Public Relations

Ồ có ai tưởng nghề PR là triệu phú và vĩ đại đâu em, em lại cường điệu mất rồi.

Công ty vừa và nhỏ không có PR là điều dễ hiểu, nếu có PR họ đã thành công ty lớn hơn rồi.

Đúng là PR cũng chỉ như một ngành nghề thường thôi vì những công việc của nó cũng bình thường như một Teacher vậy: đọc tin hàng ngày, viết thông cáo báo chí, gặp gỡ nói chuyện với đối tác và một số việc linh tinh khác.

Nhưng có một điểm cần lưu ý duy nhất là những người làm PR giỏi là những người phát huy được tính sáng tạo và khả năng nhạy bén với xu hướng nhằm tạo dựng một thương hiệu bền vững. Những người như vậy chắc chắn lương cao hơn Teacher rất nhiều và cũng rất hiếm hoi!
 
Thế nào là một khẩu hiệu hoàn hảo?
Tác giả:Tuyết Mai

Đã bao nhiêu lần sau khi tắt TV, trong đầu bạn vẫn rộn rã những giai điệu vui tươi của một tiết mục quảng cáo nào đó? Đây chính là một quảng cáo hiệu quả, bởi giai điệu của nó lôi cuốn đến mức sau vài giờ xuất hiện, nó vẫn phảng phất đâu đó trong suy nghĩ của bạn. Bạn hãy để ý mà xem, điều này có được ở tất cả những khẩu hiệu quảng cáo thành công nhất.

