Những vấn đề nóng hổi của Vậy Lý ngày nay

Re: nhung van de nong hoi cua vat li ngay nay

Tin thêm về Sao Hỏa và sự sống trên nó:

Sự sống trên Sao Hỏa và người Hỏa Tinh

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Sự sống trên Sao Hỏa và người Hỏa Tinh.

Khởi đầu là các truyện tranh khôi hài (comic strips) về khoa học viễn tưởng Flash Gordoa, Dick Tracy dành cho trẻ em trên báo chí Âu Châu và Mỹ Châu. Sau đó là bộ phim dài nhiều tập về chiến tranh vũ trụ Star Trek được chiếu trên Tivi Mỹ, và khắp thế giới kể về cuộc phiêu lưu của nhóm người sao Hỏa trong vũ trụ. Người sao Hỏa được mô tả là rất thông minh, họ xây dựng được những lâu đài nguy nga tráng lệ trên sao Hỏa, xử dụng phi thuyền đi chinh phục các hành tinh khác, trong đó có trái đất.

Người Sao Hỏa đã đến thăm trái đất chưa?

Ðã có lúc, dư luận để ý đến các vật lạ bay trên không trung gọi tắt là UFO (Unidentified Flying Objects) có thể là những con tàu vũ trụ đưa người sao Hỏa đáp xuống trái đất. Cách đây vài năm, các báo chí ở Bỉ đưa tin: đã có tàu vũ trụ đáp xuống một phi trường của quân đội Mỹ đóng ở Bỉ. Một số nhà báo dùng ống nhòm cực mạnh quan sát phi trường này và nhận thấy nhiều đêm liền có tàu vũ trụ đáp xuống, và có người sao Hỏa từ phi thuyền ra. Phi thuyền di chuyển hầu như không có tiếng động, lại lọt qua các hàng rào radar của Bỉ mà không hề bị phát hiện. Quân đội Mỹ đóng ở căn cứ thì cứ im thin thít, không chịu tiết lộ điều gì. Phải chờ đến lúc chiến tranh vùng Vịnh nổ ra, mới thấy xuất hiện các máy bay trinh sát mới nhất của Mỹ là F117 Stealth, đã được thiết kế để vượt qua hàng rào phòng không của Irak mà không bị hệ thống radar phát hiện, có bộ phận hãm thanh để không gây chấn động, chính các máy bay F117 Stealth đã có lúc hoạt động ban đêm ở Bỉ, để khỏi bị lộ bí mật, và được coi là phi thuyền của người sao Hỏa.

Có người trên Sao Hỏa không?

Dân gian ta có truyền thuyết là trên mặt trăng có chú cuội ngồi dưới gốc cây đa. Phải chăng trên cung trăng cũng có người? Giả thuyết này không còn được chấp nhận, kể từ khi các nhà du hành vũ trụ Armstrong và Aldrin đã lên được mặt trăng, ở trên đó suốt một ngày, vào năm 1969, và xác nhận: mặt trăng không có khí quyển, không có nước, nhiệt độ lại quá thấp, nên không thể nào duy trì sự sống của người được.

Ðể xác định có người trên sao Hỏa hay không, tốt nhất là cho vài nhà du hành vũ trụ lên coi. Cái khó khăn là: mặt trăng chỉ cách mặt đất khoảng 500,000 km, còn sao Hỏa thì cách xa đến 100 triệu km. Cho đến nay chỉ có Liên Xô và Mỹ là có thể bắn các vệ tinh thăm dò (space probe) lên sao Hỏa, các vệ tinh này có gắn thiêt bị chụp hình khảo sát bầu khí quyển, và chuyển các dữ liệu đo đạc về trái đất. Nhờ có các dữ liệu này, mà các nhà khoa học đã có thể xác định: bầu khí quyển của sao Hỏa chỉ có khí carbonic CO2, không có khí Oxy tự do, có hơi nước, nhiệt độ trong khoảng từ 100C đến 500C. Các điều kiện này là thích hợp cho thực vật, ít ra là các thực vật bậc thấp không có diệp lục tố như địa y (lichens). Thế nhưng nếu có thực vật, nó sẽ phân tách khí carbonic, nhả Oxy tự do vào bầu khí quyển, mà bầu khí quyển của sao Hỏa lại thiếu Oxy tự do. Như thế, phải kết luận là trên sao Hỏa không có thực vật, và dĩ nhiên là không có người.

Tóm lại, tất cả các tài liệu khoa học đều cho thấy, trong số chín hành tinh quay quanh mặt trời, chỉ có trái đất là có sinh vật, và có người.

Sự sống trong các hệ thái dương khác

Hệ thái dương của chúng ta không phải là hệ độc nhất trong vũ trụ. Các hệ thái dương khác đã được khám phá ra, cũng gồm một ngôi sao trung tâm tương tự như mặt trời, và một số hành tinh quay xung quanh. Chắc chắn trong số các hành tinh đó, phải có một vài hành tinh hội đủ điều kiện về nhiệt độ, khí quyển, hơi nước... để sinh vật có thể xuất hiện, và biết đâu có cả con người? Khó khăn là ở chỗ các thái dương hệ đó ở xa quá. Hệ thái dương gần nhất được phát hiện năm 1955, ở cách trái đất 40 năm ánh sáng (đơn vị năm ánh sáng là quãng đường tia ánh sáng, với vận tốc 300,000 km/giây đi được trong một năm: 300,000 km/giây x 365 ngày x 24 giờ x 60 phút x 60 giây = 10,000 tỉ km). Với khoảng cách xa như vậy, không thể bắn phi thuyền hay vệ tinh thăm dò lên, mà chỉ có cách phóng tín hiệu lên không gian, và lắng nghe những tín hiệu trả lời. Một ngành thiên văn mới đã ra đời, đó là ngành thiên văn vô tuyến: thay vì xử dụng ống kính viễn vọng, lại dùng những ăng ten Pa-ra-bôn rất lớn (ăng-ten của đài Arecibo đặt trong một lòng chảo đường kính 600m) để phóng tín hiệu lên vũ trụ, và lắng nghe câu trả lời. Tất cả các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ được ghi trên băng từ 24 giờ/24 giờ, sau đó đưa vào máy tính giải mã, với hy vọng một ngày nào đó sẽ phát hiện ra tín hiệu từ một nền văn minh xa xăm nào đó. Cơ quan quản trị không gian của Mỹ NASA đã tài trợ cho chương trình SETI (Search for Extra Terrestrial Intelligence) từ năm 1990: chương trình này nghiên cứu về hoạt động trí tuệ ngoài trái đất do bảy nhóm đại học và viện nghiên cứu ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Ý. Nhưng tiếc thay, sau khi phân tích 100,000 cuộn băng ghi tín hiệu phát đi từ hàng ngàn ngôi sao tương tự như mặt trời, vẫn không khám phá ra được một tín hiệu nào có thể gọi là do trí tuệ ngoài trái đất gửi đến cho ta. Năm 1993, cơ quan NASA đã cắt khoản tài chính dành cho chương trình SETI. Như thế các nhà khoa học cũng phải nhận rằng; khả năng có những nền văn minh từ những hành tinh thuộc những hệ thái dương xa xăm, có thể liên lạc được với trái đất, là rất mong manh. Là người Công Giáo, chúng ta có thể có hái độ dửng dưng trước viễn cảnh là có những bạn đang sống trên hành tin khác, vì họ cũng do Chúa tạo nên, cũng là con cái Chúa, cũng được Chúa dành cho một chỗ trên thiên đường sau đời sống trần gian. Lúc đó, ta sẽ biết là nước Chúa ở trần gian không thu hẹp trong trái đất này, mà còn lan rộng sang những hành tinh khác. Chúng ta tin vào quyền năng vô cùng của Chúa, Chúa có thể làm được mọi sự. Kể cả việc tạo cho con người có chỗ sinh sống trên các hành tinh ngoài trái đất, và lo cho họ được sống vĩnh cửu với Chúa sau đời sống trần gian.

Linh Mục Hoàng Quốc Trương, Tiến Sĩ Khoa Học

(Trích dẫn từ tạp chí Công Giáo và Dân Tộc số 1074, ngày 22/9/1996)

Nguồn: http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/05news/tin337.htm
 
Re: nhung van de nong hoi cua vat li ngay nay

Vấn đề nóng hổi nhất hiện nay vẫn là nguồn gốc vũ trụ, sự phát triển của vũ trụ chúng ta đang sống.
Vũ trụ trước Vụ Nổ Lớn ? Vật chất sinh ra từ đâu ? - Những câu hỏi được trả lời trong lý thuyết vũ trụ lạm phát.
Vũ trụ đang gia tốc - khám phá bất ngờ, cái chỗ thiếu của lý thuyết lạm phát.

Vũ trụ cũng sinh sôi nẩy nở: vũ trụ mẹ, vũ trụ con, vũ trụ cháu,...




