Ai mà coi biểu tình là vô nghĩa thì nên nghĩ lại. Đó là cách cho thế giới và những người còn chưa hay chưa rõ đạt được nhận thức.
Sau đây tớ sẽ thương update link ảnh về những cuộc biểu tình tại Hà Nội và Hỗ chí Minh tính từ ngày 09/12/2007 . Tại sao là ảnh, vì chỉ cần nhìn ảnh nói chuyện, tránh xuyên tạc của phản động. Tớ ủng hộ biểu tình trong im lặng, không hò hét, đập phá:
Biểu tình tại Hồ Chí Minh 09/12/2007- Blog bác Đỗ Chung Quân
http://blog.360.yahoo.com/blog-Hg0onXE8eq893iD0JArCi88FNBLxbcqwuw--?cq=1&p=2184
Biểu tình tại Hà Nội và Hồ Chí Minh 09/12/2007- hoánga.org
http://hoangsa.org/diendan/viewtopi...sid=eff33d78e8d63d8063a9a646323f865e&start=80
Biểu tình tại Hà Nội 09/12/2007 - Blog Na Sơn
http://blog.360.yahoo.com/blog-rh8hN3ohcrb2GxEccq7qAfI6?p=5063&n=28500
Ảnh hưởng của biểu tình tại Hồ Chí Minh - Trích blog Free:
Sức mạnh của đồng bào tại Sài Gòn đã có tác dụng: Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài đã phải xuống đường mời bà con vào nhà VHTN để đối thọai. Xin cám ơn ông Nguyễn Thành Tài đã đối thọai cởi mở và hứa chỉ đạo Thành Đòan TP.HCM tổ chức cho thanh niên Sài Gòn biểu tình tuần hành phản đối TQ.
Sẽ tiếp tục cập nhật...
Sau đây là một cách thể hiện trong im lặng, ý nghĩa và đẹp của một bạn trẻ. Bạn nào thích phát tán thì tùy:
ngày 15-12-2007 cả nước bắt đầu đội nón bảo hiểm
hãy viết khẳng định Hoàng sa Trường sa thuộc chủ quyền vn-cho dù khó đòi lại được.chỉ cần ghi nhớ điều ấy!
hãy hình dung cả nước với nón bảo hiểm tuyệt vời như thế
đây là idea của một người bạn trẻ ,không phương tiện sử dụng net nhờ tôi kêu gọi-một ý tưởng quá hay và đẹp
Bài viết cuối cùng của tớ về sự kiện này, giờ tớ thôi bình luận và phân tích thêm:
Mọi trích dẫn xin cố gắng lưu đầy đủ nội dung, nguồn, tránh hiên tượng xuyên tạc. Dù gì đây cũng chỉ là một tâm sự cá nhân, tôi đã cố gắng hạn chế những chi tiết cực đoan và phân tích nằm ngoài tầm hiểu biết. Nếu bạn muốn cập nhật tin tức, bài viết này không phải dành cho bạn
Kết thúc một sự kiện, bắt đầu một câu chuyện
Chuyện Trường Sa và Hoàng Sa trong blog của tôi rồi cũng đến hồi kết, dù ngoài đời thực thì mới là chương bắt đầu. Tôi là một thanh niên có những ước mơ của mình, có khát khao làm được cái gì to tát cho đất nước. Tôi luôn tự nhủ là mình không sợ chết. Khi xưa, mỗi lần bị bọn nghiện hút đấm đá là lại sợ bọn nó chọc cho cái kim tiêm HIV là không còn thiết sống gì nữa. Chả biết nếu thế tôi có được nghị lực sống như anh Kiên họa sĩ hay không nhưng lúc nào cũng tự nhủ, nếu có chiến tranh thì tôi không sợ hy sinh cho Tổ Quốc, chết không cần danh nhưng có ý nghĩa. Đấy là tự nhủ.
Liều để chết bây giờ có ý nghĩa không, có xứng với những người thân không, có xứng với cái chết của thế hệ trước không. Không. Đó là bồng bột và cực đoan.
