Chị Hà réo em ghê quá, mấy hôm em bị ốm nên muốn đầu óc thư giãn chút, hôm nay mới vào trả lời chị được. Những câu nào anh Nghĩa trả lời rồi thì thôi em không nhắc lại nữa.
1.Tuyển người nổi tiếng vào làm việc hoặc thậm chí làm ngay công việc của 1 PR phải chăng cũng là 1 cách thức PR?
Em chưa hiểu rõ người nổi tiếng ở đây là trong lĩnh vực nào. Nếu đó là người nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp thì có thể coi đây là một cách thức PR. Vì công chúng sẽ hiểu rằng tiềm lực của doanh nghiệp đó phải như thế nào mới kêu gọi được người nổi tiếng về làm cho họ. Cũng là cách gián tiếp để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.
Ngoài ra doanh nghiệp có thể đăng một mẩu tin trên báo thông báo về việc thay đổi nhân sự để tăng cường sự chú ý của công chúng.
4.Chính xác thì "tiếp thị" là gì?
Từ "tiếp thị" có lẽ là được dịch ra từ chữ "Marketing". Nhiều người hiểu tiếp thị một cách đơn giản là mời chào, quảng cáo. Một ví dụ sinh động là hình ảnh của mấy cô đi gõ cửa từng nhà cho dùng thử dầu gội đầu miễn phí và thế là mấy cô được gắn cho cái tên tiếp thị dầu gội đầu.
Nếu "tiếp thị" bắt nguồn từ "Marketing" thì nó sẽ bao gồm các chiến lược Marketing nhằm quảng bá và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, thương hiệu của sản phẩm để thu hút thêm nhiều khách hàng và làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Các chiến lược tiếp thị truyền thống còn gọi là mô hình 4P bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (hệ thống phân phối) và Promotion (kỹ thuật yểm trợ bán hàng).
Trong đó Promotion bao gồm PR, Quảng cáo, Khuyến mại, Bán hàng trực tiếp. Như vậy quảng cáo chỉ là một phần nhỏ trong khái niệm tiếp thị.
Ngày nay nhiều chuyên gia đưa ra mô hình tiếp thị 4A để bổ sung cho mô hình 4P, bao gồm 4 yếu tố (hay là 4 yêu cầu của sản phẩm): Acceptance (sự chấp nhận được), Affordability (giá cả hợp lý), Accessibility (tiếp cận dế dàng) và Awareness (được khách hàng biết tới).
Lưu ý yếu tố để khách hàng chấp nhận sản phẩm không đơn giản là bản thân sản phẩm mà họ nhìn thấy bằng vật chất. Giá cả hợp lý là giá cả được định ra trên cơ sở giá khách hàng sẵn sàng trả.
Sự tiếp cận cũng không đơn thuần là sự có mặt của sản phẩm tại các điạ điểm phân phối. Và để khách hàng biết được sự tồn tại của sản phẩm thì không phải chỉ nhờ những chương trình quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5.Thế nào là: Reputation Management?
Hiểu một cách nôm na thì đó là việc quản lý danh tiếng/thương hiệu của doanh nghiệp hay của sản phẩm, là một phần của hoạt động PR.
Trước hết hãy tìm hiểu khái niệm "corporate reputation":
"Corporate reputation is the sum of all these stakeholder perceptions. Corporate reputation can be thought of as an asset that increases in value as its stakeholders accumulate more positive experiences with the corporation" (Danh tiếng của doanh nghiệp là tổng hòa nhận thức của tất cả những người có quyền lợi với doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp có thể được coi là một loại tài sản mà giá trị của nó được tăng lên khi các thành viên ngày càng có nhiều nhìn nhận, đánh giá tích cực đối với doanh nghiệp).
Việc quản lý danh tiếng/thương hiệu nói chung cũng cần phân biệt giữa product reputation (danh tiếng/thương hiệu của sản phẩm) và corporate reputation (danh tiếng/thương hiệu của doanh nghiệp).
Quản lý danh tiếng của doanh nghiệp hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc nắm bắt các cơ hội và chống lại các mối đe dọa. Nó liên quan đến các chiến lược phòng thủ trong việc giải quyết khủng hoảng và các chiến lược tấn công khi tung ra một sản phẩm mới nhằm đạt được hoặc thay đổi một mô hình kinh doanh nào đó.
Đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động này rất được chú trọng. Chị Hà thử vào một trang web của một thương hiệu nổi tiếng nào đó ví dụ như Cocacola, Honda...có thể sẽ tìm được các bài viết về cách họ quản lý reputation như thế nào. Link ở dưới là bài viết về reputation management của Honda khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.
http://www.hondanews.com/catID7624?mid=2003090256648&mime=asc