Quan hệ Việt-Trung

Nguyễn Đức Long đã viết:
có bác nào thích em nghe kể chuyện về thời thống nhất đất nước với chiến tranh 1979 Việt Nam-Trung Quốc thì giơ tay nào để em kể.

Kể thử đi chú em.
 
nói đến chuyện xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở trường sa , đây là một ý định phi lý ,chỉ có ở trong mơ , đảo trường sa lớn bé tẹo , chẳng đủ chỗ để xây dựng một cái sân bay dã chiến khiến cho việc tiếp tế cho đến bây h vẫn chỉ là bằng thuyền , thế mà còn xây một cái nhà máy điện nguyên tử hàng tỉ $ , chưa kể còn vô số lí do # như là ảnh hưởng đến môi trường biển ... mà nước ngoài đưa ra .
Ai cũng biết năng lượng trong tương lai sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tiến bộ của một đất nước , nhưng với vietnam , một nước nghèo thứ 40 thế giới , GDP 600$/ng thì cố gắng đủ điện mà dùng đã còn khó , huống chi lại còn đòi đi xuất khẩu để làm lũng đoạn nước khác .
nên theo em , sớm muộn gì rồi vietnam cũng phải cho mỹ thuê cam ranh để tránh trung quốc mà thôi , chỉ mong cho thế hệ của chúng ta sẽ còn giữ được đất nước trước không phải trung quốc mà là mỹ thôi
 
Chuyện tranh chấp này bắt đầu vào năm 1959,khi TQ cho Hải quân tấn công chiếm Qd Hoàng sa từ tay ngụy quyền SG,sau đó tới 1974 thì tiếp tục chiếm 6 đảo của trường sa.Các bạn có thể tham khảo trong cuốn sách''Q đ Hoàng sa,trường sa bộ phận lãnh thổ Vn''
 
Tại hội nghị Geneva, TQ và LX đã lấy vai trò đồng minh để ép VNDCCH. Cục diện Triều Tiên lúc đó được họ coi trọng hơn.
Ngay sau chiến thắng ĐBP, đại tướng VNG đã đề nghị đưa chủ lực mạnh về uy hiếp vùng trung du tây bắc HN. Nhưng các cố vấn TQ, bộ trưởng ngoại giao đã phản đối và đề nghị VN không đẩy mạnh hoạt động quân sự.
Khi ta không chấp nhận vĩ tuyến 17 mà yêu cầu vĩ tuyến 16, LX và TQ cũng đã gây sức ép.
Không phải ngẫu nhiên mà tại hội nghị Paris, không có mặt LX và TQ. VN đã rút ra kinh nghiệm.

Nếu chú đã đọc hồi kí của đại tướng VNG thì sẽ thấy rất rõ điều đó. Mặc dù ông đã cố gắng che dấu nó đi.
Tất cả mọi nguồn dù của VN hay nước ngoài đều ghi là nếu lúc đó bầu cử 1 cách hợp pháp diễn ra thì gần như chắc chắn miền Bắc sẽ thắng & đất nước sẽ thống nhất ---> chính vì lý do đó nên miền Bắc VN mới đồng ý với việc chia cắt đất nước để rùi sau đó tấn công miền Nam khi Ngô Đình Diệm nhất quyết ko chịu tổ chức bầu cử chung 2 miền.
 
Nguyễn Trường Thành đã viết:
@ nghĩa :
- lần sau ko cần phải chơi trội thế đâu , chỉ cần đưa cho mọi người đường link là được rồi .
- đừng có mơ nhiều quá , trung quốc bây h cực mạnh , ít nhất là trong lĩnh vực quân sự , nó chỉ cần muốn chiếm mình thì cũng dễ như trở bàn tay thôi . Như chú nói trung quốc bây giờ đang phát triển nóng về kinh tế , nó rất cần dầu mà biển đông thì lại có sẵn , vị trí của việt nam lại khá quan trọng , nhất là trong tương lai vì thế việt nam có lẽ là một trong những mục tiêu nhòm ngó của trung quốc trong tương lai , mà chắc chắn sẽ là tương lai gần chứ ko thể đến 20 năm được , chỉ độ khoảng 5-10 năm là căng .
Mọi người đọc ở trên báo đó : trung quốc dự định năm 2006 sẽ đánh đài loan ,mà sau khi trung quốc chiếm xong đài loan thì chỉ còn mỗi việt nam là con mồi số 1
chú cữ nghĩ là đánh nhau là mấy năm chuẩn bị là xong à, hè hè, chưa có cơ sở vững chắc là chắc thắng thì nó chưa đánh đâu, nhóc ạ, ai mà chẳng khôn
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Chuyện tranh chấp này bắt đầu vào năm 1959,khi TQ cho Hải quân tấn công chiếm Qd Hoàng sa từ tay ngụy quyền SG,sau đó tới 1974 thì tiếp tục chiếm 6 đảo của trường sa.Các bạn có thể tham khảo trong cuốn sách''Q đ Hoàng sa,trường sa bộ phận lãnh thổ Vn''

Thông tin của bác nhầm lung tung hết, thôi bác xem lại bài em đi.


Đặng Trần Hiếu đã viết:
Tất cả mọi nguồn dù của VN hay nước ngoài đều ghi là nếu lúc đó bầu cử 1 cách hợp pháp diễn ra thì gần như chắc chắn miền Bắc sẽ thắng & đất nước sẽ thống nhất ---> chính vì lý do đó nên miền Bắc VN mới đồng ý với việc chia cắt đất nước để rùi sau đó tấn công miền Nam khi Ngô Đình Diệm nhất quyết ko chịu tổ chức bầu cử chung 2 miền.

Hiệp định Geneva kí với các điều khoản hoàn toàn bất lợi và không tương xứng với cục diện chiến trường Đông Dương. VN chỉ được thêm 1 phần đất ở miền Bắc mà khả năng giải phóng không phải nằm ngoài tầm tay, trong khi đó mất toàn bộ vùng tự do LK5, phần lớn Tây Nguyên vừa giải phóng và hệ thống căn cứ Nam Bộ, Pathet Lào đã kiểm soát 3/4 lãnh thổ thì chỉ giành được 2 tỉnh, lực lượng I-xa-rắc CPC đã kiểm soát được một vùng lớn phía đông bắc thì thậm chí không giành được vùng tập kết, phải giải ngũ (đó là lí do sau này bọn K đỏ nói rằng ở hội nghị Geneva VN đã bán đứng CPC).

Trong hội nghị, VN đã đề ra ranh giới ở vĩ tuyến 13 (và sau đó là 16). Xét tương quan lúc ấy, vĩ tuyến 16 hoặc vào sâu nữa là hoàn toàn hợp lí. Nhưng vì sức ép của TQ nên VN buộc phải chấp nhận vĩ tuyến 17.
Thấy rõ là nếu ranh giới được đặt ở vĩ tuyến 16, CT chống Mĩ sẽ khác đi rất nhiều. và tất nhiên cũng sẽ không có màn kịch nổi tiếng "Hue Massacre":D
 
- đừng có mơ nhiều quá , trung quốc bây h cực mạnh , ít nhất là trong lĩnh vực quân sự , nó chỉ cần muốn chiếm mình thì cũng dễ như trở bàn tay thôi . Như chú nói trung quốc bây giờ đang phát triển nóng về kinh tế , nó rất cần dầu mà biển đông thì lại có sẵn , vị trí của việt nam lại khá quan trọng , nhất là trong tương lai vì thế việt nam có lẽ là một trong những mục tiêu nhòm ngó của trung quốc trong tương lai , mà chắc chắn sẽ là tương lai gần chứ ko thể đến 20 năm được , chỉ độ khoảng 5-10 năm là căng .
em này, bạn nói là nói thế, nghe hay tin là việc khác cơ mà
Mọi người đọc ở trên báo đó : trung quốc dự định năm 2006 sẽ đánh đài loan ,mà sau khi trung quốc chiếm xong đài loan thì chỉ còn mỗi việt nam là con mồi số 1
các em nhỏ nghĩ tiêu cực quá nhỉ, tq nó rùm beng oánh đài từ lâu rùi mà có dám đâu, bản chất của những người trung quóc hiền lành là nói nhiều làm cũng hơi nhièu nhiều, nên em cứ yên tâm,
 
Thế mọi người có biết sự kiện mà các nhà lãnh đạo Vn đã phải xem xét lại kết thúc CT năm 1954 là đúng hay sai chua? Còn cái thông tin trên ko nhầm đâu! Sách đó do Bộ ngoại giao phát hành mà pác Sơn.
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Thế mọi người có biết sự kiện mà các nhà lãnh đạo Vn đã phải xem xét lại kết thúc CT năm 1954 là đúng hay sai chua? Còn cái thông tin trên ko nhầm đâu! Sách đó do Bộ ngoại giao phát hành mà pác Sơn.

