Public Relations

Halo ... Mình đang học PR năm thứ 3 trường President University bên Indonesia. Bạn nào muốn trao đổi kinh nghiệm về PR (cả lí thuyết và thực hành) cứ liên lạc với mình nha. Theo mình, PR là một ngành rất mới ở VN và cũng rất hay đấy... [email protected]
 
Thứ Bảy, 18/03/2006, 16:56 (GMT+7)

Ngành PR bắt đầu được đào tạo chính quy bậc ĐH ở VN

Những năm gần đây, ngành PR đang dần lên ngôi ở VN. Chuyển tải thông điệp của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các sự kiện cộng đồng... để tạo nên một hình ảnh công ty thật đẹp, gần gũi trong mắt công chúng là mục tiêu hàng đầu của những người làm PR.

Tuy nhiên, trước đây, ở VN, ngành này chưa được đào tạo bài bản tại các trường ĐH. Nguồn tuyển dụng của các công ty vẫn là những SV báo chí.

Nhưng từ năm 2006 này, lần đầu tiên tại Việt Nam, ngành Quan hệ công chúng (còn được gọi là PR - Public Relations), sẽ được đào tạo như một ngành độc lập ở bậc đại học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Chương trình chuyên ngành này sẽ có những môn học như: Chiến lược Quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Thông tin nội bộ và cộng đồng, So sánh truyền thông, Tạo dựng và quảng bá hình ảnh.

Ngành Quan hệ công chúng dành riêng cho những ai muốn trở thành người phát ngôn, cán bộ tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh trong các bộ, ngành, các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí và truyền thông.

Thông tin cụ thể về tuyển sinh ngành Quan hệ công chúng: 40 chỉ tiêu, tuyển sinh trên toàn quốc. Đối tượng dự thi là thí sinh đã tốt nghiệp THPT, khối thi: D1 (Toán, Văn và Tiếng Anh), ngày thi: 9-10/7/2006.

Hồ sơ có thể nộp qua cơ sở đào tạo, hoặc gửi về Phòng Đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, địa chỉ 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo VietnamNet

http://www.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=128201&ChannelID=269
 
nộp hồ sơ vào trường này còn phải gửi kèm theo cả giấy đoàn viên gì gì đó ;) ko biết năm nay là năm đầu tiên thì điểm có cao ko hả mọi người ui :( em lỡ chọn khối A rùi :(( lại ko biết 1 tí văn nào, thi làm sao nổi đây :(
 
Wow ... hóa ra bà con ams nhà mình cũng khoái PR ghê, và thật bất ngờ khi các trường ĐH ở nhà cũng đã bắt đầu mở khoa PR rồi.
Mình không được biết giáo trình học PR ở nhà như thế nào, nhưng ở bên này môn Introduction to PR mình học quyển Public Relations: Theory & Practice của McGraw-Hill, quyển đấy viết cũng được lắm. Hi vọng mình sớm tìm thấy e-book upload lên cho mọi người.
Lịch sử của PR: Thực chất thì PR đã ra đời từ rất rất lâu rồi, hàng ngày mọi người thực hành nó, nhưng lại không biết là mình đang "làm" PR. Ví dụ như khi đi chợ, nếu bạn mặc cả tiền một con gà từ 30000 xuống còn 20000 thôi, nghĩa là đã successful cho một PR process.
Lịch sử của PR hiện đại bắt đầu từ cuối thế kỉ 19 đầu 20, với cái gọi là Publicity, nghĩa là "make your information be noticed by publics" ... Lúc đó, information sẽ trở thành "news". Những cha đẻ của modern PR có thể kể tên: Ivy Lee, Edward Bernards, ...
Cho đến bấy giờ thì PR đã và đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Trở thành một phần không thể thiếu trong một công ty. Hiệu quả cao, lâu dài + sáng tạo là những gì PR đem lại so sánh với Advertising, Sales Promotion, Direct Marketing, ...
 
PR process & functions

(tiếp tục)
Public Relations (PR), dù là một môn kinh tế, nhưng cũng có một số quy luật nhất định giống toán học. Một trong những quy luật đó là PR process:
PR process gồm 4 bước
1. RESEARCH
  • Define Problem & Issue
  • Define Publics & level of concern to message
  • Message content & context analysis
  • Identify sources of information (Informal, Institutional, Scholarly, Journalistic)
  • Determine methods of research (Monitoring, Searching, Interviewing)
  • Analyze & choose the most appropriate info + synthesize
  • Craft the message
2. PR PLANNING
  • Goal & Objectives
  • Strategies
  • Tactics
  • Schedulling + Budgeting
  • Personnel Assignments
3. ACTION: COMMUNICATION
Follow the plan, communicate với những public đá định nghĩa trong bước 1. Communication có thể thực hiện qua nhiều channel khác nhau (face-to-face, email, telphone, print, broadcast, ...) cũng depend on public và communication objectives nữa
4. EVALUATION
Bước này rất quan trọng mà thông thường mọi người hay coi nhẹ. Thực hiên bước này cho ta hay độ hiệu quả của cả PR process. Thường đo bằng sự thay đổi trong kiến thức (awareness, knowledge), thái độ + nhận thức (attitude) và hành động (behavioral)
Những PR practitioner hiện nay còn suggest bước thứ 4 này cần phải làm đồng thời với 3 bước trên để phát hiện kịp thời những lỗi và tình huống bất ngờ xảy ra ... sau đó adjust. Làm thế này sẽ save time & cost -> More efficience :D

Mọi người thường có quan niệm PR là một bộ phận của Marketing (câu này có từ chỗ dân Mkt đấy). Mọi người cần thận trọng với cách nhìn nhận này. Sự thực Mkt dùng PR như một công cụ phục vụ cho Mkt promotion. Nhưng những gì PR làm được không chỉ có thế. Một ví dụ điển hình là bầu cử tổng thống, khi Mkt không làm gì được (sản phẩm đâu? dịch vụ nào?) thì sự thành công của bất cứ một ứng cử viên nào đều phần lớn phụ thuộc vào PR đó :D

Một thành phần quan trọng trong 2 chữ Public Relations là "Public". Cần phải hiểu rõ về khái niệm này. Public trong PR được định nghĩa rất rộng, nhưng được chia làm 2 nhóm chính
INTERNAL PUBLIC bao gồm Employee (Management + Workers)
EXTERNAL PUBLIC bao gồm Government, Media, Investors & Financial, Competitors, Consumer, Biz partners và Community
PR rộng lớn nhỉ:D

(còn tiếp)
 
Cái này em có đọc trong quyển "Quan hệ công chúng", tủ sách hướng nghiệp của NXB Kim Đồng rùi:). Chính vì đọc qua nó, gọi là cũng biết chút ít về nó nên em mới rất quan tâm và thấy hứng thú với nghề này. Em hi vọng mình có đủ khả năng để theo học và phát triển trong lĩnh vực này, mà dù ko có thì như chị gì đấy đã từng nói:p, em phải cố gắng để thành công cho dù điều đó có khó đến cỡ nào:).
 
