Những vấn đề nóng hổi của Vậy Lý ngày nay

Những người thích chiêm ngưỡng cảnh đẹp kì thú trên bầu trời có thể thưởng thức một số cực quang ngoạn mục vào ngày mai. Sau một giấc ngủ dài, Mặt trời của chúng ta đang bừng thức giấc. Hồi sáng thứ bảy tuần trước, bề mặt ngài thái dương đã phun trào và phóng thích hàng tấn plasma (các nguyên tử bị ion hóa) vào không gian vũ trụ. Plasma lao thẳng về phía chúng ta, và khi tới nơi, nó có thể tạo ra một màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt.
auroraalertt.jpg

Ảnh chụp tia X của Mặt trời vào sáng thứ bảy, ngày 1 tháng 8. Vòng cung tối ở gần rìa trên bên phải ảnh là sợi plasma đang phun ra khỏi bề mặt. Vùng sáng rực là một tai lửa mặt trời không có liên quan. Ảnh: NASA

Nhà thiên văn học Leon Golub ở Trung tâm Thiên văn vật lí Harvard-Smithsonian (CfA) cho biết: “Đợt phun trào này nhắm thẳng về phía chúng ta, và được trông đợi sẽ tới đây vào ngày 4 tháng 8. Khá lâu rồi mới có một đợt phun trào chính thức nhắm thẳng về phía chúng ta như thế này”.

Đợt phun trào, gọi là sự phun trào vật chất vành nhật hoa, đã được Đài thiên văn Động lực học Mặt trời (SDO) của NASA ghi hình trên camera. SDO là một phi thuyền phóng lên quỹ đạo hồi tháng 2. Nó cung cấp các hình ảnh chất-lượng-tốt-hơn-HD của Mặt trời ở nhiều bước sóng khác nhau.

Khi một đợt phun trào vật chất vành nhật hoa đi tới trái đất, nó tương tác với từ trường của hành tinh chúng ta, có khả năng gây ra bão địa từ. Các hạt bức xạ từ mặt trời đổ thác theo các đường sức từ xuống hai địa cực của trái đất. Các hạt đó va chạm với các nguyên tử nitrogen và oxygen trong khí quyển, làm cho chúng phát sáng giống như cơ chế xảy ra trong bóng đèn neon.

cực quang thường chỉ có thể nhìn thấy ở những vĩ độ cao. Tuy nhiên, trong một cơn bão địa từ, cực quang có thể thắp sáng bầu trời ở những vĩ độ thấp hơn. Những người đam mê bầu trời ở miền bắc nước Mĩ và những nước khác sẽ hướng mắt về phương bắc trong đêm 3 hoặc 4 tháng 8 để chiêm ngưỡng màn trình diễn ánh sáng lục và đỏ hết sức ngoạn mục.

Mặt trời của chúng ta đã trải qua một chu kì hoạt động đều đặn trung bình khoảng 11 năm. Cực đại mặt trời gần đây nhất xảy ra vào năm 2001. Cực tiểu gần đây nhất của nó thì đặc biệt yếu và kéo dài. Đợt phun trào này là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mặt trời của chúng ta đang tỉnh giấc và đang tiến tới một kì hoạt động cực đại khác.

Nguồn: PhysOrg.com
 
Điện tích có thể làm thay đổi điểm đông đặc của nước

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science, số ra ngày 5 tháng 2, tường thuật rằng nước có thể đông đặc ở những nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào bề mặt mà nó nằm trên đó là tích điện dương hay âm. Dưới những điều kiện nhất định, nước thậm chí còn đông đặc khi nó nóng lên.

“Chúng tôi rất, rất ngạc nhiên trước kết quả này”, đồng tác giả của nghiên cứu trên, Igor Lubomirsky thuộc Viện Khoa học Weizmann ở Rehovot, Israel, nói. “Có nghĩa bằng cách điều khiển điện tích bề mặt, hoặc dương hoặc âm, bạn có thể kìm hãm sự hình thành băng hoặc thúc đẩy sự hình thành băng”.

nuoc_dongdac.jpg

Một bình quan sát chưa bao giờ sôi, nhưng một bình tích điện thỉnh thoảng lại đông đặc.

