nhất của mình là, nền kinh tế Việt Nam không có một hệt thống market tốt.

Marketing bao gồm những nhiệm vụ căn bản nhu suy tính xem mặt hàng nào nên sản xuất, tính toán xem giá cả thế nào, rồi tính toán số lượng sản xuất cần thiết để đạt được giá cả mà tạo ra lợi nhuận, phát triển phương pháp tồn giữ sản phẩm, rồi phải làm thế nào để mang những sản phẩm của mình đi bán đến đúng chỗ để mà đạt được giá trong chỉ tiêu của mình.

Mình xin lấy hàng nông sản Việt Nam ra làm ví dụ, bởi vì nó là ví dụ thường thấy nhất ở VN, tuy nhiên rất nhiều mặt hàng khác cũng vậy, và cũng có thể dùng cùng biện pháp để giải quyết.

Thứ nhất, đa phần nông dân VN không có phương pháp để tính toán xem nên trồng loại nông sản nào, cái này rất nguy hiểm bởi vì nếu tính toán sai lầm các họ nông dân sẽ trồng nhầm những nông sản có số lượng lớn tồn kho (Cung cao thì giá cả sẽ thấp, có thể dẫn đến lỗ vốn). Các nông dân Mỹ có hệ thống internet để truy cập hiệp hội Nông Dân của họ, hoặc các dịch vụ tư làm study mỗi mùa tính toán xem số lượng nông sản toàn thế giới thế nào, rồi đưa ra ước tính giá cả của mỗi nông sản cuối mùa sẽ bao nhiêu. Về vấn đề này, Việt Nam mình rất yếu kém, hầu như là không có những dịch vụ như vậy cho nên rất dễ tạo ra thua lỗ.

Khâu tiếp theo phải tính toán xem chúng ta sản xuất bao nhiêu, Việt Nam hầu như hoàn toàn không có những dịch vụ có thể cung cấp cho phần đông nông dân những thông tin cần thiết về vấn đề này, cho nên thường dẫn đến tình trạng sản xuất quá nhiều một nông sản nào đó, cái này cung rất nguy hiểm bảo vì nếu cung quá cao thì giá thành sẽ thấp, rất cỏ thể tạo ra thua lỗ.

Không những thế, Việt Nam không có một hệ thống tồn trữ sản phẩm tốt. Bởi vì, giá cả sẽ liên tục di động dựa trên số lượng sản phẩm, nếu bây giờ giá thấp do số lượng quá cao, thì theo thông lệ, chúng ta sẽ tồn kho sản phẩm để mà bán khi giá cả lên cao lại bởi vì số lượng đã thấp đi. Cái này là một điều rất khó khăn bởi vì dịch vụ cung cấp những kho hàng với máy móc và thiết bị cần thiết để bảo quản sản phẩm ở Việt Nam là rất hạn chế, cho nên ép buộc một số nông dân phải bán sản phẩm với một giá lỗ (mình nói đến cách dịch vụ này, bởi vì nông dân VN đa phần là kinh tế nhỏ, đa phần sẽ có lợi hơn khi đi thuê những dịch vụ này thay vì tự phát triển các kho hàng riêng).

Và cái quan trọng nhất, dịch vụ để tạo để đem bán sản phẩm. Hiện nay, đa phần hàng xuất khẩu là được giao dịch thông qua nhà nước. Mình nghĩ có lễ những người ở bộ ngoại thương cũng rất tận tình và chăm lo công việc, tuy nhiên thực tế là đa phần các dịch vụ tư nhân làm tốt hơn cơ quan nhà nước (ở khắp mọi nơi, chứ không phải ở VN). Việt Nam sắp vào WTO, có nghĩa là chúng ta sẽ có access tới rất nhiều thị trường. Những thị trường khác nhau thường có chênh lệch giữa giá cả (tuy không nhiều, nhưng với số lượng lớn thì sẽ tạo ra một sự khác biệt đáng kể), nếu có dịch vụ có thể đem bán sản phẩm nông sản VN tới những thị trường có giá cao nhất, thì sẽ rất được lợi. Tình trạng hiện nay là, đa phần các buôn bán giữa VN là những thị trường quen thuộc, duy trì bán cho một nước một thời gian lâu và một số lượng nhất định. Tuy nhiên bởi vì giá cả thị trường luôn luôn thay đổi, nếu không nhanh chóng nắm lấy sự chênh lệch này, thì rất nhiều nông dân có thể sẽ lỗ vốn rất nặng.

Đương nhiên, để hoàn thành tốt những bước này, VN phải phát triển một hệ thống luật pháp chi tiết và phải có người thi hành nó thì mới có thể tạo ra một kết quả mong mỏi, đa số các luật Kinh Tế ở Việt Nam chỉ là một "con cọp giấy" (paper tiger), không có tác dụng gì cả ngoài để chưng hoặc đem cho các International Institutions kiểm tra. Về vấn đề này, Việt Nam rất thiếu kinh nghiệm, chúng ta có thể bắt chước các nước như Taiwan hoặc Korea, mời các các dịch vụ nước ngoài phát triển cái nền tảng, rồi sẽ khuyến khích cách dịch vụ trong nước nối bước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một nền kinh tế trong thế giới toàn cầu hóa, chính phủ một nước cần phải thỏa mãn một yêu cầu cần thiết: một mặt, cần phải có một nguồn thu nhập để thi hành những nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển kinh tế như cung cấp cho các thi hành pháp luật, từ cảnh sát, luật sư, thẩm phán, đến thanh tra; một mặt khác nguồn gốc của khoản tiền thu nhập này phải không ảnh hưởng lến đến năng suất tối đa của nền kinh tế đó.