Tiếp tục về PR nha ...
Theo tổ chứ PRSA (Public Relations Society of America) thì PR thực hiện 8 functions sau đây:
  • Programming: analyze problem, opportunities; define publics & goals and recommend + plan activities
  • Relationship: Gathering information, narrow the gap between org & publics defined
  • Writing & Editing: Reports, News release, booklets, scripts, fact sheets, ...
  • Information: Media relations to help spread out information about company
  • Production: Produce publications, reports, multimedia, ...
  • Special events: news conference, convention exhibits, shows, celebrations, contests, ...
  • Speaking: speech for public, interpersonal communication
  • Research & Evaluation

Mọi hoạt động của PR đều bị chi phối bởi những kiến thức cơ bản, gọi là PR theories:
  • Systems theory - evaluate relationships and structure as they relate to the whole
  • Situational theory - maintains that situations define relationship
  • Approaches to conflict resolution - seperate people from problems, focus on interest, invent options for mutual gain, insist on objective criteria
  • Action assembly theory - behavior is understood by understanding how people think
  • Social exchange theory - predict behavior of groups and individuals is based on percieved rewards & costs
  • Diffusion theory - suggests that people adopt an important idea after going through 5 steps: awareness, interest, evaluation, trial, adoption
  • Social learning theory - People use information processiong to explain and predict behavior
  • Elaborate likehood model - Decision making is influenced through repetition, rewards and credible spokesperson
  • Uses and gratification theory - people are active users of media and select media based on its gratification for them
  • Agenda setting theory - Media content that people read, see, and listen to sets the agendas for society's discussion and interation

Mười cái basic theory này trông đơn giản vậy thôi nhưng ứn dụng thì ghê gơm lăm ...
Sorry mọi người mình lười dịch sang VNese quá. Hi vọng mọi người understand mấy dòng mịnh viết bên trên. Ai muốn liên lạc với mình để làm rõ cứ email nha:
[email protected]
Cảm ơn mọi người nhiều.

(còn tiếp ...:D)
 
đọc mấy bài post của anh Hoàn mới thầy mình chưa tìm hiểu sâu về PR, chẳng biết gì ngoài việc là mình thích PR :( thảm quá :( em phải kiếm sách về đọc thui. Theo mọi người thì nên đọc những quyển nào ạ? và hiện ở vn có ko ạ?
 
Nếu chỉ học tổng quan về PR thì một số quyển như "Public Relations - The Profession & Practice" hoặc "Efective Public Relations" (hình như cả 2 quyển này đều của McGraw Hill xuất bản thì phải) là đủ rồi. Nhưng những ai muốn học chuyên sâu về PR thì cần học thêm rất nhiều bộ môn, bởi PR "dính" với nhiều ngành nghề khác lắm, ví dụ như Management, Marketing, Journalism, Design, Media, Finance, ...
Mình không biết ở nhà dịch sách tiếng Anh sang tiếng Việt để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên hay không ... Nhưng ở Indonesia thì người ta làm từ lâu rồi. Hix.
Thử so sánh curriculum môn PR của trường mình học với ở nhà xem:
General subjects
  • English
  • Indonesian Language
  • Religion
  • State Philosophy & Citizenship
  • Personal Development (Interpersonal Skills & Relationship Building)
University Core
  • Introduction to Information Technology
  • Introduction to Communication
  • Professional and Leadership Development
  • Entrepreneurship
  • Ethics, Environmental & Social Responsibility
Business Core
  • Principles of Management
  • Introduction to Computers
  • Mathematics of Investment
  • Principles of Marketing
  • Fundamentals of Accounting I
  • Fundamentals of Accounting II
  • Managerial Accounting
  • Introduction to Economics
  • Managerial Economics
  • Statistics
  • Finance I (Money, Banking & Financial Institutions)
  • Business Law
  • Organizational Behavior
  • Human Resources Management
  • Quantitative Analysis of Business
  • Production & Operations Management
Public Relations subjects
  • Introduction to Public Relations
  • Introduction to Advertising
  • Introduction to Mass Media
  • Public Speaking
  • News Media Writing
  • Integrated Marketing Communications
  • Human Factors in Public Relations / Media Management
  • Writing for Public Relations
  • Interpersonal Communication
  • International Relations / International Communications
  • PR. Research and Evaluation
  • Presentation Techniques in Public Relations
  • Photography for Communication
  • Media Relations
  • Desktop Publishing
  • Managerial and Corporate Communications
  • Visual Communication
  • Radio & TV Commercials
  • Ethics in Mass Commuication
  • Thesis / Project
Có ít quá không vậy ta?
Đừng lo lắng gì cả. Như mình nói, theory về PR khá đơn giản, nhưng cái chính là practice và experience
 
Lê Minh Hoàn đã viết:
Nếu chỉ học tổng quan về PR thì một số quyển như "Public Relations - The Profession & Practice" hoặc "Efective Public Relations" (hình như cả 2 quyển này đều của McGraw Hill xuất bản thì phải) là đủ rồi. Nhưng những ai muốn học chuyên sâu về PR thì cần học thêm rất nhiều bộ môn, bởi PR "dính" với nhiều ngành nghề khác lắm, ví dụ như Management, Marketing, Journalism, Design, Media, Finance, ...

Đừng lo lắng gì cả. Như mình nói, theory về PR khá đơn giản, nhưng cái chính là practice và experience

em cảm ơn anh rất nhiều! :) em sẽ thử đi tìm mấy cuốn đó xem sao
 
Bạn nào muốn học thêm về PR có thể tham khảo khóa học sau:

Thames Business School tuyển sinh khóa học dài hạn 02 năm chuyên ngành MC (Mass Communication-Truyền thông đại chúng). Khai giảng ngày 08/05/2006.

Thông tin chi tiết liên hệ với bộ phận tư vấn tại địa chỉ 91B Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Điện thoại: 04.7472611. Email: [email protected]
 
Thanks chị Nga rất nhiều. Mặc dù biết ko phải cho riêng ai nhg mà vẫn cám ơn chị cho phải phép:p. Em sẽ nghiên cứu khóa học này. 8/5 thì thi học kì xong rồi, chắc là đi học dc:).
 
Bảy ngày với chiến dịch PR

Tác giả:Trần Phương Minh

Xây dựng những mối quan hệ công chúng cho công ty của bạn luôn là yêu cầu đặt ra vào bất cứ thời điểm nào. Nhiều công ty rất muốn thực hiện thành công các chiến dịch PR (Public Realation), nhưng họ không biết phải khởi đầu từ đâu và triển khai như thế nào? Trả lời câu hỏi này không khó khăn chút nào. Bạn chỉ cần thực sự nỗ lực và triển khai theo đúng một quy trình nhất định. Dưới đây là cách để bạn thực thi thành công một chiến dịch PR chỉ trong vòng 07 ngày.

Ngày thứ nhất: Xác định rõ mục tiêu của bạn Bạn hãy khởi đầu bằng việc lên danh sách những mối giao tế công cộng trong thị trường mục tiêu của bạn. Những mối giao tế này phần lớn là với các tạp chí như tạp chí hàng tuần, báo ngày, tạp chí chuyên ngành kinh doanh, những nhà quảng cáo miễn phí tại địa phương, hay các tạp chí của Phòng thương mại khu vực. Bạn không cần thiết phải liên lạc với các cơ quan báo chí quốc gia trừ khi câu chuyện PR của bạn thật sự nổi bật trên phạm vi toàn quốc hay bạn có một mối quan hệ mật thiết nào đó với cơ quan báo chí quốc gia. Tiếp theo, bạn hãy lên danh sách những đài phát thanh truyền hình tại khu vực thị trường mục tiêu của bạn. Những đài này bao gồm đài AM, FM, đài phát thanh phổ thông, đài phát thanh của trường đại học, …, và nhìn chung là tất cả.

