Thái Minh Hoàng Hà
(Jolly Joker)
Điều hành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/f
Uống bia Tự Lực ở Bách Khoa ý :mrgreen: 2000/lít chỉ cần 1 lít cả đội cũng ngất ngây )
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
bài của Sư phụ
THÁNG TƯ VÀNG
Trong đời người, chúng ta đã đi trên biết bao con đường. Những con đường thành phố, những con đường quê, những con đường Bắc Trung Nam, những con đường Âu Mỹ Á, những đại lộ thênh thang, hay những con dốc mịt mờ bụi đỏ... Nhưng có lẽ đẹp nhất, thân thương nhất, ấy là khi ta về lại trên những con đường tuổi thơ.
Ai mà chả từng nuôi trong mình những kỷ niệm trong veo của tuổi hồn nhiên cắp sách. Con đường tuổi thơ có gì lạ, mà đẹp, mà yêu, mà thân thương đến thế, mà những tiếng ve trưa hè cũng trở nên tha thiết vô cùng. Mà mỗi hàng cây, mỗi tán lá cũng trở thành niềm nhớ. Để mỗi khi đi xa, trong ai cũng khắc khoải hiện về những bóng mát của tháng ngày thơ ấu.
Có những con đường như thế ta đã qua. Những con đường làm nên một tháng Tư khác của Hà Nội, một tháng Tư vàng...:*
Không như những loài cây khác như bàng, sấu... thường trút lá vào mùa thu. KHông phải là những con đường liu riu lá me bay, những con đường "lá sấu rắc nhoè mặt phố". Hàng xà cừ trút lá lúc cuối xuân đầu hạ, làm nên những con đường lao xao như cổ tích.
Trong những cơn gió tháng Tư hào phóng ngờm ngợp. Dọc những con đường Láng, đường Bưởi, Hoàng Diệu, Giảng Võ..., lá vàng bay như những thông điệp của mùa, gửi trong hồn phố, lay động cả những vòng xe qua. Này là lũ sinh viên như ta giờ tan lớp chạy xe vòng đi vòng lại đến dăm lần. Này là là lũ học trò áo trắng mùa thi í ới đạp xe đuổi nhau như muốn níu lại chút thời gian tuổi học trò rồi xa mãi. Lá xà cừ xoay xoay khe khẽ, để rồi mỗi cơn gió về qua lại ào ào đổ xuống những cơn mưa lá. Hà Nội không có những mùa thu vàng. Chỉ có những tháng Tư màu nắng và lá xà cừ xào xạc mỗi bước chân qua...
Kỳ lạ thế, mới ngày hôm qua mưa phùn gió bấc, những tàng cây xám xịt như sắt lại trong cái lạnh màu chì. Mới ngày hôm qua Tháng Ba còn ám ảnh trên những cành khô, người ta áo mưa lụp xụp phóng xe ào ào qua phố, tránh những vũng nước đọng. Lũ thanh niên choai choai đùa nghịch vọt ga làm nước bắn tung toé lên vai những người đi đường. Bừng một cái, nắng hè chơm chớm dậy thì. Đã bừng sáng lên màu trời xanh, lốp xốp mấy cụm mât trắng. Trời tấp tểnh sang hạ, nhưng vẫn còn lưu luyến chút ngày xuân. Nhưng nắng thì đã kịp phập phồng, xanh lên trong trẻo:x . Thế là hàng cây thay áo mới. Cái màu lá hươm vàng "mơ phai", đợi gió để mà trút xuống, cho những mùa xanh non sau hạ. Người ta có lý do để nhởn nhơ, để thong thả mỗi khi ra đường. Ngắm nhìn những mùa lá xôn xao, trong mênh mang trời đất. Tưởng như chưa có thời khắc nào đẹp như như những tháng Tư. Và chợt nhận ra, trong mênh mang vòm lá, những tiếng rao thân thương quá đỗi, len cả vào trong những ngõ nhỏ mơ hồ
Ta đi trong lòng phố, đi trong màu lá vàng xôn xao, thấy lòng thênh thang đến lạ. NGước nhìn lên mái phố lá khô rụng đầy, thấy những ngôi nhà êm đềm nép trong lá, trong thời gian. Một tháng Tư nào đó, chiếc lá kia sẽ rơi về phía đất. Để sau những ngày mưa, thấy trong một khu vườn nào đó còn sót lại, từ trong lớp lá ẩm, mọc lên những mầm cây, xanh như là hi vọng...
Những gốc xà cừ cổ thụ, cao lớn như những vòng tay ôm đã che chỏ biêt bao số phận, bao con người, là chứng nhân của "những nẻo đường đời", là bạn của bao "thời hoa niên sôi nổi". Ngày nhỏ, sau một đêm thức dậy, sau một đêm trở gió, khoảng sân trwưóc khu tập thể phủ đầy lá, và bọn trẻ con lao xao chạy đùa, thấy bác lao công cần mẫn quét lá như đang quét đi tất cả thời gian....
Từ những Tháng Tư ấy, những con đường ấy, lũ học trò đạp xe qua mùa thi để vào những cổng trường đại học. Những cô bé cậu bé đi qua yêu dấu để dễ thương thành những người tình. Ta đi qua con đường tuổi thơ để lớn lên, để bước vào những mùa hè dông bão...
Mỗi mùa lá xà cừ vàng bay, lại một tuổi đời theo đi. Có ai đánh dấu số tuổi mình? và có ai giữ nổi màu lá "mơ phai" kia còn mãi trên đầu. Cây trút lá để những hàng cây lớn khôn thêm.
Và những tháng Tư lại đi qua. Những tháng Tư và con đường tuổi thơ giờ cũng xa lắm rồi. Ấu thơ ơi, bao giờ ta về lại?
Có những con đường tháng Tư mùa lá xà cừ vàng bay...[/color]
Không như những loài cây khác như bàng, sấu... thường trút lá vào mùa thu. KHông phải là những con đường liu riu lá me bay, những con đường "lá sấu rắc nhoè mặt phố". Hàng xà cừ trút lá lúc cuối xuân đầu hạ, làm nên những con đường lao xao như cổ tích.
Trong những cơn gió tháng Tư hào phóng ngờm ngợp. Dọc những con đường Láng, đường Bưởi, Hoàng Diệu, Giảng Võ..., lá vàng bay như những thông điệp của mùa, gửi trong hồn phố, lay động cả những vòng xe qua. Này là lũ sinh viên như ta giờ tan lớp chạy xe vòng đi vòng lại đến dăm lần. Này là là lũ học trò áo trắng mùa thi í ới đạp xe đuổi nhau như muốn níu lại chút thời gian tuổi học trò rồi xa mãi. Lá xà cừ xoay xoay khe khẽ, để rồi mỗi cơn gió về qua lại ào ào đổ xuống những cơn mưa lá. Hà Nội không có những mùa thu vàng. Chỉ có những tháng Tư màu nắng và lá xà cừ xào xạc mỗi bước chân qua...
Trả lời chị Sói con này:trích dẫn chữ ký của anh Vinh
Chào Đặng Đức Vinh,
Bạn đã được cảnh cáo/nhắc nhở vì bài viết hoặc hoạt động của bạn vi phạm quy định của H-A-O.
Người thực hiện: Thái Minh Hoàng Hà
Thời gian: 18-02-2006, 02:10 PM
Hết hạn: 19-04-2006, 02:10 PM
Thù này phải trả !
Annie đã viết:Đọc bài chị Thảo, tự nhiên lắng mình lại một chút, chợt nhận ra mình "lỗi" quá . Nhà em cũng đã 4 đời ở Hà Nội, tuy quê gốc ở Hà Nam, ko biết có được gọi là người gốc "Hàng" ko? Nhưng cũng cứ cho là mình cũng là một cô gái đã sống ở HN, lớn lên ở HN suốt thời thơ ấu, dưới vòng tay của bà nội và mẹ là hai người phụ nữ rất Hà Nội.
Cô gái Hà Nội ngày xưa đảm đang, chăm sóc gia đình như thế... Nhìn lại mình thấy có phần xấu hổ. Đổ lỗi cho học hành, cho những kì thi đội tuyển triền miên, cho những đêm dài thức học đến 2-3 giờ sáng.... để bù đắp cái đôi bàn tay 18 tuổi vẫn chưa biết nấu cơm. Ừ, có lẽ lí do cũng đáng thông cảm đấy, nhưng cái chất con gái Hà Nội có phải chăng đã vương mất phần nào? Bao lần mẹ gọi xuống dậy nấu ăn, là bấy nhiêu lần chạy vội đến bàn học nói với xuống "con bận học mà!".
Mẹ buồn, mình biết, mẹ lo về sau con gái lúng túng trước mặt mẹ chồng, mình biết. Nhưng sao ko một lần đủ can đảm tự giác xuống học mẹ nấu ăn? Phải chăng cái cuộc sống bận rộn công nghiệp đã làm cái tính ăn sẵn ăn sâu vào máu? Cứ nói đùa với mẹ: "sau này con thuê 10 osin, mẹ đừng lo", rồi nhe nhởn cười. Những lúc ấy mẹ chỉ lắc đầu.
Bây giờ đã đi xa rồi, ko chỉ chuyện nấu ăn mà cảchuyện đường ăn ý ở, đối xử với mọi người trong cuộc sống thế nào cho phải phép cũng ko còn có mẹ dìu dắt, bảo ban. Lúc này mới cảm thấy tiếc, mới hiểu mình đã thực sự để mất điều gì. Cái phần rất Hà Nội, rất dịu dàng, rất đáng trân trọng của cô gái Hà Nội mà mẹ muốn gửi vào mình thì mình đã vô tình ko nhận lấy. Nhiều lúc tức tưởi vì chả biết làm thế nào, để rồi thất thố lại ngồi gạt nước mắt nhớ lời mẹ dặn...
Kiếm tìm mãi mới được một quán ăn Việt Nam, vui sướng thấy quán ghi "đặc biệt: bún chả Hà Nội". Đến lúc món đã được dọn ra, và đầu lưỡi đã nếm thử miếng chả to đùng, béo ngậy trong bát, thì mới thấy cái niềm vui hứng khởi ban đầu dường như xẹp lại. Vị bún chả ko thơm chỉ thấy dày đặc thit, và nước chấm thì quá nhiều đường, ngọt lợ, khó chịu. Lại nhớ khi ở nhà mẹ dạy "pha nước chấm thì để mẹ dạy là nhất đấy", mà quả là lần nào ăn món gì có nước chấm của mẹ cũng ko chê vào đâu được, với mẹ nước chấm mới là tâm hồn của món ăn, chứ ko phải những miếng thịt dày sưng đầy mỡ kia.
Tự nhiên giữa cái bận rộn của cuộc sống tư bản, lòng lắng lại với những hoài niệm về gia đình, về mẹ, về Hà Nội yêu dấu. Tiếng nhạc bên tai là "Em ơi Hà Nội phố". Hà Nội sao mà day dứt, ám ảnh... Liệu có phải là cô gái Hà Nội theo đúng nghĩa? Thời gian sẽ trả lời...
Thái Minh Hoàng Hà đã viết:Hồi bé đến giờ còn thích món bánh đa kê cơ ( dạo này ít thấy ai rao ( khổ quá SV nghèo vượt khó cứ thích mấy món đấy =P~
hơ, đúng rồi, tớ nhớ bún chả ở đấy luôn, trước bạn Khoa cũng học Ngô Sắn Luộc à?? Lớp nào thế???Nguyễn Anh Khoa đã viết:@anh Zest : Chỗ bún chả ở Hàm Long nó đóng cửa thật rồi huh ? Có đúng như thế ko ạ ? tại cách đây hai tháng hay hơn, em vẫn còn ăn ở đấy mà ? :-/. Hồi trc học Ngô Sắn Khoai buổi sáng đi học về lúc 12h cứ qua cái chỗ đóa là lại phải nuốt nước bọt (