Những tài năng trẻ - niềm tự hào dân tộc

Bạn Diệu Linh chưa nghĩ kĩ rồi. Tớ nói "thực trạng của các trường đại học khác thì cũng có hơn không" đâu có ý chỉ nói đến các trường cùng khối? Ở đây tớ muốn nói đến tất cả các trường đại học cơ. Vì thế nên vấn đề về logic của bạn ko thể apply vào đây được.
"Như tớ từng ở trong trường NT thôi, lẽ ra những cái như hiệp định Thương mại Việt Mỹ phải biết làu làu nhưng thực ra chả có mấy người quan tâm đến nó"---cái này ko thể đổ cho sinh viên NT được. Cái sự thờ ơ đang là tình trạng chung trong sự xuống dốc của nhiều thanh niên VN hiện nay. Xin được hơi hơi ngoài lề 1 câu: Tớ cũng từng ở trường NT, và thấy trường này có cái CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học cũng hay đấý chứ.
"Đúng là có một số người không biết mình đang chọn cái gì, nhưng trong số chạy theo trào lưu đó chắc chắn sẽ có người vì nhiều lo toan mà từ bỏ ngành sở trường của mình => càng thiếu người giỏi = > càng nhiều người dốt, có logic chưa?" chỗ này tớ thấy không mạch lạc nên chưa hiểu được, bạn giải thích lại cho tớ cái.
Bias ở đây tớ muốn nói bạn nghe nhiều phàn nàn từ phía những người học xa hội vì có thể bạn quen nhiều người học xa hội hơn, nên sẽ vô tình đi đến kết luận rằng các trường này có nhiều cái dở hơn. Trong khi đó các trường tư nhiên có khối cái để chê trách nhưng ko có ai nói cho bạn thấy. Đơn giản thế thôi bạn a.
Các thành tưu trong KHXH không hề có 1 thước đo chuẩn. Nước ta là nước nhỏ, đâu cần phải có Heghen mới gọi là KHXH phát triển? Mà tớ cũng đâu có bảo là nó phát triển ngang bằng thế giới đâu, tớ bảo cái này tớ chưa bàn tới.
"Với một nền KHXH không có gì là của riêng, toàn phải học hỏi từ các nơi khác thì có dễ dàng phát triển không?"---> thế nào là KHXH ko la của riêng? thế nào là sự sở hữu trong KHXH? Mà nếu nói như cậu là đúng, không có thì phải đi học hỏi, và nếu học hỏi đúng thì sao ko phat triển. Tuy nhiên chỗ này bạn cũng hơi bị lạc đề 1 tí. Hình như tớ không có ý bàn về sự phát triển cua KHXH ở nước ta đâu.
Mà bạn Diệu Linh lại cứ thích gợi ý. Chả biết bạn thích đọc báo gì, chứ tớ thấy đọc báo Nhân Dân là hay nhất.
 
Anh thấy càng bàn luận lại càng hay. Anh đang lụt thi mà nghe các em bàn luận nên thôi đành.... với môn thi của anh chứ nếu không tham gia thì lại mang tiếng là thủ cực không chịu học tập lớp trẻ. ;)

Em Diệu Linh nói "Nếu trường ĐH KHXHNV không đại diện được cho các khối XH ở VN thì nó có tên đấy để làm gì? Chẳng phải đấy là trung tâm của ngành XH hay sao? Chính bạn cũng tự hỏi các trường ĐH khác cùng khối có hơn trường đó không còn gì, nghĩa là KHXHNV là trường khá trong các trường cùng khối, =>Nếu SV ở đó không khá => các trường khác còn tệ hơn, bạn có hiểu logic này không?
Còn cái VD về chính tả chỉ là một ví dụ nhỏ thôi. Bạn nói hiểu biết XH làm thước đo sự giỏi, tớ đồng ý lắm, nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trăm SV ở các trường đấy chịu khó tìm hiểu thời cuộc như bạn? Như tớ từng ở trong trường NT thôi, lẽ ra những cái như hiệp định Thương mại Việt Mỹ phải biết làu làu nhưng thực ra chả có mấy người quan tâm đến nó/
"
em không thể nói trường ĐH KHXHNV là trường đại diện cho khối XH được đâu. Đây là ý tưởng của các cụ nhà mình em còn lạ gì. Đặt tên thì cứ đặt tên. Nước người ta có Đại học Quốc gia thì mình chẳng nhẽ lại không có à? Thế là kém miếng khó chịu, các cụ nhà mình đẻ nó ra cho khỏi phải mang tiếng thua chị kém em chứ nó sống chết thề nào chưa càn biết. Vì trường ĐH XH (tến viết tắt dài quá, anh viết tạm thế này em thông cảm) không mang tính đại diện cho khối Xh nói chúng nên logic của em =>Nếu SV ở đó không khá => các trường khác còn tệ hơn không có cơ sở. Nhưng cũng phải thừa nhận một thức tế là có một cuộc điều tra chính thức cho thấy số sinh viên của trường này có hiểu biết phải nói là KÉM về kiến thức XH là có thật!