Ngày thứ hai: Lập cơ sở dữ liệu các số điện thoại, địa chỉ liên lạc của các tạp chí, đài phát thanh truyền hình mà bạn xác định trong ngày thứ nhất.Đối với một mối quan hệ giao tế công cộng, bạn cần xác định đâu là cách thức thông báo hay những thông tin đăng tải phù hợp nhất. Một khi bạn hoàn thành được công việc này, bạn hãy tìm ra ai là chủ bút hay phóng viên chịu trách nhiệm chính cũng như đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực mà bạn cần giao tế tại các tạp chí và đài phát thanh truyền hình. Đôi khi họ là một chủ bút của một chuyên mục nào đó, một phóng viên chuyên viết một lĩnh vực nhất định, một phóng viên đặc trách, hay một biên tập viên quản lý. Đừng gửi bản thông cáo báo chí của bạn tới bất kỳ ai hay tới tất cả mọi người trong tạp chí. Tiếp theo, bạn tiến hành những công việc tương tự đối với các đài phát thanh truyền hình: Tìm ra người phù hợp với các thông cáo báo chí của bạn tại đây như cán bộ chuyên phân công mảng tin tức cho các phóng viên phụ trách, hay biên tập viên mảng tin tức,…

Ngày thứ ba: Xác định câu chuyện PR nào mà bạn sẽ truyền đạtHãy suy nghĩ kỹ lưỡng về những chủ đề PR. Bạn đang đưa ra một thông cáo báo chí, truyền đạt một sự thay đổi, trình bày diễn giải một ý kiến hay công bố một khám phá mới? Bạn có một quan điểm bản địa trong một câu chuyện mang tính quốc gia hay không? Liệu thông tin của bạn có đáng để lên báo chí và không mang trong mình một thành kiến cục bộ không? Tất cả những gì bạn cần là 12 chủ đề PR khác nhau, tính trung bình là cứ một tháng có một thông cáo báo chí trải dài trong thời gian một năm. Tuy nhiên, đừng để điều này bó buộc việc bạn thường xuyên đưa ra những thông tin mới khi nó xuất hiện hay công bố những thông cáo mang tính cập nhập.

Ngày thứ tư: Viết bản thông cáo báo chí thực sựChủ bút của các tạp chí thường yêu thích những người nói theo ngôn ngữ của họ. Bản thông cáo báo chí dài một trang được mở đầu với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao sẽ phù hợp hơn với các chủ bút, qua đó bản thông cáo báo chí của bạn càng có nhiều cơ hội xuất hiện một cách nhanh chóng trên tạp chí. Bản thông cáo báo chí nên bao gồm một vài thông tin cơ bản, trích dẫn lời của một cá nhân có uy tín trong một tổ chức nào đấy và địa chỉ liên hệ của công ty bạn. Đó là tất cả những “chất liệu” cần thiết hình thành nên một bản thông cáo báo chí. Bản thông cáo này không cần phải dài như bản luận văn, cũng như không cần thiết phải có những thông tin đơn lẻ, đi sâu vào tiểu tiết. Nếu chủ bút muốn thêm những thông tin cho câu chuyện, họ sẽ gọi điện cho bạn để bổ sung.

Ngày thứ năm: Gửi bản thông cáo báo chí tới các tạp chí, đài phát thanh truyền hình trong cơ sở dữ liệu mà bạn đã lập vào ngày thứ haiMột vài chủ bút thích những bản thông cáo báo chí được gửi bằng fax, trong khi đó một xu hướng đang phát triển hiện này là gửi bản thông cáo báo chí qua email. Rất hiếm khi các bản thông cáo báo chí được gửi bằng thư tín thông thường; tuy nhiên, trong một vài trường hợp việc gửi bằng thư tin thông thường là cần thiết nếu bản thông cáo báo chí của bạn có kèm theo một vài bức ảnh. Bạn hãy tìm ra cách thức mà các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất ưa thích nhận bản thông cáo báo chí của bạn, bởi nếu vậy thì cơ hội xuất hiện nhanh chóng trên các tạp chí, đài phát thanh truyền hình sẽ lớn hơn rất nhiều.

Ngày thứ sáu: Sử dụng bản thông cáo báo chí cho những việc khácThông thường bản thông cáo báo chí không được đăng tải toàn bộ, các chủ bút sẽ biên tập lại chúng, cắt đi những phần không cần thiết, cũng như không phải tạp chí nào cũng đăng tải bản thông cáo báo chí của bạn. Đừng để việc này khiến bạn dừng đăng tải bản thông cáo và cố gắng đưa nó ra với công chúng. Có một số công việc khác bạn có thể thực hiện với những bản thông cáo báo chí. Bạn có thể đăng tải chúng trên trang web của mình. Bạn có thể sử dụng chúng trong các direct-mail gửi tới khách hàng. Bạn có thể sử dụng chúng trong hộp thư trả lời điện thoại lúc đường dây bận,… Sử dụng những thông tin của bạn ở bất kỳ đâu có thể, và bạn sẽ ngạc nhiên với những kết quả bất ngờ mà bạn có được, qua đó hình ảnh công ty bạn sẽ ngày một phổ biến hơn trong công chúng.

Ngày thứ bảy: Tiếp tục những nỗ lực của bạn nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với các chủ bút, phóng viên và nhà sản xuất chương trình truyền hình. Mối quan hệ giữa bạn và các cơ quan báo chí truyền hình càng gần gũi bao nhiêu, bạn càng có khả năng tiếp cận công chúng dễ dàng bấy nhiêu. Thời điểm để thực hiện công việc này không phải là khi bạn có một câu chuyện “sốt dẻo”. Hãy tận dụng mọi thời gian có thể nhằm tạo dựng những mối quan hệ thân thiết nhất. Nhờ đó, sau này bất cứ khi nào bạn có một tin tức “sốt dẻo” hay một câu chuyện hấp dẫn, bạn sẽ biết ngay ai là người mà bạn cần tiếp xúc trực tiếp và nhanh chóng có được những kết quả PR tốt nhất.Bạn hãy dành một chút thời gian trong mỗi ngày để thực thi theo đúng bảy bước trên, và một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong “đấu trường” PR. Hơn tất cả, yếu tố hấp dẫn nhất của chiến lược PR này đó là chi phí. Trên phương diện guerrilla marketing (marketing theo kiểu du kích), kiểu PR này hoàn toàn không đắt đỏ chút nào, nó đơn thuần đòi hỏi ở bạn yếu tố thời gian, sinh lực và trí tưởng tượng.(Dịch từ bài viết của tác giả Al Lautenslager trên tạp chí Entrepreneur)

Đôi nét về tác giả: Al Lautenslager là giám đốc điều hành và là chủ sở hữu của hãng The Ink Well, một công ty thương mại in ấn và thư tín tại Wheaton, Illinois. Ông còn là giám đốc Market For Profits, một công ty đào tạo và tư vấn marketing tại Naperville, Illinois. Bạn có thể liên lạc với ông qua địa chỉ [email protected] hay thông qua trang web của ông, Market for Profits.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Sáng tạo như PR


Chỉ xuất hiện tại Việt Nam vài năm nay nhưng nghề PR đang thu hút khá đông bạn trẻ năng động và thích môi trường làm việc sáng tạo

Đường đến PR


Khởi động một ngày mới, công việc thường nhật của Vũ Anh (nhân viên PR-Bộ phận Quan hệ báo chí, Công ty Bảo hiểm Prudential) là lướt qua các tờ báo lớn và đọc bảng thu thập thông tin báo chí từ một công ty chuyên đọc báo thuê. Tất cả những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công ty phản ánh trên các báo đều được Vũ Anh lưu trữ, tổng hợp và ghi chép cẩn thận để kịp thời báo cáo lên cấp trên.


Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Toán-Tin nhưng vốn có khiếu văn chương và ưa thích công việc mang tính giao tiếp, năm 2000, Vũ Anh nộp đơn ứng tuyển bộ phận PR ở Công ty Prudential. Được tuyển vào nhưng do chưa có kinh nghiệm nên Vũ Anh tự nguyện chuyển xuống phụ trách bộ phận đối ngoại ở chi nhánh Đồng Nai với mục đích “rèn“ nghề.


Có cơ hội “tác chiến” công việc PR một cách độc lập, khi công ty triển khai chương trình “Pru-tình nguyện” tại đây, anh dành thời gian khảo sát tình hình dân cư và lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, cùng nhân viên tham gia hàng loạt hoạt động xã hội như: thăm các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc và tổ chức bữa ăn cho người già tàn tật, cắt tóc và tặng dụng cụ học tập cho học sinh vùng sâu-xa, hiến máu nhân đạo...


Mỗi chương trình hoạt động đều được anh viết thông cáo báo chí, gửi thư mời đến các báo-đài địa phương. Vài ngày sau, tin-bài kèm ảnh về các sự kiện trên đã có trên mặt báo. Với Vũ Anh, như vậy là công việc đã đạt hiệu quả nhưng quan trọng nhất là anh đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với các phóng viên.


4 năm dốc sức cho nghề PR, những chương trình nho nhỏ của anh đã tạo hình ảnh tốt đẹp cho công ty trong mắt người dân Đồng Nai và anh được bình bầu là cá nhân xuất sắc của chi nhánh này. Chuyển về Tp.HCM vào năm 2005, kinh nghiệm tích lũy trong 4 năm đó đủ để Vũ Anh cảm thấy tự tin hơn trong công việc của một PR chuyên nghiệp.


Học khoa Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM) nhưng Hồng Yến (25 tuổi) không theo nghề báo. Ra trường, cô làm ở một vài tờ báo để rèn kỹ năng viết và sau đó đầu quân vào Công ty Masso Group, một công ty chuyên về PR và tổ chức sự kiện. Xuất thân từ nghề báo nên Yến nhanh chóng làm quen với công việc. Yến nói: “Người làm PR đòi hỏi phải có kỹ năng viết tin-bài tốt đồng thời phải hiểu đặc trưng của từng tờ báo để tìm cơ hội đưa sản phẩm, thương hiệu của khách hàng xuất hiện một cách tự nhiên và tốt nhất trên báo”.


Hiện đang làm việc tại Công ty Venus Communications, chuyện rẽ sang nghề PR của Thúy Kiều (27 tuổi) cũng bắt nguồn từ sở thích được hoạt động trong môi trường đối ngoại. Cầm tấm bằng ĐH Ngoại thương, cô không thích công việc ngồi một chỗ ở văn phòng công ty nên “nhún chân” vào nghề báo. Làm việc cho Đài truyền hình VTV rồi cộng tác với báo Tuổi Trẻ một thời gian khá lâu, cô quyết định chuyển sang làm PR hơn nửa năm nay.


Vì PR mang tính giao tiếp thường xuyên với cộng đồng, xây dựng hình ảnh tích cực trước công chúng bằng các chiến dịch đối ngoại, nâng cao các kênh thông tin nên thu hút khá nhiều bạn trẻ học ngành báo chí, quan hệ quốc tế...



Câu chữ và sự sáng tạo


Để tạo hiệu ứng truyền thông, người làm PR phải biết tạo ra cái mới, có lối diễn đạt ngôn từ tốt và truyền tải tất cả điều đó qua thông cáo báo chí. Khâu soạn thảo thông cáo báo chí rất quan trọng, thông tin phải được chọn lọc, thể hiện nét độc đáo của sự kiện và có ý nghĩa. Công chúng thì “5 người, 10 ý” nên công việc của người làm PR là kết nối công chúng đến một điểm chung bằng hoạt động xã hội-từ thiện hoặc sự kiện ấn tượng.


Mới đây, Hãng điện thoại di động Motorolar tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn Công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR được “đẩy bật” bằng buổi trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này cực kỳ ấn tượng với người xem.


Đẩy mạnh công tác xã hội-từ thiện để thể hiện sự quan tâm cộng đồng là xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp nhưng nếu hoạt động này tổ chức không khéo thì dễ bị cộng đồng đánh giá là nhằm mục đích quảng cáo. Vũ Anh nói: “Làm từ thiện hay hoạt đồng cộng đồng đều nhằm mục tiêu chính là xây dựng hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp nhưng nếu làm cho có sẽ dễ gây nhàm chán và nhạt nhẽo. Tôi nghĩ, nếu đặt cái tâm vào công việc thì việc làm của mình thực sự có ý nghĩa và gây cảm tình với công chúng”.


Bên cạnh đó, nghiệp vụ quan trọng nhất của người làm PR là thái độ ứng xử và khả năng giao tiếp khéo léo, nhanh nhạy. Chị Trần Diệu Hồng-Trưởng phòng Báo chí (Công ty Venus Communications) cho biết: “PR là đánh vào trái tim và để làm được điều đó người làm PR phải có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về quan hệ xã hội và các sự kiện xã hội, phải hòa nhã, thân thiện với giới báo chí và cộng đồng để công việc đạt hiệu quả”.


Nghề “hot”


Nếu như cách đây vài năm, doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm đến quảng cáo và marketing thì bây giờ đã khác, họ bắt đầu chú ý đến PR như một công cụ lợi hại bên cạnh quảng cáo.


Với áp lực gia nhập AFTA, WTO của Việt Nam, xu thế cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn PR làm vũ khí lợi hại trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Hiện nay, Tp.HCM có khá nhiều công ty có chức năng PR và tổ chức sự kiện, trong đó, có thể kể một số công ty lớn có tiềm lực và kinh nghiệm như: Ogilvy & Mather, Venus Communications, Goldsun, Mindshare, Massow Group...


Việc các công ty ý thức được tầm quan trọng của PR đã làm cho nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực này tăng đáng kể và PR trở thành ngành “hot” trên thị trường. Theo Công ty HR Vietnam (kiemviec.com), từ giữa năm 2004, nhân sự trong ngành PR tăng rõ nhất. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên PR gửi về Công ty HR Vietnam trung bình đạt mức 10% trong tổng số các đầu việc hàng tháng. Hiện có khoảng 100 vị trí đang đăng tuyển ở ngành nghề này tại trang web www.kiemviec.comwww.hrvietnam.com.


PR rất phù hợp với giới trẻ, độ tuổi lý tưởng nhất của nghề này nằm trong khoảng 27-35 tuổi. Đặc biệt, PR là trọng tâm của chiến lược xây dựng thương hiệu nên các công ty sẵn sàng chi trả cho những người làm PR mức lương khá hấp dẫn. Một nhân viên PR mới toanh có thể nhận lương hàng tháng từ 150-250 USD, nếu làm việc tại một công ty PR chuyên nghiệp thì lương có thể lên đến 400-600 USD/tháng. Còn ngồi ở vị trí PR cấp cao (PR Manager) lương có thể lên đến 1.200-1.500 USD/tháng.

Song, để sống với nghề này, nhân viên PR phải phát huy hết mức sức sáng tạo, làm việc bằng tất cả con tim và khối óc của mình dưới áp lực và môi trường cực kỳ bận rộn.




Nguồn: LANTABRAND
http://news.thuonghieuviet.com/Details/3238747/SoHuuTriTue/TaiLieu
 
Góp 1 số bài dành cho các bạn yêu thích PR!