Dưng mà tôi biết tường tận về Trường Sa và Hoàng Sa, thì cái lúc ấy, tôi căm người Tàu lắm, tôi phẫn cái sự ngu dốt lịch sử của tôi lắm. Mà đâu phải lỗi của mình tôi, trách nhiệm của riêng tôi. Tiếng thét của tôi là một trong những tiếng thét đầu tiên của 1 tuần qua, nhưng so với những tiếng thét của hơn 30 năm qua, của những năm sau này, của người yêu nước lẫn người không yêu nước, thì chỉ như lạc giọng trước biển cả. Lỗi của người khác, mà cụ thể là của cuốn sách sử địa là đã vẽ cho tôi một bản đồ sai, kể thiếu cho tôi câu chuyện đau thương của những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất của cha ông.
Lỗi của tôi là thiếu ý thức tìm hiểu nhưng nguồn thông tin hiện tại liệu có đáng tin hay chỉ là cái nhìn lệch lạc và thiếu sót từ những người như tôi. Sao cần phải biết sử nếu bạn không phải là một sử gia, nhìn vào quá khứ hẳn ít nhiều đem lại cho bạn cách hành xử ở hiện tại và dự trù tương lai. Sao thế hệ trẻ như tôi cần biết về Hoàng Sa và Trường Sa một cách chính thức qua phương tiện thông tin đại chúng, vì chúng tôi cần một nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nỗi đau của nước nhà, để mỗi cá nhân có trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn với dân tộc. Đó không phải là trách nhiệm và khả năng của mình tôi, một học sinh, của hàng xóm nhà tôi, một doanh nhân, đi tuyên truyền và thuyết giảng về lịch sử, về trách nhiệm công dân. Đó là trách nhiệm của đơn vị thông tin dựa trên sự chọn lọc lắng nghe của mỗi người. Một lần nữa, công chúng cần và có quyền được biết!
Thời điểm hiện tại, mọi người đang hỗn loạn trong những tranh cãi và những luận điểm nhiều chiều, tôi xin chỉ bình luận khái quát về những ý đã có.
Biểu tình là hành vi thể hiện công khai của một nhóm đông quan điểm mà, trong trường hợp này, bản chất của nó là đại diện cho lòng yêu nước nói chung và lên án chính sách sai lầm của chính phủ Trung Quốc. Cái gì cũng có mặt tốt mặt xấu, nhất là việc biểu tình có thể bị lợi dụng sai mục đích, nếu đã sợ mặt xấu, sao không tự mình hướng dẫn người ta đi theo đường tốt trước. Phòng còn hơn chữa.
Ý kiến tẩy chay hàng Trung Quốc thì sao? Bản thân ý này có thể nhân rộng lên thành tẩy chay tẩy chay thế vận hội Bắc Kinh, người Trung Quốc, và cuối cùng là tẩy chay văn hóa Trung Quốc. Cái này sai ở chỗ là nó không xuất phát từ nhu cầu của mỗi người, nên sẽ tổn hại đến cá nhân và nảy sinh thêm mâu thuẫn với Trung Quốc. Nhưng là người Việt Nam, chúng ta có niềm tự hào Việt Nam, bất chấp họ có động đến ta không. Vậy tại sao, ta không sửa cái khẩu hiệu ấy đi, chỉ một chút thôi, kinh tế Việt Nam tự lực. Tự lực ở đây là bài học từ chính Trung Quốc, họ chuyển từ xuất khẩu nông sản thô, sang đến công nghiệp nhẹ rồi các đồ lắp ráp giá trị gia tăng cao. Hôm nay khi lang thang đi khắp các blog, tôi giật mình đau nhói khi có bạn viết: “Việt Nam không thể tách rời Trung Quốc vì đó là thị trường tiêu thụ dồi dào than ta xúc từ mỏ, cao su ta trồng ngoài đồn điền”. Với tư tưởng như vậy thì bao giờ ta có thể chế biến được nhiều hơn nữa nệm Kim Đan chất lượng cao xuất khẩu, sản xuất đủ nhiệt điện mà không phải nhập.
