Quỳnh My:
Hè này chị định đi Trung Quốc, nên chắc không quay lại PNWLI được. Tình hình PNWLI cũng không nắm được rõ lắm, vì lâu lâu cũng không có điều kiện liên lạc được với mọi người. Nếu em email cho mấy người bên đó thì cho chị gửi lời hỏi thăm nhé.
Còn về chuyện apply vào Swarthmore thì chắc không phải vì khó đâu, mà là vì trường chị (đặc biệt là hội Việt Nam ở đây) làm công tác marketing kém quá
Để hôm nào có thời gian chị viết một bài quảng cáo để rủ rê các em
Đức:
Em cần crash course về skipping class & managing schoolwork sao lại hỏi chị? Em nghĩ chị là trùm trốn học phải không?
Thực ra về khoản time management thì chính chị cũng còn phải rèn luyện nhiều. Vấn đề cốt yếu có lẽ là mình phải biết lựa chọn xem công việc cần ưu tiên làm trước, việc nào có thể để lại làm sau, đồng thời nghiêm khắc với bản thân. Đấy là chị đang nói về mặt lý thuyết, còn về mặt thực hành thì...
Nếu như em cần hướng dẫn cụ thể thì hình như trên website trường chị có 1 cái guide to time management & study skills, để lúc nào chị kiếm rồi gửi cho em.
Mặc dù chị rất hay trốn học, chị không hề khuyến khích việc này. Nếu có cách nào sắp xếp được thời gian lên lớp thường xuyên được thì vẫn tốt hơn. Thứ nhất, nó tạo cho em thói quen nền nếp, đúng giờ giấc. Thứ hai, lên lớp nghe thầy giảng bài dễ tiếp thu bài hơn, cho dù em có chưa chuẩn bị bài đi chăng nữa (cái này là chị nói dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm bản thân, chứ không phải là bịa). Thứ ba, có đi học thì em mới có điều kiện tiếp xúc với thầy cô giáo và mọi người trong lớp để "nhờ vả" khi cần thiết. Thứ tư, có nhiều lớp tính điềm attendance, nên nếu em nghỉ học nhiều sẽ thiệt thòi về mặt điểm chác.
Trong trường hợp bất đắc dĩ phải nghỉ học thì đây là cách mà chị thường làm để "đối phó" với vấn đề thi cử (Cái này chị mới chỉ áp dụng với các môn xã hội & nhân văn là chính, chứ còn các môn tự nhiên thì không biết có phải là cách tốt nhất không):
- Nắm vững syllabus, vì đây là phần hồn của khóa học. Đọc syllabus giúp em biết được nội dung, mục đích của khóa học, trọng tâm, trình tự diễn biến cũng như các yêu cầu về readings, assignments... Nếu em nghỉ một buổi, hôm sau đến lớp vẫn có thể biết được là trên lớp đang học về cái gì; nếu nghỉ nhiều như chị (cả học kì) thì cũng biết được là trên lớp đã đề cập đến những vấn đề nào.
- Sau khi đã xác định được trọng tâm của khóa học, tập trung ôn phần đó trước, nếu có thời gian mới quay sang các phần khác.
- Nếu thời gian thực sự gấp gáp thì chỉ cần đọc lướt thôi. Nếu là sách thì đầu tiên nên đọc phần introduction để nắm được hoàn cảnh của sách, tác giả và underlying assumptions của họ, mục đích mà họ viết cuốn sách đó. Sau đó em xem phần mục lục để nắm được trình tự của sách trước khi đi vào đọc từng phần cụ thể. Khi đi vào đọc chi tiết, đầu tiên là đọc introductory paragraph, sau đó đến topic sentences, rồi đến conclusion, chú ý đến các theme & phrases được đề cập đến nhiều lần. Nhận định các keywords và nắm vững các khái niệm đó (định nghĩa, mối liên hệ giữa các khái niệm này với nhau & với toàn bộ khóa học).
- Cố gắng mượn notes của ai đó học cùng lớp (cũng nên ngắm xem là ai trong lớp biết take good notes mà mượn). Đọc vở của người đó em cũng có thể biết được là trên lớp thầy/ cô nhấn mạnh vào điểm nào, cho ví dụ ra sao...
- Nếu có khó khăn gì thì nhất thiết phải đi hỏi giáo viên hoặc bạn cùng lớp để tháo gỡ, đừng ngại.
Thế đã nhé. Chị phải đi ăn bây giờ kẻo muộn. Hôm nay vừa thi xong midterm môn cuối cùng, thấy nhẹ nhõm hơn một tẹo, mới nhảy vào đây bốc phét chút xíu. Tuần tới nghỉ spring break nhưng còn 5 cái papers với một đống việc lỉnh kỉnh, nên chắc không quay lại tán phét được.
Good luck and take care