Đặng Minh Châu
(sly whizz kid)
Điều hành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/f
Con gái Hà Nội :x
:x Có một Hà Nội của những mẹ, những bà, một Hà Nội chịu thương chịu khó, một Hà Nội dịu hiền và đảm đang, một Hà Nội mà mọi người vẫn tự hào gọi bằng cái tên: "Con gái Hà Nội gốc". Hầu hết họ đều đã ở tuổi 60 – 70 hay thậm chí còn nhiều hơn thế. Sáng sáng họ dậy sớm nấu cho chồng, cho con bát phở, xuất bánh mỳ trứng ốp la hoặc ra phố mua về món bánh cuốn mỏng tang chính gốc Thanh Trì thơm mùi cà cuống. Rồi khi chồng con lên xe đi làm là lúc họ thong thả xách chiếc làn ra chợ, chọn mua đồ chuẩn bị cho bữa cơm trưa, cơm chiều cho gia đình. (Khác hẳn với những cô gái thời công nghiệp, tranh thủ thời gian chạy ù ra chợ chọn cho nhanh, mua cho "no con mắt" hơn là theo nhu cầu ăn uống). Những chiếc làn của "con gái Hà Nội gốc" ấy thường ít mà tinh. Chọn miếng rọi sao cho thật ngon và hợp với món ăn định làm, chọn con cá chép sao cho béo vàng, rán lên phải có mùi thơm phức, chọn con ốc sao cho phải đúng là thứ ốc mít Hồ Tây, luộc lên chấm mắm gừng ăn giòn sần sật… Mùa nào thức ấy, cứ khi những hạt mưa cuối thu rơi lắc rắc là lúc trên bàn nhà họ có món chả rươi thơm lừng, vàng ruộm. Khi cái gió heo may bắt đầu se se đường phố cũng là lúc trên bàn thờ không thể thiếu hương cốm xanh thoang thoảng và đĩa hồng chín đỏ au.
Bà giáo Hằng sống ở phố Hàng Đào, nay đã sắp bước sang tuổi "lục tuần" nhưng vẫn ngày ngày làm tròn phận sự của người con dâu với bố chồng đã ngoài 80 tuổi. Mà chuyện làm tròn phận sự này đâu phải dễ. Ông bố chồng có chiếc nồi đồng “thửa riêng" bé bằng quả dừa, chuyên để nấu cơm. Phải nấu sao cho khéo để cụ vét đủ hai lưng cơm, mà cơm không được nát quá hay khô quá, phải đúng cữ “dẻo dẻo” mà cụ ưng. Rồi lại phải củi lửa sao cho vừa khéo để dưới đáy nồi có một lớp cháy mỏng, giòn mà không quá cứng để cụ ăn cuối bữa cho thơm miệng. Ngày nào khi đi chợ, bà giáo cũng rẽ qua hàng thịt quay đầu chợ Hàng Bè, mua một miếng thịt nhỏ bằng ngón tay để cụ cặp vào miếng cháy cuối nồi này… Rồi sau đó là một tách trà nhỏ xíu, nhưng phải đúng là thứ trà ướp hương sen thơm dịu… Chẳng bao giờ thấy người phụ nữ ăn mặc lúc nào cũng gọn gàng, lịch thiệp và tinh tế này một nét mệt mỏi. Vẫn nụ cười tươi khi gặp khách, vẫn dáng vẻ nhanh nhẹn mà duyên dáng khi mời khách vào căn phòng mát rượi, bài trí trang nhã, mùa nào hoa đấy... Chồng của bà Hằng là một vụ trưởng của một cơ quan Nhà nước nên ông thường được mời đi ăn cơm khách nhiều, song chưa bao giờ ông chịu bỏ bữa cơm với vợ - kể cả những bữa cơm trưa. Đơn giản vì ông "nghiện" tài nấu ăn của bà, nghiện luôn cả cái cách bà bưng thau nước mời chồng rửa mặt mỗi khi ông từ cơ quan về nhà.
Mẹ của cô bạn gái rất thân của tôi cũng là một "con gái Hà Nội gốc". Gặp bà trong không gian chật hẹp của căn nhà cổ phố Hàng Bạc khi bà đang nấu món canh cua rau dút, lại chỉ nấu trong chiếc nồi nhôm lâu năm, nhưng sao trông ngon mắt và thèm ăn đến vậy. Đó là cái tài của con gái Hà Nội gốc. Thế mới biết, không phải cứ sơn hào hải vị mới là ngon.
Lại nhớ chuyện cụ bà "Hà Nội gốc" ở cạnh nhà. Mỗi lần nhà bà ăn bún mắm tép, bà lại mất cả nửa buổi sáng để đi chợ mua cho đủ gần 20 thứ rau các loại. Mắm tép cũng phải do chính tay bà làm, để đã ngấu lên màu đỏ au, thơm lựng mà không nặng mùi mắm chút nào, ăn mắm mà hệt như đang thưởng thức trà đạo của Nhật vậy.
Mỗi khi đến Hà Nội, dẫu được mời đi nhà hàng những người bạn nước ngoài lại mong được đến nhà những người bạn Việt Nam của mình để thưởng thức món nem rán, món thịt chân giò… tay cầm đũa có vẻ ngượng nghịu nhưng vẫn ăn uống nhiệt tình. Nhiệt tình vì ngon, vì được những người bà, người mẹ của bạn chăm sóc rất ân cần, chu đáo.
:x
:x Có một Hà Nội của những mẹ, những bà, một Hà Nội chịu thương chịu khó, một Hà Nội dịu hiền và đảm đang, một Hà Nội mà mọi người vẫn tự hào gọi bằng cái tên: "Con gái Hà Nội gốc". Hầu hết họ đều đã ở tuổi 60 – 70 hay thậm chí còn nhiều hơn thế. Sáng sáng họ dậy sớm nấu cho chồng, cho con bát phở, xuất bánh mỳ trứng ốp la hoặc ra phố mua về món bánh cuốn mỏng tang chính gốc Thanh Trì thơm mùi cà cuống. Rồi khi chồng con lên xe đi làm là lúc họ thong thả xách chiếc làn ra chợ, chọn mua đồ chuẩn bị cho bữa cơm trưa, cơm chiều cho gia đình. (Khác hẳn với những cô gái thời công nghiệp, tranh thủ thời gian chạy ù ra chợ chọn cho nhanh, mua cho "no con mắt" hơn là theo nhu cầu ăn uống). Những chiếc làn của "con gái Hà Nội gốc" ấy thường ít mà tinh. Chọn miếng rọi sao cho thật ngon và hợp với món ăn định làm, chọn con cá chép sao cho béo vàng, rán lên phải có mùi thơm phức, chọn con ốc sao cho phải đúng là thứ ốc mít Hồ Tây, luộc lên chấm mắm gừng ăn giòn sần sật… Mùa nào thức ấy, cứ khi những hạt mưa cuối thu rơi lắc rắc là lúc trên bàn nhà họ có món chả rươi thơm lừng, vàng ruộm. Khi cái gió heo may bắt đầu se se đường phố cũng là lúc trên bàn thờ không thể thiếu hương cốm xanh thoang thoảng và đĩa hồng chín đỏ au.
Bà giáo Hằng sống ở phố Hàng Đào, nay đã sắp bước sang tuổi "lục tuần" nhưng vẫn ngày ngày làm tròn phận sự của người con dâu với bố chồng đã ngoài 80 tuổi. Mà chuyện làm tròn phận sự này đâu phải dễ. Ông bố chồng có chiếc nồi đồng “thửa riêng" bé bằng quả dừa, chuyên để nấu cơm. Phải nấu sao cho khéo để cụ vét đủ hai lưng cơm, mà cơm không được nát quá hay khô quá, phải đúng cữ “dẻo dẻo” mà cụ ưng. Rồi lại phải củi lửa sao cho vừa khéo để dưới đáy nồi có một lớp cháy mỏng, giòn mà không quá cứng để cụ ăn cuối bữa cho thơm miệng. Ngày nào khi đi chợ, bà giáo cũng rẽ qua hàng thịt quay đầu chợ Hàng Bè, mua một miếng thịt nhỏ bằng ngón tay để cụ cặp vào miếng cháy cuối nồi này… Rồi sau đó là một tách trà nhỏ xíu, nhưng phải đúng là thứ trà ướp hương sen thơm dịu… Chẳng bao giờ thấy người phụ nữ ăn mặc lúc nào cũng gọn gàng, lịch thiệp và tinh tế này một nét mệt mỏi. Vẫn nụ cười tươi khi gặp khách, vẫn dáng vẻ nhanh nhẹn mà duyên dáng khi mời khách vào căn phòng mát rượi, bài trí trang nhã, mùa nào hoa đấy... Chồng của bà Hằng là một vụ trưởng của một cơ quan Nhà nước nên ông thường được mời đi ăn cơm khách nhiều, song chưa bao giờ ông chịu bỏ bữa cơm với vợ - kể cả những bữa cơm trưa. Đơn giản vì ông "nghiện" tài nấu ăn của bà, nghiện luôn cả cái cách bà bưng thau nước mời chồng rửa mặt mỗi khi ông từ cơ quan về nhà.
Mẹ của cô bạn gái rất thân của tôi cũng là một "con gái Hà Nội gốc". Gặp bà trong không gian chật hẹp của căn nhà cổ phố Hàng Bạc khi bà đang nấu món canh cua rau dút, lại chỉ nấu trong chiếc nồi nhôm lâu năm, nhưng sao trông ngon mắt và thèm ăn đến vậy. Đó là cái tài của con gái Hà Nội gốc. Thế mới biết, không phải cứ sơn hào hải vị mới là ngon.
Lại nhớ chuyện cụ bà "Hà Nội gốc" ở cạnh nhà. Mỗi lần nhà bà ăn bún mắm tép, bà lại mất cả nửa buổi sáng để đi chợ mua cho đủ gần 20 thứ rau các loại. Mắm tép cũng phải do chính tay bà làm, để đã ngấu lên màu đỏ au, thơm lựng mà không nặng mùi mắm chút nào, ăn mắm mà hệt như đang thưởng thức trà đạo của Nhật vậy.
Mỗi khi đến Hà Nội, dẫu được mời đi nhà hàng những người bạn nước ngoài lại mong được đến nhà những người bạn Việt Nam của mình để thưởng thức món nem rán, món thịt chân giò… tay cầm đũa có vẻ ngượng nghịu nhưng vẫn ăn uống nhiệt tình. Nhiệt tình vì ngon, vì được những người bà, người mẹ của bạn chăm sóc rất ân cần, chu đáo.
:x