Theo Đại từ điển bách khoa trực tuyến của Anh thì quảng cáo là “những kỹ thuật và cách thức được sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, ý kiến …tới công chúng, nhằm mục đích thuyết phục mọi người đáp lại theo một cách nhất định đối với những gì đã được giới thiệu”. Còn khẩu hiệu trong quảng cáo là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh và hoà hợp với biểu tượng của công ty, có vai trò nhấn mạnh ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Có thể kể một số ví dụ về các khẩu hiệu nổi tiếng như:
· American Express với "Don't leave home without it" (Đừng ra khỏi nhà mà không mang theo nó)
· Apple với "Think different" (Hãy suy nghĩ khác biệt)
Tuy nhiên, các khẩu hiệu quảng cáo đôi khi không phát huy hết hiệu quả do chúng quá chung chung, chẳng hạn như các khẩu hiệu kiểu như Ready-to-wear (sẵn sàng để mặc) đã được không ít công ty sử dụng và quảng bá.
Khẩu hiệu quảng cáo trên khắp thế giới
Tuỳ theo theo từng quốc gia, từng khu vực, thuật ngữ “khẩu hiệu” (slogan) được gọi theo các cách khác nhau. Tại Mỹ, “khẩu hiệu” (slogan) còn được gọi là tags, tag lines, hay taglines. Tại Anh, “khẩu hiệu” được gọi là end lines, endlines, hay straplines. Người Đức ưa thích từ “claims” (thỉnh cầu) hơn, trong khi người Pháp sử dụng từ “signatures” (ký hiệu). Tại Hà Lan, “khẩu hiệu” (slogan) được gọi là pay-offs hay payoffs. Không chỉ có vậy, có nơi “khẩu hiệu” (slogan) được biết đến với cái tên rip-offs hay ripoffs. Và tại hãng ADSlogans Unlimited, “khẩu hiệu” (slogan) được gọi là slogos (khẩu hiệu bên cạnh logo).
Các khẩu hiệu kinh doanh thường được xem như nhãn hiệu hàng hoá (™ tại phần lớn các quốc gia). Cách sử dụng biểu tượng ™ đơn thuần là một sự xác nhận của nhà quảng cáo rằng họ đang xem xét dòng chữ này như một nhãn hiệu riêng. Nó không đảm bảo bất cứ quyền lợi hợp pháp nào. Để được bảo vệ về mặt pháp lý, khẩu hiệu kinh doanh phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc này sẽ tạo ra cho công ty quyền được sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký (®), và sau đó có được sự bảo vệ hoàn toàn về mặt pháp luật trong các vụ kiện tụng. Nhìn chung, luật nhãn hiệu tại các quốc gia là tương tự nhau (bạn có thể kiểm tra chi tiết tại Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế International Trademark Association)
Thương hiệu có thể là một nhãn hiệu đã đăng ký, chẳng hạn như Kodak, Xerox, McDonald's, 7Up, hay Coke, nhưng những dòng chữ kiểu như “Your best bet yet!” (Sự đặt cược tốt nhất của bạn) có thể không được bảo vệ độc quyền. Để tránh những rắc rối phát sinh, và khi còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với các luật sư về sở hữu trí tuệ.
Thế nào là một khẩu hiệu hoàn hảo?
Một khẩu hiệu hoàn hảo nên đáp ứng được một vài yếu tố nhất định. Thứ nhất, nó phải dễ nhớ, nghĩa là khẩu hiệu có thể được gợi lên trong tâm trí mọi người bất cứ lúc nào. Điều này phần lớn dựa vào việc bản sắc thương hiệu và khẩu hiệu được sử dụng bao nhiêu lần trong năm. Tuy nhiên, nếu khẩu hiệu kinh doanh là hoàn toàn mới, điều gì sẽ khiến nó được khắc sâu trong tâm trí mọi người? Đó chính là nó cần được nhắc đi nhắc lại trong các chương trình quảng cáo. Khẩu hiệu càng tạo ra tiếng vang bao nhiêu, thì nó càng dễ nhớ bấy nhiêu.
Một khẩu hiệu tốt cần thể hiện rõ những ích lợi chủ yếu. “Engineered like no other car in the world” (Động cơ không có ở bất cứ xe hơi nào khác trên thế giới) là khẩu hiệu thành công của hãng Mercedes-Benz. “Britain's second-largest international scheduled airline” (Hãng hàng không quốc tế lớn thứ hai tại Anh) cũng là một khẩu hiệu tốt của hãng Air Europe.
Có một lời khuyên khá nổi tiếng trong giới tiếp thị là: “Sell the sizzle, not the steak” (Hãy bán âm thanh xèo xèo hấp dẫn, chứ không phải miếng thịt rán), ngụ ý rằng bạn đang bán những ích lợi, chứ không phải những đặc tính. Bạn không được bỏ qua những cơ hội khắc sâu các ích lợi chủ yếu của sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức của khách hàng.
Thêm vào đó, một khẩu hiệu tốt nên làm cho thương hiệu của công ty trở nên khác biệt. “Heineken khơi mở lại phần mà các nhãn hiệu khác không thể với tới” là một khẩu hiệu thông minh. Đây là một khẩu hiệu đã ra đời từ rất sớm. Khi có yêu cầu cần làm mới lại, nó đã được mở rộng và thể hiện những tình huống khác nhau, chẳng hạn như con đường thênh thang đi qua sa mạc vào giờ cao điểm với khẩu hiệu “Chỉ duy nhất Heineken có thể làm được điều này” và sau này là những tình huống tưởng chừng như không thể nhưng rất lôi cuốn, chẳng hạn như một nhóm các kỹ sư môi trường thì thầm với nhau: “How refreshing! How Heineken!” (Mát lạnh tuyệt vời! Heineken tuyệt vời!).
Tạo nên sự khác biệt là khẩu hiệu cần phải phác hoạ thành công một số đặc tính nổi bật nào đó của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như những khẩu hiệu sau:
· British Rail: “We're getting there” (Chúng tôi đang tới đó)
· Metropolitan Home: "Mode for your abode" (Giải pháp cho sự an cư của bạn)
Một khẩu hiệu thành công cũng nên gợi nhớ đến tên thương hiệu. Nếu tên thương hiệu không có mặt trong khẩu hiệu, nó nên được đề cập hay liên tưởng tới. Nike đã “mạo hiểm” dành cả một chương trình quảng cáo chỉ miêu tả duy nhất có hình ảnh biểu tượng. Từ Nike không được nói ra và cũng không xuất hiện. Cách thức ký hiệu học này sẽ có tác dụng rất lớn, bởi vì nó buộc người xem phải nói ra tên nhãn hiệu.
Một trong những cách thức hiệu quả nhất để đưa tên nhãn hiệu vào trong khẩu hiệu là làm cho khẩu hiệu hài hoà với tên thương hiệu. Ví dụ:
· "See the America in your Chevrolet" (Ngắm nhìn nước Mỹ với chiếc xe Chevrolet của bạn)
· "You'll wonder where the yellow went when you brush your teeth with Pepsodent". (Bạn sẽ băn khoăn hỏi xem màu ố vàng biến đi đâu khi bạn đánh răng bằng kem Pepsodent).
Sẽ rất hiệu quả khi trong khẩu hiệu có sự gieo vần, cách dùng từ khéo léo, đồng thời đề cập đến tên thương hiệu. Ví dụ “A Mars a day helps you work, rest, and play” (Một chiếc kẹo Mars mỗi ngày giúp bạn làm việc, giải trí và vui chơi). Chắc bạn cũng hiểu rằng, lợi thế kinh doanh của bạn sẽ mất đi nếu tên thương hiệu và khẩu hiệu không hài hoà, ăn khớp với nhau.
Một khẩu hiệu hoàn hảo nên truyền tải những ấn tượng đẹp về thương hiệu: Tất cả các khẩu hiệu được đề cập ở trên đều làm tốt nhiệm vụ này. “Once driven, forever smitten” (Một khi từng lái, mãi mãi không quên) là một ví dụ, hay “Coke is it!” (Coke là thế đó).
Tương phản với điều này là những khẩu hiệu kiểu thuốc lá 's Newport: "After all, if smoking isn't a pleasure, why bother?" (Cuối cùng, nếu hút thuốc không là một cảm thoải mái, thì có gì phải băn khoăn?). Những quảng cáo tiêu cực kiểu đó khó có thể phát huy hiệu quả. Dưới đây là một số khẩu hiệu không truyền tải được những nội dung tốt:
· Bacardi Spice (Rum): "Distilled in hell" (Nhỏ giọt trong chốn tối tăm)
· Hungry Joes: "Bad news for baked potatoes" (Tin tức tệ hại cho khoai tây nướng)
· Lea & Perrins: "Steak sauce only a cow could hate" (Nước sốt bò chỉ bò mới ghét được)
Quan trọng hơn cả, một khẩu hiệu tốt sẽ không để đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng dễ dàng. Khẩu hiệu của bạn không nên để bất kỳ ai có thể thay tên nhãn hiệu của họ vào và sử dụng luôn. Ví dụ, khẩu hiệu “My goodness, my Murphy's!” (lấy cắp từ khẩu hiệu Guinness) sẽ không thể được sử dụng, nhưng khẩu hiệu “A company called TRW” (Công ty được gọi là TRW) có thể trở thành “A company called …” (Công ty được gọi là … bất cứ thứ gì).
Rất nhiều khẩu hiệu hoàn toàn không có sự khác biệt nào so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như “Simply the Best” (Đơn giản là tốt nhất). Bạn có thể đưa vào đó bất cứ tên thương hiệu nào và khẩu hiệu sẽ trở nên có nghĩa. Điều này đã được chứng minh khi rất nhiều công ty sử dụng chung một kiểu khẩu hiệu:
· Aspen: "Simply the best"
· Bishop's Nissan: "Simply the best"
· Kuoni: "Simply, the best"
Các khẩu hiệu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý nghĩa cũng không nên được sử dụng, chẳng hạn như “For those who value excellence” (Cho những người đánh giá cao sự vượt trội) của Henredon Furniture, "We make it better" (Chúng tôi làm cho nó tốt đẹp hơn) của Singer, hay "We make it happen" (Chúng ta tạo ra nó) của Unisys.
Một khẩu hiệu tốt còn phải mang tính chiến lược. Nhiều công ty đã truyền tải một cách hiệu quả chiến lược kinh doanh của họ qua các khẩu hiệu, chẳng hạn như “Innovation” (Đổi mới) của 3M, “Better things for better living, through chemistry” (Những điều tốt hơn cho cuộc sống đẹp hơn, nhờ hoá học) của DuPont, hay “Disease has no greater enemy” (Bệnh tật không có kẻ thù nào lớn hơn) của Glaxo/Wellcome.
Một khẩu hiệu được coi là hoàn hảo cũng cần cố gắng làm sao để hợp thời. Có hai xu hướng phổ biến trong các khẩu hiệu hiện nay. Thứ nhất là khẩu hiệu trong một chữ, chẳng hạn như “Driven” của Hankook Tires (cũng được hãng Nissan sử dụng tại Mỹ), “Think” của IBM (gần đây bị Apple đánh cắp và biến thành “Think Different”. Nhưng thật khó để truyền tải một thông điệp phức tạp với duy nhất một từ, vì vậy đã xuất hiện xu hướng thứ hai...
... Tất cả trong ba từ ngắn gọn:
· ADSlogans Unlimited: “Check. Create. Inspire” (Kiểm tra. Sáng tạo. Lôi cuốn)
· Air với "New. Fast. Efficient." (Mới. Nhanh. Hiệu quả)
· Chevrolet với "Eye it. Try it. Buy it." (Nhìn. Thử. Mua)
· Monsanto với "Food. Health. Hope." (Thức ăn. Sức khoẻ. Hy vọng)
(How stuff works)
 
Câu chuyện mà chính xác hơn là ví dụ của bạn Thành khiến tớ rất quan tâm vì thế em cũng đang rất mong chị Nga giải đáp nốt những thắc mắc của Thành:).
Như đã nói nhiều ở trên, em có ý định theo ngành này tuy nhiên, nhìn vào khả năng và những gì phải đối mặt trong tương lai em có vẻ hơi nản một chút. Tự cho là mình giỏi và biết nhiều tuy nhiên đúng là khi áp dụng vào thực tế nó là một trời một vực.
Rất mong câu trả lời sớm của chị Nga để em tiếp tục mở mang tầm mắt:D.
 
