Trời ạ, hic, vào đây định học hỏi nhân tài hóa ra cuối cùng toàn thấy bạn Phương Linh với anh Châu nhời qua tiếng lại xem môn nào cao quý hơn, sau đó lại đi đến những tìm hiểu sâu xa hơn như bản chất tốt đẹp của anh Châu chẳng hạn.
. Cuối cùng vẫn không hiểu mọi người cãi nhau vì cái gì.
Nhưng tóm lại, hì hì bạn Linh thân mến, mặc dù tớ cũng đang học Econ ( Tạm cho la Social Science), nhưng tớ thấy bác Châu nói cũng đúng đấy chứ, có lẽ ngôn ngữ hơi kém nhẹ nhàng nên bạn hiểu nhầm chăng?
:mrgreen:
1. Bác Châu đã nói không phải người dốt đi học xã hội, nhưng ỏ VN đa phần học XH là dốt. Cái đấy không sai. Không tin bạn vào thử trường KHXH nhân văn xem bao nhiêu phần trăm ở đấy thực sự có social awareness. ( Nói thật bạn tớ học ở đấy nên tớ biết, hì hì). Một cuộc điều tra năm 2000 còn cho biết hơn 50% SV trường này không viết đúng chính tả
, ( Given that they major in Social Science), thế thì còn nói gì đến những cái khác nữa. Nguyên nhân cho sự dốt có rất nhiều, nhưng tớ chia ra làm hai loại, chủ quan và khách quan cho nó có vẻ triết học. :mrgreen:
a. Nguyên nhân chủ quan thì như bác Châu nói: Đứng giữa trade off giữa tương lai về nghề nghiệp và yêu thích cá nhân, rất ít người chọn theo ngành XH ở VN ( Trừ khi con ông to). Ở trường tớ còn có rất nhiều bạn chuyên Văn chuyển sang khối A và khối D. Điều đó chứng tỏ khuynh hướng xã hội, people response to incentive.
b. Cứ cho còn một số người giỏi tâm huyết với nghề tiếp tục theo ngành, có chắc họ tiếp tục sustain được say mê của mình trong một môi trường thiếu enabling như vậy không? Tớ biết rất nhiều bạn trường NT sau một năm bảo tớ: " Ngày xưa tao học tiêng Anh giỏi hơn bây giờ nhiều"
Thé nghĩa là lúc đầu không dốt rồi vào đấy cũng thành dốt. Vòng luẩn quẩn thế này. Điều kiện học chán + bài giảng chán + Giáo sư không nhiệt tình = Chán => đành phải yêu thôi => càng không muốn học
, hehehe em đùa tí cho đỡ nhức đầu, mọi người đừng chấp. ( Tớ chỉ nói ở góc độ đa số chứ không phải concensus đâu, bạn đừng nổi giận vì tất nhiên vẫn có những người vượt khó để theo đuổi ước mơ của mình, nếu không ta đã chả lập ra cái board này để làm gì)
2. Tớ không đồng ý là từ XH VN có thể quy nạp được ra tất cả các xã hội. Đồng ý rằng XH nào cũng có những điểm giống nhau, nhưng khi nhìn một XH phải để ý đến thể chế chính trị và các chính sách đi kèm của nó, xem nó tạo incentive cho phía nào. KHXH ở nước mình đâu có sánh được với các nước khác. Mà thực chất tớ cũng không biết đó có coi là Khoa học nữa không, vì KH thì phải có giả định, tiên đề, thực nghiệm, chứng minh, còn VN mình thì từ xưa đã quen theo lối học để đi thi, học để làm quan, nên cái gọi là critical thinking hơi kém, gọi là Khoa học tớ e hơi quá.
3.Đã gọi là tranh luận thì mỗi người có một giọng điệu riêng, cái chính là nhìn thấy ý tưởng trong đấy chứ để ý làm gì cách thể hiện, vuốt giận đi bồ tèo :mrgreen:
4.Cuối cùng, tớ đồng ý với bạn Việt, Đừng có lấy NYtimes gì đó ra làm minh chứng cho sự phát triển của Journalism. Phải chấp nhận một điểu là Journalism ở nước ta vẫn còn in its infancy ( sorry tớ không phải lậm chữ tiếng Anh đâu, nhưng mà nói tiếng Việt thì e lại politically offensive). Are they really speaking their mind? Nói thật là tớ cũng từng ôm ấp mơ ước làm journalist đấy, nhưng tự thấy mình không đủ dũng cảm để làm một nhà báo cho ra hồn :cry: . Vì thế tớ rất ái mộ nhứng người như bác Lê Văn Nuôi ( Tổng biên tập báo Tuổi trẻ). ( Mà cho tớ hỏi nhỏ, bạn hay đọc báo Nhân Dân lắm à )
5. Tớ viết hình như hơi quá dài, nhưng không có ý vênh vang kiêu ngạo gì đâu. Chỉ vì tớ nghĩ nhận ra điểm yếu của mình là tốt lắm rồi.