Tự lực kinh tế phải đi liền với tự cường quốc phòng. Hãy nhìn xem, quân đội Việt Nam đã tiến bao xa từ ngày giải phóng. Kiến thức có hạn nhưng tôi biết chúng ta chậm lắm so với quân đội Trung Quốc, thua xa Hoa Kì, Anh, Pháp. Đối với một dân tộc ưa chuộng hòa bình như Việt Nam thì chạy đua vũ trang quả là một từ danh từ đáng sợ. Nhưng tự vệ thì chúng ta có quyền và cần phải chuẩn bị cho những nguy hiểm đang dâng cao, từ Hoàng Sa, sang Trường Sa và có thể vào đất liền. Mất chủ quyền thì thì đâu còn là hòa bình nữa. Nhưng xin bạn nhớ cho, hòa bình được không phải được giữ bằng sự nhẫn nhịn thì cũng không phải bằng sự nóng nảy.
Việt Nam không chính thức tuyên bố đồng minh với quốc gia nào, nhưng bất cứ quốc gia nào cũng có thể là đồng minh hoặc kẻ thù của ta khi tình thế thay đổi, thế nên bàn đám phán đa phương là rất cần thiết. Nhưng tôi, là một sinh viên, xin nhường chiếc ghế đàm phán đó cho các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao.
Chỉ xin kết bài bằng hai ý.
Đầu tiên, động thái của Trung Quốc chỉ là một liều thuốc thử, thử tinh thần nhân dân, thử cách cư xử của nhà nước Việt Nam. Thuốc dùng nhiều ắt nhờn nên sẽ phải liều sẽ càng cao. Bác đã nói thời chống Pháp: Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Câu nói của Bác là đúc rút từ rất nhiều liều thuốc thử mà ta chưa phải đạt tới, nhưng dù thế nào đi nữa, ta cũng phải phản ứng rõ ràng. Hãy để người dân được nhận thức, để bày tỏ niềm yêu nước thiết tha va căm ghét chiến tranh, qua biểu tình, qua dư luận, để thế giới biết chúng ta không phải là một đất nước của những người ích kỉ, nhu nhược và đớn hèn. Và các nhà ngoại giao ơi, chúng tôi đã tin vào các anh để đại diện cho chúng tôi bày tỏ tiếng nói chung trên diễn đàn Thế giới, xin hãy làm trọn nghĩa vụ.
Cuối cùng nhưnng cũng không kém quan trọng, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn đó sau hơn 30 năm, dù bất kể ai đang đứng trên mảnh đất dân tộc, tên tuổi của nó mãi không đổi. Tên tuổi đó nhắc chúng ta rằng dù có trải qua nghìn năm đô hộ phong kiến, bằng đấu tranh không mệt mỏi, bằng ý chí vươn lên, đất xưa đã trở về chủ cũ. Nay đứng trước khó khăn này, nếu thế hệ hôm nay chưa đủ sức thì thế hệ mai sau nếu đồng tâm cố gắng nhất định sẽ đưa đất nước lên một vị thế kinh tế và chính trị đủ để khẳng định lại chủ quyền của dân tộc. Quan trọng hơn hết mỗi cá nhân, mỗi thế hệ cố gắng hết mức ở vai trò của mình gắn với vai trò dân tộc. Là một thanh niên, tôi tin rằng yêu nước là học hành và làm việc để có ích, để sinh viên kinh tế thì không chỉ kiếm tiền mà làm giàu cho nền kinh tế, nhà khoa học làm nên những giúp ích cho cuộc sống chứ đừng mộng tiến sĩ giấy, và tôi trân trọng cả những người thợ nghề ngày ngày chuyên cần trong công xưởng hơn là những kẻ lắm chữ nhưng vô dụng.
Pham Ngoc Minh
My blog:
http://blog.360.yahoo.com/blog-cpDUYLkiequclE7U3wcsnQ--;_ylt=AjYi4arh_xCdj42ZeSsZKTekAOJ3?cq=1