Chị Hà Chi, cảm ơn chị đưa ra mấy nhận xét khách quan. Xin lỗi bạn Diệu Linh vì đã động chạm. Nhưng nói chung rõ ràng nếu đọc kỹ bài của Diêu Linh mọi người sẽ thấy những ý kiến đưa ra ko được hoàn toàn khách quan. Ví dụ như ý kiến của anh Thành, có những cái em không hoàn toàn đồng ý nhưng em lại rất tôn trọng cách đưa ra vấn đề của anh ý. Ý kiến của anh Hà thì em vẫn xin tiếp thu.
Sau đây là những nhận xét của em về bài của Diệu Linh:
1. Bạn nghĩ thế nào khi lấy trường KHoa Hoc xã hội và nhân văn ra để đại diện cho cac trươgn KHXH o VN? Hơn nữa, thực trạng của các trường đại học khác thì cũng có hơn không? Trong những tranh luận của tớ, tớ đưa cái phạm trù giỏi / dốt nó hơi xa 1 tí, chứ không phải cứ gói buộc giỏi là phải viết đúng chính tả chẳng hạn. Công nhận chính tả Tiếng Việt la quan trọng nhưng trong thời buổi hơi lộn nhộn này thì có nhiều cái khác có thể lấy làm thước đo cho sự giỏi, sự dốt hơn. Ví dụ như sự hiểu biết của họ về xã hội.
Tớ đồng ý rằng đang có nhiều người chọn theo nganh tự nhiên hơn, nhưng như thế đâu có nghĩa là vì họ giỏi, phải không? Tớ đã nói rồi, những người thật sự giỏi không bao giờ hăm hở cắm cổ chạy theo số đông. Ban viet "Ở trường tớ còn có rất nhiều bạn chuyên Văn chuyển sang khối A và khối D. Điều đó chứng tỏ khuynh hướng xã hội, people response to incentive." Thực ra mà nói khối A va khối D đâu chỉ dành cho các trường TN? Ví dụ điển hình như trường Kinh Tế, Ngoại Thương, Ngoại Giao.
Nếu bạn muốn lấy dẫn chứng từ việc các sinh viên NT nói "hoc TA bây giờ dốt hơn ngày xưa" thì thực ra cái này nên đổ lỗi cho nền giáo dục nói chung. Tớ nghĩ bạn học lớp A1 thĩ sẽ quen với nhiều bạn bè học xã hội hơn, nên cũng nghe nhiều nhận xét từ phía sinh viên các trừong xã hội hơn. Điều này không khỏi dẫn đến bias.
2. Ban viet "Tớ không đồng ý là từ XH VN có thể quy nạp được ra tất cả các xã hội. Đồng ý rằng XH nào cũng có những điểm giống nhau, nhưng khi nhìn một XH phải để ý đến thể chế chính trị và các chính sách đi kèm của nó, xem nó tạo incentive cho phía nào" . Nếu đọc kĩ, bạn sẽ thấy rằng có sự khác nhau giữa "XH VN có thể quy nạp được ra tất cả các xã hội" và " XHVN có điểm chung với các xã hội khác". Cái này là vấn đề hiểu nhầm về ngôn ngữ. Không có ai ấu trĩ đến nỗi dám phát biểu rằng XH VN có thể quy nạp được ra tất cả các xã hội cả. KHTN nước ta chưa sánh được với thế giới, tuy nhiên KHXH nước ta có sánh được với các nước khác không thì chưa nên bàn ở đây. Trong nó bao gồm nhiều bộ môn khác nhau mà không thể cứ nhất thiết phải có giả định, tiên đề, thực nghiệm, chứng minh (cái này áp dụng nhiều cho KHTN hơn)
3. "Đã gọi là tranh luận thì mỗi người có một giọng điệu riêng, cái chính là nhìn thấy ý tưởng trong đấy chứ để ý làm gì cách thể hiện, vuốt giận đi bồ tèo" . Được, tớ cũng rút ra kinh nghiệm là bớt để ý cách thể hiện khi tranh luận. Nhưng rõ ràng nếu những đối tượng đứng ra tranh luận đều có thái độ tôn trọng lẫn nhau thì cụộc tranh luận sẽ có hiệu quả hơn chứ, đúng không? Tớ cũng vừa mới có biểu hiện dùng 1 số lời lẽ động chạm 1 tí mà cũng đã bị đưa ra phê bình rồi kia kìa. Mà bị phê bình về vấn đề này thì tớ hoàn toàn thẳng thắn tiếp thu.
4. Tớ dùng NY Times để nói đến sự phát triển của báo chí thế giới. Nhưng nhìn vào xã hội Việt Nam không thôi thì cậu cũng phải khách quan 1 tí. 1 xã hội phát triển tương đối đồng bộ về các mặt. Nước ta, thử hỏi đã có mặt nào phát triển vượt bậc chưa mà đi chê báo chí? Nước Mĩ họ có những tên tuổi lớn trong rất nhiều mặt. Còn ở Việt Nam, nhìn vào toàn cục các ngành nghề trong xã hội, hoàn toàn có cơ sở để nói báo chí có sự phát triển relatively. Chẳng nhẽ những tờ như tờ Đại Đoàn Kết không có chỗ đứng sao? Tớ chưa từng muốn làm nhà báo, và cũng chẳng phải có cảm tình gì với các nhà báo, nhưng thấy thế nào thì tớ nói thế thôi. Công nhận có nhiều nhà báo xuyên tạc sự thật, v.v..nhưng cái này lại động đến lương tâm của nhà báo mà trong xa hội nào cũng là vấn đề khá nổi cộm thôi, chứ không chỉ ở Việt Nam. Cho tớ hỏi nhỏ, bạn hỏi tớ "hay đọc báo Nhân Dân lắm à" để làm gì thế? Tớ xin đuợc trả lời là đúng, sáng nào cũng xếp hàng o hàng Trống để mua đấy..
5. Cậu không cần khiêm tốn "Tớ viết hình như hơi quá dài, nhưng không có ý vênh vang kiêu ngạo gì đâu. Chỉ vì tớ nghĩ nhận ra điểm yếu của mình là tốt lắm rồi" vì tớ thấy cậu có vênh vang kiêu ngạo gì đâu...
6. Cậu nói "Hic, tớ không muốn nói nhiều đâu, nhưng ta không thể cảm nhận được Supply and Demand, bạn phải dùng đến công cụ Toán học như Statstistics và những cái tương tự chứ.". Đúng lắm, ta không thể cảm nhận được supply và demand vì nó là market situation. Tuy nhiên, dù cậu là nhà sản xuất hay là ngưòi mua, nhất thiết phải dùng sự nhạy cảm về thời cuộc, phải phân tích thị trường (trong quá trình này phải dùng các công cụ, ví dụ như statistics như cậu nói) để quyết định sẽ supply bao nhiêu để maximize lợi nhuận (nếu là ngưòi bán, người sản xuất) và demand bao nhiêu (nếu là ngưòi mua). Trong vấn đề này thì mỗi người và mồi đơn vị làm kinh tế có cách cảm nhận khác nhau. Chính điều này dẫn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiêp. Nhiều khi thất bại chưa chắc đã vì họ dốt, mà vì họ nhìn nhầm, đánh giá nhầm thị trường thôi. Cái này, cậu cũng học kinh tế, chắc cậu hiểu.
Tớ thì đặc biệt thích tranh luận về kinh tế, nên nếu có thời gian ngồi tranh luận với cậu cũng hay.