Nước thường hay đông đặc bằng cách hình thành một tinh thể băng xung quanh một hạt bụi hoặc một số tạp chất khác. Không có điểm khởi đầu đó, nước vẫn ở thể lỏng dù dưới điểm đông đặc của nó, xuống tới khoảng -42 độ Celsius. Nước siêu lạnh này có ích trong tự nhiên và trong phòng thí nghiệm, từ loài ếch và loài cá sống sót qua mùa đông kéo dài cho đến sự bảo quản đông lạnh của máu và các mô.

Các nhà khoa học đã nghi ngờ trong hàng thập kỉ qua rằng người ta có thể điện trường để kích hoạt sự đông đặc ở nước siêu lạnh. Một phân tử nước có một chút điện tích dương ở một đầu và một chút điện âm ở đầu kia, nên điện trường có thể đưa các phân tử nước thành dạng rắn bằng cách sắp thẳng hàng chúng theo điện tích.

Nhưng những thí nghiệm trước đây nhằm tìm hiểu xem điện trường có thể tác động đến sự đông đặc hay không thật rắc rối bởi các chất liệu được sử dụng. Những chất giữ điện tích tốt nhất là những kim loại, nhưng như bất kì ai từng cố gắng mở cánh cửa xe hơi sau một cơn bão tuyết đều rõ, băng hình thành dễ dàng trên kim loại mà không cần điện tích gì cả.

“Nếu bạn thử làm thí nghiệm này với kim loại, thì bạn chẳng biết cái gì do điện trường gây ra và cái gì do chính kim loại mang lại”, Lubomirsky nói. “Chúng ta muốn biết điện tích có ảnh hưởng gì hay không, hay là cái gì đó đặc biệt ở kim loại”.

Thay cho kim loại, Lubomirsky và các đồng nghiệp của ông sử dụng một chất liệu hỏa điện, chất có thể hình thành một điện trường tồn tại ngắn khi nóng lên hoặc lạnh đi. Các nhà nghiên cứu sử dụng bốn tinh thể hỏa điện, mỗi tinh thể đặt bên trong một bình chứa bằng đồng. Mặt dưới của hai tinh thể được tráng chromium để dẫn điện tích, và hai tinh thể kia thì tráng nhôm oxide để giữ bề mặt không tích điện.

Các nhà nghiên cứu đặt cơ cấu thí nghiệm trong một căn phòng ẩm ướt và giảm nhiệt độ máy điều nhiệt cho đến khi các giọt nước hình thành trên mỗi tinh thể, sau đó làm lạnh căn phòng thêm cho đến khi nước đông đặc.

Khi không có điện tích nào trên mặt, trung bình nước đông đặc ở - 12,5 độ C. Nhưng với bề mặt tích điện dương, nước đông đặc ở nhiệt độ tương đối êm dịu, - 7 độ C. Và với bề mặt tích điện âm, băng hình thành, tính trung bình, ở nhiệt độ đông lạnh – 18 độ C.

“Tác dụng mạnh của điện tích thật là kịch tính”, phát biểu của nhà vật lí Gene Stanley ở trường Đại học Boston. Ông còn nói rằng tính đơn giản của thí nghiệm trên có nghĩa là “nó là thứ hầu như chắc chắn đúng”.

Lubomirsky và các đồng sự còn làm cho nước đông đặc bằng cách tăng nhiệt độ của nó. Các giọt nước vẫn ở trạng thái lỏng tại -11 độ C trong thời gian lên tới 10 phút trên một bề mặt tích điện âm. Nhưng sau khi điện tích âm bị khử đi, thì việc làm nóng căn phòng lên – 8 độ C là đủ để cảm ứng một điện tích dương trên tinh thể hỏa điện và làm nước đông đặc.

“Đó là một hành trạng rất kì dị”, nhà vật lí khí quyển Will Cantrell thuộc trường Đại học Công nghệ ở Houghton, bình luận. “Trong trường hợp này, trên chất liệu đặc biệt này, nếu bạn làm ấm nó lên, bạn có thể làm cho nó đông đặc”.

Đồng tác giả Meir Lahav, cũng ở Viện Weizmann, nói phản ứng của nước với điện tích có lẽ phụ thuộc vào mức độ sắp thẳng hàng của các phân tử nước trên bề mặt mà chúng đông đặc, mặc dù cần có thêm nghiên cứu để tìm ra chính xác cái gì đang diễn ra.

“Các phân tử nước sẽ sắp hàng khác nhau, nên tôi dè chừng rằng sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ đông đặc của băng”, Lahav nói. “Nhưng tôi không trông đợi một sự khác biệt lớn như vậy. Tôi rất vui mừng thấy được điều đó”.