Em Diệu Linh cũng học NT, anh cũng học NT em ạ. Em bảo sinh viên học NT không chịu hiểu biết thời cuộc anh e rằng kết luận hơi sớm. Anh không biết khóa em thế nào chứ khóa bọn anh, mọi người cũng chịu khó tìm hiểu, nắm bắt tin tức, thời sự nói chung và kinh tế nói riêng đấy chứ, mọi người cụng chụi khócập nhật văn bản luật pháp, tin tức ... Tất nhiên mỗi người có mức độ quan tâm khác nhau. Em lại lấy tiêu chuẩn hiệp đinhgj Việt Mĩ ra để đánh giá mức độ quan tâm đến thời cuộc của sinh viên NT (trên diện hẹp) là cũng chưa thấu đáo.:rolleyes: Chẳng hạn khi nói đến hiêp định Việt Mĩ em là sinh viên NT thì em cũng chỉ cần biết đại ý nội dung hiệp định là cái gì, nó đề cập đến những vần đề gì... chứ em có phải là bộ trưởng, là cán bộ đàm phán... đâu mà em cần biết là nó đề cập tới từng mặt hàng gì, sở hữu trí tuệ thế nào....? Những cái đấy khi cần làm việc cụ thể em tra cứu như tra từ điển chứ em làm sao nhớ được từng ngành hàng, từng mã HS... mà em cũng chẳng cần nhớ làm gì cho nằng đầu. ;)

Những phần khác anh cũng có cùng quan điểm với em.;) ;)
 
tại sao lại bàn sang thực trạng giáo dục Việt Nam là thế nào? Đang nói đến đầu vào dốt thôi, còn thực trạng thì phải đợi các đồng chí du học trở về mới khá được. Anyway cái topic này đóng được rồi, các vấn đề cơ bản đã được giải quyết, muốn bàn gì thêm ta ra chỗ khác.
 
Đóng là đóng thế nào. Chưa ngã ngũ làm sao đóng được

Chú Châu nói về nhà báo cũng có lý. Nhưng chú có lớn mà không có khôn. Dân tự nhiên và dân xã hội mỗi thằng giỏi một thứ. Chú bảo thằng này giỏi hơn thằng kia là sai. Chú lôi mớ lý luận của lão Killer, AV ra mà không biết cái gì hay cái gì dở. Lão Killer viết thơ có hay cũng không bằng Nguyễn Du, lão AV tiếng Anh giỏi cũng không bằng một chú kha khá dạy trường Ngoại thương. Không phải vì hai lão đấy dốt hơn mà đơn giản vì đấy không phải là sở trường của hai lão. Trong nhóm nào cũng có người giỏi người dốt cả. Tướng Giáp ngày xưa là giáo viên dạy sử, Hồ Chí Minh đi làm lao công và viết báo, không phải vì thế mà không giỏi. Chú xem Lê Bá Khánh Trình đi thi toán quốc tế, hay gần hơn có Phan Phương Đạt học Ams 2 lần thi toán quốc tế, bây giờ có thấy tăm hơi gì không?
 
Bác Tùng đọc chả kỹ mẹ gì cả, em đã nói ngay từ đầu là xã hội không phải là ngành dành cho bọn dốt, dốt ở đây có thể nói là không thông minh cho nó nhanh. Ngoại trừ gái ra nhé, thì những thằng học xã hội ở Việt Nam mới đa phần là bọn dốt. Mà bác nhầm nhọt thơ với xã hội là hỏng, thơ là nghệ thuật, nó thuộc về năng khiếu mẹ nó rồi. Tiếng Anh là ngoại ngữ, nó cũng thuộc về năng khiếu, chứ không phải khoa học xã hội đâu bác ạ. Đấy bác hiểu rõ chưa thì bảo em câu.
 