5 lỗi thường gặp trong tiếp thị bằng thư điện tử

Tác giả:Minh An

Thư điện tử (email) có thể được xem như một trong những công cụ tiếp thị phù hợp với khả năng của nhiều công ty, đặc biệt là công ty nhỏ. Với mong muốn tiếp cận số lượng khách hàng lớn và truyền tải thông tin tối đa về sản phẩm/dịch vụ, không ít công ty đã bỏ qua những nguyên tắc cơ bản của hình thức này. Và như vậy chiến dịch tiếp thị sẽ không đem lại kết quả như họ dự tính.

Dưới đây là 5 lỗi thường gặp nhất trong hoạt động tiếp thị bằng thư điện tử:

Lỗi thứ nhất: Gửi thư khi khách hàng chưa cho phép

Chính người nhận, chứ không phải người gửi, sẽ quyết định việc họ có muốn bắt đầu các giao dịch kinh doanh từ email hay không. Đây cũng là điểm tạo ra sự khác biệt về mặt pháp lý giữa một nhà tiếp thị bằng thư điện tử và một nhà phát tán thư rác (spam). Vậy thì trước tiên, bạn phải đề nghị và có được sự đồng ý của người nhận trước khi gửi bất cứ thông điệp tiếp thị thương mại nào. Và bạn cũng phải đưa ra một cách thức để người nhận có thể huỷ bỏ việc đăng ký nhận thư hay quyết định không tham gia vào chiến dịch của bạn. Nếu không được khách hàng chấp thuận, thư của bạn sẽ bị xem như các thư rác, bị xoá đi hay bị bỏ qua. Việc xin phép khách hàng không chỉ thể hiện tính lịch sự của bạn như một thói quen tốt trong kinh doanh, mà đó còn là luật pháp. Bạn nên tìm hiểu các pháp luật địa phương về các quy định chống thư rác.

Lỗi thứ hai: Email dễ bị xoá

Hãy đảm bảo rằng tiêu đề “Nơi gửi” trên thư điện tử của bạn thể hiện tên công ty hay nhãn hiệu, chứ không phải tên nhà quản lý hay bất cứ cá nhân nào. Người nhận có thể không biết đến nhà quản lý tại công ty bạn, vì vậy đừng phạm sai lầm khi điền tên riêng của bạn vào phần ghi “Nơi gửi”.

Tương tự, bạn cần đảm bảo rằng mục dành để ghi “Chủ đề” trên thư điện tử giải thích một cách rõ ràng những gì trình bày trong thư: “Phiếu giảm giá 10% cho mọi sản phẩm”, “Mời bạn mua những dụng cụ diệt bọ chét cho con vật yêu quý”, “Lời khuyên cho giải pháp giảm thuế của bạn”… Một dòng “Chủ đề” chung chung (chẳng hạn như “Thông tin mới từ hãng …”) dường như không thu hút được sự chú ý và thường bị người nhận bỏ qua. Mọi người luôn bận rộn và bị tấn công dồn dập bởi đủ loại thư điện tử từ các công ty thương mại và cá nhân, nên một dòng “Chủ đề” lôi cuốn sẽ thông báo trước cho khách hàng những gì họ có được sau khi mở thư.

Chú ý: Trước tiên hãy kiểm tra email của bạn thông qua một bộ lọc spam để đảm bảo rằng trong tiêu đề của thư không chứa những yếu tố đại loại như chữ viết hoa (ABC), các dấu cảm thán (!!!) và các lời chào hàng chung chung… là những thứ rất dễ bị cản lại bởi lưới lọc spam.

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng nội dung thư điện tử mà bạn gửi tới có mối liên hệ nào đó với khách hàng. Nếu bạn chỉ nói những gì bản thân bạn muốn nghe, thì khách hàng sẽ không lãng phí thời gian của họ. Sự liên quan là vô cùng cần thiết, bởi nó gắn kết bạn với người xem thư. Hãy tìm hiểu về khách hàng của bạn, nhấn mạnh vào những nội dung mà họ quan tâm, cũng như đưa ra cho họ một vài lợi ích hay giá trị nào đó. Nhờ vậy, khách hàng sẽ nhấp chuột vào email bạn gửi ngày một nhiều hơn.

Lỗi thứ ba: Không kêu gọi hành động

Chiến dịch quảng cáo bằng thư điện tử của bạn chỉ thực sự thích hợp và hiệu quả, nếu người đọc có những hành động mà bạn mong đợi, cho dù đó là việc họ ghé thăm trang web của bạn nhằm tìm kiếm thêm thông tin, nhấp chuột để xem những lời khuyên hoặc tư vấn miễn phí, tải xuống các tài liệu hướng dẫn hay đặt hàng sản phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về những kết quả mong muốn của chiến dịch, thì hãy tạm dừng lại việc ấn nút “Gửi” bức thư điện tử đó. Hãy sáng suốt lựa chọn những đường dẫn (link) mà bạn sẽ gắn chặt vào bức thư của mình, kết hợp chúng vào quy trình bán hàng và các mục tiêu tiếp thị. Bạn cần nắm vững các mục tiêu và dựa trên các mục tiêu đó để đánh giá kết quả thu được. Việc gửi thư tiếp thị không kèm theo lời kêu gọi hành động nào cũng giống như việc tổ chức buổi hội nghị bán hàng mà không yêu cầu các đơn đặt hàng – chỉ là sự tiêu phí thời gian và công sức.


Lỗi thứ tư: Quá tải về thông tin

Những nhà tiếp thị chọn “liệu pháp email” luôn cố gắng đưa quá nhiều thông tin vào một bức thư làm cho người đọc không biết phải tập trung vào đâu, không nhận ra thông tin nào là quan trọng nhất và vì thế họ dễ dàng bỏ qua bức thư. Thế là bạn đã mất một cơ hội tiếp cận khách hàng. Bạn không thể hoàn thành những mục tiêu bán hàng dài hạn chỉ trong một email đơn lẻ, mà mỗi bức thư chỉ thích hợp với kế hoạch giao tiếp/tiếp thị cụ thể, hướng tới một vài vấn đề cụ thể. Bạn nên nhìn lại chiến dịch tiếp thị gần đầy nhất và hình dung về chiến dịch mới với một nửa lượng thông tin và hình ảnh như vậy. Các thông điệp của bạn có được bố trí hợp lý với nội dung chính yếu được nhấn mạnh đầy đủ không? Liệu có nên chia tách nó thành hai chiến dịch riêng lẻ? Đừng cố gắng truyền tải quá nhiều thông tin cho những mục đích khác nhau. Những bức thư có nội dung đơn giản, súc tích và có trọng tâm sẽ thu hút được sự chú ý của khách hàng, từ đó thúc giục họ hành động như những gì bạn mong đợi.

Lỗi thứ năm: Sự lo lắng và chần chừ về danh sách người nhận

Sự cho phép có thể bị xói mòn nếu khách hàng của bạn phải chờ đợi quá lâu! Vì thế, bạn đừng đợi cho đến khi danh sách địa chỉ của bạn có đủ số lượng cần thiết mới tiến hành chiến dịch tiếp thị bằng email. Nếu một ai đó đưa bạn địa chỉ hộp thư điện tử của họ trên một tấm danh thiếp, bạn hãy tận dụng ngay cơ hội và gửi email cho họ xin phép để bạn được gửi tới các quảng cáo và cho họ thấy những lợi ích sẽ được hưởng nếu đăng ký nhận thư của bạn. Nếu bạn chần chừ trong khoảng thời gian 6 tháng, bạn sẽ không bao giờ có được sự đồng ý đó nữa. Đừng lo lắng nếu danh sách của bạn chỉ có khoảng 10 cái tên chủ yếu là bạn bè và đồng nghiệp. Hãy gửi email tới họ trong chiến dịch quảng cáo đầu tiên và đề nghị họ cho biết ý kiến phản hồi. Nếu bức thư có nội dung tốt, họ sẽ chuyển tiếp thư này tới các bạn bè của mình và theo cách đó, danh sách những người nhận thư của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, dù danh sách của bạn gia tăng đáng kể, bạn chỉ nên để lại những địa chỉ thích hợp và cố gắng giữ mối liên lạc thường xuyên.