Mặc dù ông không có kế hoạch đặc biệt nào nhằm khai thác hiệu ứng trên cho những ứng dụng thí dụ như sự đông đặc đông lạnh hoặc gieo mây, nhưng Lahav nói đội của ông đã đăng kí một bằng sáng chế.

Sự tạo lõi băng “là một bài toán rất cơ bản”, ông nói. “Chừng nào bạn hiểu rõ vấn đề hơn – tức là có sự hiểu biết mới về một hiệu ứng mới – thì các ứng dụng luôn xuất hiện sau đó”.

Theo physorg.com
 
Năng lượng tối’ sẽ làm cho vũ trụ giãn nở mãi mãi

Các nhà khoa học phát hiện vũ trụ của chúng ta có khả năng sẽ tiếp tục giãn nở mãi mãi.

Các nhà nghiên cứu NASA sử dụng một ‘thấu kính thiên hà’ cho thấy vũ trụ cuối cùng sẽ trở thành một vùng đất hoang vu, lạnh lẽo và chết chóc.

Các nhà thiên văn đã sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble để tính ra lượng ‘năng lượng tối’ bí ẩn có mặt trong vũ trụ.
nangluonggianno.jpg

Ánh sáng sao bị bẻ cong xung quanh đám thiên hà Abell 1689.

Nghiên cứu khảo sát năng lượng tối, cái đang tiếp tục đẩy vũ trụ ra xa nhau, cấu thành từ cái gì.

Sử dụng ‘thấu kính thiên hà’ để tính ra lượng năng lượng tối có mặt trong không gian, các nhà khoa học kết luận rằng sự phân bố của lực chưa giải thích được đó có nghĩa là vũ trụ có khả năng sẽ không bao giờ ngừng giãn nở.

Các nhà khoa học đã sử dụng kính Hubble để khảo sát xem ánh sáng phát ra từ các ngôi sao bị bóp méo như thế nào bên trong và xung quanh một đám thiên hà khổng lồ tên gọi là Abell 1689.

Kích cỡ của đám thiên hà làm cho ánh sáng bị bẻ cong xung quanh các thiên hà mà các nhà thiên văn sử dụng để đi xem Abell 1689 cách trái đất bao xa, đo khối lượng của nó và quan trọng hơn, đo sự phân bố của năng lượng tối.

Các nhà khoa học đã khảo sát 34 ảnh chụp thiên hà do Hubble và các đài thiên văn mặt đất thực hiện để nghiên cứu hiện tượng trên.

‘Hình dạng, thành phần và số phận của vũ trụ đều liên hệ phức tạp với nhau’, phát biểu của nhà nghiên cứu Priyamvada Natarajan ở trường đại học Yale. ‘Nếu bạn biết hai, bạn có thể suy luận ra cái thứ ba. Chúng ta đã có kiến thức khá tốt về thành phần khối lượng-năng lượng của vũ trụ, cho nên nếu chúng ta có thể làm chủ dạng hình học của nó thì chúng ta sẽ có thể luận ra chính xác số phận của vũ trụ sẽ như thế nào’.

Giáo sư Eric Jullo ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, những đứng đầu nhóm nghiên cứu, nói: ‘Chúng ta phải giải bài toán năng lượng tối từ mọi phương diện. Điều quan trọng là có một vài phương pháp, và hiện nay chúng ta có thêm một phương pháp mới, rất mạnh. Cái tôi ưa chuộng ở phương pháp mới của chúng tôi là nó rất dễ hình dung. Bạn đúng là có thể thấy sự hấp dẫn và năng lượng tối bẻ cong hình ảnh của các thiên hà nền thành các vòng cung’.

Người ta tin rằng năng lượng tối chiếm khoảng ba phần tư vũ trụ nhưng vẫn hoàn toàn vô hình đối với các nhà thiên văn.

Toàn bộ những gì đã biết là nó là một lực đẩy các thiên hà ngày một ra xa nhau. Giáo sư Jullo nói ông đảm bảo rằng nghiên cứu hiện nay sẽ giúp các ước tính khoa học về năng lượng tối tăng thêm chính xác độ 30% trong tương lai.

Ông cho biết thêm rằng hiện nay người ta nghĩ rằng sự giãn nở của vũ trụ không những tiếp tục đến vô hạn định mà còn ngày một nhanh nữa.