"Vật chất bảo không-thời gian cong đi..."
"Toàn bộ lịch sử vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một giai đoạn, một mặt nhỏ, của đa vũ trụ vô hạn (infinite multiverse)". Ðó là nhận xét của Martin J. Rees trong một bài viết tổng kết các thành tựu của vật lý thiên văn thế kỷ XX trên tạp chí "Science" gần đây [1]. Rees là nhà vật lý thiên văn mà theo Alan Guth, người sáng lập ra lý thuyết vũ trụ lạm phát, "Hơi khó sờ vào các kết quả của ông, vì chúng thật là rộng lớn" [2].

Nhận xét của Rees và các ý kiến tương tự của một số tác giả khác hiện còn là một sự suy đoán, song cơ sở của sự suy đoán này không thiếu, ít nhất cũng trong những kết quả đang tiếp tục thu được từ một lý thuyết khó có thể tưởng tượng được nhưng dường như cần phải có - vũ trụ lạm phát. Lý thuyết này đã ra đời cách đây 20 năm nhằm giải quyết một số khó khăn của lý thuyết Vụ Nổ Lớn, lý thuyết đã được xem là Mô hình Chuẩn của vũ trụ học.

Cơ sở lý thuyết của vũ trụ học hiện đại với những khám phá làm thay đổi một cách căn bản cái nhìn cuả chúng ta về thế giới đã được Albert Einstein xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1916. Ðó là lý thuyết tương đối tổng quát với các phương trình trường mà ở một vế là hình học của không-thời gian và ở vế bên kia là vật chất. Như John A. Wheeler đã diễn tả, trong các phương trình này, "vật chất nói cho không-thời gian biết phải cong đi như thế nào, còn không-thời gian thì bảo cho vật chất biết phải chuyển động như thế nào".

Năm 1917, Einstein đã thử áp dụng lý thuyết vừa xây dựng được cho toàn bộ vũ trụ. Song mô hình mà ông thu được không cho một vũ trụ tĩnh tại như ông đã chờ đợi. Và ông đã buộc phải thêm vào các phương trình ban đầu những số hạng với hệ số là một hằng số mới Λ gọi là hằng số vũ trụ học nhằm giữ cho vũ trụ khỏi biến động.

Vào thời gian 1923-24, nhà toán học và khí tượng người Nga Alexandre Friedmann, giải các phương trình lúc đầu của Einstein (không có các số hạng với hằng số vũ trụ học), đã tìm ra những nghiệm mô tả một vũ trụ biến động; vũ trụ đó hoặc là nở ra mãi mãi (vũ trụ mở), hoặc là nở ra nhưng đến một lúc nào đó sẽ co lại (vũ trụ đóng). Năm 1927, Georges Lemaợtre, một linh mục người Bỉ, giải các phương trình sau của Einstein (có hằng số vũ trụ học) cũng tìm ra những nghiệm mô tả một vũ trụ biến động và thu được cả các kết quả của Friedmann mà ông không biết. Và năm 1929, nhà thiên văn người Mỹ Edwin Hubble đã khám phá ra một hiện tượng thiên văn đặc biệt: các vạch trong quang phổ của ánh sáng phát ra từ các thiên hà ở xa bị dịch chuyển về phía các vạch đỏ so với các vạch trong quang phổ của một nguồn ánh sáng trên Trái Ðất. Sự dịch chuyển này, giải thích theo hiệu ứng Doppler, chứng tỏ rằng các thiên hà đang chạy ra xa nhau và như vậy có nghĩa vũ trụ của chúng ta đang nở ra, điều mà Friedmann lần đầu tiên đã tìm ra bằng tính toán.

Sau các khám phá lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm trên đây, Einstein đã than rằng việc ông đưa thêm hằng số Λ là "sai lầm ngớ ngẩn nhất trong đời"(*1) . Mặc dầu vậy, cái hằng số "sai lầm" ấy, theo những phương hướng khác nhau, trong vũ trụ học cũng như trong vật lý hạt, vẫn được nhiều người tìm cách khai thác. Vừa mới đây, sau khám phá bất ngờ năm 1998 về sự nở mỗi ngày một nhanh hơn của vũ trụ, nó đã nổi bật lên như là nguồn của một năng lượng bí mật tạo ra lực đẩy của quá trình nở nhanh này.

Bắt được ánh sáng nguyên thủy còn lại ngày nay
Khám phá lớn thứ hai của vũ trụ học Einstein sau khám phá về sự nở của vũ trụ là lý thuyết về sự tiến hóa của vũ trụ bắt đầu từ một thực thể gồm các bức xạ và các hạt vật chất dưới nguyên tử cực kỳ nóng đặc gọi là "kỳ dị" hay, một cách hình ảnh, "quả cầu lửa". Ðó là lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang) được khai sinh trong một công trình của Georges Gamow năm 1946 trong đó, để giải thích sự hình thành của các nguyên tố, vũ trụ vào lúc bắt đầu quá trình nở đã được xem là phải có mật độ vật chất rất cao và phải rất nóng để các phản ứng nhiệt hạch có thể xẩy ra với tỉ suất đáng kể. Giả thuyết này sau đó đã được Gamow cùng với R.A. Alpher và H.A. Bethe sử dụng để tính toán sự tạo thành các nguyên tố trong quá trình nở của vũ trụ. Công trình công bố năm 1948 và được gọi là lý thuyết a-b-g theo chữ đầu tên của ba người. Các tính toán kỹ lưỡng gần đây đối với các nguyên tố nhẹ D, He-3, He-4 và Li-7 đã được chứng tỏ là phù hợp tốt với các kết quả quan sát. Các nguyên tố nặng hơn không sản sinh ra theo cùng quá trình như Gamow đã nghĩ lúc đầu vì vũ trụ đã nguội đi rất nhanh. Chúng được tổng hợp trong các sao khối lượng lớn. Còn các nguyên tố nhẹ khác (B, Be và Li-6) thì xuất hiện trong các phản ứng tóe trong các tia vũ trụ.

Cũng trong năm 1948, Alpher và R.C. Herman đã cải tiến các tính toán của Gamow và đặc biệt chỉ ra nhiệt độ của bức xạ còn lại ngày nay (bức xạ tàn dư) từ quả cầu lửa nguyên thủy sau quá trình nở và nguội dần của vũ trụ, nhiệt độ đó được ước tính là khoảng 5oK.

Năm 1965, Arno Penzias và Robert Wilson ở một viện nghiên cứu của hãng Bell Telephone, khi cố gắng giảm tiếng ồn ở một ăngten để có thể liên lạc tốt hơn với vệ tinh Echo, đã bất ngờ tìm thấy rằng toàn bộ không gian có hơi "ấm" một chút, khoảng 3,5 độ trên 0 độ tuyệt đối, do có những sóng vi ba tràn ngập mà nguồn của chúng không thấy có. Rất nhanh chóng, trong cùng năm, R.H. Dicke và các cộng sự đã nhận định rằng các sóng vi ba đó chính là bức xạ tàn dư mà Alpher và Herman đã tiên đoán theo lý thuyết của Gamow 20 năm về trước nhưng không ai chú ý. Nhiệt độ của bức xạ đó, còn gọi là bức xạ phông vi ba vũ trụ (CMB - Cosmic Microwave Background), theo các kết quả đo mới nhất, là 2,728oK.

Sau khám phá của Penzias và Wilson, các nghiên cứu phát triển lý thuyết Vụ Nổ Lớn đã bùng nổ và lý thuyết đã được ghi nhận là Mô hình Chuẩn của vũ trụ học. Lịch sử của vũ trụ khoảng 15 tỉ năm từ thời điểm khoảng 10-5 giây sau thời điểm "bắt đầu" (0 giây) cho đến 1013 giây đã được mô tả một cách chi tiết trong đó sử dụng các kết quả mới nhất của vật lý hạt với các thành phần cơ bản của vật chất đã được chỉ ra là các hạt quark và leptôn và các lực (hay tương tác) cơ bản mạnh, điện từ và yếu đã được mô tả theo những lý thuyết hoàn chỉnh (sắc động lực học lượng tử và lý thuyết điện-yếu) trong một cái khung chung - Mô hình Chuẩn của vật lý hạt. Giai đoạn từ 1013 giây cho đến ngày nay thì khá phức tạp, khi mà các cấu trúc liên kết bằng hấp dẫn (sao, thiên hà, cụm thiên hà,...) dần dần hình thành. Ðây là lĩnh vực của thiên văn học theo nghĩa truyền thống.

