To bạn Lan: Vấn đề là ở chỗ, vận dụng ngôn ngữ thành thạo, mà lại viết ra ý kiến của mình, thêm ngắn gọn dễ hiểu = điểm dưới trung bình. Đến ý kiến cậu nêu ra dù hay thế nào cũng hiếm khi được công nhận, nói gì đến bảo vệ.
To bạn Hà: thực tế là muốn điểm cao thì chép sách, muốn bài hay thì điểm thấp, mà đề ra toàn những cái theo tao là như !@#$. Mà đúng là bộ giáo dục soạn sách giáo khoa có bao giờ hỏi ý kiến học sinh đâu. Tụi mình phải học chương trình mấy ông ý soạn và phải chịu hậu quả, còn mấy ông ăn lương xong làm ăn vớ vẩn, không biết cái thằng học SGK ra sao? Còn chép văn mẫu để điểm cao, nó không phải là bệnh ăn vào máu đâu bạn ah. Nói chính xác thì đó là cách duy nhất để được điểm cao. Nếu mà cố làm bài theo ý mình mà được điểm cao thì còn có thể chê trách việc chép sách. Nhưng mà không chép sách thì vô phương được điểm cao (khoảng 7 là quá giỏi rồi). Chỉ hôm nào tao máu lắm thì
mới không chép sách thôi (văn 6,45 là vì thế).
To bạn Ngân: wow, tranh luận với thầy cô huh, hay đấy. Giờ duy nhất tớ có thể tranh luận với thầy cô là giờ Triết của cô Mĩ (nhưng cô cũng không trả lời rõ ràng lắm). Còn soạn văn tớ thấy
là cần thiết, nhưng không nên bắt buộc. Dạo này tớ toàn tự soạn lấy, vì làm thế hiểu rõ bài hơn, và ngắn hơn chép sách
, hiếm khi tớ chép lắm, chủ yếu là đọc "Để học tốt" để biết chương trình nó thích mình ca ngợi cái gì của tác phẩm (lười suy nghĩ quá, hihi). Mà cậu muốn tranh luận được thì cũng phải hiểu rõ bài học chứ, không hiểu rõ thì nói thế nào được. Soạn bài = đọc trước + suy nghĩ 1 chút + viết.
To chị Thu Phương: thật sự thì mở bài muốn hay thì suốt ngày chỉ có cái đống "truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác ...". Thế là bởi vì đầu bài quá hạn chế. Nếu viết đề xã hội thì chắc có vài trăm cái mở bài khác. Nhắc đến truyện Kiều có thể nói "không khác gì thời Nguyễn Du với cái vẻ đẹp mang tính qui phạm, mở bài của học sinh ngày nay cứ phải blah blah mới là là hay". Còn dấu ấn cá nhân thì làm gì có, có chăng cũng chỉ là cách viết, còn cách suy nghĩ giống y nhau (giống quyển sách văn nào đó luôn). Học văn học càng phân tích kĩ bao nhiêu thì chấm văn càng sơ sài bấy nhiêu. Cũng phải thôi, phần lớn thầy cô yêu cầu viết dài, mà thầy cô đâu có thời gian đọc hết 6 trang x 30 học sinh x chục lớp. Thật sự thì nếu thầy cô môn văn không chấm điểm nữa thì học sinh thoải mái viết ra hay hơn nhiều ý chứ.
To anh Khánh: thực sự thì lỗi không phải chỉ ơ chương trình, hay thầy cô, mà là cả ở học sinh nữa. Nhưng mà cách viết văn chán như trên ra đời để phục vụ cho nhu cầu có điểm cao của học sinh. Thỉnh thoảng em vẫn học tử tế, tìm hiểu đàng hoàng, viết như ý em nên điểm em nó mới kém thế chứ. Nguồn gốc là ở chương trình bắt ép giáo viên -> giáo viên dạy & chấm văn hạn chế -> học sinh học văn vớ vỉn.
To mr Đam san: bài giảng về Đam san như bây giờ thì chưa đủ, nên thêm vào là hình tượng Đam san còn nhiều hạn chế như hám gái, thô lỗ, và rất nhiều nữa, nhưng vẫn nói lên được cái gì đó. Theo em hình tượng nhân vật này thực ra không đại diện cho công đồng, và cũng chẳng hay ho gì, nhưng người ta phải "tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại" để ca ngợi cái thể loại sử thi. Chẳng lẽ sách lại viết:"sử thi Việt Nam toàn bài viết về những vị anh hùng dở hơi". Mấy ông viết SGK bị mắc bệnh cái gì cũng ca ngợi, cái gì cũng ta là số 1, không nói gì khách quan được cả. Cả môn Sử cũng thế, trận nào cũng "ta đã làm tiêu hao được một bộ phận quân địch, và gặp tổn thất không đáng kể". Còn chiến
tranh với Campuchia từ đó dẫn đến chiến tranh biên giới với Trung Quốc thì dấu biến.
Còn chúng mình, những người có thể tự hào mà nói là "có tâm huyết và yêu môn văn", đã nêu lên tương đối đủ bệnh của môn văn rồi, bây giờ đến phần tập trung vào cách khắc phục.