Nguồn: Daily Mail
 
Tia mặt trời mọc đùa giỡn trên mặt trăng

hesiodussunriseray_seipc900.jpg


Bóng tối ảm đạm của những ngọn núi và thành hố vẫn kiên trì theo năm tháng cùng với ranh giới mặt trăng, hay đường tối phân cách giữa ngày và đêm, trong bức ảnh chụp qua kính thiên văn này. Tất nhiên, nếu nhìn từ bề mặt mặt trăng ở gần đường ranh giới, thì Mặt trời sẽ đang mọc lên và vẫn ở gần đường chân trời mặt trăng. Nhưng khung ảnh nhỏ lồng vào ở bên trái ảnh trên cho thấy một hiện tượng mặt trời mọc trên mặt trăng khó hiểu hơn. Lan tỏa qua một khe trống trên thành phía đông của miệng bố Hesiodus rộng 45 km, ánh sáng mặt trời góc nhỏ tạo ra một tia sáng mặt trời mọc dài chơi đùa với thềm hố tối tăm. Những tia sáng mặt trời mọc có thời gian tồn tại ngắn và có thể đáng thưởng ngoạn đối với những người say mê Mặt trăng sử dụng kính thiên văn. Nhìn vào Hesiodus và những miệng hố khác, thời gian tồn tại tia sáng có thể tính ra được dựa trên vị trí của người quan sát. Bức ảnh góc tư Mặt trăng này được chụp lúc 23:45 ngày 22 tháng 2 ở Stuttgart, Đức. Trong khung ảnh nhỏ, miệng hố Pitatus lớn hơn nằm phía bên phải. Hesiodus và Pitatus được khoanh tròn vị trí ở góc dưới của hình.

Ảnh: Stefan Seip (TWAN)
 
Bao giờ sẽ xuất hiện 'Einstein mới' ?

Liệu sẽ có một Einstein khác trên bầu trời khoa học? Đây là chủ đề tranh luận ngầm đang diễn ra tại các cuộc hội thảo tưởng nhớ nhà bác học lừng danh suốt năm nay. Nhưng có thể từ nay đến đó sẽ dài hơn. Ít nhất, cũng đã có hơn 200 năm cách biệt giữa Einstein và "đối thủ" gần ông nhất - Isaac Newton.

Nhiều nhà vật lý cho rằng Einstein thứ hai đến giờ vẫn chưa ra đời, hoặc mới chỉ là một cậu bé. Đó là bởi cuộc truy tìm một lý thuyết hợp nhất tất cả các loại lực trong tự nhiên đã đẩy những bài toán hiện nay tới giới hạn của nó. Các bài toán mới phải được tạo ra trước khi vấn đề có thể được giải quyết.

Các nhà nghiên cứu cho biết cũng có nhiều nhân tố khác đang cản trở một Einstein mới xuất hiện.

anhxtanh.jpg


Trước tiên, vật lý là ngày nay đã trở nên rất khác biệt. Ở thời kỳ của Einstein, chỉ có vài nghìn nhà vật lý học trên toàn thế giới, và các nhà lý thuyết - những người có thể phản biện kiến thức với Einstein có lẽ chỉ đủ để nhét vào một chiếc xe khách, mà sẽ vẫn còn trống nhiều chỗ.

Thêm nữa, giáo dục thời đó cũng khác xa so với ngày nay. Một nhân tố quyết định trong việc giáo dục Einstein đã bị bỏ qua - nhà sử học khoa học của Đại học Notre Dame, Don Howard, nói - là những năm tháng đọc triết học khi ông còn là một cậu bé, triết học của Kant, Schopenhauer và Spinoza cùng với những người khác. Nó dạy cho ông cách suy nghĩ độc lập và trừu tượng hoá về không gian và thời gian, và điều đó xảy ra không lâu trước khi chính ông trở thành một nhà triết học.

"Sự độc lập được tạo ra từ quan điểm triết học, theo tôi, là điểm khác biệt độc đáo giữa một thợ thủ công thuần tuý hoặc một chuyên gia và một người đi tìm sự thật phía sau sự thật", Einstein viết năm 1944.

Và ông còn là một nhạc sĩ tài hoa. Sự tương tác giữa âm nhạc và toán học của ông được nhiều người biết đến. Einstein sẽ chơi dữ dội một bản nhạc violin khi đang cân nhắc đến các rắc rối của vật lý.

Ngày nay, các trường đại học tạo ra hàng triệu nhà vật lý. Không có nhiều nhiệm vụ khoa học cho họ, vì thế họ đến phố Wall và Thung lũng Silicon để sử dụng kỹ năng phân tích của mình vào những việc thực tế hơn - trong những nỗ lực bổ ích hơn.