5 lỗi vừa nói đến ở trên rất dễ phòng tránh. Và cũng không quá khó để bạn có thể nắm bắt các nguyên tắc cơ bản để một chiến dịch tiếp thị bằng thư điện tử gặt hái được thành công. Bạn hãy làm sao để bức thư của bạn rõ ràng, lôi cuốn và hãy bắt đầu mọi việc ngay hôm nay. Khách hàng của bạn đang chờ đợi những điều thú vị từ phía bạn đó.
(Dịch từ Entrepreneur)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
10 ý tưởng PR sáng tạo
Tác giả:Minh An dịch từ Entrepreneur

Trên con đường hướng tới thành công, mọi công ty đều cần những chiếc xe “giao tiếp cộng đồng” (Public relations – PR) hiệu quả nhất và có tốc độ nhanh nhất. Nhiều công ty rất muốn chạm đến những thành công đó, nhưng họ không biết cỗ xe PR nào hiệu quả đối với mình. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo 10 ý tưởng sáng tạo dưới đây để có được một kết quả PR như mong muốn, giúp bạn quảng bá danh tiếng của công ty mình, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh.

1. Tạo ra các sự kiện, ngày kỷ niệm

Vào năm 1991, khi đang giảng dạy bộ môn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Jacqueline Whitmore, thành viên sáng lập kiêm giám đốc Trường lễ tân và ngoại giao Palm Beach tại Florida, thường xuyên được các học viên hỏi về phép xã giao liên quan đến điện thoại di động. “Tôi đã nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề này”, Whimore kể lại, “nên tôi quyết định tạo ra một sự kiện đặc biệt nào đó giúp họ tìm hiểu kỹ hơn”. Bà đã đăng ký một ngày lễ mới vào Lịch trình tổ chức các sự kiện Chase (một lịch trình được giới doanh nghiệp và truyền thông Mỹ sử dụng, bao gồm cả những ngày lễ truyền thống và những ngày lễ mới được đặt ra). Vào tháng 7 năm 2002, Tháng xã giao điện thoại di động quốc gia (National Cell Phone Courtesy Month) đã chính thức được tổ chức, và Jacqueline có được danh tiếng trong công chúng quốc gia cũng như địa phương, đồng thời bà còn có được nhiều khách hàng mới. Nếu muốn, bạn cũng có thể làm như Jacqueline: đăng ký một ngày lễ mới tại địa chỉ www.chases.com.

2. Viết sách

Các khách hàng tiềm năng luôn ngưỡng mộ tác giả của những cuốn sách, thậm chí cả khi cuốn sách của họ có lượng bản in không lớn lắm. Trên thực tế, khi viết một cuốn sách, bạn đã thể hiện cho khách hàng thấy bạn là người có kiến thức sâu rộng và đáng tin cậy. Thêm vào đó, bạn có thể bán cuốn sách của mình hay sử dụng nó như sản phẩm đính kèm - điều có tác dụng lan toả rất lớn đối với tên tuổi và danh tiếng của bạn. Chưa kể tác giả cuốn sách thường sẽ là nguồn phỏng vấn ưa thích của các đài phát thanh, truyền hình.

3. Giành một giải thưởng kinh doanh

Nếu bạn nghĩ rằng việc giành được một giải thưởng kinh doanh là vô cùng khó khăn, thì chắc chắn bạn sẽ không có đủ khả năng để tham gia cuộc chạy đua. Nhiều giải thưởng kinh doanh được giới truyền thông tài trợ, nên đây sẽ là cơ hội tốt để giới thiệu tên tuổi người chiến thắng và viết nên những câu chuyện về họ. Bạn thấy không, đây quả là một cơ hội PR tuyệt vời. Khi đạt được giải thưởng, bạn có thể công bố với các khách hàng hiện tại và tiềm năng trên trang web hay trên các tài liệu tiếp thị như một cách khẳng định vị trí của bạn trên thị trường.

4. Tham gia vào các chương trình truyền hình phổ biến

Gần đây, Wes Moss, nhà tư vấn tài chính và cũng là người từng tham gia Chương trình truyền hình nổi tiếng ở Anh có tên The Apprentice (Người học việc), đã viết cuốn sách Starting from Scratch (Bắt đầu từ vạch xuất phát) khá ăn khách. Quả thật, nếu Wes không là “người thật việc thật” có mặt trong chương trình truyền hình The Apprentice, thì có lẽ cuốn sách của ông không được nhiều người biết đến như vậy. Giờ đây, với một cuốn sách được xuất bản, danh tiếng của ông trở nên nổi như cồn.

5. Tổ chức các buổi hội thảo, tư vấn miễn phí

Jacqueline Bonfiglio-Naja, nhà thẩm mỹ học và là chủ tịch công ty Jacqueline chuyên về các giải pháp chăm sóc da tại North Dartmouth, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo miễn phí với chuyên đề chăm sóc da tại nhiều địa phương khác nhau từ nhiều năm nay. “Qua các buổi hội thảo, mọi người biết đến tôi nhiều hơn. Từ đó, tôi có thêm các khách hàng mới và cộng đồng cũng đánh giá tôi cao hơn”, Jacqueline cho biết.


6. Thiết lập hệ thống thư tin tức điện tử (electronic newsletter)

Jeffrey Gitomer North Carolina, một chuyên gia bán hàng, luôn có trên 100 ngàn người trong danh sách khách hàng nhận bản tin gửi qua thư điện tử hàng tuần của ông. Đây là một công cụ PR vô cùng hiệu quả, đảm bảo tên tuổi của ông luôn hiện diện trong trí nhớ của khách hàng hiện tại và tiềm năng. Ngoài ra, ông còn có thể quảng bá dịch vụ của mình trong các thư này và kết quả là chúng đã trực tiếp đem về cho ông hơn nửa triệu USD doanh thu mỗi năm.

7. Tận dụng khách hàng của các công ty khác

Hợp tác trong hoạt động kinh doanh và liên kết các khu vực bán hàng với các công ty khác luôn là một giải pháp khôn khéo. Mỗi công ty đều có thể có được nhiều ích lợi từ khách hàng của những công ty khác, vì khách hàng của công ty mà bạn liên kết có thể biết về công ty bạn nhiều hơn. Ví dụ: Cửa hàng bánh ngọt We Take the Cake tại Ft. Lauderdale, Florida, đã mở một quầy hàng nhỏ trong khu vực trưng bày của công ty bán hoa Field of Flowers địa phương, nơi khách hàng mua hoa sẽ được tiếp thị bánh ngọt và ngược lại. Việc sản phẩm của bạn hiện diện hữu hình sẽ gia tăng đáng kể cơ hội có được ngày một nhiều khách hàng mua sắm sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.

8. Tham gia vào các tổ chức thương mại địa phương

Vài năm trước đây, Barb Friedman, một nhà tổ chức chuyên nghiệp, chủ tịch hãng Organize IT, đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia. Vào thời điểm đó, trên chương trình The Dr. Phil Show đang bàn về câu chuyện “nhà nội trợ tồi nhất nước Mỹ” với nhân vật chính là một phụ nữ có lối sống rất thiếu tổ chức. Với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các nhà tổ chức chuyên nghiệp quốc gia, Barb có đủ lý lẽ và điều kiện để liên hệ tham gia vào chương trình này. Từ đó kết quả kinh doanh cùng danh tiếng của bà đã gia tăng đáng kể.

9. Tạo ra một tranh luận rắc rối

Đã 4 năm trôi qua, kể từ khi Land of Odds, một công ty chế tác ngọc trai tại Nashville, Tennessee, tổ chức Cuộc tranh luận hàng năm về chuỗi hạt ngọc xấu nhất. Cuộc bàn cãi vô tiền khoáng hậu này đã đem lại cho công ty sự nổi tiếng trong công chúng từ năm này qua năm khác. Như vậy, việc tạo ra một cuộc tranh luận với những rắc rối khó giải đáp sẽ giúp hoạt động kinh doanh của bạn trở nên đặc biệt trên thị trường, đồng thời thu hút nhiều sự chú ý của công chúng đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

10. Làm công tác xã hội

Hãy nghĩ về công việc xã hội như một sự đầu tư, qua đó biểu lộ tài năng và tên tuổi của bạn tới các khách hàng tiềm năng. Khi đại lý quảng cáo Colle+McVoy, Minnesota, thực hiện các công việc xã hội và quyên góp cho Quỹ môi trường tại St. Paul, Minnesota, hãng đã nhận được ngày một nhiều hơn các hồi âm tích cực từ khía cộng đồng. Thậm chí hãng còn được mời cộng tác với Văn phòng trợ giúp môi trường bang Minnesota. Ai nói công việc này là không hiệu quả?

10 ý tưởng PR sáng tạo mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể rất hữu ích và phù hợp đối với bất cứ loại hình kinh doanh nào. Việc áp dụng một hoặc một vài ý tưởng trên sẽ giúp bạn gia tăng danh tiếng của bản thân và cùng với đó là mức độ thành công trong kinh doanh mà bạn xứng đáng có được.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Em đc chỉ cho cái topic này nhưng mới đọc đã thấy kết rồi.Thanx mọi người về những kiến thức trong này.Tuy nhiên theo em thấy thì chỉ toàn lý thuyết & 1 vài tấm gương điển hình,hơi hạn chế ví dụ cụ thể về PR.

Em có 1 câu hỏi thực hành liên quan đến PR như thế này:
Giả sử bạn là 1 người làm trong lĩnh vực PR (& lãnh đạo luôn đi) của 1 công ty,gọi tắt là công ty A,muốn công ty của bạn phát triển & quảng bá sản phẩm,ví dụ như bán đàn guitar chẳng hạn.Đó là 1 thương hiệu mới,dự định chuyên sản xuất đàn guitar thùng & guitar điện,nhằm trước tiên tiêu thụ trong thị trường Hà Nội.
Trên thị trường HN thì khó cạnh tranh (đương nhiên-thế mới cần PR:D) vì có 1 hãng B là hãng nước ngoài lâu năm có tiếng với đàn điện,còn đàn thùng thì người dân vẫn hay dùng đàn làm từ các làng nghề thủ công truyền thống (giả sử thế).
Vậy thì,bạn sẽ chọn mặt hàng nào để phát triển:đàn điện hay đàn thùng? và hướng phát triển của bạn sẽ ntn? bạn sẽ tổ chức các sự kiện để quảng bá cho công ty ntn? giả sử là ban đầu với số tiền có hạn?

Em mới chỉ tìm hiểu về PR thôi nhưng em rất thích vì theo em thì đây là 1 ngành rất sáng tạo & hữu ích.Rất mong mọi người chỉ bảo thêm để em mở rộng tầm mắt.
 
Trần Lương Thành đã viết:
Giả sử bạn là 1 người làm trong lĩnh vực PR (& lãnh đạo luôn đi) của 1 công ty, gọi tắt là công ty A, muốn công ty của bạn phát triển & quảng bá sản phẩm,ví dụ như bán đàn guitar chẳng hạn. Đó là 1 thương hiệu mới, dự định chuyên sản xuất đàn guitar thùng & guitar điện, nhằm trước tiên tiêu thụ trong thị trường Hà Nội.

Trên thị trường HN thì khó cạnh tranh (đương nhiên-thế mới cần PR:D) vì có 1 hãng B là hãng nước ngoài lâu năm có tiếng với đàn điện,còn đàn thùng thì người dân vẫn hay dùng đàn làm từ các làng nghề thủ công truyền thống (giả sử thế).

Vậy thì,bạn sẽ chọn mặt hàng nào để phát triển:đàn điện hay đàn thùng? và hướng phát triển của bạn sẽ ntn? bạn sẽ tổ chức các sự kiện để quảng bá cho công ty ntn? giả sử là ban đầu với số tiền có hạn?

Để trả lời được câu hỏi của em thì phải xây dựng cả một cái Business Plan kèm với Communication Plan. Ở đây chị sẽ nói về Communication Plan thôi vì nó liên quan trực tiếp đến PR. Marketing Manager sẽ xây dựng Communication Plan đó và sẽ giao mảng PR cho người phụ trách PR tiến hành các công việc cụ thể. Nội dung của Communication Plan có thể sẽ bao gồm:

1. Tổng quan về thị trường kinh doanh đàn guitar điện và guitar thùng.

2. Tập tính, thói quen của người tiêu dùng, cụ thể là thị trường Hà Nội xem nhu cầu ở Hà Nội đến đâu.

3. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh (hãng B nước ngoài và các làng nghề thủ công).

4. Điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình.

5. Thị trường mục tiêu hay nói rõ hơn là tập khách hàng mục tiêu.

6. Kế hoạch truyền thông tiếp thị trong 6 tháng hoặc trong 1 năm:

Mục tiêu trong 6 tháng hoặc 1 năm.

6.1 Public Relations:
- Mục tiêu (ví dụ: tạo nhận thức cho công chúng về một thương hiệu mới, hỗ trợ cho quảng cáo trong việc truyền đạt thông tin...)
- Xây dựng hình ảnh nhận diện đồng bộ
- Đăng tải các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tài trợ cho các chuyên mục, chương trình truyền hình
- Tổ chức sự kiện (ví dụ: khánh thành xưởng sản xuất...)

6.2 Quảng cáo:
- Mục tiêu (ví dụ: khắc sâu thông điệp trong tâm trí khách hàng...)
- Hình thức quảng cáo: below the line (tờ rơi, poster, biển bảng...), above the line (website, báo chí, truyền hình)

6.3 Khuyến mãi:
- Mục tiêu (ví dụ: kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều hơn...)
- Hình thức khuyến mãi (tặng kèm quà, bốc thăm trúng thưởng...)

7. Ngân sách ước tính cho 6 tháng hoặc 1 năm.

Nếu công ty A có thể sản xuất được cả 2 loại guitar thì vẫn triển khai cả 2 loại sản phẩm được, quan trọng là xác định đúng khách hàng mục tiêu. Nếu công ty nước ngoài B phục vụ đàn guitar điện cho dân chuyên nghiệp thì công ty A đánh vào dân bán chuyên nghiệp hoặc amateur.

Còn với đàn thùng, công ty A có thể thu mua luôn từ các làng nghề truyền thống. Khách hàng tuy phải trả một cái giá cao hơn so với đi mua trực tiếp từ các làng nghề hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ nhưng họ được nhận một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn (giao hàng tận nhà, bảo hành, tư vấn, giải đáp thắc mắc...) thì họ cũng không tiếc tiền mà lựa chọn công ty A.

Với ngân sách ban đầu không nhiều thì PR là lựa chọn số 1. Hơn nữa PR đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, xây dựng thương hiệu. Sau khi công chúng đã biết đến thương hiệu công ty A rồi thì Quảng cáo sẽ làm nhiệm vụ duy trì thương hiệu đó trong tâm trí khách hàng. Muốn công chúng tin vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty A thì cách tốt nhất là để một bên thứ 3 (báo chí, người chơi guitar) nói về công ty A. Ngay từ đầu mà tung quảng cáo ra thì sẽ khó gây được lòng tin.

Vậy thì, công việc của người phụ trách PR lúc này là cụ thể hóa phần PR trong Communication Plan: liệt kê đầu báo sẽ đăng, tần suất đăng báo, trực tiếp viết bài hoặc kiểm soát bài viết của phóng viên, tìm kiếm chuyên mục phù hợp để tài trợ, nghĩ ra các sự kiện nào đó liên quan đến guitar....Nói chung là đòi hỏi đầu óc sáng tạo và biết cách phối hợp, tổ chức công việc. Chưa kể phải lường trước các tình huống khủng hoảng nếu có để tìm cách giải quyết.

Ở đây không thể nói chi tiết được vì các dữ liệu đưa ra chưa đủ. Hy vọng em Thành nắm bắt được tinh thần của công việc mà linh hoạt áp dụng trong từng trường hợp cụ thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trước tiên em xin cảm ơn chị Nga về sự nhiệt tình đóng góp & giúp đỡ của chị :)

_Tuy là câu hỏi thực hành nhưng đây là một môi trường giả tưởng nên việc thiếu dữ liệu là điều đương nhiên :p với cả guitar thì cũng chỉ ít người sành về cái này nữa nên càng thiếu chi tiết,tuy nhiên lúc đưa ra câu hỏi em chưa dự tính đến điều này nên có gì thì mọi người bỏ quá :p

_Về câu hỏi của em:em chia làm 2 loại guitar là điện & thùng vì 2 loại này có những đặc tính về nguyên liệu & cách sản xuất khác nhau (tức là ưu tiên đồng bộ làm 1 loại),vậy thì cạnh tranh với 1 hãng lớn nước ngoài hay với làng nghề truyền thống thì sẽ có hiệu quả hơn?
Câu hỏi của em lớn hơn ảnh hưởng từ PR 1 chút,vì chúng ta có quyền quyết định phát triển sản phẩm theo hướng nào chứ ko đơn thuần là để quảng bá cho sản phẩm của mình.

_Về Communication Plan của chị:em sẽ cung cấp 1 số thông tin về các mục chị đã xây dựng để mọi người tiện nắm bắt,còn một số mục thì em sẽ nêu ý kiến đối lập để chị bảo vệ ý kiến của mình.

1. Tổng quan về thị trường kinh doanh đàn guitar điện và guitar thùng.
Đây là mặt hàng đang có nhu cầu rất lớn ở HN.Thường thì người ta chỉ mua 1 hoặc 2 cây đàn cho riêng mình,vì vậy họ sẽ chọn lựa kĩ khi mua.

2. Tập tính, thói quen của người tiêu dùng, cụ thể là thị trường Hà Nội xem nhu cầu ở Hà Nội đến đâu.
Về đàn điện thì khách hàng chủ yếu là từ các band nhạc chuyên nghiệp và học sinh.Các ban nhạc chuyên nghiệp thì yêu cầu về chất lượng đàn rất khắt khe,còn các ban nhạc học sinh thì ko yêu cầu khắt khe mấy nhưng cũng không có nhiều tiền để tậu hàng ngoại.
Đàn thùng được bán cho các lớp dạy đàn và những người chơi đàn cổ điển hoặc nghiệp dư.
Giá thành đàn điện đắt gấp nhiều lần đàn thùng (5 đến 10 lần),trừ những cây đàn cổ.

3. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh (hãng B nước ngoài và các làng nghề thủ công).
Hãng B:hàng chất lượng,mẫu mã đẹp,đa dạng,giá rất đắt,chỉ sản xuất đàn điện.
Hàng thủ công:Đơn giản,chất lượng tàm tạm,giá thành rẻ.

4. Điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình.
Công ty mới thành lập,chưa có tên tuổi,tuy nhiên có đội ngũ nhân viên tâm huyết,nhiều kinh nghiệm trong việc chế tạo đàn.

5. Thị trường mục tiêu hay nói rõ hơn là tập khách hàng mục tiêu.
Cái này em đã nói rõ trong mục 2,cái chính là mình sẽ nhắm đến đối tượng nào cụ thể.

Về phần kế hoạnh 6 tháng hoặc 1 năm:mọi người có thể nêu phương án cụ thể hơn được không? Cái chính là chúng ta sẽ có những ý tưởng chi tiết như thế nào.Ví dụ như phần mục tiêu:tạo nhận thức cho công chúng về 1 thương hiệu mới..thì tạo bằng cách nào?

Phần ngân sách & hướng phát triển sản phẩm:
Phần đàn điện thì em đồng ý.
Còn với đàn thùng, công ty A có thể thu mua luôn từ các làng nghề truyền thống. Khách hàng tuy phải trả một cái giá cao hơn so với đi mua trực tiếp từ các làng nghề hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ nhưng họ được nhận một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn (giao hàng tận nhà, bảo hành, tư vấn, giải đáp thắc mắc...) thì họ cũng không tiếc tiền mà lựa chọn công ty A.
Đàn guitar hơi khác các mặt hàng khác như rau,củ,quả..nên không thể mua từ các làng nghề để bán lại được.Tuy là làng nghề nhưng họ cũng là những xưởng sản xuất nhỏ,có thương hiệu riêng nhưng không nổi tiếng,vì cây đàn để làm ra cần nhiều công đoạn và chi tiết kí thuật nên một gia đình ko thể có đủ nhân công chế tác đc.

_Cụ thể là như vậy,mọi người chú ý hơn đến phần PR vì nó là yếu tố quyết định đưa 1 tên tuổi mới tới sự thành công.

Nêu câu hỏi mà ko đóng góp ý tưởng thì thật thiếu sót,có gì thì mọi người bình luận hoặc phân tích hộ em:

Phần PR:Viết bài về sản phẩm trên các báo có dính đến guitar như âm nhạc,nghệ thuật..tránh xa các forum (lúc ban đầu)

Tặng đàn cho những người chơi đàn chuyên nghiệp & ban nhạc có tiếng (những cây chất lượng nhất) bởi người hâm mộ sẽ tìm đến thươpng hioeeuj mà thần tượng mình chọn.

Khách hàng: Phân phối đàn thùng chủ yếu ban đầu nhắm vào các trung tâm dạy nhạc,bởi người mới chơi đàn thường ko biết gì mấy nên hay mua đàn theo sự hướng dẫn của các trung tâm.

Mới có 3 ý tưởng,mọi người xem xét & đóng góp.:p
 
PR ở vn đang bị thổi phồng lên 1 cách quá đáng :)). Chỉ vì 1 nghề mới mà mọi người đều tưởng mình sẽ trở thành triệu phú và vĩ đại vì nghề này :)).
Ở nước ngoài 1 số công ty vừa và nhỏ không có PR :)). Nó cũng chỉ như 1 nghanhf nghề thường thôi. Lương khỏi điểm cũng chưa được bằng Teacher.
 
Back
Bên trên