Nguyễn Đức Long đã viết:
PR ở vn đang bị thổi phồng lên 1 cách quá đáng :)). Chỉ vì 1 nghề mới mà mọi người đều tưởng mình sẽ trở thành triệu phú và vĩ đại vì nghề này :)).
Ở nước ngoài 1 số công ty vừa và nhỏ không có PR :)). Nó cũng chỉ như 1 nghanhf nghề thường thôi. Lương khỏi điểm cũng chưa được bằng Teacher.


Tớ có thấy ai thổi cái j` phồng lên đâu nhỉ :-/

Nó là 1 nghề mới và thu hút mọi ng` theo đuổi nó =; còn vĩ đại hay ko là tùy từng ng` sẽ theo đuổi nó thế nào :-?:-"

Và tớ nghĩ với nhiều ng`, theo đuổi 1 nghề, trước hết là vì muốn, vì thích, vì đam mê :-? chứ ko hẳn là vì lương khởi điểm. :-"


----------------


:0 Các anh chị nhiệt tình quá :x, em đang học thi chỉ vào xem chẳng post bài bao h, nhưng mà vẫn đọc đều :D

Cảm ơn các anh chị :x :x :x
 
Nguyễn Ngọc Anh đã viết:
Câu chuyện mà chính xác hơn là ví dụ của bạn Thành khiến tớ rất quan tâm vì thế em cũng đang rất mong chị Nga giải đáp nốt những thắc mắc của Thành:).

Em thân yêu ơi, dạo này chị đang bị ngập lụt với công việc, lại còn "bon chen" làm BGK Mr.HAO nữa chứ :-s . Chị cũng đợi xem ý kiến của những người khác về tình huống của Thành mà chưa thấy. Khi nào sắp xếp được công việc chị sẽ quay lại với chủ đề này. Cảm ơn em đã quan tâm :x
 
@thành : ko ngờ mãy ngoài chuyện GÁI :) vẫn còn thích cái nè cơ ah :) , tao có bà chị đang học cái ne` đây, thích qua nhà anh cho vài cuốn để đọc cho đỡ buồn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không cần viết hoa thế đâu..:D

tao có bà chị đang học cái ne` đây, thích qua nhà anh cho vài cuốn để đọc cho đỡ buồn
Sách vở thì cứ để đó..dẫn tao đến nhà gặp chị mày học trực tiếp thì chắc là dễ vào hơn..:D

Và tớ nghĩ với nhiều ng`, theo đuổi 1 nghề, trước hết là vì muốn, vì thích, vì đam mê chứ ko hẳn là vì lương khởi điểm. :-"
Chính xác.

Thế nào là một khẩu hiệu hoàn hảo?.....
Đọc hết bài anh Nghĩa chất lượng quá.
Trong các khẩu hiệu quảng cáo em thấy thích nhất cái quảng cáo của Toyota Land Cruiser : "Xe hàng đầu cho những người đứng đầu" :x

Nghĩ vui nếu quảng cáo cho HAO thì xài câu khẩu hiệu nào cho nổi nhỉ?:D

Quên mất,thanx bạn Ngọc Anh đã xem cái đó và ủng hộ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nghĩ vui nếu quảng cáo cho HAO thì xài câu khẩu hiệu nào cho nổi nhỉ?
HAO - Make dream happen ;)

(câu này là của chính HĐQT HAO đưara :p)


:x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Lương Thành đã viết:
_Về câu hỏi của em:em chia làm 2 loại guitar là điện & thùng vì 2 loại này có những đặc tính về nguyên liệu & cách sản xuất khác nhau (tức là ưu tiên đồng bộ làm 1 loại),vậy thì cạnh tranh với 1 hãng lớn nước ngoài hay với làng nghề truyền thống thì sẽ có hiệu quả hơn?

Để xác định xem mình sẽ cạnh tranh với ai thì cần phải xác định khách hàng của mình là ai. Nếu hãng lớn nước ngoài nhắm vào dân chuyên nghiệp mà mình lại nhắm vào dân bán chuyên nghiệp hoặc amateur thì không thể nói hãng nước ngoài đó là đối thủ cạnh tranh của mình vì họ chiếm lĩnh mảng thị trường khác mình. Mà chẳng ai dại gì xông vào chỗ đã có người chiếm lĩnh trong khi thị trường vẫn còn nhiều mảnh đất bỏ ngỏ khác.

Về phần kế hoạnh 6 tháng hoặc 1 năm:mọi người có thể nêu phương án cụ thể hơn được không? Cái chính là chúng ta sẽ có những ý tưởng chi tiết như thế nào.Ví dụ như phần mục tiêu:tạo nhận thức cho công chúng về 1 thương hiệu mới..thì tạo bằng cách nào?

Việc tạo nhận thức cho công chúng về một thương hiệu mới chính là nhiệm vụ của PR đó. Chúng ta sẽ đăng các bài báo giới thiệu về doanh nghiệp trong nước đầu tiên sản xuất guitar điện chẳng hạn, làm các bài phỏng vấn những chuyên gia nhạc cụ về tính khả thi của việc tung sản phẩm guitar made in Vietnam ra tiêu thụ tại thị trường nội địa và thậm chí có thể xuất khẩu, "cấu kết" với VTV1 sao đó để được đưa lên chương trình Thị trường 24h chẳng hạn...

Đàn guitar hơi khác các mặt hàng khác như rau,củ,quả..nên không thể mua từ các làng nghề để bán lại được.Tuy là làng nghề nhưng họ cũng là những xưởng sản xuất nhỏ,có thương hiệu riêng nhưng không nổi tiếng,vì cây đàn để làm ra cần nhiều công đoạn và chi tiết kí thuật nên một gia đình ko thể có đủ nhân công chế tác đc.

Ở đây cần làm một bài phân tích Benefits/Costs (tính toán lãi, lỗ dự tính) giữa 2 phương án sau:

1.Tự sản xuất guitar thùng
2.Thu mua từ các làng nghề thủ công

Phương án nào cho kết quả lãi dự tính nhiều hơn thì ta chọn thôi.