Những người còn lại làm việc không đơn độc. Tại các phòng thí nghiệm như CERN, trung tâm vật lý hạt lớn nhất thế giới ở Thuỵ Sĩ, 100 nhà nghiên cứu hợp tác trong một thí nghiệm nguyên tử duy nhất, và việc công bố kết quả kéo dài nhiều năm.

Thật khó mà tưởng tượng được một "kẻ nổi loạn" giống như Einstein chịu đựng được điều đó. "Có thể đang tồn tại một Einstein đâu đó bên ngoài các phòng thí nghiệm, nhưng tiếng nói của anh ta ngày càng khó lọt đến giới khoa học hơn", nhà vật lý Brian Greene từ Đại học Columbia nhận định.

Đặc biệt là khi xem xét đến những điều mà Einstein đề xuất.

"Kết cấu thực sự của đường cong không gian và thời gian? Chúa ơi, quả là một ý tưởng lạ lùng. Chắc chắn sẽ có vài người đập đầu vào tường khi bạn nói bạn tin rằng sẽ tìm thấy giải pháp", Green bình luận. Có lẽ ví dụ tốt nhất là 5 bài báo khoa học mà Einstein viết trong "năm màu nhiệm của ông" - năm 1905. Những "thí nghiệm của ý nghĩ" này là những tính toán được gửi tới tạp chí danh tiếng Annalen der Physik từ một người vô danh tiểu tốt. Không có chú thích hoặc đề dẫn nào cho chúng.

Và điều gì có thể xảy ra đối với một bài báo kiểu đó ngày nay? "Chúng ta đặt tất cả những bài viết đó trong hộp thư, mục những ý tưởng quái dị", Greene nói thêm.

(Vnexpress)
 
Trái đất sẽ vẫn tồn tại sau khi Mặt trời ngừng hoạt động

Khoảng 5 tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ cạn kiệt nguồn hydro cho các phản ứng hạt nhân và sẽ phồng to thành một sao lùn đỏ với thể tích lớn hơn hàng ngàn lần kích cỡ hiện nay, và sau đó sẽ lại co lại thành một sao lùn trắng. Rất ít các nhà khoa học khẳng định được chắc chắn liệu Trái đất có quá gần để bị nuốt vào một Mặt trời đang phình to, hay nó có thể tránh xa được khỏi "chết cháy". Nhưng mới đây, một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã phát hiện ra một hành tinh gần hệ Mặt trời mà xuất hiện trở lại sau khi Mặt trời của ngôi sao này trở thành sao lùn đỏ, và điều làm chúng ta yên tâm là quỹ đạo của nó hoàn toàn tương tự như Trái đất. Điều đó làm chúng ta yên tâm rằng, Trái đất hoàn toàn có thể tránh được "cái chết cháy".

AS17-148-22727_350.jpg


Khi Mặt trời trở thành một sao lùn đỏ, nó sẽ mất khối lượng một cách đều đặn và gây ảnh hưởng lên quỹ đạo của các hành tình và khó có thể dự đoán rằng điều gì sẽ xảy ra. Các nhà khoa học cho rằng dường như sao Thủy và sao Kim sẽ bị bốc hơi khi bề mặt Mặt trời giãn nở, nhưng số phận của Trái đất thì lại chưa ai chắc chắn được sẽ xảy ra như thế nào.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Roberto Silvotti (Đài Thiên văn Capodimote, Naples, Italia) cùng các cộng sự khác ở Châu Âu, Mỹ, Israel và Đài Loan đã giả thiết rằng các hành tình chuyển động ở khoảng cách gần sao hơn (trong vòng 2 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, hay là 2 lần đơn vị thiên văn - AU) có thể sống sót qua thời kỳ sao lùn đỏ. Họ đã phân tích các quan sát từ hệ sao V 391 Pegasi, một sao đã ngừng hoạt động để trở thành sao lùn đỏ khoảng 100 triệu năm trước, khi đó nó bất ngờ thổi ra ngoài "vỏ bọc" của nó khí hydro còn dư. Hiện nay, nó hình thành ở dạng hiếm thấy "subdwarf" loại B V391 Pegasi khi mà nó hợp nhất He vào Carbon trong nhân của nó.

Planet.jpg


Trong vòng hơn bảy năm, nhóm của Sivotti đã quan sát các các cực đại rung động (xảy ra trong trung bình 6 phút một lần, được ghi lại nhờ thông thượng ánh sáng đến từ ngôi sao). Nhưng họ đã phát hiện ra rằng cứ mỗi 3,2 năm, cực đại lại dịch đi 5 giây (sớm hơn hoặc muộn hơn), có nghĩa là sao này phải bị "lung lay" do kết quả của lực hấp dẫn của một "bạn đồng hành" trong chu kỳ quỹ đạo. Với 97% chắc chắn, họ đã tính toán được rằng, "bạn đồng hành" của sao này chính là một hành tinh lớn, có tuổi vào cỡ 10 tỉ năm - và được biết chính là hành tinh ban đầu quay quanh sao đã trở thành trạng thái sao đỏ.

Quỹ đạo hiện tại của hành tinh ước tính khoảng 1,7 AU, nhưng các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng trước khi trở thành sao đỏ, quỹ đạo của hành tinh xung quanh sao này vào khoảng 1 AU (hoàn toàn giống với Trái đất). Và như thế, quỹ đạo của Trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1 đến 1,5 lần đơn vị thiên văn khi cuối cùng Mặt trời bắt đầu phun ra vật chất của mình để trở thành một sao đỏ khổng lồ.

Mặc dù khẳng định những điểm tương đồng, nhưng Silvotti vẫn nói rằng sự phát hiện này không có nghĩa là Trái đất sẽ tất yếu tránh được "cái chết cháy" như hành tinh trên hệ sao V 391 Pegasi. Tuy nhiên ông cũng hy vọng rằng phát hiện này sẽ là phát hiện đầu tiên trong nhiều phát hiện tiếp theo cho phép các nhà vật lý tiên đoán một cách chính xác hơn về số phận của Trái đất. Nhưng dù thậm chí nếu Trái đất có thoát được "kiếp nạn" này, thì loài người cũng vẫn phải đầu tư nhiều vào việc bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng của Mặt trời, mà như các nhà nghiên cứu đã ước tính, bề mặt của hành tinh trên V 391 Pegasi có thể đạt tới 200oC - đủ sức thiêu cháy toàn bộ bề mặt Trái đất hiện nay.

(PhysicsWorld and Nature)
 
:-> !! Dương coppy từ web nào mà hay thế :D !!

Thế cái vụ thiên thạch Aphosis đâm vào trái đất năm 2036 không biết bọn nasa đã dục dịch gì chế tạo tên lửa + bom nguyên tử đề phòng chưa nhỉ :-?? !! năm 2020 là trái đất phang hết dầu rồi :-< !!

Mấy cái bài của DƯơng hay đấy :D ! Tiếp tục phát huy nhé
 
thì cũng mày mò linh tinh thôi:D
@@@@@
Vì sao hai chiếc tàu chạy song song cùng chiều lại có thể đâm vào nhau ?

Tất cả người đi tàu trên biển và trên sông lớn đều biết điều này Hai con thuyền không được phép chạy song song cùng tốc độ với nhau.Tại sao cần phải quy định như vậy.Nguyên nhân là trong lịch sử ngành hàng hải đã từng xảy ra một vụ tai nạn, hai con tàu cao tốc đã va vào nhau gây nên sự cố đáng tiếc.

Mùa thu năm 1912, con tàu amng tên Olympia to nhất lúc bấy giờ đang đi trên biển.Cách đó khoảng 100m có một chiếc tuần dương hạm nhỏ hơn nhiều chạy song song với nó.Đột nhiên lúc đó như bị một sức hút kỳ lạ, chiếc tuần dương hạm mang tên Gouke mất lái đâm thẳng vào chiếc tàu lớn kia tạo nên một lỗ thủng lớn trên thân tàu.

ef575_01.jpg


Nguyên nhân nào gây nên sự cố ngoài ý muốn này ?Phải chăng là do các thủy thủ trên tàu thao tác sai gây nên ?

Đó là do tính chất của chất lỏng.

Chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ.Hai tay cầm hai tờ giấy mỏng đặt song song nhau.Sau đó ta thổi một luồng hơi vào khe hở giữa hai tờ giấy, ta thấy hai tờ giấy bị hút vào nhau.Đó là do vận tốc của luồng khí càng lớn thì cường độ áp lực sinh ra càng nhỏ.

Khi ta thổi khí vào giữa hai tờ giấy, tốc độ của luồng khí nhanh hơn, áp lực sẽ nhỏ hơn.Lúc đó áp lực ở phía bên ngoài lớn hơn áp lực ở giữa hai tờ giấy làm cho giấy bị ép vào nhau.Khi ta ngừng thổi, hai tờ giấy lại trở về vị trí ban đầu.

Sử dụng nguyên lý này ta có thể giải thích được vụ tai nạn trên.Khi hai tàu chạy song song, dòng nước ở giữa hai tàu sẽ chảy nhanh hơn dòng nước ở bên ngoài, do đó cường độ áp lực mực nước đối với hai thành tàu phía trong sẽ nhỏ hơn cường độ dòng nước phía ngoài.Do vậy dưới tác động của dòng nước, thành tàu phía ngoài sẽ đẩy hai tàu sát vào nhau.Chiếc tàu tuần dương hạm nhỏ hơn chiếc tàu Olympia nhiều nên nó đâm vào chiếc tàu kia.

(thuvienvatly.com)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bằng chứng thứ hai của sự đảo cực địa từ nhanh kỉ lục

Cách đây chừng 16 triệu năm trước, hướng bắc trở thành hướng nam chỉ trong vòng vài năm. Theo các mô hình nhân trái đất thì những sự đảo cực từ nhanh như vậy là không thể, nhưng đây là lần thứ hai người ta tìm thấy bằng chứng cho điều đó.

Các cực từ hoán đổi mỗi 300.000 năm một lần, một quá trình thường mất đến 5000 năm. Năm 1995, một dòng dung nham cổ với từ phổ khác thường đã được phát hiện ra ở Oregon. Nó cho biết từ trường khi ấy đang dịch chuyển 6 độ một ngày – nhanh hơn thông thường ít nhất là 10.000 lần. “Chẳng có mấy ai tin vào điều đó”, phát biểu của Scott Bogue, thuộc trường Occidental College ở Los Angeles.

Nay Bogue cùng người đồng nghiệp của ông, Jonathan Glen tại Cục Địa chất Hoa Kì ở Menlo Park, California, cho biết họ đã tìm thấy một mẫu thứ hai ở Nevada. Đá dung nham cho biết trong một năm, từ trường của trái đất đã xê dịch đi 53 độ. Ở tốc độ đó, sự đảo cực hoàn toàn diễn ra mất chưa tới bốn năm, nhưng có thể có một cách hiểu khác. “Nó có thể là một sự bùng phát gia tốc nhanh chóng làm ngắt quãng chuyển động đều đặn của từ trường”, Bogue nói.

Peter Olson thuộc trường Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, thì vẫn giữ thái độ hoài nghi và cho rằng các hiệu ứng trên có thể mang tính cục bộ chứ không phải toàn cầu.

daocuctu.jpg


(New Scientist)
 
Các lỗ đen vĩnh cửu là nơi an toàn nhất vũ trụ
Nếu bạn muốn giấu một cái gì đó trước mọi thực thể, thì bạn có thể đặt nó ở đâu bây giờ? Các lỗ đen dường như là một nơi cất giấu an toàn, nhưng Stephen Hawking đã tính được rằng chúng cũng rò rỉ bức xạ vậy, và đa số các nhà vật lí ngày nay nghĩ rằng bức xạ này có chứa thông tin về thành phần của chúng. Hiện nay, có thể có một cách tạo ra một lỗ đen “vĩnh cửu” có tác dụng như một hộp khóa vũ trụ tối hậu.

Công thức chế biến vật thể chưa chắc chắn này đã được phát hiện ra khi khảo sát một thực thể còn khó hiểu hơn nữa, đó là lỗ trắng. Lỗ trắng là lỗ đen chạy ngược dòng thời gian, ném vật chất ra thay vì hút nó vào. Trong khi một lỗ đen có thể hình thành từ một ngôi sao đang co lại, thì một lỗ trắng sẽ bùng nổ và để lại một ngôi sao ở chỗ của nó. Các lỗ trắng chưa bao giờ được quan sát thấy, mặc dù thuyết tương đối tổng quát dự đoán chúng có thể tồn tại trên nguyên tắc.
loden99.jpg

Có thể tạo ra các lỗ đen không bay hơi theo thời gian. (Ảnh: Bảo tàng Tự nhiên và khoa học Denver)

Stephen Hsu thuộc trường Đại học Oregon ở Eugene muốn tính xem một lỗ trắng có phát bức xạ giống như lỗ đen hay không. Ông xét trường hợp đặc biệt của một lỗ trắng nằm trong một chân không hoàn hảo, và tính được khi nó ném ra thành phần vật chất của nó, thì sẽ có một sự bùng phát bức xạ về cơ bản giống hệt như bức xạ Hawking của lỗ đen.

Hsu nhận thấy việc chạy quá trình trên ngược lại sẽ tương đương với một lỗ đen đang hình thành và sau đó tồn tại trong một chân không hoàn hảo, và không có bức xạ Hawking. “Nó trở thành một lỗ đen không bức xạ, đó là một thứ rất lạ lẫm”, Hsu nói.

Vấn đề là để chạy quá trình này ngược lại và tạo ra lỗ đen vĩnh cửu, bạn cần phải gửi vào một xung bức xạ cực kì chính xác khi lỗ đen hình thành. Bức xạ đó sẽ phải được “điều chỉnh chính xác để giao thoa với bức xạ Hawking, nếu không thì bức xạ này sẽ thoát ra ngoài”, Hsu nói.

“Có lẽ trong một nền văn minh tiến bộ cao, các nhà vật lí sẽ có thể tạo ra một lỗ đen không bay hơi”, Hsu phát biểu. “Việc đó hết sức khó, nhưng về mặt toán học bạn có thể làm như vậy”.

Nếu người ta thật sự tạo ra được một lỗ đen vĩnh cửu, thì nó sẽ là nơi hoàn hảo để cất trữ các thông tin nhạy cảm.

Các lỗ đen thông thường được cho là dần dần giải phóng thông tin về thành phần của chúng qua sự bức xạ Hawking. “Đa số các nhà lí thuyết đi đến kết luận cho rằng sự bay hơi lỗ đen tương tự như một quyển sách đang cháy”, phát biểu của Martin Einhorn thuộc trường Đại học California, Santa Barbara. “Toàn bộ thông tin trong quyển sách phải được mã hóa trong những tính chất đặc biệt của bức xạ thoát ra”. Trên nguyên tắc, có thể tái tạo lại quyển sách ban đầu – nếu như bạn thu gom tất cả bức xạ thoát ra và hiểu rõ các tính chất lượng tử của sự hấp dẫn.

Nhưng với các lỗ đen vĩnh cửu, “việc đó cứ như thể bạn đưa thông tin vào bên trong một cái hộp và sau rốt bạn vẫn có cái hộp đó”, Hsu nói.

Nguồn: New Scientist
 
Hôm nay 2 tiểu hành tinh lao qua Trái đất
Hai tiểu hành tinh, đường kính vài mét và ở trong những quỹ đạo không có liên quan gì nhau, sẽ đi qua trái đất vào ngày hôm nay, 8/9, ở cự li bên trong khoảng cách đến mặt trăng.
1-twoasteroids.jpg

Hai tiểu hành tinh nhỏ sẽ đi qua trái đất trong cự li bán kính quỹ đạo của mặt trăng vào ngày hôm nay.

Với kính thiên văn nghiệp dư cỡ trung bình, có thể quan sát cả hai tiểu hành tinh trên ở gần điểm cận Trái đất nhất. Cả hai vật thể đều không có khả năng va chạm với Trái đất. Một tiểu hành tinh gần Trái đất kích cỡ 10 mét từ đám đông chừng 50 triệu tiểu hành tinh chưa được phát hiện đi qua Trái đất hầu như mỗi ngày bên trong khoảng cách đến mặt trăng, và tính trung bình khoảng mỗi 10 năm, một tiểu hành tinh sẽ có khả năng va chạm với bầu khí quyển của Trái đất.
twoasteroids.jpg

Các tiểu hành tinh 2010 RX 30 và 2010 RF12 đi qua Trái đất trong ngày hôm nay

Tiểu hành tinh gần Trái đất 2010 RX30 ước tính có kích cỡ chừng 10 đến 20 mét và sẽ đi qua trong cự li bằng 0,6 lần khoảng cách mặt trăng đến Trái đất (khoảng 248.000 km) vào lúc 2:51 sáng giờ miền tây nước Mĩ. Vật thể thứ hai, 2010 RF12, ước tính có kích thước 6 đến 14 mét, sẽ đi qua trong cự li 0,2 lần khoảng cách mặt trăng đến Trái đất (chừng 79.000 km) lúc 2:12 tối, giờ miền tây nước Mĩ.

Nguồn: JPL/ NASA, PhysOrg.com
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên