[Thảo luận chung] Taekwondo

Vũ hiểu sai roài, người tập lâu ngày hơn người khác ở kĩ thuật di chuyển, chính vì họ biết di chuyển nên mới có thể triệt tiêu lực của đòn đánh đối phương. Bon đô con trừ những tay tập chịu đòn lâu ngày còn đâu thì cũng chỉ như người bt thôi, dính một đòn mạnh vẫn gục ngay. Xem mấy ông cao thủ đấu với nhau rồi, họ tránh đòn rất khéo, muốn đánh trúng chỉ có cách dùng chiêu lừa thôi, đừng tưởng quai được mấy quả vô mặt là dễ đâu. Người có nghề họ nói thế này này: " Muốn đánh vào mặt mà cứ tập trung đánh vào mặt thì ko thể trúng được, muốn đánh trúng mặt thì phải nghĩ là mình ko muốn đánh vào mặt". Thường thì cao thủ chỉ bị dính đòn trong lúc tấn công (do khi tấn công thường sơ hở) vì thế mới sinh ra cái đòn lừa, cứ lao vô mà đấm vào mặt ko chừng mình là thằng bị out trước.

Thì tính giải quyết của em ở đây là để giải quyết mấy thằng du côn ko biết tí võ thuật hoặc biết sơ sơ thôi.Còn ai tập võ nhiều cũng biết,di chuyển quan trọng thế nào,bây giờ tội gì chịu đỡ 1 đòn vòng cầu rất nặng,cần 1 chút xoay hông và mở chân sau ra là đã giảm bớt lực của đối thủ đi nhiều rồi.
Còn cao thủ thì em ko dám bàn nhiều vì trình độ mình cũng chẳng tới đâu.
Chuyện quai vào mặt hay đánh vào chỗ khác thì ý em nói là khi ta tấn công liên tục và hiểm thì chắc chắn đối phương sẽ sơ hở,dù cho người đó giỏi đến mức nào.Ở đây ko tính đến việc khi ta tấn công để lộ nên bị phản đòn.Dù cả cao thủ thì đầu óc cũng ko thể như cái máy,đứng đấy để nó đánh chục đòn mà ko trúng đòn nào.

Ở Taek em thấy ít người đánh vào mặt lắm, chỉ có pro thôi, vì đánh vào mặt chân phải cao => miss thì chỉ có mà ăn đòn. Chân cao ko rút về nhanh dễ lộ sơ hở lắm => thằng nào ác ôn cho một nhát vào sườn thì có mà đi viện

Ở đây là mình nói về đối kháng tự do chứ ko chỉ thuần túy tae.Ở cấp trình độ trung bình và ko có gì kiệt xuất về đòn chân thì mặt dành cho tay tấn công.

Công nhận ý kiến của MR. này rất sáng suốt . Mỗi giờ tập bọn em phải dành 1/4 thời gian để tập di chuyển (mọi người tập trung thành 1 vòng tròn roài di chuyển xung quanh, phải tập cả nhảy ngựa nữa, mệt vãi khiếp). Bởi vì cái chính ko phải là lao vào đánh mà phải lợi dụng sơ hở của người ta để phản công, nếu cứ lao vào mà đánh thì sớm muộn gì cũng . Thầy em bảo trong Taek phép thủ nhiều vô kể, học ko hết, mỗi người lại có 1 kiểu => người ta coi trọng thế thủ lắm.

Cái này theo mình chỉ chính xác 1 phần thôi.
Nếu như đối thủ của cậu mà linh hoạt,tấn công nhanh đến mức mà cậu chỉ kịp thủ chứ chưa nói đến tìm ra sơ hở mà phản công.Như thế thì chỉ sau khoảng chục đòn mà đối thủ của cậu vẫn còn khỏe và đòn thế vẫn uy lực như lúc đầu thì cậu bắt đầu ăn đòn,từ nhẹ vì còn kịp thủ chút đỉnh đến nặng khi lúc ko còn khả năng chống đỡ.
Phòng thủ là thụ động,là phải tuân theo người ta vì thế phòng thủ đơn thuần dù có kết hợp với phản công ko bao giờ có thể chiến thắng cả,trừ trường hợp trình độ chênh lệch quá lớn.

Trong thi đấu thì sườn cũng có giáp che roài, mà tay thủ thì hai bắp tay cũng là ở ngang sườn mà => Em công nhận là ko dễ đánh trúng váo sườn đâu, nhưng mà nói thật là chẳng có bài tập nào cho sườn cả (đấy là đến trình của em) thế nên chắc chắn là phải làm giảm tối đa lực đánh vào cơ thể, nhất là sườn (nếu ko thì giáp che sườn làm gì ) ko thì đánh vào đi viện là chắc

Việc đánh vào sườn hay đơn giản chỉ là đánh trúng ko bao giờ thực hiện được ngay chỉ trong 1 đòn cả.Ý mình là khi cậu đã quai được nó 1 hoặc 2 phát vào mặt rồi,có vẻ say đòn ko còn thủ vững nữa,đừng nên quai thêm nữa mà nên quai vào sườn,cho nó bị mất khí.Chứ mà đang đứng thủ,có tài thánh mới đá trúng sườn được.
 
Thầy em bảo trong Taek phép thủ nhiều vô kể, học ko hết, mỗi người lại có 1 kiểu => người ta coi trọng thế thủ lắm.
Thủ là để không chỉ là để phòng thủ mà còn là để phản công. Càng tập cao, càng có nhiều thế thủ hay, không nhất định là cứ giơ 2 tay trước ngực.
Hồi trước, đi xem thi đấu, có 1 thằng thủ thế rất là kì quặc, tay thì buông cả ra, đặc biệt là cái mồm thì toe toét cười nhăn nhở ( :D ). Thế mà đánh rất nhanh và linh hoạt.
Việc đánh vào sườn hay đơn giản chỉ là đánh trúng ko bao giờ thực hiện được ngay chỉ trong 1 đòn cả.Ý mình là khi cậu đã quai được nó 1 hoặc 2 phát vào mặt rồi,có vẻ say đòn ko còn thủ vững nữa,đừng nên quai thêm nữa mà nên quai vào sườn,cho nó bị mất khí.Chứ mà đang đứng thủ,có tài thánh mới đá trúng sườn được.
Khi đối kháng, người ta thủ xoay người, góc tấn công rất hẹp, ít khi tấn công trực diện được nên vòng cầu mới được dùng nhiều. Lúc đó, thì sườn khó mà bị trúng đòn được. Thế nên cách của Vũ nói ở trên là đúng đấy, cho nó 1 phát choáng đã.
Ở Taek em thấy ít người đánh vào mặt lắm, chỉ có pro thôi, vì đánh vào mặt chân phải cao => miss thì chỉ có mà ăn đòn. Chân cao ko rút về nhanh dễ lộ sơ hở lắm
Nói thế thôi chứ có không ít đòn tấn công mặt trong 1 trận đấu Taek, bình thường là chẻ từ phía trước (Quả của Nguyễn Hữu Huân (VN) chẻ vào thằng Iran ở Olympic khi nó đang bất giác chỉnh mũ)b-( =>3 điểm luôn.
Càng pro càng đá nhiều lên mặt vì đá trúng được cộng đến 2 điểm, hơn là vào bụng. Nhưng chân phải nhanh vì đưa lên mặt lâu hơn đá vào bụng, lại phải rút về ngay nếu không muốn dính đòn phản. Thường thì lúc đối phưong mất tập trung hay choáng mới nên tấn công mặt.
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Thủ là để không chỉ là để phòng thủ mà còn là để phản công. Càng tập cao, càng có nhiều thế thủ hay, không nhất định là cứ giơ 2 tay trước ngực.
Hồi trước, đi xem thi đấu, có 1 thằng thủ thế rất là kì quặc, tay thì buông cả ra, đặc biệt là cái mồm thì toe toét cười nhăn nhở ( :D ). Thế mà đánh rất nhanh và linh hoạt.

Khi đối kháng, người ta thủ xoay người, góc tấn công rất hẹp, ít khi tấn công trực diện được nên vòng cầu mới được dùng nhiều. Lúc đó, thì sườn khó mà bị trúng đòn được. Thế nên cách của Vũ nói ở trên là đúng đấy, cho nó 1 phát choáng đã.

Nói thế thôi chứ có không ít đòn tấn công mặt trong 1 trận đấu Taek, bình thường là chẻ từ phía trước (Quả của Nguyễn Hữu Huân (VN) chẻ vào thằng Iran ở Olympic khi nó đang bất giác chỉnh mũ)b-( =>3 điểm luôn.
Càng pro càng đá nhiều lên mặt vì đá trúng được cộng đến 2 điểm, hơn là vào bụng. Nhưng chân phải nhanh vì đưa lên mặt lâu hơn đá vào bụng, lại phải rút về ngay nếu không muốn dính đòn phản. Thường thì lúc đối phưong mất tập trung hay choáng mới nên tấn công mặt.
xem olimpic athen cũng có thằng gì người Pháp 2 tay vung vẩy mặt cười ngu ngu mà ra đòn thì đừng hỏi
mình xem tivi mà còn ko thấy rõ đòn của nó

còn đòn chẻ thì phải tập rất nhìu mới làm được vì đòn này làm ko nhanh hoặc ko chính xác thì chấn thương là điều chắc chắn
 
Chẻ mà còn chấn thương thì thà đừng chẻ đi còn tốt hơn. Phải thật dẻo mới chẻ tốt được mà. Dẻo thì đương nhiên nhanh hơn và chính xác hơn rồi.
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Chẻ mà còn chấn thương thì thà đừng chẻ đi còn tốt hơn. Phải thật dẻo mới chẻ tốt được mà. Dẻo thì đương nhiên nhanh hơn và chính xác hơn rồi.
đá chẻ rất dễ bị chấn thương hông và dây chằng nhưng nếu bít sử dụng thì đá chẻ là đòn hiệu quả bậc nhất trong tae
 
đá chẻ rất dễ bị chấn thương hông và dây chằng nhưng nếu bít sử dụng thì đá chẻ là đòn hiệu quả bậc nhất trong tae

Đá chẻ cơ hông phải căng hoàn toàn,lại hay gặp bất trắc khi đá nên chấn thương dây trằng là chuyện bình thường.
 
Thế mới bảo đá chẻ phải dẻo mà. Chẻ nhiều kiểu lắm: trong ra, ngoài vào, chẻ lướt...Không có cái chân linh hoạt và dẻo phải như đôi tay thì không thể đá được
 
thế nên là những con gà như chúng ta ko nên đú tập đá chẻ mà nên tập mấy đòn cơ bản như vòng cầu cho thuần thục , đá càng nhanh càng tốt
 
Thế mới bảo là vòng cầu được dùng nhiều nhất trong Taek mà. Đá vào đâu dùng vòng cầu là dễ nhất.
 
Đá chẻ trong Tae thực hiện như thế nào?
Có phải là cứ đưa thẳng chân lên rồi đập xuống ko? Hay có rút gối rồi mới đá?
 
Nguyễn Ngọc MInh đã viết:
Đá chẻ trong Tae thực hiện như thế nào?
Có phải là cứ đưa thẳng chân lên rồi đập xuống ko? Hay có rút gối rồi mới đá?
Có phải rút gối ạh :) .
 
Đòn nào trong Taek cũng phải rút gối tất. Riêng cái hất chân là không thôi.
Rút gối, vươn hông, chẻ xuống => Thật là uy lực...chẹp chẹp.8-}
 
Đá chẻ kiểu tae giống như đòn đạp chân trước thẳng vào mặt.
Nó ko giống như mấy đòn đạp mặt mà hay xem trên youtube.
 
Tức là đá chẻ bằng cái lòng bàn chân xuống trực tiếp vào giữa mặt.
Thế đòn đạp vào mặt là sao nhỉ? :-/
 
Xem trên mấy cái VCD dậy Tae của HQ thấy bọn nó cứ vung thẳng chân lên rồi đập xuống, đâu có rút gối.
 
Đấy là cao thủ, bọn nó đá từ trong ra hoặc ngoài vào giữa mặt hoặc lướt từ trước vào. Nếu không thì lúc nhấc lên đã trúng đối thủ rồi, chẻ sao đc. Duỗi chân như thế mất nhiều sức đưa chân lên cao vì chỉ dựa vào cơ đùi nhấc cả cái chân lên, rút gối thì có cả lực đầu gối, chỉ cần nhấc cẳng chân thôi.
 
Phạm Vũ Lộc đã viết:
Tức là đá chẻ bằng cái lòng bàn chân xuống trực tiếp vào giữa mặt.
Thế đòn đạp vào mặt là sao nhỉ? :-/
Đá chẻ bằng gót chân được ko ?
Có ai chỉ hộ mình chẻ trong ra, ngoài vào, chẻ lướt được ko ?
 
chẻ lướt thì ko bít còn chẻ từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong thì chỉ cần đá vòng cao hơn đầu nó đến đúng đầu thì chẻ xuống
 
Chẻ thì bằng lòng bàn chân, nó mà dính pjair gót thì càng hay, chết lẹ hơn rồi.8-}
Anh Duy dạo này máu lên HAO ah? :))
Chẻ lướt thì là lướt từ trước mặt tới mà chẻ, có thể chẻ chân trước hoặc chân sau, như thế sẽ uy lực hơn, nhưng phải nhanh vì muốn chẻ thì khoảng cách phải gần hơn bình thường.
 
Tức là đá chẻ bằng cái lòng bàn chân xuống trực tiếp vào giữa mặt.
Thế đòn đạp vào mặt là sao nhỉ?

Hồi mình đi học tae 3 tháng thì có thấy ông thầy dạy mấy ông lớn đi thi đấu cách đá này.Ông thầy này cũng đá theo kiểu rút gối rồi duỗi đạp thẳng vào mặt,rồi bảo đòn chẻ này dùng trong lúc gì gì đấy ko nhớ lắm.
Còn trong khi học karate và SK thì đòn đá này chẳng khác gì đòn đạp thẳng(hình như gọi là bàng long cước trong mấy môn võ cổ thì phải) chẳng qua đạp ở tầm cao vào mặt.
 
Back
Bên trên