Về băn khoăn của Thành ở trên chị thấy thế này: cho dù cây đàn phải qua nhiều thợ chế tác, nhiều làng khác nhau nhưng cuối cùng nó phải dừng lại ở một nhà (hoặc cửa hàng) nào đó ở dạng thành phẩm chứ. Vậy thì sao ta không thể đến điểm cuối đó để đặt hàng thu mua nhỉ?

Phần PR:Viết bài về sản phẩm trên các báo có dính đến guitar như âm nhạc,nghệ thuật..tránh xa các forum (lúc ban đầu)

Tặng đàn cho những người chơi đàn chuyên nghiệp & ban nhạc có tiếng (những cây chất lượng nhất) bởi người hâm mộ sẽ tìm đến thương hiệu mà thần tượng mình chọn.

Khách hàng: Phân phối đàn thùng chủ yếu ban đầu nhắm vào các trung tâm dạy nhạc,bởi người mới chơi đàn thường ko biết gì mấy nên hay mua đàn theo sự hướng dẫn của các trung tâm.

Ba ý tưởng trên của em đều hay.
Ý thứ 2 tặng đàn: chắc phải cân nhắc rất kỹ người được tặng, số lượng được tặng vì đàn chứ có phải là dầu gội đầu đâu mà cho dùng thử một chút xíu nhỉ ;)
Ý thứ 3: phân phối ý em ở đây là bán cho các trung tâm dạy nhạc hay cũng tặng không cho các trung tâm? Nếu là tặng không thì cần cân nhắc như ý thứ 2 rồi. Còn nếu là bán thì cần phải lên kế hoạch tiếp thị đối tượng trung tâm này vì không dễ gì bắt họ thay đổi nguồn cung cấp ngay đâu.
 
Cảm động quá :x mặc dù em biết chị Nga rất bận (và em cũng thế:D) nhưng vẫn dành thời gian cho tình huống của em :x nhưng thiết nghĩ 2 chị em mình solo thì kì quá :)) nhiều người quan tâm có phải hay hơn ko? :D

Ý thứ 2 tặng đàn: chắc phải cân nhắc rất kỹ người được tặng, số lượng được tặng vì đàn chứ có phải là dầu gội đầu đâu mà cho dùng thử một chút xíu nhỉ
Chỉ tặng những người nổi tiếng thôi mà :D Người đầu tiên em tặng sẽ là anh Nghĩa Bức tường :D chỉ sợ anh ý ko thèm dùng đến thôi :))

phân phối ý em ở đây là bán cho các trung tâm dạy nhạc hay cũng tặng không cho các trung tâm? Nếu là tặng không thì cần cân nhắc như ý thứ 2 rồi. Còn nếu là bán thì cần phải lên kế hoạch tiếp thị đối tượng trung tâm này vì không dễ gì bắt họ thay đổi nguồn cung cấp ngay đâu.
Bán chứ,nhưng bán với giá rẻ,vừa dễ tiêu thụ vừa tạo thanh danh,lại dễ câu khách vì mấy trung tâm kiểu này cò mồi học viên kinh lắm :D

Mà chẳng ai dại gì xông vào chỗ đã có người chiếm lĩnh trong khi thị trường vẫn còn nhiều mảnh đất bỏ ngỏ khác.
Cái này thì em còn nghi ngờ nhé,mọi người có biết G7 Trung Nguyên đã hạ Nestle (hình như sai chính tả :p) như thế nào ko? tấn công thẳng vào thị trường cà phê hòa tan thay vì loại cà phê lọc ,và bây giờ G7 làm vua :))
Mình muốn chủ động thì phải đột phá chứ.

Một lần nữa cảm ơn tiền bối :D
 
Chiêu thức viết một e-mail thông cáo báo chí

Cùng với sự “lên ngôi” của Internet, các doanh nghiệp có thêm một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải nội dung thông cáo báo chí của mình đến đối tượng cần được cung cấp.

Thông cáo báo chí là một công cụ quan trọng trong việc đưa thông tin về các hoạt động, sự kiện của doanh nghiệp, tổ chức đến với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông, đại diện trực tiếp là các phóng viên. Cùng với sự “lên ngôi” của Internet, các doanh nghiệp có thêm một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải nội dung thông cáo báo chí của mình đến đối tượng cần được cung cấp. Theo đây, nội dung thông cáo báo chí cũng phải có những tiêu chí và cách thức viết riêng khi đưa lên Internet, đặc biệt là được gửi qua thư điện tử (e-mail). Tham khảo các giáo trình về khoá học Quan hệ công chúng tại Thames Business School , bài viết này cung cấp cho bạn những kỹ năng quan trọng để viết một e-mail thông cáo báo chí.

Luôn hướng đối tượng gửi thông cáo

1. Trước hết cần chắc chắn xem phóng viên có muốn nhận một thông cáo báo chí qua e-mail hay không. Tuyệt đối tránh nếu phương tiện qua e-mail không được chào đón. Nếu có thể, hãy cá nhân hoá thông cáo đó bằng cách đề tên thật của họ, sau đó mới đề bút danh nếu cần thiết. Vì nhiều người cho rằng gửi thư điện tử là cách không mấy trang trọng.

2. Tránh tuyệt đối gửi thông cáo báo chí cùng lúc cho nhiều phóng viên bằng cách đánh một danh sách các địa chỉ phóng viên vào dòng “To”, rồi gửi e-mail. Không phóng viên nào muốn nhìn thấy tên các phóng viên khác cũng được nhận thông cáo. Bởi vì các phương tiện truyền thông chỉ sẵn sàng đưa những ý trong thông cáo mà họ cho rằng chỉ có một số ít các cơ quan truyền thông như họ mới có các ý này.

3. Bạn lưu ý không gửi e-mail theo kiểu Attachment để phòng trường hợp người bạn gửi thư đến không mở được file đính kèm. Hơn nữa, những phóng viên bận rộn nhiều khi sẽ để sót thông tin của bạn vì mở Attachment tốn thời gian, chưa kể đến trường hợp Attachment nhiễm Virus.

4. Để xác đinh người phóng viên bạn gửi đã nhận được e-mail hay chưa, bạn không nên sử dụng câu hỏi “Bạn đã nhận được thư chưa?” trong e-mail. Thay vào đó, bạn hãy trực tiếp gọi điện hỏi người phóng viên đó xem còn cần thêm thông tin gì nữa không.