Biện pháp cho vấn đề này là thuế. Thuế có hai tác dụng, một là chính trị, và hai là kinh tế.

Về chính trị, thuế sẽ tạo ra một sự accountability giữa người dân và chính phủ. Nghĩa là, khi người dân đống thuế, họ có một tâm lý đó là họ có một phần đóng góp trực tiếp cho nhà nước, đồng thời họ có cảm nghĩ họ có một cổ phần trong cái "tập đoàn" Việt Nam này. Chính vì cái tư tưởng này, thông thường,(và một số studies đã chứng minh điều này) người dân đòi hỏi nhiều hơn từ chính phủ của mình để mà hoạt động một cách công khai hơn, hiệu quả hơn bởi vì đó là tiền của họ. Hơn nữa, các quan chức nguồn ngân sách chính đến từ họ (cho nên sẽ giảm tham nhũng, tăng cao hiệu quả). Nếu một quốc gia có nguồn thu nhập chính không phải từ thuế mà là tiền bán nguyên liệu, bởi vì số tiền này người dân không có phần, đa phần họ sẽ ít quan tâm và có phản ứng hơn đối với tham nhũng so với nền kinh tế có nguồn thu nhập từ thế (bởi họ không có cảm giác trực tiếp "mất tiền") - đó cũng chính là một theory một số nhà kinh tế học giải thích vì sao những nước có một nguồn thu nhập lớn từ nguyên liệu thì tỉ lệ tham nhũng cao hơn.


Còn về mặc kinh tế, hiện nay, đa phần thu nhập của nhà nước Việt Nam chủ yếu đến từ bán nguyên liệu mà nhà nước Việt Nam làm chủ như dầu hỏa, than đá, sắt và thuế hải quan vv (tuy VN có cố gắng phát triển hệ thống thuế, tuy nhiên vẫn rất hạn chế và nguồn thuế chủ yếu là thuế đất và consumption). Nguồn vốn này rất thiếu hụt, không đủ để phục vụ những dịch vụ cần thiết để phục vụ cho một nền kinh tế phát triền, không những thế nó còn có tác động xấu đến nền kinh tế bởi vì sự trì trệ, không hiệu quả của các công ty nhà nước và những cản trở của các công ty đó lên các doanh nghiệp tư nhân tạo ra waste and disallocation of resources, rồi tác hại của thuế hải quan cao (cái này mình đã có nhắc đến trong một post ở trong thread này).

Về việc phát triển thuế ở một nước như Việt Nam là một sự đồng ý chung của đa phần các nhà kinh tế học, còn phát triển loại thuế nào thì vẫn còn đang trong quá trình tranh luận. Có rất nhiều loại tác khác nhau, mình không có nghiên cức kỹ lắm về vấn đề này, nên chỉ biết sơ sơ như có hai loại thuế căn bản về thu nhập: 1) progressive tax - tức là dựa trên khả năng,cái này Mỹ đang dùng, vd như là người nghèo thì trả khoảng 5%, trung bình 20% giàu thì trên 35% thu nhập của họ dựa theo giàu cỡ nào, có thể phức tạp hơn hoặc là 2) flat tax: mọi người trả bằng nhau, ai cũng trả một khoảng như 20% thu nhập của họ (công bằng ở tỉ lệ chứ không phải số lượng). Ngoài thuế thu nhập ra thì còn có các thuế khác nhu capital-gain tax (thuế lên lợi nhuận của buôn bán chứng khoán), consumption tax (thuế lên hàng tiêu thụ), inheritance tax (thuế lên những gì thừa hưởng), Social taxes (thuế để cung cấp cho nhưng dịch vụ xã hội như chi thuốc men cho người già, tiền về hưu) vv.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tuy nhiên , em thấy có một vấn đề là thuế theo như quan niệm thuần túy kinh tế học thì , nó lại làm giảm hiệu quả (efficiency) của một nền kinh tế theo kiểu , cái bánh bị thu nhỏ lại ,vì có một phần "deadweight loss"
mà điều này lại hơi có vẻ trái ngược với điều kiện của bài toán mà anh đã nêu ra ở trên là " nguồn gốc của khoản tiền thu nhập này phải không ảnh hưởng lến đến năng suất tối đa của nền kinh tế đó "

Tất nhiên , không vì thế mà ta ko đánh thuế nhưng anh có thể giải quyết mâu thuẫn trên như thế nào ạ ?

Gần đây , dư luận trong nước khá sôi động vì có 2 chuyên gia kinh tế và tài chính Mỹ là Nicolaus Tideman và Bruno Moser gợi ý là ta nên đánh thuế đất đai , cái này nghe có vẻ khá là hấp dẫn và shock
http://www.vietnamnet.com.vn/giaoluu/2006/10/622272/

Điều hấp dẫn nhất trong kế hoạch này là nó sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất (land speculation) , gây ra những cơn sốt ảo về đất hiện nay ,giúp đưa thị trường đất đai trở lại điểm Equilibrium thực tế của nó , vì ai có nhu cầu đất đai sẽ phải tính toán ra sao để cho phần đất này mang lại hiệu quả cao nhất , việc đầu cơ đất trong khi chỗ đất này bị bỏ hoang sẽ chỉ gây thiệt hại cho người đầu cơ . Từ đó , 1 trong các nguồn lực khan hiếm / tư liệu sản suất (tư liệu lao động) là đất đai sẽ được phân bổ hợp lý hơn .

Ơ , lạ thế ,em vừa viết xong cái này , đọc kỹ lại một lần nữa bài post trên của anh Phước thấy cũng có nhắc đến thuế đất , mà lại là 1 trong 2 nguồn thuế chủ yếu của VN ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tuy nhiên , em thấy có một vấn đề là thuế theo như quan niệm thuần túy kinh tế học thì , nó lại làm giảm hiệu quả (efficiency) của một nền kinh tế theo kiểu , cái bánh bị thu nhỏ lại ,vì có một phần "deadweight loss"
mà điều này lại hơi có vẻ trái ngược với điều kiện của bài toán mà anh đã nêu ra ở trên là " nguồn gốc của khoản tiền thu nhập này phải không ảnh hưởng lến đến năng suất tối đa của nền kinh tế đó "

Tất nhiên , không vì thế mà ko đánh thuế nhưng anh có thể giải quyết mâu thuẫn trên như thế nào ạ ?

Gần đây , dư luận trong nước khá sôi động vì có 2 chuyên gia kinh tế và tài chính Mỹ là Nicolaus Tideman và Bruno Moser gợi ý là ta nên đánh thuế đất đai , cái này nghe có vẻ khá là hấp dẫn và shock
http://www.vietnamnet.com.vn/giaoluu/2006/10/622272/

Bách nói rất đúng, thuế làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong kinh tế, cái gì cũng có trade-off, cho nên trong chuyện này, một hệ thống thuế hiệu quả là cách lực chọn tốt nhất bởi vì nó có opportunity cost thấp nhất, có nghĩa là lựa chọn này sẽ tạo ra ít tổn thất nhất so với các phương pháp khác (như bán nguyên liệu, hản quan, tự điều hành công ty vv).

Cái này mình sẽ thảo luận sâu thêm vào một lần khác, cái máy tính của mình vừa bị crashed, đang đánh bài này từ thư viện. Khi nào sửa máy xong thì mình sẽ tiếp tục tham gia với mọi người để thảo luận thêm về vấn đề này.


Hơn nữa, cái thuế nhà đất đó đã có từ thế kỷ 19 rồi, đa phần các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay không sử dụng nó nữa, bởi vì tình trạng kinh tế thời đó và bây giờ đã khác nhau rất nhiều. Mình chỉ xin nói sơ một điểm (tại kô ở lâu được):

Thời đó, tài sản, tiền bạc có gắn liền với đất đai, người giàu đa phần là địa chủ, đa phần người bình thường không có đất đai, cho nên có đánh thuế thì đánh thuế đất cũng hợp lý.

Nhưng bây giờ, tài sản, tiền bạc không gắn liền với đất đai, người có nhiều đất thì chỉ là nông dân (họ cũng kô giàu gì), họ có nhiều đất hơn cả Bill Gates. Nếu đống theo kiểu này 1) không kiếm đủ thu nhập cho quốc gia, 2) không thực thi được mục tiêu của một hệ thống thuế hiện đại đó là đánh thuế theo khả năng của mình (cả progressive và flat tax đều thế), người giàu thì đóng nhiều, người nghèo thì đóng ít.

Mình sẽ đi sâu thêm vào lần khác. xin lỗi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ơ , lạ thế ,em vừa viết xong cái này , đọc kỹ lại một lần nữa bài post trên của anh Phước thấy cũng có nhắc đến thuế đất , mà lại là 1 trong 2 nguồn thuế chủ yếu của VN ???

Chác tại mình nói năng nhiều quá cộng với do văn phạm của mình không tốt cho nên là Bách hiểu nhần ý của mình, mình nói là "tuy VN có cố gắng phát triển hệ thống thuế, tuy nhiên vẫn rất hạn chế và nguồn thuế chủ yếu là thuế đất và consumption," có nghĩa là nó rất không đáng kể so với nguồn vốn từ việc nắm giữ nền KT và buôn bán nguyên liệu.

Nếu mình không lầm thì Việt Nam có thuế đất, bởi vì người nhà anh và bạn anh cũng phải đóng thuế này, hình như mỗi năm mấy trăm ngàn gì đó. Cái này mình không biết rõ lắm, nên nói nó vào trong phần ngoặc đơn.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thuế này, mình nghĩ không thích hợp lắm. Như mình đã nói, đa phần các nền kinh tế phát triển khồng có thuế này bởi vì nó không hiệu quả, như anh đã nói, bây giờ thời thế, có nhiều tài sản không có nghĩa là có nhiều đất, có nhiều đất không có nghĩa là có nhiều tiền.

Thuế là một bất đắc dĩ của một nền kinh tế, đánh thuế kiểm nào cũng làm tổn hại đến nền kinh tế, cho nên, nhiệm vụ của các nhà kinh tế học là đánh thuế làm sao mà có ít tổn hại nhất cho nền kinh tế. Nhưng mình cũng xin đính chính một điều đó là, hầu hết các kinh tế gia tán thành đó là thuế lên người dân là phương pháp tốt nhất để kiếm thu nhập cho một chính phủ, so với những phương pháp khác như bán nguyên liệu, nhà nước nắm giữ kinh tế, hải quan vv.

Cái này rất phức tạp, nói ngắn gọn trong một post thì khó có thể giải thích hết, nhưng mình thử cố ngắn gọn và đơn giản hóa nó, nếu có gì sai xót, xin mọi người nhắc nhở.

Nói chung tất cả các thuế đều có hai mặt, một mặt là kinh tế, mặt kia là xã hội:

a) Về mặt kinh tế, chúng ta phải đánh thuế thế nào để mà hoàn thành được hai nhiệm vụ 1) thu đủ nguồn thu nhập tối thiểu cho những công việc tối thiểu của một chính phủ, 2) thu làm sao mà tác động kinh tế của nó phải ở mức thấp nhất cho mỗi người dân.

Vd: một người có lương là $3,000 một tháng, mức tổn hại đến kinh tế của họ khác với một người lương $30 một tháng. Nói rõ hơn, nếu như mức tối thiểu tổn hại đến kinh tế của người có lương 3000 là $40, còn đối với người có lương $30 là $0.4.

Cái này, nếu lấy thuế đất làm chính, thì sẽ không thỏa mản cả hai yêu cầu trên. Còn nếu lấy thuế đất làm phụ (tức là nó là một extra-tax) thì vừa phiền hà và tổn hại đến kinh tế.


b) Về mặt xã hội, thì một loại thuế nhất định phải có tính legitimacy của nó, có nghĩa là người dân ít nhất phải công nhận nó là một loại thuế đúng đắn và ít nhất là công bằng. Thuế đất này không có tính công bằng bởi vì, nếu như một người có 100 mét vuông nhà trệt, sàn, dột nát mà phải đóng ngang bằng với một người 100 mét vuông nhà ba tầng.

Đến đây thì mọi người nghĩ có thể đưa ra những mục khác nhau nhau (như một số lý luận và ví dụ của những vị professors kia), như chia ra đối với những loại người khác nhau, thành phố khác nhau thì có những khoảng khác nhau, khu phát triển thì giá khác với khu không phát triển vv. Cái này nghe rất dễ trên lý thuyết, nhưng hết sức phức tạp, đặc biệt với một đất nước có hệ thống luật pháp vẫn rất kém phát triển như Việt nam; và một điều thường xảy ra đó là, nếu càng có những mục khác nhau trong hệ thống thuế, thì càng có nhiều khả năng nó bị abused (bóp méo). Hầu hết các nhà kinh tế học đều muốn một hệ thống thuế đơn giản và ngắn gọn. Còn lý do lấy thuế đất để giảm land speculation, nghe trên lý thuyết thì hay, tuy nhiên trên thực tế rất phức tạp, và cái thuế đó không nhất định là phương pháp tốt nhất.

Còn rất nhiều lý do khác, nhưng đó là hai mấu chốt nhất mình nghĩ là thuế đất không phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ lá ý kiến cá nhân của mình, kinh tế có nhiều luần phái khác nhau, và nhiều ý kiến khác nhau.



P/s: máy tính mình vẫn chưa sửa, cho nên trong thời gian này, mình sẽ ít có thời gian để trả lời tận tình mọi câu hỏi của mọi người. Xin lỗi Lộc, câu hỏi của bạn về nợ nhà nước, mình sẽ kiếm thêm một chút tư liệu rồi sẽ trả lời bạn về cái này, bởi vì mình cũng không nắm rõ lắm về vấn đề này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế cái số nợ này càng nhiều thì là tốt hay là xấu ạ?

Đa phần những gì mình học về national debt, mình học về tình trạng của Mỹ, còn về VN thì hoàn toàn khác, và mình cũng không biết rõ lắm. Tuy nhiên, nhìn chung muốn đánh giá nợ của một quốc gia là tốt hay xấu rất phức tạp, có những tiêu điểm căn bản phải xem xét để đánh giá:

1) Chúng ta phải đánh giá xem nền kinh tế của đất nước đó là nền kinh tế gì, developed hay là developing, theo phương pháp phát triển gì, exuberant growth hay là cautious growth. Rồi tỉ mỉ hơn chúng ta phải có thông tin về tình trạng kinh tế của mình, phát triển tốt, phát triển,phát triển triển chậm, hay đang khủng hoảng. Tình hình demographic của đất nước đó thế nào, và rất nhiều chi tiết khác có liên quan đến kinh tế. Những cái này VN không có thông tin đầy đủ và không rõ ràng.

2) Chúng ta phải xem là loại nợ gì, lãi xuất bao nhiêu, thời hạn là bao lâu.

3) Chúng ta phải có thông tin về những khoảng nợ đó, như nó được dùng vào việc gì, chi tiêu thế nào, cái này thì VN không có thông tin công khai.

Tổng kết các thông tin, rồi so sánh tổng tỉ lệ nợ so với tình trạng kinh tế và khả năng lợi nhuận của những số nợ đó (cái này cũng đồng nghĩa với khả năng chi trả).

Hy vọng câu trả lời này giải đáp được thắc mắc của Lộc.
 
em xin làm rõ hơn ý số 3 của anh Phước : đó là số tiền nợ này có được sử dụng đúng mục đích hay không , sử dụng hiệu quả đến mức nào >>>liên quan đến tham nhũng , hay là độ minh bạch (transparency ).
 
em xin làm rõ hơn ý số 3 của anh Phước : đó là số tiền nợ này có được sử dụng đúng mục đích hay không , sử dụng hiệu quả đến mức nào >>>liên quan đến tham nhũng , hay là độ minh bạch (transparency ).

Bách nói rất đúng...những vụ tham nhũng gần đây, đa phần là lấy từ những khoảng nợ của World Bank để mà giúp đầu tư phát triển, còn rất nhiều các khoảng hỗ trợ khác, mà hầu như có thông tin về chi tiêu thế nào, xử lý thế nào được đưa ra công luận.

Cho nên một nền kinh tế thế kỷ 21 thì transparency là một nguyên tố rất quan trọng. Sau cuộc khủng hoản Asian Financial Crisis, thì Thailand và South Korea đã tăng cường khoảng này (một trong rất nhiều cải cách của họ).
 
đang đinh gửi mail cho anh Phước , nhưng thôi , em nghĩ , vấn đề này nên đưa ra đây luôn thể để mọi người mới bắt đầu học về Kinh tế như em tham khảo :

Case-study của em đưa ra như sau :
Câu hỏi là " Tại sao khi được mùa mận thì người nông dân thường không vui ?
Ngoài ra không có thêm thông tin gì nữa .Đây là tình huống mà ở lớp em thầy giáo đưa ra .
Hướng nghĩ của em như sau ( thầy giáo có vẻ đồng tình với hướng nghĩ này )

In this case , when the farmers receive good news on an abundant harvest of plums , they'll be ready to sell a larger quantity at any given price . Therefore , the supply curve of plums shifts to the right .Meanwhile , the demand of plums is not affected by the news on a full harvest .As a result , the equilibrium point shifts to the right and downwards . In other words , equilibrium price falls and equilibrium quantity rises .

Ở đây , đề bài đặt câu hỏi là "tại sao ko vui " thì nếu muốn giải thích được hiện tượng trên , ta có thể nghĩ ngay đến việc là : tổng doanh thu (total revenue) ( của người nông dân thu được từ việc bán mận sau khi giá và lượng cân bằng đã thay đổi ) sẽ giảm xuống . Total revenue giảm , có nghĩa là marginal revenue (doanh thu cận biên ) phải có giá trị âm (vì Marginal Revenue là đạo hàm bậc nhất (derivative) của Total revenue ) .
Vấn đề mấu chốt ở đây liên quan đến độ co dãn của cầu về mận theo giá của nó (price elasticity of demand ) .

Như chúng ta đã biết , khi giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu về mận theo giá của nó mà có giá trị nhỏ hơn 1 (tức là inelastic demand ) , thì khi ấy , marginal revenue mới có thể có giá trị âm . Điều này được chứng tỏ trong công thức Amoroso-Robinson :
MR = P . ( 1 + 1/ E )
(với MR là marginal revenue , P là price , E là price elasticity of demand of plums , lưu ý , E luôn có giá trị âm )

Do đó , để giải thích được câu hỏi mà đề bài đặt ra , thì chắc chắn ta sẽ phải chứng minh được điều sau đây " demand of plums is inelastic" , hay nói cách khác , absolute value of price elasticity of demand of plums must be smaller than one !

Đây chính là vấn đề mà em chưa chứng minh được vì các nguyên nhân sau :
+ thứ nhất , chưa rõ , mận được xếp vào loại hàng hóa gì , hàng hóa thiết yếu (necessity) cũng ko phải , hàng hóa xa xỉ (luxurious goods) cũng chẳng xong ?
+ thứ hai , chưa rõ , trên toàn bộ thị trường , việc chi tiền mua mận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của người tiêu dùng , số phần trăm này nhỏ hay lớn ? (vì điều này góp phần quyết định hệ số co dãn ( elasticity) như đã nói ở trên .
+ thứ ba , phải chăng mùa mận chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn ? vì yếu tố time horizon cũng có vai trò quan trọng .
+ thứ tư , chưa rõ , mận có nhiều hàng hóa thay thế (substitute) hay ko ?
+ thứ năm , mặc dù nếu như ta đã chứng minh được rằng hệ số co dãn cần tìm là nhỏ hơn một , tức là khi đó đã suy được ra rằng :demand curve of plums (đường cầu về mận) sẽ là 1 đường dốc (steep) (lưu ý : để đơn giản , chỉ xét trường hợp đường cầu là một đường thẳng ) , thì vẫn còn một khúc mắc rất lớn như thế này :
Hế số co dãn vừa tìm được , đúng là nhỏ hơn một , nhưng đó là co dãn trên toàn đoạn đường cầu ( arc-elasticity) . Còn tại từng điểm xác định nằm trên đường cầu , thì hệ số co dãn điểm (point elasticity) lại biến thiên từ vô cùng (infinity) đến 0 (zero) . Do đó , dù điểm cân bằng (equilibrium) có dịch chuyển trên đường cầu , thì còn tùy thuộc vào vị trí cũ của nó , và độ dịch chuyển của đường cung ( supply curve) mới có thể rút ra kết luận là total revenue sẽ tăng hay giảm khi mà giá giảm và lượng tăng ...

Đó là những thắc mắc trong suốt mấy tuần nay em đã phải "nằm gai nếm mật" để suy nghĩ mà vẫn chưa sáng tỏ . Mong nhận được sự chỉ dẫn của anh Phước ^^

PS : khi làm bài này chỉ được áp dụng các kiến thức về quy luật cung cầu , độ co dãn và mối quan hệ của nó với tổng doanh thu !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ông Bách này học ở Việt Nam mà toàn dùng thuật ngữ kinh tế bằng tiếng Anh. Tại hạ bái phục.
Mà ông học năm đầu sao đã được học cung cầu bét nhè thế này.
 
Case-study của em đưa ra như sau :
Câu hỏi là " Tại sao khi được mùa mận thì người nông dân thường không vui ?
Ngoài ra không có thêm thông tin gì nữa .Đây là tình huống mà ở lớp em thầy giáo đưa ra .
Hướng nghĩ của em như sau ( thầy giáo có vẻ đồng tình với hướng nghĩ này )

In this case , when the farmers receive good news on an abundant harvest of plums , they'll be ready to sell a larger quantity at any given price . Therefore , the supply curve of plums shifts to the right .Meanwhile , the demand of plums is not affected by the news on a full harvest .As a result , the equilibrium point shifts to the right and downwards . In other words , equilibrium price falls and equilibrium quantity rises .

Ở đây , đề bài đặt câu hỏi là "tại sao ko vui " thì nếu muốn giải thích được hiện tượng trên , ta có thể nghĩ ngay đến việc là : tổng doanh thu (total revenue) ( của người nông dân thu được từ việc bán mận sau khi giá và lượng cân bằng đã thay đổi ) sẽ giảm xuống . Total revenue giảm , có nghĩa là marginal revenue (doanh thu cận biên ) phải có giá trị âm (vì Marginal Revenue là đạo hàm bậc nhất (derivative) của Total revenue ) .
Vấn đề mấu chốt ở đây liên quan đến độ co dãn của cầu về mận theo giá của nó (price elasticity of demand ) .

Như chúng ta đã biết , khi giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu về mận theo giá của nó mà có giá trị nhỏ hơn 1 (tức là inelastic demand ) , thì khi ấy , marginal revenue mới có thể có giá trị âm . Điều này được chứng tỏ trong công thức Amoroso-Robinson :
MR = P . ( 1 + 1/ E )
(với MR là marginal revenue , P là price , E là price elasticity of demand of plums , lưu ý , E luôn có giá trị âm )

Do đó , để giải thích được câu hỏi mà đề bài đặt ra , thì chắc chắn ta sẽ phải chứng minh được điều sau đây " demand of plums is inelastic" , hay nói cách khác , absolute value of price elasticity of demand of plums must be smaller than one !

Đây chính là vấn đề mà em chưa chứng minh được vì các nguyên nhân sau :
+ thứ nhất , chưa rõ , mận được xếp vào loại hàng hóa gì , hàng hóa thiết yếu (necessity) cũng ko phải , hàng hóa xa xỉ (luxurious goods) cũng chẳng xong ?
+ thứ hai , chưa rõ , trên toàn bộ thị trường , việc chi tiền mua mận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của người tiêu dùng , số phần trăm này nhỏ hay lớn ? (vì điều này góp phần quyết định hệ số co dãn ( elasticity) như đã nói ở trên .
+ thứ ba , phải chăng mùa mận chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn ? vì yếu tố time horizon cũng có vai trò quan trọng .
+ thứ tư , chưa rõ , mận có nhiều hàng hóa thay thế (substitute) hay ko ?
+ thứ năm , mặc dù nếu như ta đã chứng minh được rằng hệ số co dãn cần tìm là nhỏ hơn một , tức là khi đó đã suy được ra rằng :demand curve of plums (đường cầu về mận) sẽ là 1 đường dốc (steep) (lưu ý : để đơn giản , chỉ xét trường hợp đường cầu là một đường thẳng ) , thì vẫn còn một khúc mắc rất lớn như thế này :
Hế số co dãn vừa tìm được , đúng là nhỏ hơn một , nhưng đó là co dãn trên toàn đoạn đường cầu ( arc-elasticity) . Còn tại từng điểm xác định nằm trên đường cầu , thì hệ số co dãn điểm (point elasticity) lại biến thiên từ vô cùng (infinity) đến 0 (zero) . Do đó , dù điểm cân bằng (equilibrium) có dịch chuyển trên đường cầu , thì còn tùy thuộc vào vị trí cũ của nó , và độ dịch chuyển của đường cung ( supply curve) mới có thể rút ra kết luận là total revenue sẽ tăng hay giảm khi mà giá giảm và lượng tăng ...

Đó là những thắc mắc trong suốt mấy tuần nay em đã phải "nằm gai nếm mật" để suy nghĩ mà vẫn chưa sáng tỏ . Mong nhận được sự chỉ dẫn của anh Phước ^^

PS : khi làm bài này chỉ được áp dụng các kiến thức về quy luật cung cầu , độ co dãn và mối quan hệ của nó với tổng doanh thu !

Mình tuy không giúp gì được cho Bách nhiều về phần "tại sao" với elasticity (cách thức này mình thấy cũng hơi rườm rà, phức tạp và không cần thiết) nhưng mình cũng biết một chút về làm thế nào để giải quyết vấn đề này, nếu Bách hứng thú thì mình sẽ nói.
 
vâng ạ , anh hướng dẫn cho em với , vì em thấy đây là một trường hợp rất thực tế , ví dụ như trong cuốn sách 10 principles of economics ở lesson về elasticity , thì họ đưa ra một ví dụ về lúa gạo tương tự , họ lý luận như sau (xin dịch nguyên văn) :

"...Vì lúa gạo là hàng hóa thiết yếu nên dế thấy độ co dãn của cầu theo giá sẽ nhỏ hơn 1 (cầu kém co dãn) >>> do đó , mỗi khi mà một công nghệ mới , giống mới , phân bón ...giúp làm tăng sản lượng lúa gạo trên vẫn diện tích trồng trọt như thế thì tổng doanh thu của người nông dân sẽ giảm , tức là họ sẽ "worse off" .
Mặc dù tình huống trên mới nghe có vẻ mang tính giả thuyết nhưng trên thực tế , nó giúp ta giải thích một sự thay đổi lớn trong cơ cấu lao động trong nền kinh tế Mỹ suốt một thế kỷ qua . 200 năm trước ,phần lớn dân Mỹ sống bằng nông nghiệp . Thời đó ,trình độ canh tác , khoa học kỹ thuật... còn quá sơ khai đến mức tất cả mọi người phải tham gia vào nghề nông thì mới đủ ăn . Tuy nhiên, theo thời gian , các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã làm tăng sản lượng lương thực mà mỗi người có thể trồng được . Sự gia tăng nhanh chóng về cung (supply) , kèm theo đó là sự kém co dãn về cầu (E < 1) , đã làm giảm tổng doanh thu của người nông dân , đây chính là một động lực thúc đẩy họ rời bỏ nghề nông .Một vài số liệu thống kê giúp làm rõ hơn quan điểm này : năm 1950 , ở Mỹ có 10 triệu nông dân ,chiếm 17 % lực lượng lao động .Đến năm 1998 , con số này tụt xuống còn 3 triệu , chiếm chưa đầy 2 %lao động . Để ý rằng , sự sụt giảm mạnh này lại đi đôi với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật để làm tăng sản lượng .

Phân tích này còn giúp giải thích thất bại của một vài chính sách xh : một vài chương trình về nông nghiệp đã cố gắng giúp người nông dân bằng cách thuyết phục họ giảm sản lượng hoa màu trồng trọt ,và qua đó , nâng giá bán . Với độ co dãn kém về cầu , họ sẽ tăng được tổng doanh thu của mình . Chương trình "giúp đỡ nông dân" này đã thất bại vì chẳng người nông dân nào lại bỏ hoang ruộng đất của mình , lí do là dù một cá nhân nào có bị thuyết phục và làm như vây , thì họ cũng chẳng tăng được giá bán , vì giá bán này là do thị trường tự do quyết định ! Nhưng nếu tất cả nông dân đều đồng ý với phương pháp trên và cùng giảm sản lượng thì mỗi người trong số họ sẽ đều có lợi .
Một điều nữa mà bạn đọc nên lưu tâm , ko phải một chính sách nào cứ có lợi cho người nông dân (hay một nhóm lợi ích nào nói chung ) là nhất thiết sẽ có lợi cho toàn xã hội . Như thế , việc ứng dụng một phương pháp trồng trọt mới , làm tăng sản lượng , có thể là tin xấu với người nông dân (vì có nghĩa là vai trò của họ ngày càng giảm xuống) , nhưng lại là có lợi đối với người tiêu dùng , vì đương nhiên là họ sẽ trả giá thấp hơn khi mua thức ăn . Ngược lại , một chính sách nào đó nhằm giảm sản lượng lương thực ,thì sẽ giúp tăng thu nhập của nhà nông , nhưng chịu thiệt lại là người tiêu dùng ... "


Đọc đến đây , em lại càng thắc mắc hơn nữa , nếu như thế , chả lẽ cứ tăng sản lượng nông nghiệp là người nông dân sẽ nghèo đi , không phải là trong thực tế , mỗi khi được mùa , bán được , xuất khẩu được nhiều gạo thì người nông dân rất mừng đó sao ? Hay là phân tích trong cuốn sách này là chỉ mang tính chất lý thuyết , kinh tế thuần túy , mà đã loại bỏ các yếu tố khác (có thể vượt ra ngoài lãnh vực kinh tế ) cũng ảnh hưởng đến tổng doanh thu ?


@Kiên : có thể vì trường tôi học khác trường ông ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấu chốt của cái lý thuyết đó là nằm ở tính "inelasticity" của Demand (cầu) so với Supply, nghĩa là thị trường nhỏ và hạn chế so với sự cung cầu cao do sự phát triển của công nghệ kỹ thuật.

Cái lý thuyết đó không phù hợp với VN (ít nhất là hiện nay). Bởi vì ở tình trạng của Việt Nam, tình thế lại ngược lại, sự cung cấp rất nhỏ do thiếu kém của các công nghệ kỹ thuật cao so với sự bùng nổ của nhu cầu - Việt Nam gia nhập vào WTO.VN hiện tại (10-20 năm) có thể giải quyết bằng phát triển tốt hệ thống Marketing, cái này mình có nói ở post #46.

Hơi phức tạp hơn một chút là ở các thị trường đã phát triển khi mà sản lượng (supply) rất cao do công nghệ phát triển tiên tiến. Tuy nhiên vẫn có những phương phát giải quyết như sau:

1) Tăng cầu (demand) với Toàn Cầu Hóa. Để giải quyết vấn đề thị trường,các quốc gia có thể đàm phán integrating các nền kinh tế với nhau như giảm các thuế hải quan, mở cửa thị trường.

2) Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện những nền kinh tế mới.

Vd: Lấy corn ra làm ví dụ, corn bay giờ không chỉ dùng làm lương thực, mà còn dùng để chế tạo nước ngọt, bánh chips, và trong tương lai có thể là một nguồn biofuel etc.

Coca thì dùng làm nước ngọt, chocolate, sweeteners, painkillers (thuốc giảm đau) etc.

Nho không những dùng làm trái cây, mà còn làm rượu, flavors etc

=> Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật không chỉ tăng sản lượng (supply), mà không những thế còn tạo ra những nền kinh tế mới tăng nhu cầu cho sản phẩm đó nữa (demand). Và một phương pháp hiệu quả của các nước phát triển đang thi hành là tăng nguồn đầu tư vào Research and Development, tăng cường cái công nghệ mới để tạo ra những thị trường mới.


Nói tóm lại, lý thuyết đó có merit và độ chính xác của nó, tuy nhiên với nền kinh tế và công nghệ kỹ thuật của thế kỷ 21st, chúng ta có thêm phương pháp giải quyết đó là bằng cách tăng cầu (demand) trong cả thời gian ngắn và dài (short-term and long-term) bên cạnh kiểm soát cung (supply).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Bách: Hôm nay Mình có xem qua lại cái elasticy, tiếc là máy mình đã bị hư và đang ở library, cho nên không có cuốn sách bên cạnh để trả lời một cách sách vở nhất, cho nên có gì sai sót thì xin mọi người bỏ qua.

Muốn tính xem người nông dân có "worse off" hay không thì phải dựa vào độ elasticity của nông sản đó (mận).

Công thức:

Elasticity = percentage change of quantity demanded/ percentage change of price (phần trăm thay đổi số lượng/ phần trăm thay đổi giá).

Cái này thì Bách không có một số liệu nào cả, cho nên xem ra bài toán này mình không tìm ra một câu trả lời cụ thể.

Tuy nhiên chúng ta có thể đoán được kết quả, bởi vì dựa vào một trong những determinants, thì mận là một substitute good, nghĩa là mận là một hàng hóa có thể thay đổi. Nếu giá mận tăng quá cao, thì người ta có thể thay đổi sang các trái cây khác --> tính elasticity của mận rất cao --> khả năng mà sản lượng quá nhiều (nếu không có một hệ thống marketing tốt) dẫn đến lỗ vốn là cao (khả năng cao thôi, còn lỗ thật hay không thì phải có những data cụ thể để mà tính)

Muốn dự đoán tính elasticity, một determinant là đủ rồi, không phải cần đủ tất cả đâu.

Còn muốn tính xem giá nào là maximize profit thì phải có statisticians analyze data giữa các giá cả và lợi nhuận.

Hy vọng là mình không trễ quá với bài tập của Bách.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trước tiên ,em xin có lời cảm ơn anh Phước đã dành nhiều thời gian cho bài tập của em ^^
sau là em muốn nêu ra một điểm có lẽ chưa đúng trong phần giải thích của anh :

(ở đây , ta sẽ chỉ xét trong một thị trường nhỏ , coi như là cố định , ko có sự mở rộng thị trường )
có thể elasticity của mận là cao vì nó có nhiều hàng hóa thay thế (substitute goods), vì thế cho nên nếu khi sản lượng mận GIẢM (mất mùa) thì cung GIẢM >>>giá mận TĂNG , và ở trên ta đã chứng minh rằng độ co dãn của cầu về mận theo giá của nó là cao , vậy thì khi giá mận tăng , cầu về mận sẽ giảm , và sự giảm về lượng này lớn hơn sự tăng về giá , nên sự tăng về giá ko thể bù lại được sự giảm về lượng cầu (quantity demanded) >>> tổng doanh thu giảm .

Nhưng ở trong bài này , thì rõ ràng cung về mận lại là TĂNG (được mùa) , >>> giá cân bằng GIẢM, lượng cân bằng TĂNG . Cho nên nếu như theo quan điểm cho rằng cầu về mận là co dãn rất cao , thì khi đó ,độ giảm của giá sẽ nhỏ hơn độ tăng về lượng cầu . Vậy , tổng doanh thu lúc này phải tăng mới đúng . Nếu thế , không có lí do gì khiến người nông dân bị lỗ vốn .

Tóm lại , em thấy nếu theo quan điểm của anh là cầu co dãn rất lớn thì sẽ rất khó giải thích được vấn đề , ít nhất là theo tính logic của lý thuyết .
 
Back
Bên trên