Nói riêng, khi vũ trụ đã được khoảng 300.000 năm, nhiệt độ của vũ trụ chỉ còn khoảng 104 0K, các êlectrôn lúc đó kết hợp với các hạt nhân tạo thành các nguyên tử trung hòa và vì vậy bức xạ không còn biến đổi qua lại với các êlectrôn nữa mà tồn tại một cách độc lập (sự mất liên kết của phôtôn và êlectrôn) và nguội dần cùng với sự nở rộng của vũ trụ cho đến ngày nay. Ðó là bức xạ phông vi ba vũ trụ mà Penzias và Wilson đã bắt được. Nó là hình ảnh của vũ trụ ban đầu mà ngày nay chúng ta có thể quan sát được, "một vật dò sạch nhất về vũ trụ sớm" như Max Tegmark đã nói. Nó đã được chụp đầy đủ (toàn bầu trời) với độ phân giải cao bởi vệ tinh COBE (Cosmic Background Explorer) của NASA phóng năm 1990. Trên một bức ảnh chụp năm 1992 đã trở thành nổi tiếng, ta thấy có những vùng nóng (đỏ), lạnh (xanh) xen kẽ nhau. Những vùng lạnh có thể có mật độ vật chất cao hơn và có thể đó là những cái mầm mà từ đó "mọc" lên các cụm thiên hà (xem bìa 1 "Vật lý Ngày nay", số 6, tháng 12-2001). Sau COBE, đã có một số thí nghiệm dùng khinh khí cầu như BOOMERANG, MAXIMA, DASI nhằm thu được ảnh phông vi ba vũ trụ với độ phân giải cao hơn song các kết quả này chỉ hạn chế ở một vùng của bầu trời. Sự kiện quan trọng nhất hiện nay trong "khoa học về phông vi ba vũ trụ" là việc phóng vệ tinh MAP (Microwave Anisotrope Probe) vào tháng 6 năm 2001. Vệ tinh này sẽ cung cấp cho chúng ta các ảnh về phông vi ba vũ trụ trên toàn bầu trời với độ phân giải cao hơn nhiều so với COBE mà nhờ đó những bất định còn lại có thể sẽ được giải quyết.

Lý thuyết vũ trụ nóng của Gamow thường được gọi là lý thuyết Vụ Nổ Lớn, cái tên "Vụ Nổ Lớn" (Big Bang) là do Fred Hoyle đưa ra trong một bài nói chuyện trên đài phát thanh để chế diễu một lý thuyết mà ông không thích. Ông cùng với H. Bondi và T. Gold trong các công trình năm 1948 đã đề xướng lý thuyết trạng thái dừng theo đó vũ trụ không có lúc bắt đầu và cũng không có lúc kết thúc, các tính chất của nó xét trung bình là không thay đổi trong không gian cũng như theo thời gian: vật chất liên tục được sinh ra trong quá trình nở của vũ trụ để bù vào phần vũ trụ đã nở thêm, giữ cho mật độ của vật chất luôn luôn không đổi. Lý thuyết này đã được nhiều nhà vũ trụ học rất hâm mộ nhưng nó đã không thể chống chọi được những dữ kiện thực nghiệm đã được phát hiện, nhất là bức xạ phông vi ba vũ trụ - chứng cớ rõ ràng về vũ trụ có một quá trình tiến hóa. Cái tên "Vụ Nổ Lớn" mà Hoyle đưa ra thực ra lại quảng cáo rất nhiều cho lý thuyết vũ trụ nóng, song đồng thời nó cũng gây ra sự lầm lẫn, không chỉ ở công chúng mà còn cả nhiều nhà khoa học. Sự thực thì ở đây không có một vụ nổ nào cả, mà, theo lý thuyết, vũ trụ đã bắt đầu với sự xuất hiện của kỳ dị rồi nở ra và nguội đi; kỳ dị chính là vũ trụ dưới dạng đơn giản nhất, tinh khiết nhất và đối xứng cao nhất [4].

Song người ta cũng đã thấy rõ là lý thuyết Vụ Nổ Lớn có một số vấn đề mà bản thân nó không giải quyết được, trong số đó có vấn đề tính đồng đều quy mô lớn và tính phẳng của vũ trụ. Tính chất sau (độ cong k của không gian bằng 0) có nghĩa là vũ trụ lúc ban đầu dường như có mật độ vật chất (theo nghĩa bao gồm cả năng lượng do sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng) nằm cực kỳ sát một giá trị rc nào đó (mật độ tới hạn) mà nếu chỉ cao hơn giá trị đó một lượng cực kỳ nhỏ thì vũ trụ của chúng ta đã co lại từ rất lâu, và nếu chỉ thấp hơn giá trị đó cũng một lượng cực kỳ nhỏ, vũ trụ của chúng ta đã phát triển đến một giai đoạn quá xa so với hiện nay (chi tiết về các thành công và hạn chế của lý thuyết Vụ Nổ Lớn, xem [5]).

Lạm phát... vũ trụ !
Các vấn đề trên đây có thể giải quyết được trót lọt với lý thuyết vũ trụ lạm phát theo đó, vào thời gian sớm hơn không được lý thuyết Vụ Nổ Lớn đề cập, lúc mà tuổi của vũ trụ chưa hơn 10-35 giây, có một thời kỳ mà vũ trụ đã nở ra với một tốc độ khủng khiếp, lớn hơn cả tốc độ của ánh sáng: trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi 10-34 giây, kích thước của vũ trụ, theo kiểu hàm mũ, tăng khoảng 1043 lần, vũ trụ phình ra chứa cả vũ trụ quan sát được (lạm phát vũ trụ !). Song sự nở của vũ trụ nhanh hơn ánh sáng không có nghĩa là các nguyên lý của lý thuyết tương đối (hẹp) không còn đúng nữa. Lý thuyết này chỉ cấm sự vượt rào ánh sáng đối với các vật thể chuyển động trong không gian, không cấm bản thân không gian. Còn những gì của vũ trụ ở bên ngoài "vũ trụ quan sát được" thì ánh sáng từ đó chưa thể đến với chúng ta được, vì trong thời kỳ lạm phát, chúng đã bị đẩy quá xa do tốc độ nở lúc đó lớn hơn tốc độ của ánh sáng. Nhiệt được giữ lại (nhiệt ẩn) khi vũ trụ nguội đi cực nhanh trong thời kỳ lạm phát, lại được giải phóng khi thời kỳ này kết thúc và mọi việc sẽ diễn ra "bình thường" theo sự mô tả của lý thuyết Vụ Nổ Lớn.

Lý thuyết lạm phát đã cho phép giải thích tính đồng đều trên quy mô lớn của vũ trụ quan sát được. Ðó là vì mọi phần của vũ trụ đã có lúc nằm sát nhau và do đó đã đạt tới cùng một mật độ vật chất và nhiệt độ. Do lạm phát mà các phần khác nhau của vũ trụ đồng đều này mất tiếp xúc với nhau, nhưng sau lạm phát, ta sẽ nhận ra chúng vì ánh sáng đã bắt kịp sự nở Vụ Nổ Lớn chậm hơn.

Sự nở lạm phát cũng dẫn đến tính phẳng của vũ trụ quan sát được. Cho dù hình học của vũ trụ lúc đầu là như thế nào, sự nở cực nhanh làm nó phình ra ghê gớm và đẩy phần lớn vũ trụ ra ngoài tầm mắt của chúng ta (vũ trụ quan sát được), phần nhỏ còn lại sẽ có dạng phẳng, giống như một phần của bề mặt Trái Ðất trông như phẳng. Tính phẳng là một đặc điểm lớn của lý thuyết lạm phát, là cơ sở để kiểm tra lý thuyết bằng thực nghiệm.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn, nói một cách chặt chẽ, không mô tả sự sinh ra của vũ trụ mà chỉ là sự lớn lên và trưởng thành của nó. Toàn bộ vật chất hiện có của vũ trụ, theo lý thuyết Vụ Nổ Lớn, được xem là đã có và tập trung trong quả cầu lửa nguyên thủy nóng đặc. Lý thuyết vũ trụ lạm phát, trong khi mô tả một giai đoạn phát triển của vũ trụ trước Vụ Nổ Lớn (theo nghĩa hẹp đã xác định), còn chỉ ra nguồn sản sinh ra vật chất. Ðó là chân không theo lý thuyết lượng tử không phải là hoàn toàn trống rỗng mà có chứa năng lượng. Khi chân không nở ra, tức là thể tích của chân không tăng lên, năng lượng của chân không phải tăng lên và vật chất được sản sinh ra cũng nhiều lên. Lúc kết thúc thời kỳ lạm phát, lượng vật chất được sản sinh ra (quả cầu lửa nguyên thủy) sẽ là lượng vật chất có trong vũ trụ của chúng ta (sự trình bày định lượng đã giới thiệu sơ lược trong [5]).



Ðể giải thích sự nở cực nhanh của vũ trụ, lý thuyết lạm phát đã dựa vào vật lý hạt với một yếu tố mới mà nó đưa ra: trường vô hướng inflatôn. Trường lượng tử này tạo ra một lực "phản hấp dẫn" làm không gian giãn ra. Gắn với một giá trị đã cho của trường inflatôn là một thế năng. Giống như một quả cầu lăn theo một sườn dốc, trường inflatôn có xu hướng chuyển xuống đáy thế năng. Nhưng do sự nở của vũ trụ mà tác dụng có thể mô tả như một lực ma sát, sự chuyển xuống đáy thế năng của trường bị cản lại. Chừng nào mà lực ma sát còn là chủ yếu thì trường còn hầu như "dậm chân tại chỗ", giá trị của nó gần như không đổi, lực phản hấp dẫn thắng lực hấp dẫn làm cho khoảng cách giữa các phần của vũ trụ tăng lên với tốc độ ngày càng lớn. Nhưng rồi trường sẽ yếu đi, năng lượng còn lại của nó chuyển thành bức xạ và vũ trụ nở ra theo lý thuyết Vụ Nổ Lớn.

Lý thuyết vũ trụ lạm phát đã được Alan Guth đưa ra năm 1981 và được một số tác giả cải tiến một cách đáng kể năm sau đó: Andrei D. Linde ở Nga và Andreas Albrecht và Paul J. Steinhard ở Mỹ. Những nghiên cứu tiếp tục đã dẫn đến nhiều mô hình lạm phát khác nhau: lạm phát cũ, lạm phát mới, lạm phát hỗn loạn, lạm phát lai, lạm phát mở. Mỗi mô hình lại có thể gồm những phân mô hình khác nhau như siêu đối xứng, siêu tự nhiên, siêu mở rộng. Sự phát triển cơ sở vật lý hạt cho lý thuyết lạm phát sẽ cho phép người ta xác định được mô hình nào là thích hợp.

Hình 1 giới thiệu tóm tắt quá trình tiến hóa của vũ trụ theo lý thuyết Vụ Nổ Lớn đã bổ sung thêm giai đoạn lạm phát.

Ðiều bất ngờ được chờ đợi
Ðã có một số thí nghiệm cho thấy tính phẳng của vũ trụ, thí dụ như thí nghiệm tiến hành với các đêtectơ sóng vi ba nhạy trên khinh khí cầu BOOMERANG (Balloon Observations of Millimetric Extragalactic Radiation and Geophysics) bay trong 10 ngày ở Nam cực cuối năm 1998. Các kết quả phân tích số liệu thu được vừa công bố trên tạp chí "Nature" tháng 4 năm 2001 là một sự ủng hộ đối với các nhà vũ trụ học theo quan điểm "phẳng". Trạm thăm dò MAP đang bay xung quanh Trái Ðất để thu thập các số liệu tinh vi hơn có thể sẽ cho lời phán quyết cuối cùng về vấn đề này.

Nếu vũ trụ là phẳng thì mật độ vật chất (trong đó kể cả năng lượng tương đương khối lượng) của vũ trụ, r, phải bằng mật độ tới hạn rc (khoảng 10-26 kg/m3 hay gần 5 prôtôn trong 1m3), tức là đại lượng W = r/rc phải bằng 1 (tương ứng với độ cong k bằng 0). Song tất cả các bức xạ và vật chất thông thường (nhìn thấy và không nhìn thấy) cũng như vật chất tối (được xem là phải có để giải thích đúng hơn chuyển động của các thiên hà và cụm thiên hà và có thể xác định được một cách gián tiếp) theo mọi cách đo đã tiến hành cộng lại chỉ cho giá trị mật độ vật chất bằng 1/3 mật độ tới hạn ! Số 2/3 vật chất cần phải có để vũ trụ là phẳng nằm ở đâu ? Hay là vũ trụ không phẳng ? Có nghĩa là lý thuyết lạm phát sai. Nhưng nếu như vậy thì những khó khăn của Mô hình Chuẩn lại không được giải quyết !

Những câu hỏi trên dường như có thể trả lời được khi một nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Cerro Tololo ở Sa mạc Atacama ở Chilê, nơi khô nhất trên thế giới, nhận được vài trăm hạt phôtôn từ một sao siêu mới (một ngôi sao chết bỗng bùng sáng do cuốn hút được vật chất từ một ngôi sao hàng xóm và phản ứng nhiệt hạch đã diễn ra) trong một thiên hà ở cách xa chúng ta khoảng 5 tỉ năm. Ðiều bất ngờ là đám phôtôn đó yếu hơn so với chờ đợi nếu căn cứ vào độ dịch chuyển về phía đỏ (dùng xác định khoảng cách) của nó. Một nhóm nghiên cứu khác, một cách độc lập, theo dõi một số sao siêu mới xa khác, cũng nhận thấy sự mờ hơn so với chờ đợi. Các kết quả này công bố năm 1998 và, theo các tác giả của cả hai nhóm nghiên cứu - Nhóm Z Cao (High-Z Team) và Nhóm Dự án Vũ trụ học Sao Siêu mới (Supernova Cosmology Project), điều này có nghĩa là sự nở của vũ trụ chúng ta không phải đang chậm lại như nhiều người đã nghĩ (và muốn có) mà đang ngày càng nhanh hơn lên (chi tiết, xem [5]). Có sự nở được gia tốc này có nghĩa là trong vũ trụ có một nguồn năng lượng bí mật (năng lượng tối) tạo ra một lực đẩy mạnh thắng được lực hấp dẫn (hút) làm chậm sự nở cuả vũ trụ. Khám phá bất ngờ đó đã được nhiều nhà vũ trụ học lý thuyết mừng rỡ tiếp nhận như là cái chỗ 2/3 vật chất còn thiếu trong bản hạch toán vật chất của vũ trụ phẳng. Sự bất ngờ đó, đối với họ, là điều được chờ đợi !

Bản chất của năng lượng tối là gì ? Ngay lập tức, nhiều người đã nghĩ đến hằng số Λ mà Einstein đã "sai lầm" đưa ra năm 1917 do muốn có một lực đẩy để giữ cho vũ trụ tĩnh tại, nguồn gốc của nó là năng lượng chân không không thay đổi như đã được chỉ ra trong nhiều công trình nghiên cứu trước đây.

Theo một hướng nghiên cứu khác thì lực "phản hấp dẫn" có một bản chất khác gọi là "quintessence" (yếu tố thứ năm), theo cách gọi của một nhóm tác giả ở Ðại học Pennsylvania, từ này đã được L.M. Krauss đưa ra từ hơn một thập kỷ trước để chỉ loại vật chất không nhìn thấy chiếm phần lớn trong các thiên hà và cụm thiên hà [6, 7](*2). Lực đẩy dựa trên quintessence có thể thay đổi theo không gian và thời gian, do đó cách giải thích này "mềm dẻo" hơn so với cách giải thích dựa trên hằng số vũ trụ học. Ðã có một số mô hình được đề xuất cho quintessence. Trong những mô hình đơn giản nhất, người ta cũng sử dụng một trường vô hướng tương tự như đã sử dụng để có được trường inflatôn trong lý thuyết lạm phát. Quintessence hiện đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, song tất cả mới chỉ là bắt đầu.

Vũ trụ mẹ, vũ trụ con, vũ trụ cháu...
Ý tưởng của Guth về sự sản sinh ra vũ trụ nhiều hơn "quan sát được" thật là khó có thể tưởng tượng được. Song có lẽ còn khó tưởng tượng hơn nếu không "lạm phát" mà có thể giải quyết được các khó khăn của Mô hình Chuẩn của vũ trụ học ! (Ðiều "khó tưởng tượng hơn" này thực ra đang được một số nhà vật lý tìm kiếm, thí như dựa trên ý tưởng về sự chuyển động của ánh sáng nhanh hơn ánh sáng ngay sau Vụ Nổ Lớn).

Sự cần thiết dường như khó có thể tránh được của lý thuyết lạm phát đã khiến người ta mạnh dạn đưa ra những ý tưởng kỳ lạ được suy đoán từ lý thuyết này. Guth và các cộng sự của ông đã nghiêm túc đặt câu hỏi: Nếu như theo lý thuyết lạm phát, vũ trụ đã sinh ra từ "cái không có gì" (nothing) thì liệu ta có thể chế tạo được vũ trụ từ "cái không có gì" trong phòng thí nghiệm?! Nếu như có một người nào đó có thể làm được "chân không sai" (loại chân không gây ra lạm phát) và biết cách thao tác vật chất với mật độ cực kỳ lớn thì họ sẽ có thể chế tạo được vũ trụ. Song vật chất mà họ có được đó, vì quá tập trung, sẽ suy sụp thành một lỗ đen và họ không thể nào làm cho nó nở ra với tốc độ lớn. Cái vật thể ban đầu cần có của quá trình chế tạo vũ trụ do đó phải là một "lỗ trắng", nơi mà vật chất phát ra không bao giờ quay trở lại. Một vật thể như vậy chúng ta không thể nào làm ra được. Nhưng đó chỉ là kết luận trong khuôn khổ lý thuyết tương đối tổng quát cổ điển.

Các hiệu ứng lượng tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự sản sinh ra vũ trụ. Một vũ trụ mới hình thành từ vũ trụ của chúng ta sẽ thoát qua một "lỗ giun" (một cấu trúc của không-thời gian theo lý thuyết hấp dẫn lượng tử) rồi tách biệt khỏi "vũ trụ mẹ" (chỗ thắt cổ chai là một lỗ đen phá hủy bất kể cái gì đi qua nó) và lớn lên tới kích thước có thể chẳng kém gì vũ trụ mẹ. Rồi từ "vũ trụ con" đó lại có thể sinh ra "vũ trụ cháu", và từ "vũ trụ cháu" sẽ có "vũ trụ chắt", cứ như thế mãi mãi (Hình 2). Sự suy luận này có thể tiếp tục và luôn luôn được giữ cho hợp lý với những hệ quả kỳ lạ. Ðiều cơ bản mà đến đó chúng ta có thể dừng lại trước khi đi xa hơn nữa là vũ trụ của chúng ta có thể chẳng phải là duy nhất. Chúng ta có thể chỉ là một vũ trụ trong một đa vũ trụ hay siêu vũ trụ có vô số vũ trụ với rất nhiều kiểu loại khác nhau. Vũ trụ học của thiên niên kỷ mới, tiếp tục những khám phá của thế kỷ trước, được trang bị những phương tiện kỹ thuật mới đầy sức mạnh, không chỉ tìm cách trả lời các câu hỏi đang đặt ra, mà sẽ còn đặt ra nhiều câu hỏi mới nữa hiện giờ vẫn chưa thể tưởng tượng được.
Nguồn: www.vatlyvietnam.org
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Minh : nếu là bài sưu tập thì nên nói rõ nguồn bài .
 
Hệ mặt trời sẽ có thêm 3 hành tinh mới?


Theo đề xuất mở rộng “Big Bang” của các nhà thiên văn học hàng đầu thế giới, hệ Mặt trời của chúng ta sẽ có 12 hành tinh thay vì 9 hành tinh như hiện nay. Điều này sẽ khiến hàng tỷ học sinh trên thế giới sẽ phải học lại môn khoa học vũ trụ.

Theo bản đề xuất của các nhà thiên văn học, được chính thức đưa ra từ ngày 14-25/8 tại Hiệp hội thiên văn học quốc tế ở Praha, thủ đô Cộng hoà Czech, thì sao Diêm Vương sẽ vẫn là một hành tinh. “Vâng Diêm Vương là một hành tinh.” - Richard Binzel, giáo sư khoa học trái đất tại Học viện công nghệ Massachusetts nói.

Binzel và gần 2.500 nhà thiên văn học từ 75 quốc gia nhóm họp ở Praha để đưa ra định nghĩa mới về hành tinh. Họ sẽ có hai phiên họp trước khi biểu quyết về bản dự thảo vào tuần sau. Nhưng có vẻ như bản dự thảo đã được 2/3 người tham dự đồng tình ủng hộ.

Ngoài ra, 2003 UB313, một thiên thể xa nhất trong hệ mặt trời, có tên gọi Xena, cũng được xếp vào dạng hành tinh. Mặt trăng lớn nhất của Diêm Vương, Charon, và tiểu hành tinh Ceres những năm 1800 cũng được gọi là hành tinh. Nhưng sau đó nó đã bị loại bỏ.



Sao Diêm Vương được nhà thiên văn Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện năm 1930.

Các nhà thiên văn học cũng yêu cầu bỏ cụm từ “tiểu hành tinh”, miêu tả các hành tinh nhỏ, chòm sao chổi, và những vật thể phi hành tinh khác. Thay vì đó, chúng sẽ được gọi là “vật thể nhỏ thuộc hệ mặt trời”.

Nếu đề xuất được chấp nhận, thì theo vị trí tương đối với mặt trời, 12 hành tinh trong hệ sẽ lần lượt là sao Thuỷ Ngân, Vệ nữ, Trái đất, sao Hoả, Ceres, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương, Charon, và hành tinh có tên gọi 2003 UB313. 2003 UB313 do Michael Brown thuộc Học viện công nghệ California phát hiện ra. Ông đặt tên cho nó là Xena.

Nếu đúng như vậy thì các nhà xuất bản trên toàn thế giới phải chỉnh sửa lại sách giáo khoa và giáo viên sẽ phải thay đổi lại trật tự vị trí các hành tinh trên các bản đồ treo trong lớp học.



Hệ mặt trời mới?


--------

source: here
 
Câu hỏi lớn nhất mà VL đầu hàng, và có lẽ nếu theo những gì loài người đang hiểu biết về vật lý, thì sẽ không thể giải thích nổi "cái đầu tiên", tức là vì sao có big bang
Về vấn đề này em nghĩ là khoa học đã giải thích được Vì Sao lại có Big Bang. Bạn có thể tham khảo về hình dạng của thời gian (hình nón). Cái mà khoa học bó tay đó là TRƯỚC khi xảy ra Big Bang thì cái gì tồn tại trong không gian, vì theo lý giải của các nhà VL học, thời điểm bắt đầu của Big Bang cũng là cột mốc đánh dấu sự bắt đầu của thời gian.
Cái này thì ko ai dám khẳng định là có thể hay ko thể Ngay trên TĐ cũng có những sinh vật sống được trong điều kiện nhiệt độ cao(gần 100 độ C), áp suất lớn, ko oxi, toàn khí sunfua hidro và nước biển, hầu như ko có ánh sáng MT... Đó là những sinh vật sống trong đáy biển sâu, nơi có các ngọn núi lửa ngày đêm hoạt đông. Kinh khủng quá phải ko nhưng thực sự có những loài vật thích nghi cực cao như thế
==>ko j là ko thể tin trái đất là hành tinh cô đơn trong vũ trụ, thêm nữa là những nơi mà con người đi được đến còn hết sức bé nhỏ so với cả vũ trụ bao la này. Và biết đâu, nếu cả vũ trụ mà chúng ta biết chỉ là 1 quả cầu lớn, chúng ta, dù đi mãi mãi, cũng ko thể đi hết được, trong khi, nếu vậy, thì nó là hữu hạn. Dù sao thì đó cũng chỉ là suy nghĩ của riêng tôi mà thôi, đừng nghĩ
nó là của các nhà bác học phát hiện ra nha

Về cái này thì em đồng ý với bác

Có thể khẳng định điều đó qua vị trí tương đối của Trái đật và sao Hoả so với MT. Do sao Kim gần MT hơn so vói TĐ nên sự sống trên sao Kim phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều so với trên TĐ, theo dự đoán, lúc sự sống trên sao Kim phát triển tới thời kì đỉnh cao, thì ở TĐ sự sống mới ở mức sơ khai, tức là mớ chỉ ở dạng tế bào tự dưỡng đơn giản. Cũng do phát triển quá nhanh nên sự sống trên sao Kim mới nhanh chóng bị tuyệt diệt. Mặt khác cũng là do sao Kim gần Mt hơn TĐ nên ảnh hưởng của MT lên sao Kim mạnh hơn TĐ.Do MT ngày càng nóng lên(ảnh hưởng đến traí đất thể hiện qua hiện tượng băng hà), nhiệt độ trên sao Kim cũng tăng cao vì vậy sinh vật tên sao Kim khó thích nghi được => chết

Còn về cái này thì em phản đối. Có các lý do chính sau:
- Thứ nhất: Mặt trời đang trong gian đoạn co lại, tức là giảm về thể tích và nhiệt độ, do liên tục bị mất nhiên liệu, và phải khoảng 5 tỉ năm nữa mặt trời mới bước vào gian đoạn phình ra. Như vậy thì trước đây, mặt trời còn to hơn và nóng hơn bây giờ.
- Thứ nhì: Vũ trụ của chúng ta đang giãn nở mãi mãi! Giả thiết này đã thể hiện tính đúng đắn của nó, và các nhà khoa học đã thừa nhận nó. Giãn nở là vì khoảng cách giữa các thiên hà ngày càng xa ra, mãi mãi là vì khối lượng của toàn bộ vũ trụ là quá nhỏ để có thể xảy ra sự co lại đến điểm kì dị Big Bang, hay còn gọi là lỗ trắng. Chính vì thế mà trước đây, khoảng cách giữa sao Kim và MT còn gần hơn so với giờ, và do đó nhiệt độ ban ngày trên sao Kim lúc trước còn cao hơn bây giờ.
- Thứ ba: ko thể xét vị trí tương đối giữa Sao Kim với MT giống như bác Trang đây được, do ko phải cứ gần MT hơn thì sự sống phát triển mạnh hơn. Sự sống chỉ có thể phát triển ở một nơi hội tụ đủ các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm, địa hình, thành phần khí quyển, nước...
Do vậy theo em giả thiết về sự sống từng tồn tại trên sao Kim là rất khó xảy ra, nếu ko muốn nói là ko thể 8-X: .
Bố ơi hằng số vũ trụ là cái j hả bố? Con ko hiểu
HIHI, thuyết tương đối bao h mình học, có ai nói cho tớ bít nó là cái gì không , đọc bao nhiêu sách nhưng sách tớ đọc không có hệ thống, có vẫn đề gì hay là đọc ngấu nghiến, không để tâm đến đầu đề của bài đấy nói về cái gì có khi đọc thuyết tương đối rùi nhưng muh chả nhớ rõ nó là cái gì
Về 2 cái này thì em xin post một topic riêng trong box học tập. bác nào thiks xem thì vào xem :D
Thuyết tương đối - Hằng số vũ trụ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cái chính là xét cái khái niệm "sự sống" theo cách hiểu nào, sự sống ở đây là sinh vật như sinh vật trên trái đất hay chỉ cần là 1 loại sinh vật tồn tại đc đã là sự sống rồi.. nếu như thês thì sự sống hoàn toàn có thể tồn tại ở những nơi khắc nghiệt với những sinh vật phù hợp với điều kiện hỏi
nhân tiện hỏi tên bạn Hoàng quen quá :p bạn có học cấp 1 trường Tràng An ko :p (ngoài lề 1 chút :p)
 
Bài viết của em về thuyết tương đối & hằng số vũ trụ đã được post ở box học tập, xin mời các bác nào còn hỏi nhưng câu hỏi như
Bố ơi hằng số vũ trụ là cái j hả bố? Con ko hiểu
HIHI, thuyết tương đối bao h mình học, có ai nói cho tớ bít nó là cái gì không , đọc bao nhiêu sách nhưng sách tớ đọc không có hệ thống, có vẫn đề gì hay là đọc ngấu nghiến, không để tâm đến đầu đề của bài đấy nói về cái gì có khi đọc thuyết tương đối rùi nhưng muh chả nhớ rõ nó là cái gì
Thì hãy mau mau tham khảo :D (và nhớ comment lại nhé)
 
cái chính là xét cái khái niệm "sự sống" theo cách hiểu nào, sự sống ở đây là sinh vật như sinh vật trên trái đất hay chỉ cần là 1 loại sinh vật tồn tại đc đã là sự sống rồi.. nếu như thês thì sự sống hoàn toàn có thể tồn tại ở những nơi khắc nghiệt với những sinh vật phù hợp với điều kiện hỏi
nhân tiện hỏi tên bạn Hoàng quen quá :p bạn có học cấp 1 trường Tràng An ko :p (ngoài lề 1 chút :p)
Tất nhiên là sự sống có thể nhìn nhận như bạn nói, bằng chứng nằm ở ngay trên Trái đất này.
Nhưng nếu hiểu rằng bạn Phương đang chất vấn mình về vấn đề sự sống trên Sao Kim thì có lẽ chúng ta sẽ phát hiện ra vô khối những nguyên tố và hợp chất hóa học mới có thể chịu đựng được nhiệt độ hàng ngàn độ C, bền vững trước mọi điều kiện môi trường, nếu sự sống theo bạn là như vậy. Và nếu như thế thì bất cứ thiên thể nào cũng có thể tồn tại sự sống! Các nhà KH đã chẳng phải đi tìm những hành tinh có đk phù hợp với sự sống nữa rồi.
 
@ bạn Hoàng: uh đúng rồi , bi h thành ra lt 11 lý 1 rồi :p:p lâu lắm rồi ko gặp nhỉ :D bi h bạn học Phan Đình Phùng ah :p ko bít trông bạn bi h thế nào :p
nick nè: nhocthuphuong2303 :D mà bây h ko bít mấy đứa cấp 1 lưu lạc đâu cả rồi :( Ams thấy lèo tèo vài đứa :(

tớ ko hỏi là cái nguyên tố và hợp chất hóa học mới có thể chịu đựng đc nhiệt độ hàng ngàn độ C, nếu thế nó chỉ là những vật chất đơn thuần thôi, mà ở đâu chẳng có, sự sống ở đây là sự tồn tại có trao đổi chất với môi trường, có tác động qua lại với môi trường, thì đó có thể đã đc coi là sự sống chưa (sinh học quá :">)... và nếu tìm thấy mấy cái này thì liệu có giúp ích j cho Trái đất ko...8-}

chuẩn bị sang đọc thuyết tương đối :)) mình bi h vẫn chưa bít cái này :p

-----
vừa đọc xong topic mới
đọc rùi nhưng mà ko có comment j ^_^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ý mình là nếu bạn cho rằng có sự sống trên sao Kim thì sẽ là như mình đã nói.
 
Bí ẩn của những vòng tròn lạ trên các cánh đồng

Các vòng tròn trên cánh đồng (crop circles) là một trong những bí ẩn lớn trong quá khứ cũng như hiện tại. Vậy chúng là sản phẩm của một số người tinh nghịch hay người ngoài hành tinh?


Một vòng tròn trên cánh đồng lúa mỳ ở Anh.
Vòng tròn được đề cập tới trong các văn bản khoa học vào cuối thế kỷ 17 và tính tới năm 1970, gần 200 trường hợp đã được thông báo. Kể từ đó, khoảng 80 nhân chứng ở mọi nơi từ Australia cho tới British Columbia, Canada, đã thông báo về những vòng tròn được hình thành trên các cánh đồng trong chưa đầy 20 giây, kèm theo chúng là những quả cầu sáng chói hoặc có màu sắc sặc sỡ, tia sáng hoặc vật thể bay lạ.

Con người quan tâm nghiêm túc tới các vòng tròn này vào năm 1980 tại miền Nam nước Anh. Ban đầu đó là những vòng tròn đơn giản, sau đó phát triển thành những đường thẳng, chữ tượng hình giống như chữ khắc trên đá tại các địa điểm linh thiêng khắp thế giới. Sau năm 1990, hình để lại trên cánh đồng trở nên phức tạp hơn nhiều và ngày nay mọi người thường gặp hình các nguyên tố. Kích cỡ của chúng cũng tăng lên, một số hình có diện tích 200.000 feet vuông. Cho tới nay, đã có trên 10.000 hình trên cánh đồng được thông báo và ghi lại trên toàn thế giới. Khoảng 90% trong số này xuất hiện ở miền Nam nước Anh.

Theo các bộ phim tài liệu trên vô tuyến, mọi vòng tròn trên cánh đồng cho tới năm 1992 là tác phẩm của hai nam giới cao tuổi tên là Doug và Dave. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chẳng hạn như George Wingfield và Armen Victorian đã phát hiện ra rằng câu chuyện về hai người tên D trên có lẽ bắt nguồn từ Bộ Quốc phòng Anh. Bộ này đã thông đồng với CIA. Bằng chứng do một quan chức cấp cao tại Bộ Quốc phòng Anh cho thấy Chính phủ nước này có ý định làm cho công chúng không tin và ngừng quan tâm tới hiện tượng kỳ lạ trên bằng cách đưa ra hai nam giới trên.

Khi được yêu cầu cung cấp bằng chứng về những vòng tròn trên, Doug và Dave đã thay đổi câu chuyện của họ, thậm chí là đảo ngược hoàn toàn những lời khẳng định trước kia. Họ không thể giải thích những đặc điểm khác thường trong hiện tượng này. Chẳng hạn khi họ khẳng định đã tạo ra mọi hình ở hạt Hampshire, Anh, một số nhà kiểm chứng chỉ ra rằng trên thực tế 50% trong số các hình đó được tạo ra ở một hạt khác. Hai người trả lời: ''À chúng tôi không làm những hình đó''. Cuối cùng Doug và Dave không biết họ là tác giả của những hình nào.

Mặc dù Doug và Dave khẳng định đã thực hiện công việc trên từ năm 1978 song bằng chứng chưa được công bố khẳng định các vòng tròn trong cánh đồng có từ những năm 1980. Công chúng chưa bao giờ nghe tin về việc hai người rút lại lời khẳng định của họ cũng như không có cơ hội so sánh hình do họ tạo ra với hiện tượng thực. Vào năm 1998, một trong hai người còn sống thú nhận với các tờ báo ở Anh rằng ông ta bị một thế lực nào đó chỉ dẫn.

Thật giả lẫn lộn

Kể từ sau tuyên bố của Doug và Dave, nhiều kẻ chơi xỏ đã xuất hiện. Một số tạo ra các hình trên cánh đồng để làm chệch hướng giới nghiên cứu, một số vì lợi nhuận. Những người khác làm điều đó bởi họ tin có thể giao tiếp với hiện tượng thực. Trước năm 1989, không ai nghe tin về vấn đề chơi xỏ. Vấn đề thực sự là không một vòng tròn nhân tạo nào trong cánh đồng giống hệt những đặc trưng liên quan tới hiện tượng thực. Họ sử dụng một vật thể để làm cây trồng đổ rạp sát đất, thân cây bị gẫy. Trái lại, ở những hình thật, thân cây chỉ bị uốn cong, thường cách mặt đất khoảng 2,5cm và gần mấu đầu tiên của cây. Cây vẫn tăng trưởng và hạt vẫn chín nếu con người không chạm tới chúng.


Một vòng tròn nhân tạo.
Cây trồng dường như bị hơ nóng trong một thời gian ngắn. Sức nóng làm thân cây uốn cong một góc 90 độ ngay bên trên mặt đất. Cây sẽ ở vị trí đó vĩnh viễn song không bị gẫy. Hiện tượng này làm các chuyên gia sinh học bối rối. Nông dân cũng không thể đưa ra lời giải thích. Đây chính là dấu hiệu đơn giản nhất để giới khoa học nhận biết hiện tượng thực. Các nghiên cứu và thí nghiệm cho thấy có lẽ chỉ sóng cực ngắn mới có thể tạo ra một ảnh hưởng như vậy. Thỉnh thoảng, đi kèm các vòng tròn trên cánh đồng là những âm thanh rung. NASA đã thu băng và phân tích.

Dò điện từ là cách thứ hai để phân biệt vòng tròn thật với vòng tròn nhân tạo. Dạng năng lượng tự nhiên này tồn tại ở các địa điểm cổ xưa chẳng hạn như vòng đá, những nấm mồ dài, mô đất bên trên các mộ táng cổ, mộ đá, đá dài dựng đứng, và các nhà thờ được xây dựng bên trên những địa điểm này. Các vòng tròn trên cánh đồng, địa điểm linh thiêng và những nơi thờ cúng khác cũng được tìm thấy trên những điểm giao nhau dọc theo mạng năng lượng vô hình này của trái đất.

Vòng tròn lợi hay hại?

Kích cỡ và hình dạng của một vòng tròn được quyết định bởi diện tích của các điểm giao nhau này trên bề mặt trái đất. Các tần số của điện từ liên quan tới những thay đổi về kiểu sóng não. Chúng cũng ảnh hưởng tới nhịp lý sinh của cơ thể. Vì vậy, chẳng có gì đặc biệt khi một số người thông báo đã trải qua tình trạng ý thức cao độ và vết thương mau lành trong các vòng tròn trên cánh đồng. Tình trạng này cũng phổ biến tại các địa điểm linh thiêng. Con người cũng bị chóng mặt, mất phương hướng và buồn nôn. Tất cả những tác động trên có thể là do tiếp xúc lâu với sóng cực ngắn hoặc âm thanh có tần số dưới mức nghe của con người.

Các vòng tròn thực trên cánh đồng là những khu vực cây trồng bị xoáy và đổ rạp. Đáy của chúng có thể gồm 5 lớp cây trồng bện với nhau. Mọi hạt vẫn còn nguyên vẹn và nằm cạnh nhau như thể chúng được sắp xếp trong một tủ trưng bày tại viện bảo tàng. Trung tâm của vòng tròn có thể chỉ còn một cây đứng trơ trọi. Các vòng tròn thực trên cánh đồng không tròn vành vạnh mà có hình gần như elip. Mẫu đất cho thấy có 4 loại đồng vị phóng xạ phi tự nhiên, tồn tại trong một thời gian ngắn bên trong các vòng tròn thực. Những đồng vị này phân rã sau 3-4 giờ. Đất xung quanh vòng tròn dường như đã bị nướng.

Về mặt toán học, vòng tròn thật mã hoá các định lý khó hiểu dựa trên hình học Euclidian cũng như những nguyên lý hình học quan trọng không thể thay đổi. Vòng tròn có khả năng thay đổi trường điện từ trong vùng. Do đó, các la bàn không thể định vị được hướng bắc, các camera, điện thoại di động và pin không hoạt động được. Thiết bị trên những máy bay bay trên vòng tròn cũng vậy. Mức bức xạ cao hơn 300% so với bình thường, tầng số radio tăng hoặc giảm mạnh trong vòng tròn. Động vật trong các trang trại địa phương tránh khu vực đặc biệt đó hoặc bị kích động vài giờ trước khi vòng tròn xuất hiện. Ắc quy của ôtô trong toàn bộ các ngôi làng không hoạt động sau khi một vòng tròn được phát hiện ở vùng lân cận. Trong một số trường hợp, toàn bộ thị trấn bị mất điện.

Ẩn số


Vòng tròn gần vòng đá Stonehenge, Anh.
Do vòng tròn thực xuất hiện ở điểm giao nhau dọc theo các dòng năng lượng điện từ của trái đất nên chúng ảnh hưởng tới kiểu năng lượng của những địa điểm tiền sử. Vòng tròn thường được hình thành từ 2 tới 4 giờ sáng, đặc biệt là những đêm ngắn nhất khi bóng tối chỉ kéo dài gần 4 tiếng. Nhiều nông dân, binh lính, nhà khoa học và hàng trăm người hiếu kỳ ngủ qua đêm trên cánh đồng với hy vọng trở thành những người may mắn chứng kiến một vòng tròn đang hình thành. Mặc dù các cánh đồng có nhiều người và thiết bị khảo sát tiên tiến song vòng tròn vẫn xuất hiện từ sương mù ngay dưới mũi của những người đang tìm kiếm chúng.

Tại vòng đá Stonehenge vào năm 1996, một phi công thông báo không nhìn thấy điều gì bất bình thường trong khi đang bay bên trên công trình này. Tuy nhiên, 15 phút sau, 149 vòng tròn xuất hiện ngay bên cạnh Stonghenge được giám sát kỹ càng. Cho tới giờ, vòng tròn thực trên các cánh đồng vẫn là một hiện tượng bí ẩn và tác giả tạo ra nó vẫn còn là một ẩn số. Một số người cho rằng đó là thông điệp của sinh vật ngoài hành tinh. Những người khác tin vòng tròn trên cánh đồng do một loại năng lượng nào đó mà con người chưa biết tới tạo ra.
 
moi nguoi oi em la hoc sinh lop 10 dinh tham du ki thi vao lop chuyen thi em co the tim va xem de thi cho khoi chuyen o dau giup em duoc khong
 
cho e hỏi tại sao trái đất lại tự quay đc quanh trục=)) =)) =)) =))
 
Đây là một bài khá thú vị mà HA thấy được khích lệ mà mình có thể suy nghĩ và học được nhiều điều, trên con đường theo đuổi những giấc mơ ^^!

Trò chuyện cùng Frank A. Wilczek, giáo sư trường MIT, một trong 3 nhà khoa học nhận giải thưởng Nobel về vật lý năm 2004 cho công trình về "Sắc động lực học lượng tử" (Quantum Chromodynamics)

(Dịch từ The New York Times, 28/12/2009)


Giáo sư là một người rất dễ chịu, vui tính và được xếp vào hàng những bộ óc siêu việt nhất trong lĩnh vực Vật lý. 58 tuổi, hiện đang là giáo sư giảng dạy tại Học viện công nghệ Massachusetts, ông là một trong 3 nhà khoa học được vinh dự trao tặng giải thưởng cao quí Nobel về Vật lý năm 2004. Công trình nhận giải thưởng ra đời trong những năm tuổi 20 khi ông cùng với David Gross của trường Princeton cùng nghiên cứu về Sắc động lực học lượng tử - một lý thuyết cao cấp thuộc vật lý hiện đại.

Cuộc trò chuyện với giáo sư Wilczek được ghi lại dưới đây diễn ra hồi tháng 10 và tháng 12 này.

Q: Trong thời buổi này, tất cả mọi người đều cho rằng con cái họ là những thiên tài. Vậy còn ngài hồi xưa thế nào, thưa giáo sư? Có lẽ phải là một câu bé Einstein mất!

A: Ồ, bố mẹ tôi thì chẳng nghĩ như vậy đâu. Họ là những người nhập cư khiêm tốn đến từ đất nước Ba Lan và Ý. Tôi lớn lên ở Queens và theo học ở một trường công lập. Khi còn nhỏ, tôi thích những trò đố và cố gắng nghĩ cách để xếp những mảnh rời rạc lại sao cho hoàn chỉnh. Điều tuyệt vời trong thời thơ ấu ấy là hàng tuần tôi đều được bố mẹ đưa tới cửa hàng đồ chơi để chọn mua một thứ. Tôi phải lựa chọn giữa một cái B-57 và một chiếc xe hơi đồ chơi. Thật đau đầu, tôi phải thực sự nghĩ xem mình thích thứ nào hơn. Nếu tôi có thể quyết định bộ não của mình vận hành thế nào, chắc tôi cũng chỉ có thể làm đến thế thôi!

Q: Thế đến lúc nào nhà Wilczek mới nhận ra họ có một thần đồng trong nhà thế?

A: Tôi làm một bài kiểm tra I.Q. hồi tiểu học, và thầy cô giáo nói với bố mẹ tôi "Ừm, có lẽ hai vị đừng nên cho cậu bé học ở trường công nữa." Điều đó đã thay đổi hẳn mối quan hệ giữa tôi và bố mẹ. Trong chớp mắt, thay vì là một đứa trẻ hay bị la mắng, họ thận trọng nói với tôi, "Giờ thì con là ông hoàng rồi đấy". Tuy thế, tôi vẫn đi học ở những trường bình thường, cụ thể là trường trung học Mảtin Van Buren. Tôi luôn học vượt lớp. Tôi mới vượt quá tuổi 15 một chút khi nhập học ở trường Đại học Chicago.

Q: Công trình đã mang lại giải Nobel cho ngài được ra đời khi ngài mới ở tuổi 21 phải không, thưa giáo sư?

A: Đó là luận án Tiến sỹ của tôi. Vào những năm 70, tôi đang học toán ở trường Princeton và không chắc liệu mình có muốn trở thành một nhà Toán học hay không. Thật may mắn, cơ sở Toán học lại gắn kết chặt chẽ với Vật lý. Không hiểu thế nào, tôi đã chuyển dần sang Vật lý và gặp được David Gross.

Đã có rất nhiều điều thú vị xảy ra khi đó. Khi tôi quyết định đi trên con đường ấy, chưa một lúc nào tôi quay đầu lại. Tôi khám phá ra mình khá có năng lực trong lĩnh vực Vật lý lý thuyết và có biết bao nhiêu thứ tôi có thể làm. Ý tưởng này nối tiếp ý tưởng khác, cứ như vậy.

Q: Giáo sư có thể giải thích công trình của ngài một cách dễ hiểu không?

A: Một trong những câu hỏi đau đầu thời bấy giờ là lực tương tác mạnh nào trong số 4 lực cơ bản của tự nhiên đã giữ các thành phần của hạt nhân nguyên tự lại với nhau? Có rất nhiều những bằng chứng cho việc dó, nhưng chưa có lý thuyết nào ra đời. Freeman Dyson cho rằng phải mất đến hàng trăm năm thì nó mới có thể được hiểu cặn kẽ.

Tuy nhiên, David và tôi đã vượt qua khẳng định ấy khi trình bày đề tài về những phương trình cơ bản mô phỏng lực tương tác mạnh đó. Chúng tôi còn đưa ra những thí nghiệm có thể tiến hành để kiểm tra sự xác thực của những phương trình này mà sau đó thực sự đã được kiểm chứng. Mấu chốt của vấn đề là tính chất của hạt quarks, gọi là "tự do tiệm cận". Khác hẳn với những lực khác trong tự nhiên, lực này yếu đi khi các hạt lại gần nhau và trở nên mạnh hơn khi khoảng cách giữa các hạt lớn dần. Điều này đã được chứng thực trong phòng thí nghiệm, nhưng quả thật rất khó để có thể giải thích nó bằng cơ học lượng tử và thuyết tương đối.

Thế rồi David và tôi khám phá ra cách, tuy phải nhờ đến những lý thuyết toán học khá phức tạp có tính đối xứng cao mà những phương trình của nó có thể được viết ra. Lý thuyết ấy bây giờ được gọi là Sắc động lực học lượng tử, hay là QCD. Nó đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những hạt đã cấu thành vũ trụ, làm sao mà vật chất có khối lượng và có một cái nhìn cụ thể hơn về thời kỳ sơ khai của vũ trụ. Nó còn đưa ra những gợi ý cho lý thuyết thống nhất các lực tự nhiên.

Q: Giáo sư đã nghĩ gì sau khi hoàn thành công trình này chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy một năm?

A: Tôi đã nghĩ đây là một công trình tuyệt đẹp!!! Những nhà triết học từ thời của Aristotle đã nói rằng khoa học cơ bản thật gần gũi với cuộc sống hàng ngày, khi mà chũng ta có những qui tắc sống, nhưng không thể quá cụ thể đến cứng nhắc, bởi nếu không chúng ta sẽ liên tục phải đối mặt với những mâu thuẫn. Với Sắc động lực học lượng tử (QCD), nó có vẻ như là "Ồ, hóa ra tự nhiên cũng tuân theo những định luật toán học!".

Q: Giáo sư cảm thấy thế nào khi khẳng định năng lượng là khởi nguồn của khối lượng của mình đã chứng thực một trong những ý tưởng cơ bản nhất của bậc tiền bối vĩ đại Einstein?

A: Đó là một điều tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng! Einstein đã nêu ra khả năng chuyển đổi khối lượng thành năng lượng và ngược lại, và đó cũng là điều mà chúng tôi làm được bằng lý thuyết. Chúng tôi đã chứng minh rằng hầu hết khối lượng của các hạt cơ bản được hình thành từ năng lượng của hạt quark và gluon chuyển động, có thể nói là mở rộng và hoàn chỉnh ý tưởng của Einstein. Các bạn có tưởng tượng được không, Einstein là một trong những người hùng của tôi thời thơ ấu, và tôi rất hy vọng ông ấy sẽ thích công trình của tôi.

Q: Thí nghiệm máy gia tốc (Large Hadron Collider, hay L. H. C.) đang tiến hành ở CERN (phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất trên thế giới, đặt tại Geneva, Thụy Sỹ) hiện giờ rất được quan tâm. Giáo sư có ý định tới đó làm việc không?

A: Ồ không, tôi chỉ đệ trình một số những phương trình cơ bản với hy vọng có có thể kiểm chứng nó với L. H. C. chứ không rõ cụ thể ra sao. Tuy nhiên, QCD sẽ được ứng dụng triệt để trong L. H. C. bởi nó là lý thuyết cơ bản giải thích sự tương tác mạnh xảy ra trong quá trình va chạm mạnh.

Q: Giáo sư làm gì kể từ sau khi nhận giải thưởng Nobel?

A: Tôi đang suy nghĩ về những hạt gọi là axion, và ảnh hưởng của chũng trong vũ trụ. Tôi cố gắng liên kết những suy nghĩ này về hạt axion với những ý tưởng của tôi trước kia về tính siêu đối xứng, chuyện gì sẽ xảy ra? Ngoài ra, tôi cũng đang nghiên cứu một vài vấn đề trong vật lý năng lượng cao, về những tính chất khó hiểu của hạt cơ bản và tìm ra những bằng chứng về vật chất ở nhiệt độ thấp khi chỉ có cơ học lượng tử mới giải quyết được vấn đề. Có một vài ý tưởng mà tôi nghĩ có thể giúp phát triển ra chiếc máy tính lượng tử trong tương lai.

Thêm vào đó, tôi cũng đang viết dở một cuốn tiểu thuyết gọi là "Sự hấp dẫn của bóng đêm". Cốt truyện xoay quanh 4 nhà vật lý, 2 nam, 2 nữ, hợp tác với nhau trong việc khám phá ra vật chất đen. Công trình này chắc chắn sẽ đem lại cho họ giải thưởng Nobel, nhưng có một vấn đề nảy sinh là tối đa chỉ 3 người được nhận giải thưởng cao quí ấy. Sẽ có một người phải chết, có thể là tự tử đi chẳng hạn, mà cũng có thể không phải như vậy, nhưng khả năng sẽ có nhiều chi tiết tình cảm, âm nhạc và triết lỳ trong đó.

Q: Từ đâu mà giáo sư đã có ý tưởng cho câu chuyện?

A: Thường thì có rất nhiều trường hợp trong đó một khám phá vĩ đại đi kèm theo những sự cạnh tranh giành dật khốc liệt. Có thể có đến 5 hay 6 người được đề cử cho một giải thưởng. Câu chuyện thường có nhiều khả năng lý giải và có vẻ rất bí hiểm. Tôi bắt đầu nghĩ về nó khi còn ở Stockholm để nhận giải Nobel, chợt bắt đầu nghĩ lại cả một quá trình dài đã trải qua trước khi đến đây và cảm thấy những gì đã xảy ra thật kỳ vĩ. Kế hoạch năm tới của tôi bao gồm việc cố gắng hoàn thành cuốn sách trước sinh nhật của mình giữa tháng 5.

Nguồn: The New York Times (28/12/2009), có tham khảo từ chuyên môn ở Wikipedia.
 
Vũ trụ giãn nở ngày càng nhanh [/SIZE][/B]

Một nghiên cứu đối với vài trăm nghìn thiên hà cho thấy tốc độ phình ra của vũ trụ tăng dần theo thời gian.

Universe.jpg


Telegraph cho biết, hơn 100 nhà khoa học từ nhiều nước đã sử dụng kính thiên văn không gian Hubble để theo dõi 446.000 thiên hà nhằm tìm hiểu vật chất phân bố như thế nào trong vũ trụ và tốc độ giãn nở của vật chất. Đây là một phần trong dự án mang tên Khảo sát sự tiến hóa của vũ trụ do Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ thực hiện.

Để khảo sát, một camera trên kính thiên văn không gian Hubble chụp 575 bức ảnh của vùng không gian chứa 446.000 thiên hà. Quá trình chụp diễn ra trong khoảng gần 1.000 giờ. Trong khoảng thời gian đó Hubble di chuyển gần 600 lần quanh trái đất. Đây là cuộc khảo sát lớn nhất mà các nhà khoa học từng thực hiện với kính Hubble.

Nhờ một kỹ thuật giống như chụp X quang, các nhà khoa học có thể quan sát cách thức ánh sáng từ những thiên hà xa xôi bị bẻ cong và biến dạng bởi vật chất tối khi nó lan truyền tới trái đất. Sau đó họ có thể xác định những cấu trúc của vật chất tối – thứ chiếm tới 80% vũ trụ.

Kết quả cho thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ đang tăng dần theo thời gian, đúng như dự đoán của nhà vật lý thiên tài Robert Einstein [phải là Albert Einstein, có lẽ tác giả viết nhầm] trong thuyết tương đối của ông.

Giới khoa học khẳng định vũ trụ được tạo nên bởi ba thành phần: vật chất thông thường, vật chất tối và năng lượng tối. Vật chất thông thường là những vật thể như hành tinh, sao. Vật chất tối là loại vật chất không nhìn thấy và tạo nên lực hấp dẫn để tạo thành thiên hà. Năng lượng tối tạo nên lực khiến vũ trụ giãn nở.

Thuyết tương đối của Einstein khẳng định không gian và thời gian là một cấu trúc hình học có thể thay đổi bởi hoạt động của vật chất bên trong nó.

Ludovic Van Waerbeke, một chuyên gia vật lý và thiên văn thuộc Đại học Leiden, Hà Lan và cũng tham gia cuộc khảo sát, phát biểu: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi xác nhận có một dạng năng lượng mà con người chưa biết khiến tốc độ giãn nở của vũ trụ tăng dần. Sự tăng tốc đó khiến vật chất tối giãn ra nhiều hơn, đúng như lập luận của Einstein”.

(Vnexpress)
 
Back
Bên trên