9 bước trình bày e-mail thông cáo báo chí


1. Thông cáo báo chí gửi qua e-mail, trước hết phải ngắn gọn hơn so với một thông cáo báo chí giấy để thông tin đăng tải có thể hiện trên một hoặc nhiều nhất là hai trang hình. Như vậy, độ dài của một thông cáo báo chí gửi qua e-mail nên chỉ nhiều nhất là 400 từ.

2. Viết một tiêu đề ngắn gọn về nội dung của thông cáo báo chí trên phần tiêu đề của e-mail.

3. Đưa tên của công ty, thông tin liên lạc lên ngay phần đầu của thông cáo, đặc biệt đối với thông cáo nhanh và ngày thông cáo. Hãy cách dòng trước khi viết tiêu đề.

4. Viết tiêu đề ngắn gọn, rõ ràng. Tiếp tục cách dòng.

5. Viết phần tóm tắt với những thông tin cơ bản: Ai tổ chức sự kiện? Về cái gì ? Ở đâu? Khi nào? Và phải đảm bảo những thông tin này có ngay ở trang hình đầu tiên.

6. Hãy sử dụng tựa đề cho các mục thông tin khi cần thiết.

7. Tránh sử dụng tính từ và những từ thể hiện mức độ tuyệt đối. Hãy viết theo phong cách đơn giản, dễ hiểu và có giá trị tin tức.

8. Có thể nêu lại thông tin liên lạc bao gồm: số điện thoại, fax, e-mail và bất cứ thông tin nào liên quan đến website ở phần cuối của thông cáo.

9. Đặc biệt, e-mail sẽ tạo ra ấn tượng không tốt nếu nội dung của email mắc nhiều lỗi về chính tả hay đánh máy… Một e-mail được viết không cẩn thận sẽ gây cho người nhận một hình ảnh phản cảm về tổ chức của bạn.

Không phải chuyên viên PR nào cũng nắm rõ cách viết một thông cáo báo chí chuẩn mực, xúc tích. Đặc biệt khi phương tiện để chuyển tải lại là Internet. Tính chi tiết hoá và tỉ mỉ cũng không thể xem nhẹ khi làm việc này. Hy vọng những gợi ý trên sẽ góp phần tạo thêm kỹ năng chuyên nghiệp và hiệu quả cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan và sử dụng công cụ e-mail thông cáo báo chí.

(Nguồn: VnExpress ngày 23/12/2005)
 
Hãy kể một câu chuyện PR

Câu chuyện PR (hay còn gọi Press Release - bản thông cáo báo chí) là một trong những công cụ có mức chi phí không cao, nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng. Một câu chuyện PR hay sẽ giúp khuếch trương bất cứ điều gì liên quan đến các hoạt động kinh doanh mà bạn mong muốn.

Ngược lại, một câu chuyện PR với chi tiết nghèo nàn, văn phong khô cứng sẽ không thể thu hút được sự quan tâm của giới báo chí, cho dù đề tài mà nó nhắc đến có giá trị thế nào chăng nữa.

Câu chuyện PR là những tư liệu ngắn được sử dụng để lôi kéo sự chú ý của giới truyền thông đối với một sự kiện hay một vấn đề nào đó trong công ty bạn. Hãy đọc thật kỹ các tờ báo địa phương và xem xét cẩn thận các chương trình truyền hình để xác định đâu là thông tin được giới truyền thông quan tâm nhiều nhất. Bạn cũng nên quan sát xem các công ty trong lĩnh vực hoạt động của bạn sử dụng các câu chuyện PR nào, từ đó có thể tìm ra những ý tưởng tốt hơn cho câu chuyện của bạn.

Sau khi đã có ý tưởng, bạn cần lựa chọn các phương tiện chuyển tải. Nhiều tờ báo và các ấn bản phẩm thương mại địa phương thường xuyên đăng tải những sự kiện kinh doanh nhất định nào đó - đặc biệt là các chương trình khuyến mãi, tuyển dụng nhân viên mới hay các hoạt động kỷ niệm, lễ hội. Mặc dù những tin tức này không phải lúc nào cũng nằm trên trang nhất của tờ báo, nhưng chúng sẽ đảm bảo rằng bạn có thể đăng tải câu chuyện PR của mình lên tờ báo mình muốn, và bạn nên tận dụng lợi thế đó.

Đáp ứng các nhu cầu của báo giới: Nếu bạn muốn nhận được sự trợ giúp đắc lực của báo chí và đài truyền hình trong việc quảng bá kinh doanh, thì câu chuyện của bạn phải thực sự lôi cuốn họ. Giới truyền thông đơn giản sẽ không để mắt tới nhu cầu của bạn và họ chỉ đăng tải các câu chuyện PR nếu nó đáp ứng được các mối quan tâm của họ. Do đó, bạn nên lưu ý điều này và đơn giản hoá các câu chuyện PR gửi cho họ.

Luôn sẵn sàng: Hãy khẳng định ngay trong nội dung các câu chuyện PR của công ty bạn rằng chủ doanh nghiệp và CEO – người mà giới báo chí mong muốn gặp mặt - luôn sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn. Giới báo chí cũng đánh giá cao hơn các câu chuyện PR có nhắc đến tên của một số người không thuộc công ty bạn, bởi vì các phóng viên họ có thể sẽ mong muốn gặp gỡ và trò chuyện với họ để “làm nền” cho câu chuyện của bạn. Bạn hãy dành thời gian để hỏi các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh hay các chuyên gia trong ngành xem liệu họ có sẵn lòng được phỏng vấn như vậy hay không. Nếu họ đồng ý, bạn cần đưa vào ngay tên, số điện thoại và địa chỉ email của họ vào câu chuyện PR của bạn.

Nhanh chóng đi vào điểm chính: Các phóng viên và chủ bút nhận được rất nhiều câu chuyện PR khác nhau, và số chuyện được họ quan tâm ít hơn rất nhiều so với những câu chuyện bị bỏ qua. Đôi khi họ thậm chí còn không liếc qua câu chuyện mà các công ty gửi đến. Đừng để câu chuyện của bạn phải chịu chung số phận như thế. Nếu bạn muốn được giới báo chí quan tâm, hãy đi vào ý chính ngay từ đầu câu chuyện. Nếu một câu chuyện PR không thu hút được sự chú ý của giới báo chí ngay từ đoạn văn đầu tiên, mọi việc đã có thể đến hồi kết.

Đừng tự đề cao quá mức: Bạn cũng đừng dẫn dắt câu chuyện bằng các con số bán hàng ấn tượng. Việc tự đề cao quá mức không bao giờ giành được cảm tình của giới báo chí. Đừng nói sản phẩm hay dịch vụ của bạn là “tuyệt vời” hay “độc nhất vô nhị” - đặc biệt là khi thực tế không như vậy. Thay vào đó, bạn hãy trình bày thật cụ thể. Bạn nên nói với người đọc những thông tin chính xác và duy nhất về sản phẩm/dịch vụ của bạn, thay cho việc lớn tiếng nói rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn là tốt nhất.

