Đây là hình ảnh của Thác Bản Giốc ở Cao Bằng mà một số bạn đã nói tới .
Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt – Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26km. Sau dòng thác là dòng sông bạn có thể đi du thuyền trên sông, Bờ sông với cảnh quan đẹp nên thơ, trong lành với thảm cỏ, rừng núi xanh ngắt, mây trắng bồng bềnh. Bên kia sông là nước láng giềng Trung Quốc. Với độ cao 53m, rộng 300m, thác có 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau. Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi, tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Ngay từ xa, du khách đã có thể nghe thấy tiếng ầm ào của thác vang động cả một vùng rộng lớn. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành ba luồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày hè nắng nóng, không khí ở đây vẫn mát lạnh, mỗi buổi sáng khi ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tạo thành dải cầu vồng lung linh huyền ảo. Thác Bản Giốc với những vẻ đẹp, ưu thế riêng đang ngày càng thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
--------------------------------------------------------------------------
Về thác Bản Giốc ở tỉnh Cao Bằng và khu vực Hữu Nghị Quan ở tỉnh Lạng Sơn thì sự thực như sau:
Hai khu vực này thuộc các khu vực phức tạp, nhạy cảm nhất trong quan hệ biên giới giữa hai nước. Trên thực tế, tại hai khu vực này đã từng xẩy ra tranh chấp phức tạp và kéo dài trong nhiều năm. Các văn bản pháp lý về hoạch định và phân giới cắm mốc giữa chính quyền Pháp và Nhà Thanh cũng có những điểm quy định không rõ ràng. Đường biên giới được vẽ trên bản đồ tỷ lệ lớn (1/100.000), địa hình ở khu vực Hữu Nghị Quan được vẽ tổng hợp, không phù hợp với địa hình tự nhiên trên thực địa, nên rất khó xác định hướng đi của đường biên giới. Những hạn chế về cơ sở pháp lý và điều kiện tự nhiên đó đã dẫn đến hai bên có nhận thức khác nhau về hướng đi của đường biên giới ở hai khu vực này.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các cơ sở và yếu tố có liên quan, hai bên đã thống nhất giải quyết hai khu vực nêu trên như sau:
a.
Khu vực thác Bản Giốc là một trong số các khu vực đường biên giới đi theo sông, suối. Do đó, cũng như ở các khu vực sông, suối khác đường biên giới ở khu vực này được giải quyết theo tập quán quốc tế là theo trung tuyến dòng chảy chính; việc xác định trung tuyến dòng chảy chính ở thác Bản Giốc sẽ do hai bên cùng đo đạc xác định trong quá trình phân giới, cắm mốc và dòng chảy chính vẫn ở trên thác. Như vậy, hoàn toàn không có việc ta mất thác Bản Giốc mà chỉ là việc xác định hướng đi của đường biên giới phù hợp với nguyên tắc xác định hướng đi của đường biên giới trên sông, suối đã được hai bên thỏa thuận, phù hợp với tập quán quốc tế.
b.
Khu vực Hữu Nghị Quan có liên quan đến đoạn biên giới đi qua đường bộ nối liền hai nước và đi qua tuyến đường sắt. Đối với đoạn đường bộ thì Biên bản hoạch định Pháp - Thanh năm 1886 quy định rằng đường biên giới "nằm ở phía Nam Ải Nam Quan, trên con đường từ Nam Quan đến làng Đồng Đăng". Khi phân giới, hai bên đã cắm mốc số 18 để xác định đường biên giới và vị trí của mốc này cũng được mô tả là nằm trên đường từ Nam Quan đến Đông Đăng (mốc này đã bị mất); còn trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894 thì địa danh Nam Quan nằm ở phía Bắc đường biên giới. Như vậy, đường biên giới luôn luôn ở phía Nam của Nam Quan, chứ không phải đi qua địa danh đó. Đối với đoạn đường sắt, phía Trung Quốc cho rằng đường biên giới đi qua điểm nối ray, nhưng qua đàm phán hai bên đã đi đến giải pháp là đường biên giới nằm ở phía Bắc điểm nối ray 148 m, chứ không phải ở điểm nối ray như ý kiến của Trung Quốc.
-----------------------------------------------------------------------
Theo tôi được biết thì Chiến tranh Trung-Việt năm 79 có mấy nguyên nhân sau :
1- Liên sô xử dụng Vịnh Cam Ranh và ký Hiệp ước thân hữu với VN.
2- VN chiếm đóng Cam Bốt.
3- Tranh chấp Việt - Hoa về lãnh thổ.
4- Hà nội trục xuất Hoa kiều làm cho tình hình căng thẳng tột độ.
Mối quan hệ giữa Trung cộng và Việt Nam bắt đầu xấu đi vào giữa những năm 1970 ,khi việt nam gia nhập vào liên minh xô viết hùng mạnh nhằm đẩy mạnh việc hợp tác kinh tế ,sau đó là việc VN ký hiệp ước về hợp tác và ban giao với Liên Bang XÔ Viết vào năm 1978 .Trung Quốc đã ngay lập tức gán cho VN là 1 cu ba phía Đông và gọi việc này là một minh ước về liên minh quân sự .Mối quan hệ đó ngày càng trở nên tồi tệ ,khi 12/1978 ,Việt Nam đã tấn công và giải phóng campuchia khỏi chế độ Pol Pot tàn ác thân Trung Quốc .
Việc tấn công bất ngờ 29 ngày vào Miền Bắc VN vào 2/1979 là 1 kế hoạch mà Trung Quốc xem là 1 hành động trừng phạt ,phản ứng và thể hiện chính sách đối với Chính quyền Hà nội bởi vì sự thân thiết của Việt Nam với Liên bang Xô viết và đối với việc ngược đãi cộng đồng người Hoa đang sinh sống trong VN ,nó cũng thể hiện giấc mộng bá quyền của đế quốc phía Đông bắc châu á ,và là 1 nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm xác nhập Việt Nam vào bản đồ Trung Hoa .
2/1979 ,Trung quốc tấn công bất ngờ dọc theo biên giới VN .Chiến dịch được giới hạn bởi sự tham gia của các sư đoàn bộ binh .Những đơn vị tiên phong của Trung cộng đã vượt qua biên giới vào buổi sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979 .Toàn bộ các sư đoàn Trung cộng sử dụng là Bộ Binh ,thiết giáp và pháo binh .Sức mạnh của không quân Trung cộng đã không xuất hiện trong xuốt cuộc chiến tranh .Chỉ trong 1 ngày ,quân đội giải phóng nhân dân TQ (Chinese People's Liberation Army-PLA) đã thọc sâu được khoảng 8 km vào đất VN dọc theo giới tuyến phân chia .Và sau đó đã tiến rất chậm và gần như bị kiềm hãm do có sự chống trả quyết liệt của binh lính VN và sự khó khăn trong sự hỗ trợ chuyển vận .21/2 tiếp tục tấn công Cao bằng 1 tỉnh miền cao phía Bắc ,và tấn công các trung tâm VH quan trọng của tỉnh lạnh sơn .Các đơn vị TQ đã xâm nhập vào Cao Bang 27/2 ,nhưng thành phố ko bị kiểm xoát hoàn toàn tới 2/3 .Lang Son cũng thất thủ 2 ngày sau đó ,5/3 Người Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã bị trừng trị đích đáng và tuyến bố chiến dịch kết thúc .Bắc Kinh đã tuyên bố nhiệm vụ dạy bảo vn của chiến dịch đã cơ bản hoàn thành ,và quân đội nhân dân TH sẽ triệt thoái hoàn toàn vào 16/3 .
Còn phía Hà nội thì mô tả về sự kết thúc của cuộc tấn công bất ngờ này là Bắc Kinh đã bắt buộc phải rút lui nếu muốn tránh 1 sự thất bại toàn diện của quân đội mình .Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng TH sẽ tiếp tục mở nhiều cuộc chiến tranh khác với Việt Nam trong tương lai gần .Gerald Segal trong cuốn sách được xuất bản của mình năm 1981 tựa :"Defending China." đã ngụ ý rằng cuộc chiến tranh biên giới mà TH gây ra với VN là 1 thất bại hoàn toàn của phía TH :"Các lực lượng TQ đã thất bại trước các lực lượng VN vừa được rút từ Campodia ,thất bại trong tranh chấp biên giới ,thất bại khi cố làm suy yếu liên minh Xô Viết ,thất bại khi cố vẽ ra 1 hình tượng mãnh hổ TH hùng mạnh ,và thất bại cả trong việc liên minh với Mỹ để chống lại liên MInh Xô viết ."
Tuy thế ,Bruce Elleman lai cho rằng :" Một thắng lợi chính yếu về ngoại giao sau cuộc tấn công của người Trung Quốc là đã nhận ra rằng sự hỗ trợ về mặt quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là không có thật ." Xét trên phương diện này thì ,chính sách của Bắc Kinh hầu như thành công trên mặt trận ngoại giao ,kể từ khi ấy Matxcova hầu như không có hành động can thiệp gì vào xích mích này ,điều đó cũng cho thấy mặt hạn chế về thực tiễn của hiệp ước Xô -Việt ..Trung Quốc đã dành được chiến thắng chiến lược là giảm đến mức thấp nhất khả năng có thể có trong tương lai là phải cùng lúc đối mặt với USSR và VN .
Sau cuộc chiến ,cả Trung quốc và Việt Nam đều tổ chức lại việc phòng thủ biên giới .Trong năm 1986 ,Trung Hoa đã triển khai từ 25 đến 28 sư đoàn ,phía Việt Nam là 32 Sư đoàn dọc theo đường biên giới đang phân tranh giữa 2 nước .
Cuộc tấn công năm 1979 còn chứng tỏ ,Trung Hoa đối với sự nhận định của Hà Nội là một hiểm hoạ .Các tướng lãnh cao cấp của quân đội nhân dân VN đã nhận ra rằng từ nay phải chuẩn bị một kế hoạch chu đáo nhằm ứng phó với việc Quân Trung cộng có thể tấn công trở lại và không chỉ dừng chân tại vùng cao nguyên và trung du mà còn có thể tiến thẳng vào Hà Nội .Chiến tranh biên giới đã thắt chặt thêm mới quan hệ hữu nghị giữa Xô Viết và Việt Nam .Vai trò quân sự của Liên Xô tại việt nam tăng liên tục trong suốt những năm 1980 bằng việc Liên Xô cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam ,thêm vào đó là việc các tàu chiến của liên Xô xuất hiện tại các cầu cảng tại Đà Nẵng và Vịnh Cam ranh.Máy bay Trinh sát của liên xô xuất hiện trên khắp vùng trời VN .Người Việt Nam đã đối đầu với chiến dịch gây hấn của người TQ bằng việc tổ chức các tỉnh và huyện đọc đường biên giới thành :"1 rừng sắt ." là những lực lượng quân sự tinh nhuệ ,được huấn luyện và trang bị tốt ,với nhiều binh chủng ,tăng cường thêm lực lượng bán quân sự tại chỗ .Trong đó ,ước đoán khoảng 600 000 ngàn quân đã được động viên nhằm chống lại các sư đoàn phía Trung Quốc và sẵn sàng cho việc ứng phó một cách chủ động mọi sự khiêu khích và xâm chiếm khác từ Trung Hoa .Thật khó để xác định 1 cách chính xác giới hạn của tiềm lực quân sự của Việt Nam ,nhưng nó(sự tăng cường quân bị) là cái giá mà chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được .
Vào năm 1987 ,Trung quốc đóng 9 quân đoàn xấp xỉ 400 000 quân dọc theo biên giới Sino-Vietnamese ,bao gồm 1 phần đường bờ biển .Họ còn tăng cường thêm các hạm đội và thực hiện nhiều cuộc tập trận hỗn hợp với sự tham gia của nhiều binh chủng giả định cho cuộc đổ bộ xuống đảo Hải Nam ,nơi Quân đội việt nam có thể vượt qua đầu tiên .Tất cả những chuẩn bị này đều nhằm 1 mục đích là đối phó với 1 cuộc chiến tranh trên biển có thể xảy ra bất cứ lúc nào .
Trong khi đó thì sự gây hấn có cường độ thấp vẫn tiếp tục diễn ra từ hai phía biên giới ,mỗi bên đều bố trí nhiều trọng pháo và liên tục nã thăm dò vào các vị trí phòng thủ của đối phương trên núi dọc biên giới .Xung đột biên giới tiếp tục tăng với cường độ mạnh suốt trong mùa mưa .Khi Bắc kinh cố gắng làm giảm sức ép các cuộc tấn công của quân đội việt nam vào các ổ đề kháng của những tay súng Campuchia .
Rất sớm vào những năm 1980 ,Trung Hoa đã theo đuổi cái mà những nhà quan sát quân sự mô tả là 1 chiến dịch bí mật chống lại Việt Nam ,với 1 chuỗi các cuộc khiêu khích có hệ thống dọc biên giới và ít nhất là 1 cuộc chiến tranh thăm dò quy mô nhỏ có giới hạn .Người Việt nam gọi đó là :"Cuộc chiến tranh liên hoàn nhằm phá hoại ngầm(multifaceted war of sabotage) ." Người VN mô tả những cuộc tấn công này là sự quấy nhiều 1 cách đều đặn của đạn pháo ,sự xâm nhập của các đơn vị tuần tra bộ binh ,sự xâm nhập của hải quân và mìn thì được cài đặt khắp nơi dọc biên giới cả trên biển lẫn trên đường sông .Một phần trong kế hoạch của Bắc kinh là kích động các thành phần thiểu số đang sinh sống đọc các vùng núi biên giới đang bất mãn với sự đối xử của HN ,những đội thám báo TQ từ các dãy núi đã thâm nhập vào các trung tâm kinh tế VN thu thập 1 cách có hiệu quả các tin tức về cảng biển ,vận chuyển hàng hoá ,thông tin liên lạc ..Chiến tranh tâm lý cũng là 1 phần chủ chốt trong chiến địch ,cái mà người VN gọi là :"chiến tranh kinh tế ."
--------------------------------------------------------------------------
Các tranh chấp lãnh thổ
Tranh chấp lãnh thổ tập trung vào ba điểm lớn: biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ, và biển Đông (gồm vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa).
Để giải quyết tranh chấp, Việt Nam và Trung Quốc đã thúc đẩy một cơ chế thảo luận: cấp chuyên viên; cấp chính phủ (tầm mức thứ trưởng, ngoại trưởng) và cấp cao (tầm mức tổng bí thư, chủ tịch và thủ tướng).
Các cuộc họp cấp chuyên viên bắt đầu từ tháng 10-1992 và cho đến cuối năm 1995 chủ yếu bàn vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Cuộc họp cấp chính phủ bắt đầu vào tháng Tám 1993 và vòng đàm phán thứ mười diễn ra tháng Giêng 2004. Thành tựu đầu tiên là việc ký một thỏa thuận ngày 19-10-1993 về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Các đàm phán dẫn đến việc ký một hiệp định về biên giới trên bộ ngày 30-12-1999 phản ánh mức độ tiến bộ trong đàm phán vấn đề đất liền. Hiệp định này được thông qua năm 2000.
Theo ghi nhận của GS. Ramses Amer, vào tháng Tám 2002, Việt Nam công bố văn bản hiệp định mặc dù việc công bố không kèm theo bản đồ. Đến tháng Chín, thứ trưởng ngoại giao Lê Công Phụng cung cấp thêm thông tin về hiệp định.
Ông nói về các cơ chế và nguyên tắc dùng trong việc giải quyết các khu vực tranh chấp dọc biên giới. Các khu vực tranh chấp chính – được nhắc đến dưới tên ‘khu vực C’ – bao gồm 164 khu vực bao quát 227 cây số vuông. Trong số này, khoảng 113 cây số vuông được xác định là thuộc về Việt Nam và khoảng 114 cây số vuông là thuộc về Trung Quốc.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam nói kết quả đàm phán phù hợp với các nguyên tắc đặt ra để bảo đảm sự công bằng và hài lòng cho cả hai bên.
Đường biên trên vịnh Bắc Bộ
Năm 2000, các thương lượng về vịnh Bắc Bộ được tăng tốc nhằm đạt một thỏa thuận trong năm đó - một điều cuối cùng xảy ra với việc ký Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000.
Cho đến ngày 20-6 năm nay, hai nước mới chính thức trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ để Hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Thông tin chính thức cho hay Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh.
Bên cạnh hiệp định này, Việt Nam và Trung Quốc còn ký Hiệp định về hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ.
Khác với Hiệp định phân định vịnh, Hiệp định hợp tác nghề cá có thời hạn hiệu lực cụ thể (12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn) và giá trị pháp lý ở mức cấp chính phủ phê duyệt.
Sóng biển Đông
Các cuộc hội đàm về vấn đề biển Đông bắt đầu muộn hơn so với các hội đàm về biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ.
Có vẻ như càng về cuối thập niên 1990, hai phía Việt Nam và Trung Quốc càng tỏ ra kiềm chế để tránh hành động có thể dẫn đến căng thẳng.
Các diễn biến thời gian này cho thấy hai nước đã dần dần đồng ý về một kế hoạch giải quyết xung đột có thể thực thi tại biển Đông.
Tuy nhiên, những động thái của các bên trong năm 2004 cho thấy chừng nào các bên vẫn tuyên bố chủ quyền đầy đủ tại Trường Sa và Hoàng Sa, thì vẫn chưa thể tìm ra giải pháp cho tranh chấp ở đây.
Buôn lậu xuyên biên giới
Ngoài tranh chấp lãnh thổ, buôn lậu hàng Trung Quốc vào Việt Nam là vấn đề duy nhất mà hai nước chính thức thừa nhận là một vấn đề mà hai quốc gia cần giải quyết.
Mặc dù hợp tác kinh tế song phương mở rộng, nhưng buôn lậu một lần nữa trở thành quan ngại chính trong năm 1997. Điều này thể hiện qua cuộc hội đàm cấp cao tháng Bảy 1997 và liên quan chuyến thăm của phó thủ tướng đặc trách kinh tế của Trung Quốc tháng 10 năm đó.
Các nỗ lực này dẫn đến một thỏa thuận chính thức về biên mậu song phương ký ngày 19-10-1998.
Các biện pháp khác nhằm thúc đẩy thương mại cũng tiếp tục trong suốt cuối thập niên 1990 và đầu thế kỷ 21. Có thể xem chúng góp phần cho sự tăng trưởng quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua.
Cộng đồng người Hoa
Theo GS. Ramses Amer, vấn đề người Hoa không liên quan cộng đồng người Hoa ở Việt Nam mà liên quan số phận những người đã rời Việt Nam để sang Trung Quốc cuối thập niên 1970.
Ít nhất cho tới giữa thập niên 1990, Trung Quốc còn duy trì yêu cầu đưa những người này quay về Việt Nam, còn Việt Nam thì kiên quyết phản đối điều này.
Quan điểm của Việt Nam dựa trên cân nhắc kinh tế, ví dụ như Việt Nam không thể đón nhận một số lượng người lớn như vậy, mà ước tính là 280.000 vào giữa thập niên 1990.
Việt Nam cũng nói số người này đã định cư và hòa nhập xã hội Trung Quốc và vì thế việc hồi hương sẽ làm xáo trộn cuộc sống của họ.
GS. Ramses Amer nói Việt Nam cũng có các quan ngại an ninh khi số người Hoa này đã sống dưới ảnh hưởng của Trung Quốc kể từ cuối thập niên 1970.
Theo GS. Ramses Amer, vấn đề này vẫn là một nguồn căng thẳng tiềm tàng.
Tổng kết lại, chính sách ngoại giao và cái nhìn của người Việt về Trung Quốc đặt cơ sở từ hai ngàn năm quan hệ lịch sử với người láng giềng phương Bắc.
Sử gia Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư, có viết: “Nam - Bắc mạnh yếu đều có từng lúc. Đương khi phương Bắc yếu thì ta mạnh, phương Bắc mạnh thì ta cũng thành yếu. Thế lớn trong thiên hạ là như vậy.”
Đó là thế quan hệ nặng về song phương trong suốt nhiều thế kỷ, khi mà đế chế Trung Hoa là đại cường duy nhất và áp đảo tại Đông Á và trong thế giới chính trị Việt Nam tham gia.
Quan hệ này chỉ tan vỡ khi có sự xuất hiện của các cường quốc Phương Tây tại châu Á.
Nhưng nay, khi nhìn lại giai đoạn 80-90, có thể thấy nét 'song phương' phần nào trở lại sau khi đồng minh lớn nhất của Việt Nam là Liên Xô suy yếu rồi sụp đổ.
Có thể gọi quan hệ Việt–Trung cũng là một nghệ thuật uyển chuyển của các cuộc đối đầu và đối thoại, mà trong hoàn cảnh hiện nay, sự hợp tác với Trung Quốc được bổ túc bằng việc đa phương hóa quan hệ với những định chế và các quốc gia khác.
-----------------------------------------------------------------------
Trên đây là những điều tui lấy trong khu "mật "của tui . Nếu có sai thì cũng hẳn nhiên vì phần lớn đều là ý kiến cá nhân và một số bài dịch nên chưa chắc đã sát nghĩa (tui dốt Ngoại ngữ ) .Mong mọi người đọc và chỉ rõ .
Nói đến Tung Của tôi có khá nhiều điều để nói nhưng nhìn chung tôi ko thích anh bạn này . Hy vọng sẽ được cùng chia sẻ nhiều thông tin .
Nếu bạn nào thích vụ án Thiên An Môn thì tôi có một số Tư liệu hay .