à quên thế đếch nào lại lôi các cụ ra? Thôi xin bác đọc lại từ đầu cho em nhờ.
 
Hêhê, thôi làm một cái tổng quát hóa nhể: nói tóm lại là Gái, những thằng làm KHTN, những thằng làm KHXH, những thằng làm nghệ thuật, những thằng có năng khiếu và không năng khiếu, và những thằng thất nghiệp..., sống cho đến chết và trút ra một điều: cuối cùng thì mình cũng không còn kém hơn chúng nó...
 
Em ít tuổi hơn nên em không muốn nhận xét, các bác khác vào đọc có hiểu được bác Minh định nói cái gì không? he he

Anyway con Seagull của bác đẹp.
 
Thằng dốt thì không thể giỏi, dù là tự nhiên hay xã hội. Mà muốn thật giỏi thì ngành nào cũng cần năng khiếu. Còn sử và viết báo không là xã hội thì là cái gì.

Hê hê, anh đùa thôi. Anh thấy chú sắp sửa dừng cãi nhau nên phải vào post một bài. Chú cứ cãi nhau tiếp.
 
Hề, đọc lại cái bài vừa viết, anh cũng đang thắc mắc một câu giống hệt chú. Tại anh thấy cái chủ đề này tranh luận cũng vui vui nên cũng muốn tham gia, có điều hơi bế tắc về ý tưởng nên vào ngửa cổ hót chơi vài câu vô nghĩa tẹo.
Cái seagull ngon thật, nhưng mà chưa bao giờ dám lôi ra lúc có bạn bè vì thế nào cũng được khuyên là nên dùng đàn phù hợp :D
Btw, chú mà định nhận xét gì thì cứ nhận xét thoải mái, khỏi phân biệt tuổi tác. Được khen chắc chắn anh mừng, bị chê anh nhận, dứt khoát không bao giờ bực tức giống bọn em chã...

Nguyễn Minh Châu đã viết:
Em ít tuổi hơn nên em không muốn nhận xét, các bác khác vào đọc có hiểu được bác Minh định nói cái gì không? he he

Anyway con Seagull của bác đẹp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ý kiến chủ quan của tớ là thế này (cũng giống một số ý kiến ở trên):
Ở Việt nam, phần lớn dốt đi học KHXH. Một số giỏi học KHXH một hồi và nhận ra rằng chỉ có dốt mới đi học KHXH. Đa số giỏi theo học KHTN. Một số dốt học KHTN và nhận thấy rằng nếu mình học KHXH thì sẽ giỏi.
Mà quả thật nó là như thế ;)
 
Chúng ta tranh luận để tự nhìn lại mình và tìm ra chân lý. Chú Minh post vài câu vô nghĩa, anh và các đ/c khác mất công đọc. Mỗi người mất khoảng 30 giây để đọc bài vô nghĩa của chú. rất phí thời gian. Forum có khoảng 2000 người. Giả sử như 1200 người đọc, mỗi người mất 30 giây, vị chi là 600' ~ 10 giờ. 10h đó đi làm sẽ được 50 USD (anh tính trung bình cho cả các cô chú trong và ngoài nước). 50 USD có thể tài trợ cho một sinh viên nghèo sống trong 2 tháng. Vì vậy, anh nghiêm khắc phê bình chú.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Huynh Khac Tung đã viết:
Chú xem Lê Bá Khánh Trình đi thi toán quốc tế, hay gần hơn có Phan Phương Đạt học Ams 2 lần thi toán quốc tế, bây giờ có thấy tăm hơi gì không?

Em cũng được nghe nói về chuyện này, thực tế cũng không biết thực hư thế nào. (mặc dù chê người khác nơi public thế này không được lịch sự cho lắm, nhưng mà em cũng phát biểu gọi là có ý kiến thôi). Lê Bá Khánh Trình thì nghe bảo chỉ là giỏi mẹo gì đấy thôi (hội bạn học kể thế, vì em biết mấy người cùng học với ông ở Quốc Học Huế), chứ không thực lực. Vào ĐH cũng đã đuối rồi, sau này làm luận văn PhD cũng ỳ à ì ạch (hay không bảo vệ được - cũng không rõ). :D

