Toàn cầu hóa.

Phước: 1$=3700VND là tính theo ppp, số liệu có lẽ cũng hơn 1 năm rồi, mọi ng cập nhật lại hộ. Còn phần trên là trùng với Thắng nói đấy chứ, giải thích lại với anh Long thôi.

Mình không hiểu Quang học kinh tế ở đâu mà đi so sánh kiểu như vậy cả. Sự đổi tiền tệ với nhau là dựa vào supply and demand of the currency in the international market (nghĩa là giá trị của tiền tệ là dựa vào sự cung và cầu của tiền tệ đó trong thị trường quốc tế) không hề có liên quan gì đến GDP hay PPP cả.

Còn cái $1= 3700 VND kia, nếu có nói lên được gì thì chỉ là nói mức sống ở Mỹ cao hơn ở VN thôi, chấm hết. Nếu có đi xa hơn vào cái năng suất thì sai hoàn toàn.

Toàn cầu hóa nói như bác Nghĩa sẽ đẩy ng Mĩ phải tiến lên những nấc thang cao hơn, nhưng đâu dễ có nhiều nấc thang như vậy mà đi. Những công nhân dệt may Mĩ thì nâng cấp lên đâu dc. Tuy nhiên, khi giá lao động ở các nước đang phát triển tăng dần thì sức ép này cũng giảm dần chứ ko duy trì chót vót như thời kì đầu.

Mỹ nó không có tính cạnh tranh cao ở cái hàng công nghiệp nhẹ bởi vì marginal profit của việc sang VN hay TQ mua đất, xây nhà máy thuê nhân công, sản xuất hàng rồi bán ngược sang Mỹ có lời hơn là phát triển những máy móc mới để mà tăng năng suất.

Thực ra mình cũng ko dùng chính xác ppp, chỉ tạm lấy ý nghĩa của con số 5 kia, mọi ng chiu khó hiểu . Ppp phụ thuộc 3 yếu tố, giá lao động VN tính theo VND, giá lao động Mĩ tính theo $ và tỉ giá VND/$. Ppp(5) giảm khi giá lao động ở VN tăng, hoặc giá lao động ở Mĩ giảm, hoặc tỉ giá $/VND giảm. Tất nhiên khi 3 cái này có những biến thiên ngược chiều thì nó là tổng của 3 cái biến thiên này tính theo %.

Cái định nghĩa này Quang lấy từ đâu thế? Gì mà có giá lao động và 3 yếu tố gì ở đây?
http://fx.sauder.ubc.ca/PPP.html Đây là bài viết về PPP nếu ai có quan tâm.

Hơn nữa, cái PPP này có rất nhiều flaws (điều không chuẩn), và đang được tranh cãi rất nhiều trong economic circles về tính thiết thực của nó.


Chính ppp đã làm các khu vực này có lượng tiền dư thừa nhiều hơn (năng suất ko tăng nhiều nhưng lượng tiền thì tăng do dc định giá cao hơn) dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng (price index) tăng chóng mặt

Mình chưa thấy nhà kinh tế học nào dùng PPP để mà giải thích vấn đề như vậy cả, rất không thiếu chính xác.

Cách giải thích dễ hiểu hơn là do Income (tiền lương) tăng, dẫn đến nhu cầu tăng (nhanh hơn so với độ cung cấp của những hàng hóa cần thiết) --> giá tăng (inflation hay lạm phát).

Sau đó chính HN sẽ có chênh lệch ppp với các phần còn lại của đất nước và nó lại tạo ra những ng làm ăn với HN có mức lương cao hơn

Quang đọc từ đâu mà dùng PPP để mà so sánh giữa HN với cách tỉnh khác thế?

Bởi vì, PPP là Purchasing Power Parity, là sự so sánh một cách tương đối giữa giá cả của hàng hóa và dịch vụ của hai tiền tệ khác nhau.

Nếu mình kô nhầm thì HN và các tỉnh khác của VN xài cùng một tiền tệ, và cũng chưa có nhà kinh tế nào dùng PPP để mà so sánh cái mà Quang so sánh, ví dụ như giữa New York với Florida cả. Cái này thì trước nay dùng CPI (Consumer Price Index) để mà tính mức lạm phát (inflation rate) rồi từ đó mà so sánh thôi, nhưng bây giờ nó mới ra cái mới nữa rồi (hình như là cuối năm 2006, mình chưa có học qua)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu bạn ko thấy nó trong một sách nào về kinh tế thì nó là điều rất….. bình thường, vì tôi đâu có đọc ở đâu ra để nói :)) Xuất phát điểm của toàn bộ những cái tôi nói chỉ là mối quan hệ giữa giá và giá trị đang có sự chênh lệch giữa các quốc gia, rồi vô tình tôi tìm dc khái niệm ppp có ý nghĩa tương tự mà nhiều ng biết nên dùng thôi. Tôi nhắc lại là ppp có liên quan gì đến năng suất đâu mà Phước cứ lôi chúng nó vào nhau thế nhỉ.

Cũng xin lỗi vì ko phải tôi đọc từ sách nên có những chỗ chỉ là hiểu khái niệm chứ dùng từ ko hoàn toàn chính xác, mọi ng chịu khó hiểu vậy (vốn những cái này chỉ để tôi hiểu chứ ko định một ngày nào đó đem đi giảng giải thế này :D). Riêng về ppp hay price index tăng, hay lạm phát, tôi dùng chung một khái niệm là chênh lệch giá của giá trị giữa các địa phương (có thể trong 1 nước hay giữa các nước, cũng như nhau thôi), hoặc cùng một địa phương nhưng ở các thời điểm khác nhau (lạm phát). Cùng một giá trị tạo ra thì ở VN có giá khác mà ở Mĩ có giá khác(cái này là do ppp, thực ra phải tính theo cụ thể mặt hàng đó có giá cao hơn bao nhiêu còn ppp là cái trung bình). Chính vì vậy khi bán dc cho Mĩ thì lương tăng, hay lượng tiền dư thừa và lạm phát như bạn đã đồng ý.

Còn nói ppp với các tỉnh, cứ sửa lại là giá của giá trị ở mỗi nơi khác nhau cho đỡ hiểu lầm vậy.

Thực ra bạn nhìn thay ppp(ví dụ so VN với Mĩ) (đúng ra phải dùng chênh lệch giá của giá trị giữa 2 nơi là 5 lần-tính trung bình) bằng lạm phát thấy có lí đơn giản vì trong 3 yếu tố, giá lao động tại VN tính theo VND tăng chính là lạm phát, giá lao động tại Mĩ giảm hầu như ko xảy ra vì kinh tế Mĩ quá lớn để ảnh hưởng của VN có thể tác động đáng kể, còn tỉ giá $/VND thì bạn chưa nhìn thấy nó có tác dụng gì(vì bạn chưa nhìn dc tác dụng của ppp là để so sánh giá trị chứ ko phải giá). Hiện tại cái tỉ giá này nó ko ở cân bằng mà ở 16000 thì tôi đồng ý là có những nguyên nhân của nó chứ ko phải tự dưng nó ngồi ở đấy dc, như cái cung cầu mà bạn nói. Tuy nhiên xu hướng tương lai sẽ tăng hay giảm thì có thể dùng cách nhìn khác để nhận định mà tôi nhìn theo hướng giá của giá trị, tức ppp. Nhưng nếu nhìn theo hướng ppp thì 1 trong 3 cái ko đủ để xét mà nó chỉ xét dc cái tổng sẽ có xu hướng nào, mà thực ra cái tổng cũng mới là cái quan trọng.

Edit: Giờ mới đọc cái ví dụ Phước đưa, Phước đọc cái bài về ppp kia kiểu gì vậy. Tôi đọc ví dụ thấy lù lù giá cái TV ở 2 nơi và tỉ giá, thay cái TV bằng lao động thì có khác gì đâu. Cái giá lao động này tôi đã nói là tính cùng năng suất thì khác gì 2 cái TV giống hệt nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Riêng về ppp hay price index tăng, hay lạm phát, tôi dùng chung một khái niệm là chênh lệch giá của giá trị giữa các địa phương (có thể trong 1 nước hay giữa các nước, cũng như nhau thôi), hoặc cùng một địa phương nhưng ở các thời điểm khác nhau (lạm phát)

Mình không hiểu bạn dùng công thức nào mà dám bảo là nó giống như nhau? Chứng tỏ là sự hiểu biết của bạn về PPP không vững.

PPP (purchasing power parity) là một công thức tính giá trị tương đối của hai tiền tệ khác nhau dựa trên tỉ giá của một mặt hàng hóa ở hai nơi này. Phương pháp này dựa trên assumptions đó là "hàng hóa giống nhau thì sẽ có giá trị giống nhau ở những thị trường khác nhau," nghĩa là công thức này sẽ không tính những giá trị như tiền vận chuyển, thuế hải quan vv của hàng hóa.

Công thức người ta thường dùng nhất là "Big Mac Index." Thứ nhất, assumption đầu tiên đó là 1 cái Big Mac thì giá trị ở đâu cũng như nhau cả. Ở Mỹ là 1 dollars, ở VN là 16,000 VND một cái ==> chúng ta có thể suy ra là giá trị của 1 dollars = 16,000 VND (nói một cách khác exchange rate của $1 =16,000 VND).

Người ta dùng PPP để mà tìm bởi vì nó làm giảm đi những tác động bên ngoài, như của investors, chính quyền và những sudden swing (những thay đổi đột ngột) của thị trường tiền tệ đến giá trị của tiền tệ đó. Và đây cũng là một cách để mà tính xem một tiền tệ có bị "overvalued" hay là "devalued" (nhiều quốc gia Châu Á, với export-oriented policy như TQ, Nhật, Malaysia, Thái thường "devalue" tiền tệ của họ để làm cho hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn và more competitive hơn), và làm giảm GDP của họ. Cho nên đây là một phương pháp chính xác hơn để mà xem xét "GDP thật" của một đất nước khi mà chỉnh sửa giá trị tương đối của tiền tệ.

Cái này rất nhiều điểm yếu kém, thứ nhất nó không có nói đến quality (chất lượng) của hàng hóa (bởi vì có thể Big Mac ở Mỹ có chất lượng hơn do công nghệ cao hơn), thứ hai nói không có nói đến "preference," nghĩa là có thể Big Mac ở VN được ưa chuộng hơn so với Mỹ cho nên tạo ra một sự khác biệt giữa giá cả. Tuy nhiên nó tương đối tốt hơn GDP.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình không hiểu bạn dùng công thức nào mà dám bảo là nó giống như nhau?
Xin lỗi, tôi dùng từ ko đúng, cái tôi muốn nói là về mặt bản chất chúng nó đều nói về mối quan hệ giữa giá và giá trị (tức cái gốc của tôi), chỉ là xét sự thay đổi theo không gian hoặc thời gian mà thôi. Tất nhiên nói chúng nó là 1 thì sai lè rồi. Có điều tôi thấy bạn hay nắm tên khái niệm và các mối quan hệ chứ chả thấy nói gì đến bản chất cả :-??

PPP (purchasing power parity) là một công thức tính giá trị tương đối của hai tiền tệ khác nhau dựa trên tỉ giá của một mặt hàng hóa ở hai nơi này. Phương pháp này dựa trên assumptions đó là "hàng hóa giống nhau thì sẽ có giá trị giống nhau ở những thị trường khác nhau," nghĩa là công thức này sẽ không tính những giá trị như tiền vận chuyển, thuế hải quan vv của hàng hóa.
Post #99
PPP thì ko thể giảm mãi, đến một mức nào đó thì chênh lệch giữa các nước kém phát triển với các nước đi đầu sẽ ko đủ lớn để hàng hóa sau khi chịu chi phí vận chuyển, trung gian và các loại hàng rào vẫn còn rẻ hơn nữa.
Tức tôi ko phản đối, vấn đề là hiện tại chênh nhiều quá. Chính vì vậy nó sẽ có xu hướng giảm. Trước đây chính vì các loại hàng rào (ko chỉ thuế mà cả chính sách nói chung) mà giá trị ở mỗi nơi có thể khác nhau, như ví dụ về cái TV kia tuy ở Canada rẻ hơn nhưng ko thể buôn về Mĩ dc (giả sử thế). Khi toàn cầu hóa, mức độ trong suốt trong buôn bán cao hơn đồng nghĩa chênh lệch này nếu có sẽ xảy ra dòng chảy từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao, nó sẽ tiến dần đến ngưỡng giá ở các nơi gần bằng nhau (“gần” vì ko thể hết hẳn-như các cái nói trên kia). Chính vì thế tôi mới nói khi toàn cầu hóa thì ppp mới thể hiện rõ vai trò của mình.
Và đây cũng là một cách để mà tính xem một tiền tệ có bị "overvalued" hay là "devalued"
Cái này đồng ý hoàn toàn. Cái tôi muốn nói chính là tiền VN hay Thái... đang bị devalued. Chính vì devalued nên mới có tỉ giá 16000 thay vì 3700. Tôi cũng đã đồng ý là ko phải ngẫu nhiên mà phải có lí do nó tồn tại ở mức như vậy, trong đó có những lí do khách quan chứ ko phải muốn mà được. Tuy vậy, vì đang bị devalued nên xu hướng tiền VN sẽ tăng giá so với $. Hiện tại ko tăng thì hệ quả là nó chuyển thành lạm phát ở VN như tổng 3 yếu tố tôi đã đề cập (lạm phát ở VN cũng có tác dụng làm giảm mức độ devalued). Khi toàn cầu hóa đạt đến mức lí tưởng, việc các nước cố devalue tiền là vô ích. Tất nhiên lí tưởng thì còn lâu nhưng với tốc độ trao đổi ngày càng tăng thì có thể dựa vào cái này để nhìn xu hướng (những cố gắng devalue chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn lâu dài thì nó sẽ táng thẳng vào lạm phát ngay).
 
Có điều tôi thấy bạn hay nắm tên khái niệm và các mối quan hệ chứ chả thấy nói gì đến bản chất cả

Vậy "bản chất" ở đây theo định nghĩa của bạn là cái gì ở đây?

Mình chỉ là đang đính chính lại cái "căn bản" mà bạn đã nói lệch đi, còn nếu muốn đi sâu hơn thì mình rất sẵn sàng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái này định thôi nhưng cố nốt, hy vọng Phước hiểu thế nào là bản chất thôi chứ hơn thua quái gì cái này. Toàn bộ những cái bạn nói về ppp rốt cục chỉ có mấy cái tôi bold lên
PPP (purchasing power parity) là một công thức tính giá trị tương đối của hai tiền tệ khác nhau dựa trên tỉ giá của một mặt hàng hóa ở hai nơi này. Phương pháp này dựa trên assumptions đó là "hàng hóa giống nhau thì sẽ có giá trị giống nhau ở những thị trường khác nhau," nghĩa là công thức này sẽ không tính những giá trị như tiền vận chuyển, thuế hải quan vv của hàng hóa.

Người ta dùng PPP để mà tìm bởi vì nó làm giảm đi những tác động bên ngoài, như của investors, chính quyền và những sudden swing (những thay đổi đột ngột) của thị trường tiền tệ đến giá trị của tiền tệ đó. Và đây cũng là một cách để mà tính xem một tiền tệ có bị "overvalued" hay là "devalued" (nhiều quốc gia Châu Á, với export-oriented policy như TQ, Nhật, Malaysia, Thái thường "devalue" tiền tệ của họ để làm cho hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn và more competitive hơn), và làm giảm GDP của họ. Cho nên đây là một phương pháp chính xác hơn để mà xem xét "GDP thật" của một đất nước khi mà chỉnh sửa giá trị tương đối của tiền tệ.

Bạn hiểu bản chất mà toàn công thức với dùng để làm gì mà ko phân tích kĩ cái ng ta dựa vào là cái gì thì ko thể tùy biến dc. Bản chất của ppp là dựa vào quan hệ giá trị và giá, bạn ko hề có một sự chú ý đáng kể để đánh giá cái assumptions thì làm sao nắm dc. Cũng nói luôn đây là lần đầu tiên tôi đọc nghiêm túc về ppp nhưng tôi hiểu cái gốc của nó nên những cái này chả có gì lạ cả (cái gốc này có trong kinh tế chính trị của Mác). Cũng nói để bạn tìm hiểu thêm là cái devalue trong bài về ppp với devalue của các nước châu Á kia là 2 cái devalue khác nhau chứ ko phải là một đâu. Cái devalue mà các nước châu Á cố làm thì ko thể đến con số 5 dc, giỏi lắm là 2 lần thôi, thế là đủ vỡ mặt với lạm phát rồi, cái này thì là cố ý. Còn cái devalue trong ppp thì nó là khách quan và lớn hơn nhiều. Nếu bạn ko đi từ cái gốc này bạn cũng sẽ rất khó nắm vững khái niệm lạm phát là thay biến đổi theo ko gian thành theo thời gian. Tôi rất ngạc nhiên vì nếu bạn thực sự nắm những cái này thì đã có thể hiểu tôi nói cái gì ngay từ đầu rồi chứ đâu cần giải thích lại mấy lần. Tôi nhắc lại là ko chơi trò hơn thua gì hết, nếu bạn quan tâm đến toàn cầu hóa thật thì tôi nghĩ mấy cái tôi nói ko dễ vứt vào sọt rác đâu. Những cái này đã xảy ra rồi và xu hướng ngày càng mạnh, ko lâu nữa hệ quả của nó sẽ nhìn rõ ràng và thay thế những cái hiện tại. Chúc mọi ng thu dc cái mình muốn.
 
Back
Bên trên