Sách của em là của vài nhân vật cỡ siêu bự trong bộ NG và bộ QPb):D
Đùa chút, em nghĩ bác nhớ nhầm.
Tóm tắt lại 5 mốc chính liên quan đến HS và TS (đối với VN) :
1956 : TQ chiếm cụm đảo phía đông HS.
1974 : TQ chiếm cụm đảo phía tây HS, hoàn tất kiểm soát HS.
1975 : HQNDVN chiếm các đảo do VNCH giữ ở TS.
1988 : TQ tấn công chiếm 1 số đảo của VN ở TS.
1992 : ----------------------------------------
Bác so lại xem. Còn trên đây em đảm bảo 101%.
 
Hiệp định Geneva kí với các điều khoản hoàn toàn bất lợi và không tương xứng với cục diện chiến trường Đông Dương. VN chỉ được thêm 1 phần đất ở miền Bắc mà khả năng giải phóng không phải nằm ngoài tầm tay, trong khi đó mất toàn bộ vùng tự do LK5, phần lớn Tây Nguyên vừa giải phóng và hệ thống căn cứ Nam Bộ, Pathet Lào đã kiểm soát 3/4 lãnh thổ thì chỉ giành được 2 tỉnh, lực lượng I-xa-rắc CPC đã kiểm soát được một vùng lớn phía đông bắc thì thậm chí không giành được vùng tập kết, phải giải ngũ (đó là lí do sau này bọn K đỏ nói rằng ở hội nghị Geneva VN đã bán đứng CPC).

Trong hội nghị, VN đã đề ra ranh giới ở vĩ tuyến 13 (và sau đó là 16). Xét tương quan lúc ấy, vĩ tuyến 16 hoặc vào sâu nữa là hoàn toàn hợp lí. Nhưng vì sức ép của TQ nên VN buộc phải chấp nhận vĩ tuyến 17.
Thấy rõ là nếu ranh giới được đặt ở vĩ tuyến 16, CT chống Mĩ sẽ khác đi rất nhiều. và tất nhiên cũng sẽ không có màn kịch nổi tiếng "Hue Massacre"
Hẹ, ý em nói là lý do chính ko phải là do TQ mà VN bị chia cắt. Có TQ hay ko, VN cũng vẫn sẽ bị chia cắt. Còn chiến tranh VN, người có nước đi quyết định bắt đầu tất cả là Ngô Đình Diệm chứ ko phải TQ. Còn cái vụ, TQ có gây sức ép cho VN hay ko em ko tranh cãi làm rì vì anh cũng đã nói nếu nó ko gây sức ép thì từ vĩ tuyến 13, tức là vẫn chia cắt.
 
trong khoảng 20 năm nữa, mong rằng lúc đấy quan nó không tham như cẩu, tham nhũng ầm ầm như bây giờ nữa

Người Việt Nam phần lớn đều yêu nước. Tuổi trẻ tinh thần yêu nước càng sục sôi, muốn làm những chuyện kinh thiên động địa, bảo vệ và chấn hưng nước nhà.

Nhưng mọi người hãy xem, chính trong những con người mà hồi trẻ sục sôi ý chí chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc ấy, nhiều người ngày nay trở thành những tên "cẩu quan" tham nhũng ghê tởm, lười nhác, gian dối, "làm giả ăn thật", "làm láo báo cáo hay", đưa lợi ích của mình lên trên lợi ích của cộng đồng, của dân tộc (rất rất nhiều ví dụ: những con đường, vỉa hè, bùng binh, cầu cống .... chất lượng kém, xe tải đi hai ba hôm đã lồi lồi lõm lõm ,bị đào lên xới xuống, làm đi làm lại; những con đường bị cong đi thêm một vài km (sơ sơ 1km>1G VND) để đi qua nhà một vị quan nào đó; các công trình nhà chung cư, nhà tập thể ... bị rút ruột thê thảm cho dù chúng liên quan mật thiết đến tính mạng con người........). Chúng làm cho nội lực của quốc gia giảm sút (hạ tầng cơ sở đáng nhẽ được nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế thì lại vẫn yếu kém), chúng làm băng hoại nguyên khí quốc gia: làm hỏng giới trẻ. Những bệnh này lây lan nhanh hơn ta tưởng: thầy như thế trò rất dễ như thế; suy nghĩ và quan điểm của bố rất dễ ngấm vào con; quan điểm chung của xã hội dễ xâm nhập vào con người hơn là các quan điểm không phổ biến.

Hạ tầng cơ sở yếu kém, kt-ct-qs kém phát triển, cùng với một (vài) thế hệ "có sạn trong đầu" - đó chẳng phải là điều kiện cần cho kẻ thù giày xéo non sông sao? TQ chỉ thắng khi ta yếu, điều này đã được ls cm nhiều lần.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam từ trước đến nay luôn là mối quan hệ giữa đại quốc và tiểu quốc.Khi tiến hành các hoạt động ngoại giao với Trung Quốc các cán bộ của ta phải luôn thận trọng tránh để mất lòng họ.Đã có chuyện về một đoàn ngoại giao nước ta do một phó thủ tướng dẫn đầu sang Trung Quốc.Trong cuộc hội đàm đã có tranh cãi gay gắt nổ ra(cho phép em không nói ra ở đây).Cuối buổi cả hai bên vẫn cười nói rất vui vẻ thế nhưng bưẵ trưa hôm ấy cả đoàn Việt Nam chỉ có cơm trắng ăn với ca la thầu(ko biết em viết có đúng ko?) .
Đấy là một ví dụ về tính gian xảo của Trung Quốc.Nhưng ta vẫn chưa có cách nào để thay đổi được.
Ý tưởng của Nghĩa về việc xích lại gần Mỹ có vẻ không khả quan lắm.Thế cũng giống như rước hổ về nhà.Chơi với Mỹ cũng giống như chơi với lửa .Nếu gần quá sẽ bị nó đốt cháy mất.Nếu xích hẳn về phía Mỹ có thể còn nguy hiểm hơn vì Trung Quốc quá gần nước ta.Đối với Mỹ và TQ thái độ của ta là đứng trung lập không ngả theo bên nào.
Anh Nam nói người Trung Quốc hiền là quá đúng .Chỉ có điều nhân dân các nước khác cũng có hung dữ đâu.Người dân bình thường ai chẳng muốn được hòa bình ổn định.Vấn đề là ở ban lãnh đạo của TQ.Nếu lo TQ đánh Việt Nam thì nên lo luôn cả Mỹ đánh Việt Nam nữa.Nếu bảo TQ đánh Việt Nam thì em nghĩ là hơi quá.Ngày nay chiến trường đã dần chuyển sang thương trường rồi.
Giải pháp cho vấn đề TQ:
Cái này các bác bên Bộ Ngoại Giao nghĩ nhiều rồi mà còn chưa ra nên em chỉ nêu ý tưởng của mình thôi.
1.Thu hút đầu tư của TQ vào Việt Nam thật nhiều.Lúc đó nếu TQ đánh Việt Nam thì kẻ bị thiệt hại đầu tiên sẽ là TQ.
2.Ta không xích hẳn lại phía Mỹ nhưng sẽ có những động thái tiến gần lại với Mỹ(Việc này ta đã tiến hành rồi như bộ trưởng quốc phòng của ta sang thăm Mỹ).TQ sẽ phải cẩn thận hơn trong quan hệ với ta.
Mọi người có ý kiến phản hồi gì thì post lên nhé.
 
Nguyễn Việt Linh đã viết:
trong khoảng 20 năm nữa, mong rằng lúc đấy quan nó không tham như cẩu, tham nhũng ầm ầm như bây giờ nữa

Người Việt Nam phần lớn đều yêu nước. Tuổi trẻ tinh thần yêu nước càng sục sôi, muốn làm những chuyện kinh thiên động địa, bảo vệ và chấn hưng nước nhà.

Nhưng mọi người hãy xem, chính trong những con người mà hồi trẻ sục sôi ý chí chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc ấy, nhiều người ngày nay trở thành những tên "cẩu quan" tham nhũng ghê tởm, lười nhác, gian dối, "làm giả ăn thật", "làm láo báo cáo hay", đưa lợi ích của mình lên trên lợi ích của cộng đồng, của dân tộc (rất rất nhiều ví dụ: những con đường, vỉa hè, bùng binh, cầu cống .... chất lượng kém, xe tải đi hai ba hôm đã lồi lồi lõm lõm ,bị đào lên xới xuống, làm đi làm lại; những con đường bị cong đi thêm một vài km (sơ sơ 1km>1G VND) để đi qua nhà một vị quan nào đó; các công trình nhà chung cư, nhà tập thể ... bị rút ruột thê thảm cho dù chúng liên quan mật thiết đến tính mạng con người........). Chúng làm cho nội lực của quốc gia giảm sút (hạ tầng cơ sở đáng nhẽ được nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế thì lại vẫn yếu kém), chúng làm băng hoại nguyên khí quốc gia: làm hỏng giới trẻ. Những bệnh này lây lan nhanh hơn ta tưởng: thầy như thế trò rất dễ như thế; suy nghĩ và quan điểm của bố rất dễ ngấm vào con; quan điểm chung của xã hội dễ xâm nhập vào con người hơn là các quan điểm không phổ biến.

Hạ tầng cơ sở yếu kém, kt-ct-qs kém phát triển, cùng với một (vài) thế hệ "có sạn trong đầu" - đó chẳng phải là điều kiện cần cho kẻ thù giày xéo non sông sao? TQ chỉ thắng khi ta yếu, điều này đã được ls cm nhiều lần.

ý bác là sau này 25-26 tuổi thì đi làm quan hết, 35-36 tuổi rồi về hưu non cho nó đỡ tham hả bác, đừng vơ đũa cả nắm thế chứ, cũng ko phải vị quan nào cũng bị tiền đè chết đâu, nhưng mà tâm lí sợ những người bị tiền đè chết thì hình như ai cũng có, thế thì bó tay rồi, xã hội với tâm lí ấy chắc sẽ ngày càng đi xuống
 
Đặng Trần Hiếu đã viết:
Hẹ, ý em nói là lý do chính ko phải là do TQ mà VN bị chia cắt. Có TQ hay ko, VN cũng vẫn sẽ bị chia cắt. Còn chiến tranh VN, người có nước đi quyết định bắt đầu tất cả là Ngô Đình Diệm chứ ko phải TQ. Còn cái vụ, TQ có gây sức ép cho VN hay ko em ko tranh cãi làm rì vì anh cũng đã nói nếu nó ko gây sức ép thì từ vĩ tuyến 13, tức là vẫn chia cắt.

Hè, cũng chưa hẳn. Nếu không bị LX và TQ ép, cả Pháp và VN sẽ đều giữ lập trường thì chưa biết sau đấy chiến tranh sẽ đi đến đâu. Nhưng thôi, đúng là không nên đặt chữ Nếu vào lịch sử quá nhiều.


Mai Tuấn Nam đã viết:
Nếu lo TQ đánh Việt Nam thì nên lo luôn cả Mỹ đánh Việt Nam nữa.Nếu bảo TQ đánh Việt Nam thì em nghĩ là hơi quá.Ngày nay chiến trường đã dần chuyển sang thương trường rồi.
Giải pháp cho vấn đề TQ:
Cái này các bác bên Bộ Ngoại Giao nghĩ nhiều rồi mà còn chưa ra nên em chỉ nêu ý tưởng của mình thôi.
1.Thu hút đầu tư của TQ vào Việt Nam thật nhiều.Lúc đó nếu TQ đánh Việt Nam thì kẻ bị thiệt hại đầu tiên sẽ là TQ.
2.Ta không xích hẳn lại phía Mỹ nhưng sẽ có những động thái tiến gần lại với Mỹ(Việc này ta đã tiến hành rồi như bộ trưởng quốc phòng của ta sang thăm Mỹ).TQ sẽ phải cẩn thận hơn trong quan hệ với ta.

TQ (hay cả Mĩ) sẽ không bao giờ có gan đánh VN với quy mô tổng lực. Và tình hình thế giới ngày nay cũng không còn chỗ cho CT xâm lược cổ điển như hồi đầu thế kỉ.
Nhưng với 2 quần đảo HS-TS thì CT hoàn toàn có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Nếu nghĩ bây giờ chỉ cần ngoại giao với TQ là nhầm to đấy. Chính những hiệp định thân thiện gần đây giữa TQ và VN là mối lo tiềm ẩn. Chỉ cần ta đang ở trên mây, nó làm gọn TS trong 1 đêm thì hối cũng không kịp.

Còn em nào định dựa vào Mĩ, định cho thuê CR thì đừng nên ảo tưởng. Các nước lớn sẽ không bao giờ để xảy ra xung đột với nhau chỉ vì 1 nước nhược tiểu. Ta chỉ có thể trông vào chính ta. Không phải ngẫu nhiên mà các cụ gọi chiến lược Mĩ là diễn biến hòa bình đâu.
 
anh Sơn đã viết:
Nếu thế hệ trẻ ai cũng như em thì tốt quá
Đáng tiếc là chí hướng và đường lối của em lại mâu thuẫn nhau.

Anh nói thử cho em xem là chí hướng với đường lối của em mâu thuẫn nhau ở điểm nào ah? ;) Chí hướng của em là bảo vệ và giữ gìn dân tộc Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam. Đường lối của em là lấy nhu thắng cương, lấy trí mà thay sức, dùng đoản mà chế trường, chỉ dùng đễn vũ lực khi cực chẳng đã. Thế cò gì là mâu thuẫn nhau ạ? :)

Còn chuyện anh bảo là chỉ có vũ lực mới lấy lại được HS, TS, em ko đồng ý cho lắm. Thế của ta về mặt quân sự rõ là yếu hơn TQ ko biết bao nhiêu lần, cả về kĩ thuật lẫn quân số, bây giờ muh đánh nhau, VN ko thua em mới lấy làm lạ đấy :). Rõ là ta ko thể lôi quân sự ra muh chống nó được, mấy lần tàu hải quân VN ra đuổi tàu đánh cá TQ vào hải phận của ta câu trộm + đặt máy do thám, đều bị thua chạy de kèn, cơ khổ là tàu đánh cá của nó to gấp 7 lần tàu hải quân của ta, và vũ trang thì gấp 10 lần. Đấy anh ah, anh có định đem trứng ra muh chọi với đá, lấy châu chấu muh đá voi thì anh bảo em.

Em thấy ý chú Nghĩa về việc xích lại gần với Mĩ là điều hoàn toàn hợp lí, chuyện "đưa hổ của trước rước beo cửa sau" như bác Tuấn Nam nói (hé hé lâu rùi ko gặp bác, khỏe chứ :smoking:) là lo bò trắng răng. Bây giờ cứ có vía Mĩ ở quanh quẩn đó, nói gì thì nói, TQ cũng phải nể sợ vài phần, làm sao dám manh động? Còn chuyện Mĩ dùng nó làm bàn đạp thôn tính VN hay là đại loại có ý đồ xấu với VN, em thấy chả có cơ sở gì cả, nếu cứ lúc nào cũng ngồi lo nó có ý đồ xấu với mình muh đóng cửa im ỉm ko thèm/dám chơi với nó thì chả bao giờ khá lên được. Vấn đề là mình phải biết tự độ trì lấy thân, ko để cho nó lợi dụng được, chứ ko phải là sợ thì đóng luôn cửa đấy. Chính quan điểm của Bác trước lúc đi xa cũng là "sau chiến tranh, VN cần bắt tay ngay với Mĩ", tiếc là các vị bí thư đáng kính của chúng ta đã làm ngược lại di huấn đó, mới để cho VN khổ sở suốt ngần đó năm bao cấp ko ngóc đầu lên được.

Hehe, muh bác Tuấn Nam hồi xưa từng có quả buôn điện thoại với tôi gần 1 tiếng chỉ tranh luận CNXH với CNTB cái nào hơn rùi nhể, ko rõ bác có nhớ ko, nên tôi cũng ko ngạc nhiên lần này thấy bác xúi anh em là "ko nên chơi than với Mĩ" :D :smoking:, vấn đề là lần này tôi lại cũng bất đồng với bác rùi :D :smoking: (bao giờ đi Ukraina du học thía? :D, xin phép các bác em chen vào mấy câu lung tung hỏi thăm người quen cũ :D).
 
Thôi chết, em nhầm người, chú Tuấn Nam kia là Toán 2 03-06, còn Tuấn Nam người quen em là Tuấn Nam lớp Nga 02-05 /:), em xin lỗi các bác, xấu hổ quá... Chú Tuấn Nam cho chị xin lỗi, nhầm nhọt sang trồng trọt :embarasse
 
Hè, cũng chưa hẳn. Nếu không bị LX và TQ ép, cả Pháp và VN sẽ đều giữ lập trường thì chưa biết sau đấy chiến tranh sẽ đi đến đâu. Nhưng thôi, đúng là không nên đặt chữ Nếu vào lịch sử quá nhiều.
Khè, ngoài LX & TQ còn Mỹ nữa anh ạ, Pháp mà cố giữ cũng khó có thể được vì cùng lúc đó 1 loạt các nước thuộc địa nổi dậy & đã dành được độc lập (mặc dù ko có những chiến thắng tầm cỡ như ĐBP). Pháp có muốn cũng khó có thể giữ được VN, đấy là chưa nói sau đó LHQ outlaw chủ nghĩa thực dân.
 
Thư đã viết:
Anh nói thử cho em xem là chí hướng với đường lối của em mâu thuẫn nhau ở điểm nào ah? Chí hướng của em là bảo vệ và giữ gìn dân tộc Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam. Đường lối của em là lấy nhu thắng cương, lấy trí mà thay sức, dùng đoản mà chế trường, chỉ dùng đễn vũ lực khi cực chẳng đã. Thế cò gì là mâu thuẫn nhau ạ?

Còn chuyện anh bảo là chỉ có vũ lực mới lấy lại được HS, TS, em ko đồng ý cho lắm. Thế của ta về mặt quân sự rõ là yếu hơn TQ ko biết bao nhiêu lần, cả về kĩ thuật lẫn quân số, bây giờ muh đánh nhau, VN ko thua em mới lấy làm lạ đấy . Rõ là ta ko thể lôi quân sự ra muh chống nó được, mấy lần tàu hải quân VN ra đuổi tàu đánh cá TQ vào hải phận của ta câu trộm + đặt máy do thám, đều bị thua chạy de kèn, cơ khổ là tàu đánh cá của nó to gấp 7 lần tàu hải quân của ta, và vũ trang thì gấp 10 lần. Đấy anh ah, anh có định đem trứng ra muh chọi với đá, lấy châu chấu muh đá voi thì anh bảo em.

Em thấy ý chú Nghĩa về việc xích lại gần với Mĩ là điều hoàn toàn hợp lí, chuyện "đưa hổ của trước rước beo cửa sau" như bác Tuấn Nam nói (hé hé lâu rùi ko gặp bác, khỏe chứ ) là lo bò trắng răng. Bây giờ cứ có vía Mĩ ở quanh quẩn đó, nói gì thì nói, TQ cũng phải nể sợ vài phần, làm sao dám manh động? Còn chuyện Mĩ dùng nó làm bàn đạp thôn tính VN hay là đại loại có ý đồ xấu với VN, em thấy chả có cơ sở gì cả, nếu cứ lúc nào cũng ngồi lo nó có ý đồ xấu với mình muh đóng cửa im ỉm ko thèm/dám chơi với nó thì chả bao giờ khá lên được. Vấn đề là mình phải biết tự độ trì lấy thân, ko để cho nó lợi dụng được, chứ ko phải là sợ thì đóng luôn cửa đấy. Chính quan điểm của Bác trước lúc đi xa cũng là "sau chiến tranh, VN cần bắt tay ngay với Mĩ", tiếc là các vị bí thư đáng kính của chúng ta đã làm ngược lại di huấn đó, mới để cho VN khổ sở suốt ngần đó năm bao cấp ko ngóc đầu lên được.


Anh hoàn toàn ủng hộ nếu như không phải đổ máu mà vẫn lấy lại được HS và TS. Trên đời này chả ai thích chiến tranh xảy đến với đất nước mình hết. Nhưng anh cũng đã nói rồi, điều đó là không tưởng. Chính vì thế mà nó mới mấu thuẫn với chí hướng "bất cứ thế lực nào xúc phạm đến dân tộc Việt Nam, có dã tâm với dân tộc Việt Nam, thì đó là kẻ thù cần phải tiêu diệt" của em.
Về chuyện VN ta thua TQ về quân sự như thế nào, thiết nghĩ em không cần thiết phải nhắc nhở, vì anh đảm bảo về vấn đề này anh biết rõ hơn em:). Lịch sử đã diễn ra thế nào. Để giải phóng nửa nước, chúng ta phải có một trận ĐBP trên cạn. Để giải phóng nốt nửa còn lại, chúng ta vẫn phải cần đến một trận ĐBP trên không. Và nếu muốn lấy lại HS, TS, trừ khi chúng ta có thêm một trận ĐBP trên biển.
Đương nhiên, bây giờ và có thể là vài trăm năm nữa VN ta cũng không đủ sức để làm trận ĐBP ấy. Nhưng nó là con đường duy nhất. Khi chưa làm được thì chỉ có thể ngồi nhìn TQ chiếm đóng HS.
Còn nếu em tin rằng chỉ cần dùng ngoại giao để lấy lại HS, TS, may ra sau khi TQ hút hết sạch tài nguyên biển Đông thì họ sẽ trả lại cho ta thôi.

Chuyện các em muốn xích lại gần Mĩ, anh chẳng phản đối. Anh chỉ nhắc các em rằng những nước nhỏ luôn chỉ là quân bài để các cường quốc mặc cả với nhau mà thôi. Khi họ đã đi đêm được với nhau thì miền Bắc đã có bài học Geneva năm 54, miền Nam đã có bài học HS năm 74. Các em vẫn chưa thuộc à ?
Chúng ta có thể mở rộng quan hệ với tất cả các nước, nhất là các cường quốc KT và QS (đấy cũng là điều mà bác Trà làm trong mấy năm gần đây đấy) để tạo thêm lợi thế cho mình, như em nói là có vía Mĩ thì TQ nó cũng sợ đấy. Nhưng lâu dài và vĩnh viễn thì phải trông vào lực của ta. Muốn nghĩ đến chuyện giữ HS, TS, đầu tiên hãy nghĩ đến việc phát triển nội lực trước khi nghĩ đến chuyện nương các nước khác. Đó mới là kế lâu dài.

Điều cuối cùng muốn nói với em là không có tàu đánh cá thường nào đủ to đến gấp 7 tàu hải quân và cũng chẳng lắp nổi lượng vũ khí để có hỏa lực gấp 10 lần đâu em ạ. Trừ khi chính bản thân cái tàu "đánh cá" đấy nó đã là một cái tàu chiến rồi. Chuyện đấy thì cũng không có gì lạ;).
 
Đặng Trần Hiếu đã viết:
Khè, ngoài LX & TQ còn Mỹ nữa anh ạ, Pháp mà cố giữ cũng khó có thể được vì cùng lúc đó 1 loạt các nước thuộc địa nổi dậy & đã dành được độc lập (mặc dù ko có những chiến thắng tầm cỡ như ĐBP). Pháp có muốn cũng khó có thể giữ được VN, đấy là chưa nói sau đó LHQ outlaw chủ nghĩa thực dân.

Đây là anh đang nói về VN. Nếu Mĩ không ép thì Pháp nó còn đòi vĩ tuyến 18 chứ không phải 17 nữa kia. Hồi kí của đại tướng VNG có nói là ngay trong khi đàm phán Pháp đã chuẩn bị mấy sư đoàn để sang VN, cho thấy là cả ta và Pháp đều sẵn sàng đánh nhau tiếp nếu đổ vỡ. Nếu CT tiếp tục chắc chắn Mĩ sẽ tiếp tục giúp Pháp nếu không muốn VN giành độc lập hoàn toàn. Bản thân hiệp định cũng chỉ được kí vào phút thứ 89.

Phong trào giành độc lập ở thuộc địa Pháp chỉ thực sự bắt đầu sau khi những tù binh Angieri ở ĐBP về nước và làm nòng cốt cho kháng chiến, lúc ấy (6-7/54) thì chưa đáng kể gì. Dù đã đại bại ở VN mà đến năm 62 Pháp mới buông Angieri, đủ biết Pháp nó cứng thế nào.
 
Khi LHQ outlaw chủ nghĩa thực dân thì nó có muốn cũng ko giữ được. Vả lại, cũng như anh nói, nếu ko có LX & TQ thì VN vẫn sẽ có chiến tranh với Pháp. Còn nếu có LX & TQ thì VN bị chia cắt thành 2 miền, và sau đó là do Ngô Đình Diệm phá vỡ hiệp định Geneva ---> chiến tranh. Ở cả 2 giả định của anh, thì TQ đều ko là nòng cốt để tạo nên chiến tranh ---> quay lại ban đầu, ý em là ko phải do TQ mà có chiến tranh VN. Ở giả định thứ nhất nó là do Pháp và chính VN, ở giả định thứ 2 nó là Ngô Đình Diệm. Mà cũng chẳng phải do TQ mà VN bị chia cắt làm 2 miền, ko có nó thì VN vẫn bị chia cắt như thường.
 
Back
Bên trên