Nói chung nhìn một khía cạnh nào khác thì không chỉ đơn thuần đầu vào cho ngành xã hội là thấp, mà cũng cần nhận thấy một thực tế khách quan là dân VN nói riêng và dân châu Á nói chung - lĩnh vực xã hội và lý luận nói chung kém hơn bọn Châu Âu (nghĩa là thiên về tự nhiên hơn, chứ bây giờ bới ra thì mình cái gì cũng kém cả). Các bác xem bọn Tây trả lời phỏng vấn, kể cả dân thường hay những đứa trẻ, chúng nó trả lời đâu ra đấy (mà chắc chắn là không có chuẩn bị trước gì đấy nhé). Dân mình thì làm gì được như thế, toàn phải chuẩn bị trước để lên ống kính không bị ngượng. :( Có lần xem trả lời phỏng vấn một nhân vật lãnh đạo của Phòng thương mại VN (mà người này, tôi xin không nêu tên, vẫn được khen là giỏi ở VN) trước phóng viên của BBC về chiến lược kinh tế VN... nghe mà thấy ớn: đọc nguyên xi thành tựu kinh tế VN trong 10 năm :(

Cái chính chúng ta tranh cãi ở đây là vì có nhiều người ngộ nhận về khoa học kỹ thuật của Việt Nam.
 
Thực ra thì việc học đội tuyển ở nhà nó cũng có nhiều vấn đề bức xúc, đến lúc thi cử trong nước rồi thậm chí ngay cả khi đi thi quốc tế cũng thế. Những cái này không thể tranh luận trên forum được mà chỉ khi nào anh em ngồi uống rượu với nhau mới nói ra được thôi. Vấn đề anh Thành points out là chính xác, khả năng giao tiếp trước đám đông của dân Châu Á là kém hẳn, lý do là văn hóa. Trẻ con Châu Á nếu được trưởng thành trong môi trường Châu Âu chúng nó ăn nói cũng chả kém gì đứa nào. Văn hóa Á Đông không cởi mở và thoáng về tư tưởng, rất ít người dám mạnh dạn phát biểu những gì mình nghĩ trước đám đông. Thật mỗi lần bà Phan Thúy Thanh phát ngôn viên BNG phát biểu câu gì là em lại thấy chán, nói y như một cái máy được lập trình sẵn. Về mặt tư tưởng thì phải nhất quán với chủ trương của Đảng và Nhà nước là đúng, nhưng ngôn từ diễn đạt thế nào thì có ai ép buộc đâu, miễn sao đừng để người ta hiểu sai ý mình là được. Đằng này phát biểu chả khác mẹ gì thằng chủ tịch xã hay thằng bí thư chi đoàn cả, rất thiếu tính flexible.

Cái sự ngộ nhận về khoa học kỹ thuật của Việt Nam có 2 nguyên nhân. Đối với những ai trong nghề mà ngộ nhận thì do tầm nhìn còn ở mức thấp, hay nói thẳng ra là ếch ngồi đáy giếng. Còn đối với dân ngoại đạo là do bị ảnh hưởng bởi truyền thông. Bây giờ bảo một thằng học business đọc báo thì làm sao nó hiểu được các thuật toán bảo mật, mã hóa là gì, thấy bảo nhất thế giới thì cũng biết thế thôi. Bác Hưng có nhận xét hay là bọn nhà báo phương Tây cũng dốt chả kém gì thằng con mẹ nào, nhưng nó được cái có đội ngũ cộng tác viên giỏi, cái mà ở ta còn thiếu. Nhưng mà các bác cũng phải nhìn nhận một thực tế là trong số những người làm Nhà nước rất ít người được ra nước ngoài để mở mang tầm nhìn (chứ chưa nói đến kiến thức), thanh niên du học đa phần ở lại, thằng nào về cũng ra làm tư, hoặc bét ra cũng phải làm trên Bộ, có được mấy thằng chịu chui vào các cơ quan Nhà nước làm đâu? Kiến thức còn có thể học hỏi qua sách vở, chứ tầm nhìn không đi nhiều không thể mở mang được.

Nói chung nếu có một chính sách hợp lý hơn đối với du học sinh, ví dụ như khi về sẽ được bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chẳng hạn (tất nhiên là đối với những thằng giỏi), thì tình hình có thể sẽ thay đổi. Chứ bây giờ về làm Nhà nước dưới quyền thằng sếp dốt mà bảo thủ thì chán bỏ mẹ, mấy ai chịu được.
 
Nghe cái forum này tranh luận đến đây thấy hơi vớ vẩn. Tôi muốn có một vài câu hỏi xin hỏi chú Châu, thứ nhất, chú định nghĩa thế nào là “dốt”. Đọc từ đầu đến giờ toàn thấy những lý lẽ đưa ra một phía với tính thuyết phục không thể nào chấp nhận được. Cái sai của một thằng chuyên tự nhiên đi chê một thằng học xã hội dốt là ở chỗ: thằng học tự nhiên đứng trên hệ quy chiếu các môn học tự nhiên rồi bảo thằng học các môn xã hội là dốt. Tất nhiên là bọn xã hội Vn nó học toán và các môn tự nhiên khác thì dốt thì đúng thôi, nhưng như thế nói lên điều gì? Sao không so sánh các môn xã hội với nó. Rồi bảo là đi tìm thử tất cả con trai các trường xã hội khác xem nó có ra gì không? Thế nào là ra gì? Không lẽ phải giỏi toán mới ra gì?
Mà đáng buồn thay, trong này lại có rất nhiều ý kiến của các bác đồng ý với nhận định có phần bệnh hoạn này, nhưng soát lại từ đầu đến cuối thì hoá ra toàn là các bác chuyên môn tự nhiên cả, chê đầu vào môn xã hội cũng đúng thôi, các bác vẫn bị bệnh đứng trên hệ quy chiếu của “những thằng học tự nhiên để phán xét thằng học xã hội”
Trước hết xét về các môn học xã hội. Nói thật đầu vào các trường xã hội ở Việt nam là cao, không hề thua kém, hoặc nếu có chênh lệch cũng không thể là “toàn bọn dốt và gái”. Thứ nhất tôi muốn nói đến những người trước đây học tự nhiên sau lên đại học học Ktế, có rất nhiều người giỏi, thậm chí họ là những người đầu ngành ở rất nhiều lĩnh vực sau này, có cả những người trước đây từng dự thi quốc gia quốc tế. Và điều nữa tôi muốn khẳng định lại: Kinh tế là một môn học xã hội 100%, chả có tự nhiên gì ở đây hết, và cũng chả phải là sản phẩm giao thoa hay gì gì đó (đúng là vớ vẩn, lại còn tranh luận toán nhiều hay toán ít ở trong này). Kinh tế được coi là môn xã hội đơn giản vì đối tượng nghiên cứu của nó là “các hoạt động xã hội” (theo định nghĩa thì trả lời 3 câu hỏi cổ điển: sx cái gì, sx cho ai và như thế nào?), thế thì “tự nhiên” gì ở đây, giao thoa gì ở đây. Chẳng qua nó dùng toán làm công cụ để nghiên cứu, thế thôi, toán nhiều hay ít cũng chỉ là để phục vụ mục đích nghiên cứu các hoạt động, hành vi con người, xã hội. Kinh tế học thuần tuý hay kinh tế học business đều thế cả, chẳng nhẽ vì dùng toán nhiều mọi người nói nó là khoa học tự nhiên.
Chỉ có điều học kinh tế nó khác với các môn xã hội khác là ở chỗ: nó đựoc gọi là “khoa học kinh tế”, mà đã là “khoa học” thì một thằng đã từng chuyên tự nhiên sẽ có dễ dàng tiếp thu nó hơn những người không chuyên tự nhiên khác . Cũng chính vì 2 chữ “khoa học” này mà nhiều thằng đang chuyên tự nhiên lên đại học không học bách khoa lại đi học kinh tế, vì nó cho rằng những kiến thức tự nhiên kết hợp uyển chuyển với cuộc sống xã hội sẽ thú vị hơn là gặm nhấm kiến thức đó một mình. Và cũng vì tính “khoa học” này mà đầu vào của nó là phải thi khối A.

Trong đầu óc Châu thì ktế hoàn toàn không phải là môn xã hội, mà theo cậu thì Văn học thì cũng không phải nốt (suy ra âm nhạc, hội hoạ cũng không phải nốt, vì đều là nghệ thuật), vậy thì cuối cùng tôi cũng chẳng hiểu môn xã hội là những môn nào nữa, có lẽ theo Châu thì còn lại là những môn :lịch sử, địa lý, báo chí...
Mà ngày cả đúng như vậy đi chăng nữa thì cũng không thể nói được “bọn khối A giỏi hơn bọn khối C”, tôi xin hỏi: giỏi hơn điểm nào? hay là lại giỏi toán hơn? nói khối A thông minh hơn thì, vì những môn học của ngành tự nhiên đòi hỏi phải có tính sáng tạo và nhanh nhạy, nhưng không thể nói ai giỏi hơn ai, học xã hội không có thể không đòi hỏi sự thông minh, nhưng rất cần đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, sự tinh thông và tế nhị, cái mà dân tự nhiên không có được, và kết quả là gì: mọi sự so sánh đều khập khiễng. Tôi xin nói lại là phải đứng bên hệ quy chiếu bên ngoài mà nhận xét, không có đến khi bọn xã hội cũng sẽ chê bọn tự nhiên là: đầu vào toàn một lũ đầu to mắt cận, dốt giao tiếp, văn chương thi phú, không biết đến cái thi vị của cuộc đời..
Tôi không hiểu câu nói là: “Thằng nào giỏi tự nhiên thì dễ giỏi xã hội” là lấy căn cứ ở đâu ra, có dẫn chứng gì không?” (xã hội ở đây không bao gồm ktế và văn học)
Câu: “Nhà nước muốn phát triển ktế thì không thể trông chờ vào bọn này được” xem ra lại càng hồ đồ. Nếu như chú Châu nói môn xã hội bây giờ không bao gồm môn ktế và văn học nghệ thuật ra thì còn môn quái xã hội nào để học mà phát triển kinh tế nữa. Ông tự nhiện kia ôm hết môn học để phát triển kinh tế rồi thì nhiệm vụ ông là phải phát triển kinh tế chứ gì nữa. Học xã hội sẽ làm nhiệm vụ để hoàn thiện xã hội. Nói như câu trên chẳng khác nào nói: “muốn ghi thêm bàn thắng thì không thể trông chờ vào thằng thủ môn kia được”
Còn nếu nói riêng ở Việt nam, nếu nói dẫn chứng so sánh như kiểu chú Châu, tôi cũng sẽ hỏi được ngay lài, ngành tự nhiên ở Việt nam đã làm gì cho đời so với thế giới, ừ thì đầu vào các bố tốt, thế tin học, vật lý học, toán học, kinh tế học ở Vn đã có cái gì nổi bật chưa? Đừng có bao giờ so sánh Lại Văn Sâm, Dương Trung Quốc giỏi hơn hay Lê Ba Khánh Trình giỏi hơn, hãy so sánh những đóng góp của họ cho loài người. Mà xã hội Việt nam cũng đã từng sản sinh ra những kiệt xuất (giỏi xã hội là chính chứ không giỏi tự nhiên).như Nguyễn Văn Linh, Võ Nguyên Giáp, một tư tưởng xã hội đường lối đúng đắn có thể kéo cả triệu con người khỏi lầm than, đóng góp chắc chắn là hơn nhà bác học Lương Định Của rồi. Trung Quốc cũng đã từng có một Đặng Tiểu Bình cứu cả đất nước hàng tỷ người khỏi nghèo đói thương đau, vì vậy tại sao lại nói hồ đồ rằng nhà nước muốn phát triển kinh tế không thể trông chờ vào bọn này được.
 
Bác Tuấn, thứ nhất dốt ở đây là khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức kém (bất kể là môn học nào). Thứ hai, bọn xã hội là bọn Sử, Địa, Văn hóa, Báo chí, Tâm lý, Chính trị, Ngôn ngữ học (more?)

Bọn Triết không nằm trong số này vì đơn giản như Stephen Hawking có nói, bây giờ trên thế giới chỉ có bọn bốc phét ăn tiền, chứ không có thằng nào đáng gọi là Triết gia cả.

Thứ ba là chỉ giới hạn xã hội Việt Nam ngày nay thôi, chứ không dính dáng gì đến thời trước.

Vấn đề nữa cái signature của bác là của tỉ phú dầu lửa Rockefeller, chứ không phải nhà kinh tế nào cả.

Các vấn đề còn lại em không muốn tranh luận tiếp, khi nào rỗi bác nhẩn nha đọc lại từ đầu cho kỹ.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Và điều nữa tôi muốn khẳng định lại: Kinh tế là một môn học xã hội 100%, chả có tự nhiên gì ở đây hết, và cũng chả phải là sản phẩm giao thoa hay gì gì đó (đúng là vớ vẩn, lại còn tranh luận toán nhiều hay toán ít ở trong này).


Kinh tế được coi là môn xã hội đơn giản vì đối tượng nghiên cứu của nó là “các hoạt động xã hội” (theo định nghĩa thì trả lời 3 câu hỏi cổ điển: sx cái gì, sx cho ai và như thế nào?), thế thì “tự nhiên” gì ở đây, giao thoa gì ở đây. Chẳng qua nó dùng toán làm công cụ để nghiên cứu, thế thôi, toán nhiều hay ít cũng chỉ là để phục vụ mục đích nghiên cứu các hoạt động, hành vi con người, xã hội. Kinh tế học thuần tuý hay kinh tế học business đều thế cả, chẳng nhẽ vì dùng toán nhiều mọi người nói nó là khoa học tự nhiên.

Chỉ có điều học kinh tế nó khác với các môn xã hội khác là ở chỗ: nó đựoc gọi là “khoa học kinh tế”, mà đã là “khoa học” thì một thằng đã từng chuyên tự nhiên sẽ có dễ dàng tiếp thu nó hơn những người không chuyên tự nhiên khác . Cũng chính vì 2 chữ “khoa học” này mà nhiều thằng đang chuyên tự nhiên lên đại học không học bách khoa lại đi học kinh tế, vì nó cho rằng những kiến thức tự nhiên kết hợp uyển chuyển với cuộc sống xã hội sẽ thú vị hơn là gặm nhấm kiến thức đó một mình. Và cũng vì tính “khoa học” này mà đầu vào của nó là phải thi khối A.

Riêng cái phần này tôi sẽ giải thích cho ông rõ hơn! Theo tôi hiểu thì ông phát biểu như thế vì không phải dân chuyên ngành. Kinh tế học đã được phát triển thành 2 phần:

1/ political economy - cái mà Marxism chú trọng hơn cả thì rõ ràng có thể khẳng định như ông nói là 100% là xã hội, vì nó mang tính chất triết học nhiều, vì nó nghiên cứu những thứ như: sản phẩm là gì, sức lao động là gì, chi phí sản xuất là gì hay tiền là gì?

2/ economics - cái này được phương Tây chú trọng hơn, nó nghiên cứu sự biến động của nền kinh tế, làm sao để giảm thất nghiệp, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế v.v. và v.v. Nếu chúng ta coi kinh tế là một đại dương thì political economy nghiên cứu về bản chất của biển, còn economics chỉ nghiên cứu làm sao có thể đi trên biển và về tới đích thôi.

Chính vì thế economics nó mang nặng nhiều tính chất kỹ thuật, chứ không chỉ đơn thuần là tính toán đâu nhé!

Nếu lấy Monetarism ra mà nói thì nó chả có một tí gì là Xã hội cả, vì nó nghiên cứu Money (sự chuyển động, biến đổi của nó trên thị trường v.v.) chứ không phải con người.

Những môn gọi là xã hội học (Social or Humanitarian) là những môn mà nghiên cứu về con người, hoạt động xã hội của con người: triểt học, xã hội học, tâm lý học, nghiên cứu văn học (chứ không phải viết văn), lịch sử, chính trị học v.v. và v.v...

Tôi cũng chả trách đồng chí, vì đồng chí là dân ngoại đạo mà.
 
Hê hê em ngoại đạo hay không thì em cũng biết bác là dân ktế, nhưng sao bác lại nói thế. Chỉ có điều nếu muốn lấy dẫn chứng thì em cũng có đủ để tranh luận với bác (hay hôm nào bác có về ta đàm đạo cái nhờ):)
Thứ nhất em muốn nói với bác ngắn gọn thôi, nếu dài ta vào board Kinh tế nói chuyện, bác nói là monetarism là ktế kỹ thuật, diễn tả sự vận động của tiền, là không mang tính xã hội là thế nào.
Bởi vì, dù bác có dùng kỹ thuật phức tạp, tính toán lằng nhằng đến đâu, thì em nói thật bác cũng không thể nào chỉ ra được rằng, các phương trình về tiền mà bác dùng, lại không dựa trên một lý thuyết kinh tế nào đó, mà tất cả các lý thuyết kinh tế, đều xuất phát dựa trên các behaviour của người và xã hội (tất cả các đường cung cầu, hàm cầu tiền, hàm sản xuất, IS-LM, AD-AS, lý thuyết utility. v..v), vì em biết rằng tuỳ theo các trường phái kinh tế khác nhau mà người ta đưa ra các phương trình khác nhau, cái đó là phương thức cơ bản của một bài thesis kinh tế, chắc bác cũng biết.
Các phương trình được xây dựng không phải khách quan, không phải vì bản chất của một sự vật hay vật chất khách quan nào (tính tự nhiên), nó dựa vào xã hội con người(tính xã hội), vậy nó là khoa học xã hội, vì có xuất phát điểm xã hội.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Hê hê em ngoại đạo hay không thì em cũng biết bác là dân ktế, nhưng sao bác lại nói thế. Chỉ có điều nếu muốn lấy dẫn chứng thì em cũng có đủ để tranh luận với bác (hay hôm nào bác có về ta đàm đạo cái nhờ):)
Thứ nhất em muốn nói với bác ngắn gọn thôi, nếu dài ta vào board Kinh tế nói chuyện, bác nói là monetarism là ktế kỹ thuật, diễn tả sự vận động của tiền, là không mang tính xã hội là thế nào.
Bởi vì, dù bác có dùng kỹ thuật phức tạp, tính toán lằng nhằng đến đâu, thì em nói thật bác cũng không thể nào chỉ ra được rằng, các phương trình về tiền mà bác dùng, lại không dựa trên một lý thuyết kinh tế nào đó, mà tất cả các lý thuyết kinh tế, đều xuất phát dựa trên các behaviour của người và xã hội (tất cả các đường cung cầu, hàm cầu tiền, hàm sản xuất, IS-LM, AD-AS, lý thuyết utility. v..v), vì em biết rằng tuỳ theo các trường phái kinh tế khác nhau mà người ta đưa ra các phương trình khác nhau, cái đó là phương thức cơ bản của một bài thesis kinh tế, chắc bác cũng biết.
Các phương trình được xây dựng không phải khách quan, không phải vì bản chất của một sự vật hay vật chất khách quan nào (tính tự nhiên), nó dựa vào xã hội con người(tính xã hội), vậy nó là khoa học xã hội, vì có xuất phát điểm xã hội.

Câu trả lời là đây bác Tuấn:

Economics is not only a social science, it is a genuine science. Like the physical sciences, economics uses a methodology that produces refutable implications and tests these implications using solid statistical techniques. In particular, economics stresses three factors that distinguish it from other social sciences. Economists use the construct of rational individuals who engage in maximizing behavior. Economic models adhere strictly to the importance of equilibrium as part of any theory. Finally, a focus on efficiency leads economists to ask questions that other social sciences ignore. These ingredients have allowed economics to invade intellectual territory that was previously deemed to be outside the discipline's realm.

http://papers.nber.org/papers/w7300.pdf

Nhìn chung thì cãi nhau cũng vô tận thôi! Còn việc bác nói người khác "vớ vẩn" thì cần phải chấn chỉnh ngay, như thế cũng là cực đoan đấy.

Mà cũng không nên so sánh ai đóng góp cho xã hội nhiều hơn. Có một số đóng góp được nhìn nhận một cách hiển nhiên, như người nông dân cày ruộng, người công nhân làm việc trong nhà máy :D Họ cho ra sản phẩm mà ai cũng có thể thấy được. Sự đóng góp của các chính trị gia như Đặng Tiểu Bình, Nguyễn Văn Linh hay Bill Clinton cũng được công nhận rộng rãi và thán phục. Nhưng không thể phủ nhận là các chính trị gia có giỏi mấy đi chăng nữa, các nhà xã hội học có thông thái đến tột bậc cũng không thể đưa xã hội phát triển được như ngày nay! Sự phát triển kinh tế của mấy chục năm trở lại đây hoàn toàn là công lao của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đó. Các nhà khoa học tự nhiên đã đưa năng suất sản xuất lên hàng chục, hàng trăm lần, mở ra những khả năng mới cho con người chinh phục thiên nhiên v.v. và v.v. Không có các nhà khoa học tự nhiên thì thế giới vẫn cứ đói và nghèo, và đã có hàng chục triệu người chết vì không đủ ăn hay bệnh tật. Nếu không có Einstein và các nhà vật lý nguyên tử thì thế giới đã trải qua ít nhất một cuộc thế chiến nữa rồi mà số người chết có thể lên tới hàng trăm triệu người. Tương lai của thế giới, và của Việt Nam cũng vậy, phụ thuộc rất nhiều vào khoa học.

Nói chung cũng không nên thái quá, mỗi người thực hiện trách nhiệm riêng của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên