Bài viết từ mạng Vietnamnet :
http://www.vnn.vn
http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2005/01/366341/
Nước mắt từ cửa biển Lạch Trường
17:30' 17/01/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Dân làng Hoà Phú (Hoà Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hoá) đang chuẩn bị cúng lập bàn thờ cho anh Trần Nghiệp Hùng. Đã 3 ngày nay, từ khi nghe dân làng nói bố bị tàu nước ngoài bắn chết ngoài khơi, thằng Mạnh không ăn uống gì, cứ chạy ra biển khóc bố. Con Thuý ít tuổi hơn không cảm nhận được nỗi đau. Cửa biển Lạch Trường lại thêm một lần chứng kiến nỗi đau mặn mòi vị biển.
Hai lần chụp ảnh, hai lần mồ côi!
Chúng tôi vào làng Hoà Phú. Nỗi đau ngư dân nơi làng biển nghèo đói, lam lũ trùm lên cửa biển. 11h trưa, người thân và bà con lối xóm đang chuẩn bị làm lễ cúng lập bàn thờ cho anh Trần Nghiệp Hùng, 39 tuổi. Anh là một trong 9 ngư dân Hậu Lộc và Hoàng Hoá (Thanh Hoá) bị tàu nước ngoài bắn chết hôm 9/1.
Căn nhà thấp ẩm ven biển đông kín người đến thăm. Một gian nhà ngoài cùng tạm bợ vừa được dọn dẹp. Người thân sẽ lập bàn thờ cho anh Hùng tại đó. Gian chính đã quá chật hẹp. Chỉ hơn 20m, một góc là bàn thờ bố, một góc là bàn thờ vợ...
Cụ bà Lê Thị Chinh, mẹ anh Hùng đã gần 80 tuổi. Từ hôm nhận được tin con bị bắn chết ngoài biển, bà thường ngồi lặng lẽ nhìn ra biển như một pho tượng. Bà đã chứng kiến nhiều nỗi đau nhân gian. Nhưng có lẽ đau nhất là khi biết tin con trai bỏ mạng ngoài khơi xa. Bây giờ chính tay bà tự lập bàn thờ cho con trai và nuôi 2 đứa trẻ đã côi mẹ, nay tiếp tục côi bố.
- Xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá có 25% dân số sống bằng nghề biển. Hoà Lộc có 41 thuyền theo dự án ''Vươn khơi''.
- Theo thông tin riêng của VietNamNet, sáng 16/1/2005, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức cuộc họp tại huyện Hậu Lộc cho lãnh đạo 2 huyện Hậu Lộc, Hoàng Hoá và lãnh đạo 3 xã biển của Hoàng Hoá, 6 xã của Hậu Lộc. Nội dung cuộc họp là yêu cầu lãnh đạo xã, huyện tổ chức tuyên truyền cho ngư dân nắm được Luật pháp quốc tế trong vùng đánh cá chung và những quy định của nhà nước về bảo hiểm.
Chị Ghý thắm nhang cho con trai
Khách lạ vào, bà ngồi giữa nhà ngước đôi mắt nhăn nheo, già nua khẽ ngước nhìn. Lấy vạt áo chấm chấm hai giọt nước mắt đang chầm chậm nhỏ, bà từ từ kể... Bà sinh được 4 người con. Trong 4 người con nghèo, Hùng là đứa con nghèo nhất trong cái làng chài khổ nhất xã.
Năm 2000, khó khăn tưởng như không thể gượng tiếp mà sống tại làng được, vợ chồng Hùng mang con đi kinh tế mới tận đảo Cô Tô (Quảng Ninh). Hì hụi làm ăn, bữa đói bữa no nơi đảo xa nhưng bất hạnh vẫn đổ xuống gia đình nhỏ này. Trong một lần đi bắt ốc, vợ Hùng cùng nhiều người nữa bị đắm đò. Hùng côi vợ, hai đứa con nhỏ côi mẹ. Ba bố con tiếp tục bám biển sinh sống.
Nhưng vẫn là những chuỗi ngày đói khổ vây quanh. Tháng 7/2004, Hùng đưa 2 con về quê, ở cùng mẹ mình. Ngày ngày làm thuê làm mướn loanh quanh trong xóm, anh gắng gượng nuôi mẹ già và 2 con dại. Nghèo đói, lam lũ cứ bám chặt lấy gia đình anh. Có những lúc đến ngày giỗ vợ, suốt một tuần anh không kiếm nổi được 200 nghìn ra đảo Cô Tô thắp hương cho vợ.
Ngày 16/11 âm lịch vừa qua, anh bận làm giỗ vợ không đi kịp cùng đoàn thuyền câu mực. Người trong làng rủ đi lưới ngoài khơi xa (trong khi anh làm nghề câu mực ở gần bờ). Anh bàn với mẹ đi vài chuyến để lấy tiền ra đảo Cô Tô bốc mộ vợ, mang hài cốt về quê cho gần gụi. Sau chuyến vươn khơi oan nghiệt của bố, thằng Mạnh, con Thuý lại thêm một lần mồ côi...
Hàng xóm là chỗ dựa cho chị Ghý lúc này
Chúng tôi không tìm thấy thằng Mạnh, con trai 13 tuổi của anh Hùng. Từ ngày hai anh em nhận tin dữ, Mạnh chỉ nằm bẹp, không muốn ăn uống và hay lang thang ra lạch ngồi khóc một mình. 20 phút sau Mạnh về. 13 tuổi nhưng cháu chỉ như đứa trẻ lên 10. Gày gò, nhỏ bé bên bà nội già nua. Cháu bám lấy vai bà khóc nức nở.
Con Thuý mới 9 tuổi. Trái tim non nớt của nó không cảm nhận được mất mát. Nó được bên ngoại đón về chăm mấy hôm. Nó vẫn cười. Nó vẫn cứ ngỡ bố đang đi câu mực tít ngoài khơi chưa về. Nó nghĩ bố sẽ về. Và nó vẫn cười trong khi cả làng xót thương bố nó phận mỏng...
Từ khi sinh ra, bố mẹ thằng Mạnh, con Thuý đã nặng nợ bám biển. Thế rồi biển cũng mang cả hai vợ chồng đi. Người thân của Mạnh và Thuý muốn 2 cháu được vào trại mồ côi hoặc mong ai rộng lòng nuôi nấng. Biết là phũ phàng, là không nên nhưng không còn cách nào khác. Làng Hoà Phú nghèo nhất xã Hoà Lộc. Những người anh em của anh Trần Nghiệp Hùng nghèo nhất làng Hoà Phú. Ở với bà nội thì 2 anh em không biết lấy gì ăn. Rồi cũng đến lúc bà mất... ''Muốn lắm, nhưng anh em họ hàng không nuôi được. Nhà ai cũng nghèo. Nhà ai cũng đông con...''- Chị gái anh Hùng khóc.
Cháu Mạnh chỉ còn biết dựa vào bà nội đã già yếu
Tôi nâng máy ảnh chụp Mạnh, bác cháu Mạnh nghẹn ngào: ''Vậy là nó mới được chụp ảnh hai lần. Một lần ở Cô Tô khi mẹ chết và bây giờ khi bố chết...!''. Hai lần được chụp ảnh, hai lần anh em Mạnh mồ côi...
''Cháu vẫn chưa trở về...!''
Nhà chị Trần Thị Ghý (thôn Nam Huân) đặc kín người đến thăm hỏi, động viên. Con trai chị là Nguyễn Văn Trung không trở về sau chuyến đi biển định mệnh ngày 6/1 nữa.
Chị ngồi trước bàn thờ con khóc ngất. Khói nhang nghi ngút trên bàn thờ lập vội. Chưa có di ảnh người xấu số. Chúng tôi đến đúng lúc gia đình đang cúng cơm cho Trung. Bát cơm cúng vương đầy tàn nhang, bát canh rau nguội hơ hắt. Và trên mâm cơm cúng ngư dân mỏng phận này, còn có cả cá biển. Đó là sản vật mà Trung theo thuyền vươn khơi đánh bắt...
Căn nhà đã trống lại càng trống hơn khi anh Hùng chết
Chị Ghý lấy chồng, sinh được 4 người con. Mới 2 tuổi Trung đã mất bố. Một mình người mẹ góa cặm cụi trên đồng ruộng nuôi con nhỏ và mẹ già. Các anh chị Trung đều đã lập gia đình, còn Trung (20 tuổi) và một em gái. Cảnh quê nghèo khó, kiếm tiền vất vả, Trung theo bạn vào Vũng Tàu làm ăn từ khi mới 17 tuổi. Tháng 11/2004, Trung bỏ việc về quê sống cùng gia đình.
Nghe tiếng khóc của người mẹ vừa mất con, hàng xóm chạy sang. Họ đứng thành vòng trong vòng ngoài. Mỗi lần chị Ghý gọi tên con, lại thêm những giọt lệ sẻ chia nhỏ xuống từ đôi mắt người làng Nam Huân. Họ bảo, ở làng này ai cũng quý mến Trung. Cảnh gần nhà, Trung đem lòng yêu một cô bé hàng xóm.
Khi từ miền Nam trở về, em giục mẹ sắm khơi trầu, buồng cau sang thưa chuyện để qua giêng tính chuyện trăm năm. Nhà nghèo, mẹ bảo chưa đủ tiền. Thế là Trung theo bạn đi đánh cá ngoài khơi xa. Mặc dù sống gần biển nhưng gia đình chị Ghý làm nghề nông là chủ yếu. Trung không quen với chài lưới, với sóng to gió lớn. Trước khi đi, cả nhà cản đủ đường không được. Câu cuối cùng Trung nói với gia đình là... ''đi vài chuyến góp tiền cưới vợ''! Nhắc lại, chị Ghý khóc: ''Cháu vẫn chưa trở về...!''.
Từng chiều, bên xóm nghèo Nam Huân, người mẹ khổ hạnh vẫn chờ ngóng, dù biết con đã bỏ mạng trên biển và còn lênh đênh thân xác nơi phương trời nào đó. Chị mong con trở về, dù chỉ là nắm tro lạnh...
Ngôi làng này đã chứng kiến nhiều nỗi đau từ biển.
Ngôi nhà của anh Hùng giờ chỉ còn hai đứa con nhỏ mồ côi
Vết đạn trên thuyền bị bắn
Đạn bắn xuyên cả đồng
[font=arial, helvetica, sans-serif]
Vì kế sinh nhai, họ vẫn phải ra khơi[/font]
Biển mang lại sản vật cho ngư dân nhưng từ biển cũng có nhiều hiểm hoạ
Theo tôi, chúng ta đang ngồi đây, chỉ là thảo luận 1 khía cạnh cực hẹp và chi tiết trong vấn đề chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, đó là sự thật, vì trong chúng ta ngồi đây, cũng mới chỉ tiếp xúc thông tin chiến tranh giữa Việt Nam-Trung Quốc qua sách vở, báo đài. Người thật sự hiểu rõ bây giờ là những người nắm giữ cương vị quan trọng trong chính phủ Việt Nam và Trung Quốc cơ. Tuy nhiên, có thể rút ra 1 số nhận xét sau khi tham khảo các nguồn tin :
- Việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam và
bắn chết 9 người, bắt giữ trái phép 8 người (
http://www.vnn.vn/xahoi/doisong/2005/01/365775/) rõ ràng là 1 hành động cố ý khiêu khích, mang tính thăm dò (chứ không phải là "nắn gân" như bạn nào đó nói ở trên, theo từ điển tiếng việt tôi đang dùng hiện nay (Từ điển Việt Việt- Nhà Xuất Bản Văn Học-2003), "nắn gân" là 1 hành động mang tính trừng phạt, có thiên hướng dọa nạt, nhằm mục đích răn đe, cảnh cáo, báo trước cho ai đó, ở tình huống này, Trung Quốc mới chỉ có động thái thăm dò, chưa thể nói là trừng phạt, răn đe được, và vị thế giữa 2 nước Việt Nam-Trung Quốc hiện nay cũng không phù hợp với từ "nắn gân"). Theo đó, tùy theo phản ứng của Việt Nam hiện tại, Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp. Phía Trung Quốc cũng đã tính toán và lường được những trường hợp người Việt Nam có thể phản ứng lại : im lặng, trả đũa bằng vũ trang, hoặc mềm mỏng đối đáp, trong đó phản ứng cuối cùng được phía Trung Quốc cho rằng nhiều khả năng nhất sẽ xảy ra. Quả thật nói về chuyện phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam đúng hay sai rất vô cùng, vì im lặng là không thể, nhưng để trả đũa bằng vũ trang hoặc mềm mỏng nhưng cương quyết thì đều rất khó. Theo suy xét chủ quan tôi, cả 2 phía Việt Nam và Trung Quốc đều chưa thể lường hết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai về mối quan hệ của 2 nước.
- Như 1 ai đó đã nói, "Trung Quốc không bao giờ đưa quân vào Việt Nam nếu chưa chắc thắng", trừ những trường hợp hãn hữu nhất, như Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào và Bộ Chính Trị Trung Hoa đều mất kiên nhẫn. Hiện nay để đánh giá tiềm lực quân sự Việt Nam là không thể. Các tướng tá Việt Nam không có thói quen phô trương sức mạnh quân sự như Mỹ, và 1 lý do quan trọng nữa là thế giới (nhất là Mỹ) "mất dấu" khả năng quân sự của Việt Nam từ thời chiến tranh lạnh, do có sự ủng hộ tích cực từ phía Liên Xô, và sau chiến tranh Sài Gòn 1975 thì có thể nói là mù mịt. Thông tin Việt Nam liên tục đặt mua thiết bị quân sự hạng nặng từ CH Liên Bang Nga là có thật, hay việc mua lại vũ khí từ các tay lái buôn của Đông Âu, quan hệ quân sự với 1 số nước khác. Mới đây vấn đề phòng chống chiến tranh công nghệ cao của nước ngoài đã được đề cập đến trong 1 hội nghị của Bộ Chính Trị với Bộ Quốc Phòng, hay việc Việt Nam phóng vệ tinh nhân tạo của mình lên không trung vào 2005. Những thông tin như vậy làm phía Trung Quốc e dè, chưa dám có 1 quyết định chính xác. Giống như chơi StarCraft, mang quân đi tiêu diệt đối phương thì rất khó, nhưng để phòng thủ thì rất dễ, vì khoảng cách từ tiền phương đến hậu phương của phía tấn công là rất xa, trong khi phía phòng thủ lại có các cơ sở phòng thủ rất mạnh, phía tấn công tổn thất không phải ít, và nếu muốn chắc thắng thì khả năng quân sự của phía tấn công phải gấp ít nhất 2 lần phía phòng thủ, kèm theo yếu tố ổn định về kinh tế, và không bị đe dọa từ các nước bên cạnh.