Đừng quên những nội dung cơ bản: Câu chuyện PR của bạn nên có những thông tin quan trọng như tên họ của nhân viên liên lạc, trụ sở kinh doanh, số điện thoại, địa chỉ email và trang web... Bạn nên viết sẵn một đoạn văn ngắn miêu tả hoạt động kinh doanh của bạn và đặt vào cuối mỗi câu chuyện PR. Hãy thể hiện đoạn văn đó bằng các câu văn ngắn gọn, giản dị và vui tươi.

Ngắn gọn: Nếu dài hơn hai trang giấy thì câu chuyện PR của bạn bị xem là quá dài dòng rồi đó. Câu chuyện PR lý tưởng chỉ nên gói gọn trong một trang.

Quan tâm tới yếu tố thời gian: Các phóng viên tin nhanh hàng ngày, bất kể ở báo in, báo hình hay báo điện tử, luôn có một giới hạn thời gian nào đó dành cho các tin mới, nhưng họ cũng có thể viết một bài báo 2 tháng trước khi đăng. Nếu bạn muốn họ đăng tải những thông tin báo chí đặc biệt đó, hãy gửi câu chuyện PR của bạn trước ít nhất 2 tháng. Thông thường, các tờ nguyệt san sẽ chốt số lượng bài đăng trước ngày phát hành ít nhất 2 tháng. Nếu bạn muốn có một câu chuyện đăng trên số báo tháng 5, bạn nên gửi câu chuyện đó chậm nhất là vào tháng 2. Các phóng viên báo điện tử, báo hình, báo nói sẽ đăng tải những câu truyện ngắn gọn, nóng hổi của bạn cùng với các tin tức mới. Sau đó, do tính chất năng động của giới báo chí, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để có mặt tại các cuộc phỏng vấn hay giải thích khi họ gọi điện.

Đừng mắc sai sót: Bạn nên sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi đi câu chuyện PR của mình. Nếu chưa hoàn toàn yên tâm, bạn có thể nhờ một ai đó đọc lại, tìm xem có lỗi hoặc sai sót nào không. Thậm chí cả những nhà văn chuyên nghiệp nhất cũng mắc lỗi, và nếu bạn không là một chuyên gia trong lĩnh vực này, thì bạn càng không nên ngần ngại khi để người thứ hai, thứ ba đọc lại câu chuyện PR của bạn trước khi gửi tới giới truyền thông.

Hãy nhớ rằng bạn đang gửi câu chuyện PR của bạn tới những chủ bút và nhà báo chuyên nghiệp, cùng các phóng viên vốn rất nổi tiếng trong việc “bới lông tìm vết”. Một bức ảnh nhỏ độc đáo trong câu chuyện PR ngắn gọn và hấp dẫn của bạn sẽ làm tăng tính thuyết phục cho những thông tin mà bạn đưa ra, cho dù những tin tức của bạn có quan trọng đến thế nào.

(Nguồn: Vietnamtoday 11/07/2006)
 
Hôm nay mới mở lại cái topic này, không ngờ bà con discuss nhiều quá, hứng chí lại post lên một bài nữa vậy.

Tiếp tục nói về Press Release nhé. Sự thực thì Press Release là một công cụ rất mạnh trong PR; không chỉ vì đơn giản, nhanh chóng, mà còn ít tốn kém nữa. Press Prelease được dùng để thông báo về bất cứ một "thông tin mới" - NEWS xảy ra trong công ty. News ở đây có thể là:
  • Sản phẩm mới
  • Hợp đồng quan trọng mới
  • Cuộc thảo luận (appointment) ở cấp lãnh đạo (senior)
  • Thành tích của cá nhân / công ty
  • Đầu tư
  • Campaign / project lớn
  • Research
  • Sát nhập (Merger / Acquisition)

Theo định nghĩa thì News phải là một cái gì đó mới mẻ, khác biệt (unique). Cũng bởi trong thời đại kinh doanh hiện nay, đồng tiền nói lên sức mạnh nên nói nôm na: Những tin tức nào mà càng "dính" đến nhiều tiền thì càng "sốt".

Public Relations thực chất là một công cụ Communication. Mô hình cơ bản nhất về Communication process được đưa ra bởi 2 nhà toán học (thật thú vị làm sao!) năm 1949 như sau:
Sender => Encode => Format => Channel => Decode => Receiver
Dựa trên cái mô hình cơ bản này thì Press Release là Message format còn Channel thường dùng là Newspaper.

Tuy nhiên, một thực tế phũ phàng: thống kê cho thấy chỉ 1 trong số 10 cài Press Release là được xuất bản (published) bởi phần lớn báo giới. Tại sao? 3 nguyên nhân chủ yếu là:
  • Press Release không bao gồm tin tức (news) theo đúng định nghĩa của nó. Hoặc nếu có thì news lại không quan trọng hay quá chuyên môn (specialized) khiến không ai có hứng thú mà đọc.
  • Rất nhiều Press Release được viết cẩu thả, dùng nhiều thuật ngữ, từ lóng. Đặc biệt "giấu" những thông tin quan trọng nhất tít ở phần giữa (body). Hix, viết Press Release không giống như viết văn cấp 1, cấp 2 đâu! Đây là lý do chủ yếu cho thất bại của phần lớn Press Release.
  • Press Release không hướng đến những loại độc giả nhất định (targeting). Chiến lược "gửi 1 Press Release cho tất cả" không phải là một chiến lựoc tốt, bởi mỗi loại độc giả có một yêu cầu về thông tin và sở thích riêng.

Nên nhớ để được lên mặt báo, Press Release phải qua tay rất nhiều loại Editor ở tòa soạn báo. Vậy nên người viết cần phải rất cẩn thận. 1 số típ sau đây có thể giúp cho sự thành công của Press Release:
  • Dung lượng: 1 trang A4.
  • Đi thẳng vào vấn đề chính, tránh quanh co. Không sử dụng những cụm từ thừa kiểu như: "chúng tôi xin hân hạnh thông báo rằng ..."
  • Lề: 2 inches top và 1.5 inches left để dành chỗ cho hướng dẫn in hoặc chỉnh sửa. Khoảng cách dòng = 2 (double space).
  • Luôn viết ngày của Press Release trên đầu trang (top).
  • Dùng một dòng headline ngắn gọn, bắt mắt để thu hút Editor.
  • Tât cả những sự thực (facts) và thông tin quan trọng nhất phải được "đóng gói" (include) trong đoạn văn (paragraph) đầu tiên. Đoạn văn này cần viết ngắn gọn và dễ hiểu.
  • Trích dẫn phát biểu (quotes) nên được kèm theo. Nên dùng quotes từ những nguồn tin cậy (credible) và từ những người có thâm niên / kinh nghiệm (senior).
  • Mỗi đoạn văn (paragraph) nên bao gồm không nhiều hơn 3 câu (sentence). Riêng đoạn đầu tiên chỉ dài từ 1 - 2 câu.
  • Quá nhiều chi tiết (detail) làm giảm tính thu hút / ảnh hưởng (impact). Tuy nhiên, tại những điểm nhất định trong bài viết nên kèm theo detail để tăng sự chính xác (accuracy) của thông tin.
  • Style: viết theo kiểu báo chí (journalistic style) tốt hơn nhiều so với kiểu viết văn:D. Về journalistic style, mình sẽ có bài viê’t riêng về nó.
  • Tránh sử dụng thuật ngữ trong ngành (jargon); đặc biệt khi viết cho General press (cái này khó dịch quá - báo hàng ngày cho mọi người:D)
  • Trong khi viết không nên kèm theo những từ ngữ mang tính so sánh, đặc biệt là so sánh nhất như "tốt nhất", "xuất sắc", "ít nhất" ...
  • Nếu công ty chưa được nổi tiếng lắm thì ở phần kết nên kèm theo một câu ngắn gọn tòm tắt về những hoạt động của công ty. Ví dụ: "Công ty cổ phần XYZ, thành lập từ năm 1995, với chi nhánh tại 25 quốc gia trên thề giới, chuyên về các giải pháp cho mạng và phần mê`m máy tính ..."
  • Press Release nên kết thúc với một chữ HẾT (END) để tránh nhầm lẫn.
  • Contact name, số điện thoại, fax, email, .... cần kèm theo ở cuối trang của Press Release.
  • Targeting: chuẩn bị những bản Press Release khác nhau (về information kèm theo) để gửi cho những tờ báo khác nhau. Mỗi tờ báo có những loại người đọc khác nhau và họ cần những thông tin và fact khác nhau.
  • Chuẩn bị những attachment kèm theo nếu cần thiết (ảnh, brochure, bảng giá, thậm chí là cả sample của sản phẩm)
  • Embargo: sử dụng linh hoạt khi người viết cần thêm thời gian để update thông tin. Ví dụ: "KHÔNG XUẤT BẢN TRƯỚC 21 GIỜ NGÀY 17 / 7/ 2006". Cái dòng này viết ở đầu trang.


Hôm nay viết vậy thôi nhỉ. À mình viết như vậy mọi người có dễ hiểu không? Tại một số phần mình dịch từ sách. Nếu cần nguyên bản cứ email cho mình, mình sẽ gửi cho.
Kì tới: Press Conference
 
Đào Việt Nga đã viết:
Hiện nay có rất nhiều các khóa học PR không chính quy ngắn hạn mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những ai muốn theo đuổi và tìm hiểu thêm về nghề PR. Bản thân chị không học PR trong trường Đại học mà chỉ tham gia một lớp ngắn hạn về PR nên cũng có một chút khái niệm về PR.
Bạn có thể cho địa chỉ 1 lớp đạo tạo (dù là ngắn hạn) được ko? Cảm ơn trước!:)
 
@ chị Hà: Hồi trước em tham gia khóa học PR do công ty The Education Company tổ chức. Họ mời một số chuyên gia về PR đến dạy, có cả người nước ngoài. Chị liên hệ xem họ còn tổ chức nữa không nhé.

The Education Company
ĐC: số 2, ngõ 70, phố Linh Lang, Cống Vị, BD, HN
Tel: 7664523
Người liên hệ: Chị Phạm Thanh Hà

Ngoài ra còn có Thames Business School đầu tháng 5 vừa rồi tuyển sinh khóa học dài hạn 02 năm chuyên ngành MC (Mass Communication-Truyền thông đại chúng). Chị liên hệ xem bao giờ có khóa học tiếp theo nhé.

Thames Business School
ĐC: 91B Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Điện thoại: 04.7472611.
Email: [email protected]

Em thấy nhiều người không đánh giá cao chất lượng dạy PR ở Thames, vì giảng viên không thực sự là những chuyên gia PR giỏi, hơn nữa lại học toàn bằng tiếng Việt trong khi học phí rất cao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đào Việt Nga đã viết:
@ chị Hà: Hồi trước em tham gia khóa học PR do công ty The Education Company tổ chức. Họ mời một số chuyên gia về PR đến dạy, có cả người nước ngoài. Chị liên hệ xem họ còn tổ chức nữa không nhé.

The Education Company
ĐC: số 2, ngõ 70, phố Linh Lang, Cống Vị, BD, HN
Tel: 7664523
Người liên hệ: Chị Phạm Thanh Hà

Ngoài ra còn có Thames Business School đầu tháng 5 vừa rồi tuyển sinh khóa học dài hạn 02 năm chuyên ngành MC (Mass Communication-Truyền thông đại chúng). Chị liên hệ xem bao giờ có khóa học tiếp theo nhé.

Thames Business School
ĐC: 91B Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Điện thoại: 04.7472611.
Email: [email protected]

Em thấy nhiều người không đánh giá cao chất lượng dạy PR ở Thames, vì giảng viên không thực sự là những chuyên gia PR giỏi, hơn nữa lại học toàn bằng tiếng Việt trong khi học phí rất cao.
Chính xác là Thames lấy cao quá, mà chất lượng ko biết tới đâu. Tớ vừa hỏi được: 3.200.000 đ VN/6 buổi học, vào 18 h hàng ngày.
Còn ở The Edu.C thì 1.600.000 đVN/2 tháng, tuần học 3 buổi, cũng buổi tối.
 
Tuy nhiên, cho tớ hỏi Nga: Học ở The Edu.C thì thấy thế nào? Đầu tư 1 khoản tiền mà ko thu lại được kiến thức nào có ích thì chết.
Học khóa đó, với người ngoại đạo như tớ (lần đầu biết đến PR, biết đến PR qua mạng, và qua H-A-O), liệu có xin việc được chưa? Vào 1 phòng PR nội bộ thôi. Ờ thì họ cũng đã có chút ấn tượng tốt về khả năng giao tiếp, hùng biện của mình, 1 chút về phản ứng nhạy của mình, kinh nghiệm lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động của mình. Vậy đã coi là có tý gờ ram nào chưa? Vụ này chắc là mình quá mạo hiểm rùi!
Bà con ơi động viên tý cho đỡ run đi nèo!
 
Hồi em học ở The Education Company thì em thấy bổ ích lắm vì họ mời được những chuyên gia về PR có uy tín, tiếc là khóa học hơi ngắn nên các giảng viên không có đủ thời gian để truyền tải hết những kiến thức của họ. Cá nhân em cảm thấy số tiền em bỏ ra với những điều em thu được là xứng đáng. Ở Thames thì đúng là học phí quá cao so với chất lượng dạy.

Tuy nhiên để tham gia những khóa học ngắn hạn như vậy thì người học nên có sẵn kiến thức cơ bản về kinh tế, đặc biệt là marketing, quản lý/phát triển thương hiệu, rồi kiến thức cơ bản về báo chí vì nó rất cần thiết cho người làm PR trong khi giảng viên sẽ không đề cập lại những kiến thức đó nữa. Ngoài ra cũng nên tự trang bị thêm cho mình kiến thức về luật kinh doanh, luật báo chí và thậm chí cả đạo Nho như thầy giáo mà em được học.

Nếu chị Hà đã có kinh nghiệm về giao tiếp, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động thì em nghĩ là có thể bước đầu tiếp cận PR được rồi. Chị sẽ làm tốt mảng Event management của PR chẳng hạn. Vì PR là bao gồm 7 mảng như em đã đề cập ở trang 1 nên có thể chị sẽ phải cần thêm một số kiến thức khác nữa. Em cũng không rõ trước đây chị đã từng làm việc ở lĩnh vực nào và kinh nghiệm của chị như thế nào nên em tạm phát biểu cảm tính như vậy.

Em chúc chị thành công với lĩnh vực mới này, rất thú vị đấy chị ạ ;)
 
Đào Việt Nga đã viết:
Hồi em học ở The Education Company thì em thấy bổ ích lắm vì họ mời được những chuyên gia về PR có uy tín, tiếc là khóa học hơi ngắn nên các giảng viên không có đủ thời gian để truyền tải hết những kiến thức của họ. Cá nhân em cảm thấy số tiền em bỏ ra với những điều em thu được là xứng đáng. Ở Thames thì đúng là học phí quá cao so với chất lượng dạy.

Tuy nhiên để tham gia những khóa học ngắn hạn như vậy thì người học nên có sẵn kiến thức cơ bản về kinh tế, đặc biệt là marketing, quản lý/phát triển thương hiệu, rồi kiến thức cơ bản về báo chí vì nó rất cần thiết cho người làm PR trong khi giảng viên sẽ không đề cập lại những kiến thức đó nữa. Ngoài ra cũng nên tự trang bị thêm cho mình kiến thức về luật kinh doanh, luật báo chí và thậm chí cả đạo Nho như thầy giáo mà em được học.
Chết rồi, phải có sẵn nhiều thứ thế cơ à?
Thế thì mông lung quá. Mà tớ thì chẳng có sẵn bất cứ chút ít hành trang nào trong cái mớ khái niệm trên. Thế mới rầy rà đây!
Thực ra thì cũng biết là Pr phải trang bị nhiều kiến thức ở những mảng đó lắm, nhưng trong thời gian gấp rút thế này, làm sao được! Vả lại đâu phải cứ ôm cả đống sách các chuyên ngành đó là trang bị được kiến thức đâu. "Ko thày đố mày làm nên" mà.
Như vậy trươc khi học khóa đó, Nga đã làm PR được bao lâu?
Tự bản thân tớ cũng biết rằng, trong các khóa đạo tạo, việc học viên đã có sẵn kinh nghiệm trong công việc, rồi đem thắc mắc giải quyết ở lớp hoặc sẽ tự vỡ ra những điều bản thân chưa thông suốt trong quá trình làm việc của mình, là cách đạt được hiệu quả tốt nhất. Thế nhưng với 1 người hoàn toàn chưa biết gì về PR như tớ hiện nay, ngoài 4 trang trong topic này, cộng thêm 1 số trong Prvietnam.com.vn, thì liệu đã có thể gọi là có chút hành trang để tham gia khóa đào tạo đó chưa?
Cảm ơn Nga nhiều lắm. Và Nga vẫn tiếp tục giúp đỡ nhé?!

----------

Vậy theo kinh nghiệm của Nga, trong 1 buổi interview để tuyển PR, người ta sẽ hỏi những gì? Có khi nào họ yêu cầu mình ngay tại chỗ phải xây dựng 1 hoạt động hay 1 chiến dịch PR nào đó ko?
 
Chị à, trước khi học khóa đó em chưa có một khái niệm rõ ràng về PR, nhưng kinh nghiệm về Marketing, về thương hiệu thì em có. Học xong, em cũng vỡ ra nhiều điều. Công ty em đang làm việc liên quan ít nhiều đến PR nên bắt buộc em phải tìm hiểu.

Chị yên tâm đi, em nghĩ một người như chị sẽ dễ dàng thích ứng với công việc mới thôi. Còn cái gì mình chưa có thì sẽ học dần dần, vừa làm vừa học cũng có cái lợi của nó vì mình có thể đem những thắc mắc trong công việc hiện tại của mình để hỏi thầy cô giáo. Như lần trước em học, có một số tình huống em mang đến lớp hỏi thầy cô nhờ thầy cô đưa ra giải pháp giúp. Ngoài ra lớp em học thầy cô cho thảo luận và phân tích các tình huống có thực đang xảy ra ngoài xã hội để học viên luyện tập cách xử lý, giải quyết vấn đề.

Tóm lại theo em, thứ nhất là chị đăng ký ngay lớp PR (nếu chị thực sự muốn theo đuổi nó), thứ hai là chị cứ tự tin nhận công việc PR mà chị sắp làm. Đôi khi phải take risk một chút chị ạ, cái gì dễ dàng quá sẽ không còn thú vị nữa, phải không chị thân yêu?

À, còn câu hỏi cuối của chị, nếu em tuyển dụng người khác thì em sẽ hỏi đấy ;) Vì em chưa bị ai phỏng vấn cho vị trí PR nên để em nghĩ xem nào: chắc là sẽ hỏi sự khác nhau giữa PR và Quảng cáo, công việc của người làm PR theo bạn là gì, PR có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp, theo bạn những tố chất nào của người làm PR là cần thiết, blah blah....Có thể sẽ đưa ra tình huống giải quyết khủng hoảng chẳng hạn, hoặc nói sơ qua kế hoạch của một buổi khai trương hoặc ra mắt sản phẩm mới, blah blah... Ai mà bị em phỏng vấn là gay đấy nhỉ :)

Chị Hà đọc thêm topic Crisis Management nữa nhé, nó là một mảng của PR nhưng có một bạn lập riêng ra để hỏi, em cũng có post một số ý kiến ở trong đó
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=26824
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên