Những tài năng trẻ - niềm tự hào dân tộc

Chuyên nghiệp

Trưởng văn phòng đại diện của một tập đoàn công nghệ cao tại Việt Nam sau hai lần tháp tùng, hỗ trợ các chuyến đi tìm hiểu và quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam đã đưa ra vài nhận xét đáng suy gẫm. Ông kể rằng khi tổ chức đoàn sang Mỹ, ngoài vài quan chức có khả năng thuyết phục và gây ấn tượng với các nhà đầu tư, đa số quan chức đi cùng làm việc "rất thiếu chuyên nghiệp". Thiếu chuyên nghiệp ở đây thể hiện ở việc chuẩn bị bài giới thiệu về môi trường đầu tư, về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, cũng như khả năng trả lời các câu hỏi mà các công ty Mỹ đặt ra.

Chẳng hạn, khi muốn tiếp thị đầu tư vào một khu công nghệ cao, nhất thiết trong đoàn công tác phải có đại diện của những doanh nghiệp mạnh có khả năng thuyết phục người nghe về tiềm năng của mình. "Các bài thuyết trình của phía Việt Nam chưa thuyết phục", nhà doanh nghiệp nói trên kể. Tiếng Anh nhiều lỗi đã đành, nội dung lại nặng tính chính trị và nặng liệt kê tên, số thứ tự... các nghị định, nghị quyết... trong khi cái chủ yếu mà nhà đầu tư muốn nghe là: Anh có cái gì để mời chào chúng tôi? Kết quả là khi phía Việt Nam trình bày, rất nhiều người tham gia bắt đầu... ngáp vì chán".

Nhà doanh nghiệp nói trên cho biết những công ty quan tâm đến Việt Nam trước khi đến họp bao giờ cũng nghiên cứu rất kỹ về Việt Nam để đặt câu hỏi, trong khi những người đi xúc tiến đầu tư lại rất chủ quan và không chuẩn bị kỹ bài trình bày của mình. Nhà doanh nghiệp trên còn kể rằng ông đã nhận ra trong một số truờng hợp những người có khả năng thực sự thì lại ngồi vị trí thấp và không được sử dụng đến. "Trong một lần làm việc với các đối tác nước ngoài để giới thiệu về môi trường đầu tư, do không giỏi tiếng Anh và thực ra khả năng trình bày rất kém, nên quan chức có trách nhiệm không trực tiếp báo cáo mà cho chiếu một đoạn phim rất dở. Trong khi đó, tôi biết rõ người phụ tá của ông ấy có thể trình bày rất tốt. Có lẽ đã đến lúc các quan chức nên vì lợi ích chung mà dẹp bỏ tự ái, tạo điều kiện cho những người giỏi làm việc".

Một quan chức cấp cao của một công ty đa quốc gia khi đi tìm hiểu khả năng đầu tư ở các nước châu Á đã kể về ấn tượng của ông khi đến thăm các công viên công nghệ cao ở Trung Quốc: "Họ đều là người Trung Quốc, nhưng họ nói tiếng Anh như người Mỹ, họ làm việc như người Mỹ và nói trúng những thứ mà chúng tôi muốn. Họ biết chúng tôi cần gì!".

Walter Blocker, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Tp.HCM, có lần lật đi lật lại một ấn phẩm tiếp thị đầu tư của Tp.HCM một cách bức xúc. Ðó là một tập gấp có hình một tòa công sở ở trang bìa và hàng loạt biểu đồ số liệu về tình hình kinh tế xã hội ở bên trong. Ông nói: "Bạn có xúc cảm gì không khi nhìn vào những hình ảnh này? Muốn bán cho ai cái gì đó, bạn phải khêu gợi ở người đọc những cảm xúc thực sự. Muốn nhà đầu tư đến Tp.HCM, bạn phải tạo cho họ những sự khát khao, và tôi tin chắc không phải là bằng hình ảnh vô tri vô giác như thế này".

Tiếp thu ý kiến của giới doanh nghiệp và các nhà tư vấn quốc tế, gần đây Việt Nam đang nỗ lực tổ chức các đoàn đi làm công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư nước ngoài, nói nôm na là "tiếp thị hình ảnh Việt Nam ra thế giới". Các đoàn công tác ở nhiều cấp, nhìn chung đã bắt đầu thu hút đuợc sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. Tuy nhiên, để những chuyến đi như vậy phát huy hiệu quả tối đa, có lẽ còn rất nhiều điều phải thay đổi.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 
Bài được gửi bởi Nguyễn Chúc Quỳnh (Toán 96-99)

Đàm Thanh Sơn


Cuộc “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ tư ( diễn ra ở Hà NộI từ 19 –25 –7/2000) của những nhà vật lý quốc tế trước thềm thế kỉ XXI do giáo sư Trần Thanh Vân và Nguyễn Văn Hiệu chủ trì đã thu hút hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 nước .Trong số hơn 40 nhà vật lý mang quốc tichj Việt Nam , có 1 ngườI còn rất trẻ hiện đang là giáo sư ĐH Columbia (Mỹ) và là thành viên của Brookhaven-vịên quốc gia về vật lý năng lượng cao ở Mỹ .Vị giáo sư tiến sĩ (sinh năm 1969) ấy là Đàm Thanh Sơn –1 chuyên gia về Vật Lý năng lượng cao được thế giớ thừa nhận. Có lẽ trước hết hãy bắt đầu từ …

Cậu bé thần đồng toán học ..

Niềm đam mê toán học tiềm ẩn trong Đàm Thanh Sơn từ khi còn là 1 cậu bé học lớp vỡ long .Lên lớp 2 Sơn đã có những biểu hiện về khả năng học Toán khác thường .Những bài Toán số học cô giáo ra , Sơn thường giảI bằng Phương pháp đạI số chính xác mạch lạc đến không ngờ .NgườI phất hiện ra khả năng đặc biệt của cậu học trò nhỏ này là cô giáo chủ nhiệm Lan Anh .Ngay sau đó Sơn được đưa lên gặp thày hiệu trưởng trường PTCS Bà Triệu (Hà Nội) để kiểm tra về năng lực . Kết quả của buổI “thẩm định” đó cho biết cậu học trò lớp 2 này đã có thể giảI được toán lớp 10 (ngang vớI lớp 12 bây giờ ) và có những kiến thức nền tảng lý thuyết về toán rất vững chắc . HỏI ra mớI biết Sơn đã tự mày mò học lén Bố mẹ và thường lấy sách của chị gái (lúc ấy đang học cấp 3) đọc qua lý thuyết rồI tự giảI bài tập .Trong bản báo cáo gửI Sở giáo dục Hà NộI , thày hiệu trưởng đã nhận xét 1 câu về Sơn ….trên mức cảm than ..”Là 1 học sinh có năng khiếu đặc biệt lạ lung về toán” . Nhờ những khả năng đặc biệt này , Sơn được chuyển thẳng lên học chuyên Toán cùng các anh chị lớp 7, trong khi các môn khác cậu vẫn đang học lớp 3 . Những thành tích đặc biệt của Sơn trong thờI gia này càng khẳng định chắc chắn them năng lực và tư duy toán học của cậu: GiảI nhất Toán lớp năm , giảI nhất toán lớp 7 thành phố Hà NộI . Lên cấp 3 Sơn học KhốI chuyên Toán ĐHTH Hà NộI (cũ)- 1 môi trường lý tưởng để cậu phát huy khả năng đặc biệt của mình, được chứng minh bằng giảI nhất Toán Quốc Gia năm lớp 11 khi 15 tuổI .CŨng trong năm đó tạI kì thi Olympic Toán lần thứ 25 (năm 1984 tạI Tiệp Khắc ), Sơn là ngườI dẫn đầu độI tuyển Việt Nam vơi huy chương Vàng cho 1 điểm số tuyệt đốI (42/42) .Tính đến nay đã qua các kì thi Toán Quốc tế , Việt Nam chỉ có 3 học sinh đạt điểm tuyệt đốI , mà ngườI đầu tiên là Đàm Thanh Sơn , 2 ngườI sau đó là Ngô Bảo Châu (1988) và Đỗ Quốc Anh (1997) - cả 3 cùng là học sinh của KhốI chuyên Toán ĐHTH Hà NộI (cũ) . Nói về năng khiếu và tư duy Toán học đặc biệt của Sơn –như lờI tâm sự của anh- trước hết là được thừa hưởng gen thong minh của gia đình . Bố Sơn là GS.TS Đàm Trung Bảo , mẹ là PGS.TS Nguyễn Thị Hảo , bác ruột là PGS Đàm Trung Phường và chú là GS.TS Đàm Trung Đồn , ngườI đã nhiều năm nay dẫn dắt độI tuyển vật lý đi thi quốc tế ..Theo bố anh , thì Sơn có 1 khả năng tự học tuyệt vờI –đó là tính sang tạo hàng đầu để phát huy tính sang tạo và tư duy của anh . Và không thể khong kể đến những ngườI thày , từ cô giáo chủ nhiệm lớp 2 , đến những vị giáo sư tiến sĩ sau này đã phát hiện , dìu dắt , và giúp anh phát hy hết những ..năng khiếu đăc biệt lạ lung của mình !

Được phong Giáo Sư ĐH Columbia ở tuổI 30

Tốt nghiệp PTTH vớI những thành tích đặc biệt , Đàm Thanh Sơn được chọn sang Nga học ĐH . TạI đất nứoc rộng lớn có nền khoa học cơ bản rất phát triển , Sơn quyết định chuyển sang học vật Lý . GiảI thích điều này anh nói :” Những kiến thức về Vật lý có nhiều điều thú vị và mớI mẻ hơn, tính ứng dụng của nó vào cuộc song cũng có vẻ gần gũi , thiết thực hơn.Nói như thế không có nghĩa là Toán học không có tính thiết thực vớI cuộc sống ” . VớI anh, sự lựa chọn 1 con đường , 1 hướng đi cho tương lai có rất nhiều lý do khác nhau , miễn sao ở bất cứ lĩnh vực nào mình chọn cũng phảI phát huy được cao độ tư duy, tính sang tạo mà mình có .
Về những năm tháng học ở Nga , có 1 điều Sơn khong bao giờ quên. vào năm cuốI cùng của ĐH, nước Nga –Liên Xô đang bên bờ vực của sự tan rã . Hoàn cảnh kinh tế của nhiều lưu học sinh Việt Nam lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn . Có nhiều sinh viên phảI bỏ dở những chuyên nghành khoa học cơ bản mà họ theo đuổI lâu nay để chuyển sang những ngành khác thiết thực và dễ kiếm sống hơn. VớI Sơn , đó là 1 khoảng thờI gian khó khăn, nhưng cuốI cùng anh cũng vượt qua được những thử thách để quyết tâm đi theo con đường đã chọn . Nhờ có kết quả học tập tốt , anh được chính phu Nga trợ cấp 500USD mỗI năm .

Hoàn thành luận án tiến Sĩ ở Nga năm 24 tuổI , anh tự gửI đơn đến 12 địa chỉ khác nhau trên thế giớI để xin làm thực tập sinh và làm việc .Kết quả có 2 nơi nhận lờI là Đan Mạch và Mỹ (ĐH Washington) , anh chuyển sang làm 2 năm ở học viện MIT, sau đó tiếp tục thi và được chọn vào làm giảng viên chính thức của ĐH Columbia (1999) đồng thờI là thành viên của viện Vật Lý năng lượng cao Brookhaven , nơi có máy gia tốc (nghiên cứu hatk Quark) lớn nhất thế giớI hiện nay . Cùng năm anh được ĐH Columbia phong giáo sư .

Sơn cho biết , nền giáo dục của mỹ hoàn toàn độc lập vớI chính phủ và hình thức phong học hàm học vị cũng khác bên ta , tuy nhiên cũng nên biết rằng danh hiệu Giáo Sư mà anh có được tạI Mỹ chiếm 1 tỷ lệ không nhiều trong hệ thống các trường ĐH , đặc biệt là ở độ tuổI như anh . Chuyên ngành mà Sơn đang theo đuổI và dành nhiều tâm huyết hiện nay là Vật Lý năng lượng cao .Mặc dù còn trẻ nhưng anh đã có 1 chỗ đứng trong Khoa học .Công trình nghiên cứu “Trạng Thái vật chất ở mật đọ rất cao” của anh đang là 1 vấn đề nóng hổI của vật Lý hiện nay , được nhiều ngườI trong giớI khoa học quan tâm và đánh giá cao . Bên cạnh năng khiếu đặc biệt về các môn khoa học tự nhiên , Đàm Thanh Sơn còn có năng khiếu về ngoạI ngữ Ngaòi 3 ngôn ngữ mà anh sử dụng thành thạo là Nga , Anh , Pháp anh còn đọc avf dịch được 1 số ngôn gnữ khác như Ba lan, Trung Quốc .. điều này hỗ trợ rất lớn cho anh trong quá trình tiếp cận Khoa học hiện đạI .

Mặc dù dạy và nghên cứu ở Nỹ , nhưng Đàm Thanh Sơn vẫn mang quốc tịch Việt Nam , bởI vớI anh đây mớI chính là quê hương ĐÀm Thanh Sơn là thành viên của HộI khoa học Vật Lý Việt Nam và ngay từ cuộc “Gặp gỡ Việt Nam lần thứ nhất” 1993 anh đã đwocj giáo sư Trần Thanh vân mờI tham dự , và đều dặn các lần sau anh đều có mặt . Cuộc gặp gỡ mang tầm cỡ quốc tế này vớI Đàm Tahnh Sơn là 1 điều hết sức thú vị và khẳng đinh vị trí dù rất khiêm tốn của nền khoa học Việt nam trên trường quốc tế , đong fthờI là sự khích lệ cho các nàh khoa học trẻ nước ta .

Khi tôi hỏI về hướng đi sắp tớI của anh , Đàm Thanh Sơn cho biết , anh chưa muốn nói trước 1 điều gì vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố . Chỉ dám khẳng định 1 điều rằng dù ở đâu thì anh vẫn sẽ phấn đấu và phát huy đến cùng sự sang tạo cho ngành khoa học mà anh theo đuổI , và trái tim sẽ luôn hướng về Việt Nam , nơi đó có Bố Mẹ , họ hang , bạn bè và đặc biệt có ngườI bạn đờI của anh .

Nguồn: Lê Hồng Lâm
 
Tinh Hoa Việt Nam Lấp Lánh Khắp Năm Châu
Nguyễn Thanh Giang

Hẳn Là Thiếu Nhi Việt Nam Khi Hát Lên "Trái Đất Này Là Của Chúng Mình " rồi sẽ không chỉ vì yêu cái "Quả Bóng Xanh Bay Giữa Trời Xanh" mà còn vì một điều thiết thực hơn, thân thiết hơn: Ở đâu trên mặt đất này các em cũng được biết đều có ruột thịt mình, đồng bào mình.

Dừng lại giữa một trang giấy ngước nhìn nắng trời trong vắt hay thức dậy giữa đêm với tiếng gió thì thào ta đều có thể nghe từ một kinh tuyến nào đó tiếng người Việt Nam đang giảng bài trong giảng đường, bàn tay khéo léo Việt Nam đang dính mũi hàn bé xíu vào một mạng vi mạch hay thậm chí bước chân Việt Nam đang đặt lên con tàu vũ trụ...

Ngày nay, người Việt Nam đang có mặt trên 80 quốc gia lớn nhỏ khắp năm châu. Theo Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, dân số Việt Nam phân bố tại một số nước trên thế giới như sau:

Hoa Kỳ: 950.000 người; Pháp: 250.000 người; Canada: 180.000 người; Úc: 160.000 người; Thái Lan: 120.000 người; Đức: 100.000 người; Liên Xô cũ và các nước Đông Ấu: 100.000 người; 10 nước Thị Trường Chung Châu Ấu: 56.000 người; Đài Loan: 15.000 người; Bắc Ấu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan): 15.000 người; Mêhicô, Chi lê, Brazin: 15.000 người; Nhật:10.000 người; Niu Zilân: 8.000 người; Thụy Sĩ: 7.400 người; Philipin: 5.000 người; Indonexia: 5.000 người; Hồng Kông: 4.500 người; Niu Calêdôni: 4.000 người; Ần Độ: 2.000 người; Singapo: 2.000 người; Triều Tiên: 2.000 người; Irak: 2.000 người; Malaysia: 1.200 người; Hàn Quốc: 1.000 người; Ai Cập: 1.000 người; Algêri: 1.000 người; Pakixtan: 1.000 người; Bangladet: 500 người; Maroc: 500 người; v.v...

Tại Hoa Kỳ, trước tháng 4 năm 1975 đã có khoảng 6.000 người Việt Nam sinh sống. Năm 1975, làn sóng di cư đầu tiên đã đưa 135.000 công dân Việt Nam ồ ạt đến Mỹ. Từ bấy, ngoài số "thuyền nhân" bổ sung hàng năm còn có sự phát triển từ nguồn gia tăng dân số cho nên cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đã lên đến trên một triệu người.

Bang California có những cây cọ giống dừa Bến Tre, có những cây gạo nở màu hoa đào, có khí hậu dìu dịu như thu Nha Trang đã thu hút khoảng nửa triệu người. Ngoài ra: Texas có 69.700 người, Washington có 42.500 người, NiuOc có 32.700 người, Minesota - 32.700, Massachuset - 29.000, Ilinoi - 28.900, Pensivania - 28.800, Virginia - 2.800, Oregon - 20.400, Florida - 17.000...

Những người Việt Nam ra đi sau 1975 hầu hết lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Những ngày đầu bà con ta phải vật lộn với cuộc sống ở xứ người hết sức gian nan chật vật. Tuy vậy, mới sau 20 năm, cộng đồng người Việt Nam ở các nước đều đã phát triển rất mạnh mẽ. Ở Hoa Kỳ, chính quyền và nhân dân sở tại đều cho rằng đây là một cộng đồng đầy tiềm năng, có sức sáng tạo dồi dào về nhiều mặt và đã có bước tiến vượt trội hơn cả một số cộng đồng từng có lịch sử tồn tại lâu đời trên đất Mỹ. Từ hai bàn tay trắng, mới qua 20 năm, chắc chắn chưa ai có thể trở thành tỷ phú. Vậy mà triệu phú đô la thì số lượng đã không thể đếm bằng hàng đơn vị. Nói chung bà con ta chưa giàu có lắm nhưng đều khá giả hoặc đã xây dựng được cuộc sống có căn bản.

Hình như nhận xét "Trong số bà con ra đi sau 1975, gần một nửa vẫn sống một phần nhờ trợ cấp xã hội của nước sở tại" mà anh Phạm Khắc Lãm viết ở báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 5 tháng 7 năm 1996 là không thật đúng. Theo một tài liệu thống kê, 18% số gia đình Việt Nam sống ở nước ngoài có lợi tức trên 35.000 USD hàng năm và 16% số gia đình có lợi tức trên 25.000 USD hàng năm.

Tại các thành phố lớn ở nhiều quốc gia mà người Việt Nam định cư đông đúc hầu như đều có các khu thương mại phồn thịnh. Khu phố lớn của Quận Cam - Nam Califonia với khoảng 800 doanh nghiệp lớn và nhỏ của Việt Nam đã được ông Thống Đốc tiểu bang chính thức đặt tên là "Siêu thị Sài Gòn nhỏ" vào ngày 17 tháng 6 năm 1991.

Ở thành phố Calgari - tỉnh Alberta có phố Tàu trước đây sầm uất với toàn là doanh nhân Trung Quốc. Nay các cửa hàng Việt Nam đã chiếm tới 70%. Ở thành phố Montreal chỉ riêng các hoạt động dịch vụ và thương mại của 40 nghìn người Việt Nam đã thu lợi tức hàng năm đến 200 triệu USD. Tại Vancouver có tới hơn 200 tàu thuyền đánh cá (chiếm khoảng một phần ba số tàu đánh cá ở địa phương) được trang bị máy móc rất hiện đại do người Việt Nam làm chủ. Tại British Columbia, người Việt đã trở thành lực lượng đáng kể trong mọi ngành nghề chế tạo và sản xuất. Trong một số hãng xưởng có doanh thu hàng chục triệu đô la Úc, công nhân Việt Nam giữ vai trò nòng cốt, nhiều người quản lý và điều hành các bộ phận rất quan trọng.

Kể về những tấm gương thành đạt nổi bật trong kinh doanh người ta thường nhắc đến "Bạch Thủ Thành Gia" Trần Dũ. Ông vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khổ ở Sóc Trăng đến mức lên bốn vẫn không có một manh áo để mặc. Ở tuổi "quá niên tứ tuần" ông mới có nổi tấm bằng kỹ thuật viên điện tử để được vào làm công cho một cơ sở sửa chữa TV nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, vì làm ăn thất bại, cơ sở này phải đóng cửa, ông lâm vào cảnh thất nghiệp. Vậy mà, đến ngày 23 tháng 5 năm 1991 ông đã được dân biểu Robert K. Dornan thay mặt Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương "Nhân vật thành công nhất về doanh nghiệp" (Business Man of the Year Award) năm 1990 tại Hoa Kỳ.

" Hiện nay ông Trần Dũ là một doanh gia nổi tiếng không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà còn ở một số các quốc gia khác chú trọng về thương mại. Người ta xem ông là tấm gương thành công cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh bằng số vốn hạn hẹp, hoặc tay trắng. Nếu chúng tôi không lầm thì đây chính là lý do mà đài truyền hình Nhật đã chi ra một phí khoản lớn, và tốn rất nhiều công lao cho việc thâu thập tài liệu về ông Trần Dũ để phổ biến với quảng đại quần chúng Nhật" (2).

Kỷ giả Hoa Kỳ Herbert Lockwood cũng từng viết trên báo San Diego Daily Transcript về một người khác - kỹ sư công chính Trần Trọng Quang như sau: "Mười năm trước, Joe Quang Trần cùng gia đình sống mỏi mòn ở một trung tâm tái định cư tại một vùng hẻo lánh ở tiểu bang Arkansas, trong tình trạng vô gia cư, kiệt quệ và hoang mang.
Ngày nay, ông Quang và gia đình cư ngụ trong một biệt thự khang trang hấp dẫn tại khu Del Cerro, đầy đủ tiện nghi với cả một hồ tắm...
Chủ hãng Azure Construction Co., ở La Mesa là Pat Kelly thuê Joe làm thợ mộc thế mà chỉ hai năm sau ông ta trở thành Chủ Tịch Giám Đốc của công ty ấy. Ngoài chức vụ đó, ông còn làm chủ một hãng xây cất riêng mang tên Trần Construction Co."...

Số lượng người thành công trong kinh tế và nhiều lĩnh vực khác tăng lên nhanh chóng không những tạo được uy tín lớn mà còn gây được ảnh hưởng đáng kể đối với việc hình thành và thực thi các chính sách quốc gia sở tại, do vậy, nhiều người Việt Nam đã trúng cử vào các cơ quan lập pháp, hành pháp ở địa phương và trung ương của các nước đó.

Tại hai thành phố Sydney và Melbourne có đến 6 Nghị viên Hội Đồng Địa Phương là người Việt Nam. Trong đó, một phụ nữ được bổ nhiệm Phó Thị trưởng, còn nghị viên Nguyễn Sang, 28 tuổi, không những có vinh dự là vị Thị trưởng trẻ nhất của thành phố Richmond từ trước đến giờ mà còn là người gốc Á châu đầu tiên được bầu vào chức vụ Thị trưởng ở Úc.

Nếu tiến sỹ Vũ Thị Ngọc Trang là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Australia được bổ nhiệm vào cơ quan cao cấp nhất của ngành giáo dục - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Hoàng Gia, đồng thời là Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Xã Hội Học Thực Nghiệm ở Úc, thì giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà khoa học thông thạo 7 ngoại ngữ, từng được giao trách nhiệm Phó Tổng Giám Đốc Văn Phòng Giáo Dục Song Ngữ Và Các Vấn Đề Ngôn Ngữ Thiểu Số của chính phủ Hoa Kỳ. Ông là một trong 150 người được Tổng Thống tuyển chọn đề cử và được Thượng Viện Hoa Kỳ chấp thuận.

Nếu tiến sĩ Nguyễn Trần Hương, sinh năm 1954, từng được tuyên dương là nữ giáo sư xuất sắc nhất Hoa Kỳ năm 1994 và đã được mời giữ chức Chánh Thanh Tra Bộ Giáo Dục Mỹ thì giáo sư tiến sỹ sử học Trần Mỹ Vân là người phụ nữ châu Á duy nhất đã được chính phủ Liên Bang Úc, các vị toàn quyền và các Hội Đồng Tối Cao của Úc châu bổ nhiệm vào nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền:
- Thành viên của Hội Đồng Dân Số Úc Châu
- Ủy viên của Ủy Ban Dân Tộc Thiểu Số Và Đa Văn Hóa Miền Nam Úc Châu.
- Đại diện cộng đồng miền Nam Úc châu trong Hội Đồng Thịnh Vượng Chung Tiểu Bang Về Các Vấn Đề Của Phụ Nữ Không Nói Được Tiếng Anh.
- Thành viên trong Hội Đồng Giám Đốc Sở Phát Hành Đặc Biệt (SBS) (2)

Ông Peter Howieson, hiệu trưởng trường trung học Swanbourne ở miền Tây Liên Bang Úc đã thốt lên một dự báo "Chỉ 30 năm nữa, xứ sở Úc châu này sẽ do những người Việt Nam và Á châu lãnh đạo". Dẫu thế nào đi nữa, những biểu tượng xuất sắc về kinh doanh hay quản trị đều không thể so sánh với những thành tựu về học vấn. Môi trường để tinh hoa Việt Nam lóng lánh sáng nổi bật là ở nơi học đường và trong các lĩnh vực của khoa học và công nghệ.

Tác giả Trọng Minh trong hai tập của bộ sách "Vẻ Vang Dân Việt" có biểu dương 137 tấm gương sáng thuộc 5 lĩnh vực: "Khoa Học và Kỹ Thuật", "Thương Mại", "Văn Học và Nghệ Thuật", "Xã Hội", "Nơi Sân Trường", thì khoa học và kỹ thuật được đưa lên hàng đầu với 42 ngôi sao lấp lánh cùng với 45 mầm xanh trong học đường đang vươn lên vun vút.

Đó là "Nguyễn Minh Đăng, 13 tuổi, đang học lớp 7 tại trung học Albert Einstein tại Sacramento vì rất giỏi môn Toán, nên được nhà trường mướn để kèm cho các em học sinh khác với số lương 15 Mỹ kim một giờ" (2).

Đó là Lương Thị Kim Linh, lúc 11 tuổi đã được Hội Đồng Giảng Sư Quốc Tử Giám Vương Quốc Hà Lan giám định có thể sẽ là thần đồng của thế kỷ. Sinh năm 1975 tại Việt Nam, đến định cư tại Hà Lan năm 1982, "sau ba năm theo học hết sáu lớp bậc tiểu học cô đã có thể đọc đúng và nghe hiểu 9 ngôn ngữ gốc Indo - German và tiếng Việt Nam" (2).

Đó là Nguyễn Long Quang đoạt giải nhất trong 16.069 bài đăng ký dự thi toàn quốc ở Hoa Kỳ về thơ Haiku của Nhật. Em đã được Thống Đốc tiểu bang Virginia mở tiệc chiêu đãi, "được họp báo với hầu hết các phương tiện truyền thông ở Richmond kể cả ba đài truyền hình lớn của Hoa Kỳ (CBS, ABC, NBC)" (2). Bà Mary A. Marshall, dân biểu thuộc Hạ Viện tiểu bang Virginia đã phát biểu "Việc em đoạt giải nhất trong khu vực tiểu học nhân kỳ thi toàn quốc về thơ Haiku đã làm cho tất cả mọi người ở Arlington rất sung sướng."

Đó là Trần Minh Anh Thư đỗ đầu trong kỳ thi Tú tài toàn quốc Phần Lan. Một tuần báo kỳ cựu và rất có uy tín ở Phần Lan đã đăng tin như sau "Một học sinh Việt Nam, cô Trần Minh Anh Thư, hiện phục vụ ở Viện Thí Nghiệm Sero - Bacterologi thuộc đại học Y khoa Helsinski, đã đạt một thành tích ít ai có thể ngờ tới: Sau 6 năm định cư ở Phần Lan cô vừa mới đậu kỳ thi tốt nghiệp trung học toàn quốc với số điểm tối ưu".

Đó là Trần Tuấn Đức, lúc 13 tuổi đã được đại học Johns Hopkins tuyển vào "Chương Trình Khám Phá Và Đào Tạo Các Thiếu Niên Có Thiên Tài " căn cứ vào chỉ số thông minh (I.Q.) lên đến 175 điểm và số điểm trắc nghiệm về năng khiếu học (S.A.T.) là 1550 điểm. Năm 18 tuổi, em là sinh viên trẻ tuổi nhất tốt nghiệp đại học Virginia ở Charlottesville. Chẳng những thế em còn học để lấy được tới 150 tín chỉ trong khi chỉ cần 120 tín chỉ là đủ để tốt nghiệp.

Đó là Nguyễn Vương Cát Khanh được chọn là "Nữ sinh đứng hàng đầu và có giá trị nhất của Hoa Kỳ" (The Top Girl Most Valuable Student of the United State of America) niên khóa 1990 - 1991. Là Phan Thị Mai đoạt giải nhất cuộc thi viết truyện thiếu nhi ở Hà Lan. Là Phan Quốc Việt đoạt huy chương vàng Hóa Học toàn quốc Úc. Là Lê thị Ngọc Phúc được chọn là một trong 20 học sinh xuất sắc nhất Hoa Kỳ. Là Trần Quốc Vũ, học sinh lớp 6 trường Thomas Paine ở Garden Grove, California, đã được Tổng Thống George Bush trao bằng khen thưởng ngoại hạng tất cả các môn học (2). Là Nguyễn Lý Kỳ Duyên sinh năm 1969, 13 tuổi học đại học, 17 tuổi đỗ cử nhân, 22 tuổi nhận học vị tiến sỹ. Là Nguyễn Công Thụy đã từng được tuyển chọn tham dự Hội Nghị Các Nhà Lãnh Đạo Trẻ Toàn Quốc (The National Young Leaders Conference) tổ chức tại Washington D.C., ngoài ra em còn được nhận làm hội viên của Hội Danh Dự Toàn Quốc ( National Honor Society) và được đăng tiểu sử trong "Who's Who Among America High School Student."

Học sinh Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong các trường học ở nước ngoài không chỉ vì cái gien ưu tú của giòng dõi Lạc Hồng mà còn vì " Chúng tôi nguyện hy sinh làm việc khó nhọc đến đâu cũng được miễn sao con cái học hành nên người là chúng tôi vui rồi" (lời phát biểu của một chủ tiệm may ở Westminster); còn vì "Các giáo sư thích dạy các học sinh sắc tộc hơn vì các học sinh này lễ phép, chăm chỉ và chịu nghe lời hơn. Các học sinh Việt Nam và Á châu ham học, trọng kỷ luật, nghe lời cha mẹ và có ý chí vượt lên để hơn bạn bè " (lời phát biểu tiến sỹ Bullivant, giáo sư trường đại học Munash, Úc).

Những yếu tố chủ quan tuyệt vời đó chỉ cần có môi trường khách quan thuận lợi là đơm đầy hoa thơm trái ngọt.

Ở Mỹ, chính phủ không chỉ bao cấp mà còn có chính sách bắt buộc để các em phải được học hết lớp 12. Số trường đại học ở Mỹ kể cả lớn và nhỏ, công và tư lên tới 3.500. Trong đó có những trường rất nổi tiếng như: Harvard, Yale, Princeton, Brown, Dartmonth, Columbia, Cornell. Pennsylvania...

Ở Canada, có nhiều lớp dạy tiếng Việt do Bộ Giáo Dục nước này tổ chức cho các em học sinh trung học từ lớp 10 đến lớp 12. Sau khi mãn khóa học, các em được cấp 1 tín chỉ (credit) tương đương với tín chỉ về toán, địa lý, sử ký... trong chương trình của các em.

Ở Úc, tiếng Việt đã được công nhận như một sinh ngữ chính thức được giảng dạy tại cấp tiểu học và trung học trong các tiểu bang Nam Úc, Victoria và Tây Nam Úc. Từ 1986, hầu hết các trường đại học ở Liên Bang Úc đã tích cực giới thiệu Việt ngữ như một môn học chính trong các chương trình Cử nhân và Cao học.

Sự chăm sóc của chính phủ các nước đối với học sinh Việt Nam đã đem lại một hiệu quả lưỡng lợi. Nền giáo dục Mỹ khởi sắc thêm là nhờ một phần đóng góp đáng kể của khối chất xám Việt Nam. Một số người ở các nước sở tại đã nêu nhận xét "họ (Việt Nam) rồi cũng giống như người Do Thái trên đất này."

Thành tâm tin cậy ở các thế hệ trẻ Việt Nam, giáo sư viện sĩ Nguyễn Xuân Vinh từng tâm sự trong tập tùy bút "Theo Ánh Tinh Cầu" của mình như sau: "... Tôi viết tặng các bạn trẻ, lòng những mong rằng thế hệ của tôi chỉ là lớp người đi trước đặt những viên đá sơ sài lót đường... Sau này các bạn sẽ đạt được những thành công rực rỡ xây thành một đại lộ thênh thang cho toàn thể những người Việt cùng tiến bước, cho non sông được mở mặt với đời. Mong mỏi các bạn được giải thưởng Nobel về khoa học, hay một giải văn chương quốc tế, hay giải Oscar về điện ảnh..."

Đối với bản thân nhà bác học Nguyễn Xuân Vinh, tác giả "Vẻ Vang Dân Việt" - Trọng Minh cho rằng "Nếu viết về tiểu sử của giáo sư Nguyễn Xuân Vinh tức là nhà văn Toàn Phong thật đầy đủ chi tiết thì cả tuyển tập này cũng không đủ, vì ở ông là cả một bầu trời rực rỡ ánh hào quang, và có rất nhiều huyền thoại về ông tuyệt vời như những câu chuyện thần thoại hoang đường" (2)

Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ về khoa học không gian tại đại học Colorado. Năm 1972 ông lai bảo vệ thắng lợi luận án tiến sĩ quốc gia toán học tại đại học Paris.
Năm 1984, ông là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Á châu đầu tiên được bầu vào Viện Hàn Lâm Quốc Gia Hàng Không Và Không Gian (một viện rất có tiếng của Pháp). Chỉ riêng những giải thưởng chính ông được nhận đã có thể liệt kê như sau:
- Giải Giáo Dục Xuất Sắc, trường kỹ thuật của đại học Michigan, 1984.
- Giải Thành Đạt Chuyên Môn của Ủy Ban Cố Vấn Á Dân Sự Vụ cho Thống đốc tiểu bang Michigan, 1987.
- Giải Nghiên Cứu Xuất Sắc, trường kỹ thuật của đại học Michigan, 1990.
- Giải Cơ Học Và Điều Khiển Phi Hành Của Viện Hàng Không Và Không Gian Hoa Kỳ, 1994.

Cùng trong ngành khoa học không gian còn có phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên Trịnh Hữu Châu. Ông đậu tiến sĩ về Vật Lý Ứng Dụng tại đại học Yale, Connecticut vào năm 28 tuổi. Từ 1979, ông làm việc với cương vị hậu tiến sĩ (Post Doctoral Fellow) và đã trở thành cán bộ của Phòng Thí Nghiệm Sức Đẩy Phản Lực vào năm 1980. Ông là người phát minh những thiết bị do trọng lực yếu (Low gravity) đặt trong phản lực cơ KC-133 của NASA. Hiện nay ông đang nghiên cứu về kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa cho các trạm không gian.

Theo nhật báo Los Angeles Times, một trong những nhà tổ chức những buổi nói chuyện của tiến sĩ Trịnh Hữu Châu đã nói về ông như sau: "Chúng tôi muốn cho các thanh niên Việt Nam biết rằng hiện nay họ có một vị anh hùng để lấy thế làm tự hào và hãnh diện".

Cùng với Nguyễn Xuân Vinh, Trịnh Hữu Châu, còn có Phạm Hoàng Bắc - kỹ sư thiết kế trạm hàng không vũ trụ; Đặng Quốc Thông - kiểm soát viên các chương trình khảo sát của NASA; Trịnh Xuân Thuận, sinh năm 1948, tiến sỹ thiên văn học, giáo sư thiên văn học hàng đầu của Hoa Kỳ; Nguyễn Mạnh Tiến, sinh năm 1957, bảo vệ luận án tiến sỹ Điện Từ với đề tài "Nghiên Cứu Hệ Thống Truyền Thông Vũ Trụ Trong Điều Kiện Có Nhiễu Trắng Và Các Tín Hiệu Giao Thoa ", bảo vệ luận án tiến sỹ toán học với đề tài "Mô Hình Toán Và Kỹ Thuật Xử Lý Tín Hiệu Số Trong Các Hệ Thống Truyền Thông Số Hóa Hiện Đại", một trong những chuyên gia chủ chốt của chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế cho những hệ thống điều biến và hệ thống viễn liên trong thám hiểm Sao Hỏa.

Bác sĩ Trương Dũng, sinh năm 1949, giám đốc Trung Tâm Bệnh Parkinson và Bệnh Xáo Trộn Cử Động tại đại học Irvine, người từng được ký giả Susan Paterno viết trên báo Los Angeles Times: "Người trị bệnh giãn cơ lực (Dystonia) tài tình", đã từng về Việt Nam công tác và đã được các cơ quan truyền thông của ta giới thiệu khá nhiều.

Có một người Việt Nam được xem là đã đóng góp một phần quan trọng vào các công trình nghiên cứu bệnh AIDS và bệnh ung thư. Đó là giáo sư Nguyễn Hữu Xương. Thật ra, Nguyễn Hữu Xương là nhà vật lý.
Năm 1961, ông cộng tác với một nhà khoa học ở đại học San Diego xác định được sự tồn tại của hạt Omega Meson trong nguyên tử. Năm 1964 ông phát hiện thêm hạt mới và đặt tên là hạt Budha Meson. Chuyển sang nghiên cứu về sinh vật học phân tử, ông đã sáng chế được một thiết bị quang tuyến X mang tên Xương's machine. Xương's machine được Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ công nhận và được dùng trong Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia. Nhờ tốc độ vận hành nhanh và độ chính xác cao gấp trăm lần các máy điện tử khác nên Xương's machine được sử dụng đặc biệt trong việc chụp ảnh các phân tử Protein liên hệ đến hai thứ bệnh nan y nhất của nhân loại là bệnh ung thư và bệnh AIDS.

Trong đội ngũ những nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng thế giới về ngành Y phải kể đến bác sỹ Nguyễn Phú Du, tiến sỹ chuyên ngành giải phẩu tim, được xem là một bác sĩ danh tiếng nhất về tim học của bệnh viện Stegemuhbenweg, Tây Đức; bác sỹ Nguyễn Thế Thứ, chuyên gia về Chiropratic (chữa trị các bệnh về xương); giáo sư Đinh Xuân Anh Tuấn hai bằng tiến sỹ, được hai giải thưởng quốc tế cho công trình nghiên cứu về vai trò của chất EDRF ( Endothelium - Derived Relaxing Factor) trong sự điều hòa vận chuyển của máu trong tim người; bác sĩ Nguyễn Đỗ Duy, chuyên gia nổi tiếng thế giới về giải phẩu mạch máu; v.v...

Tại một Hội Nghị Quốc Tế về Giao Thông, đến phiên nước Úc trình bày, người điều khiển chương trình giới thiệu một công dân Úc rất trẻ, rất nhỏ con, rất Á châu. Giọng loa phát âm lơ lớ tên Nguyên Van Ngooc, một kỹ sư tiến sĩ đậu hạng tối danh dự, có quốc tịch gốc là người Việt Nam. Cả hội trường đột nhiên im lặng, để rồi tiếp theo là một tràng pháo tay kéo dài ròn rã. Anh Ngọc trình bày về đại cương kỹ thuật của hệ thống đèn đường mới, phần lớn do anh phát minh có tính cách đơn giản hơn, rẻ hơn, tiện lợi hơn, an toàn hơn hệ thống đèn lưu thông của Mỹ và cụ thể là tiết kiệm được khoảng 50 triệu USD/mỗi ngày cho nước Mỹ. (2).
Nguyễn Văn Ngọc sinh năm 1944, tốt nghiệp thủ khoa khóa 7 trường kỹ thuật Phú Thọ, năm 1973 được cấp học bỗng sang Úc viết luận án tiến sĩ liên quan đến việc nghiên cứu quĩ đạo trở về trái đất của các con tàu vũ trụ.

Trong lĩnh vực nông học có giáo sư Nguyễn Kha, ông sinh năm 1922, tốt nghiệp kỹ sư Thủy Lâm năm 1962, tiến sĩ năm 1965 với đề tài "Đặc Tính Và Qui Luật Phát Triển Của Loại Đất Pelesols". Ông là tiến sĩ Thổ Nhưỡng Học Việt Nam đầu tiên được tiến cử vào Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Pháp.

Đồng nghiệp với giáo sư Nguyễn Kha còn có tiến sĩ Nguyễn Viết Trương, người từng được Liên Hiệp Quốc tặng thưởng về công trình nghiên cứu chống sói mòn đất đai, được ghi danh trong cuốn "Danh Nhân Đông Nam Á", hiện đang phụ trách chương trình sử dụng thực vật để chống sói mòn đất đai cho cả tiểu bang Queensland và là đại diện của Queensland trong Hội Đồng Quốc Gia Úc về nghiên cứu triển khai các phương thức tái tạo cây cỏ trong vùng đất mặn.

***

Bài viết đã khá dài nhưng tôi vẫn chưa đề cập được đến những tinh hoa Việt Nam bên trong lãnh thổ. Cần rất nhiều trang viết nữa mới có thể điểm qua một phần những tấm gương lao động tuyệt vời, những tài năng xuất chúng của giáo sư viện sỹ Trần Đại Nghĩa, của giáo sư tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, của giáo sư Đào Duy Anh, giáo sư Nguyễn Hoàng Phương, giáo sư Đàm Trung Đồn ... cùng hàng trăm thanh thiếu niên Việt Nam từng đoạt giải quốc tế về Toán, Lý, Hóa, Ấm nhạc... Ngay đối với cộng đồng người Việt ở các nước phương Tây thì ở đây cũng còn biểu hiện rất nhiều thiếu sót. Cộng đồng người Việt ở Pháp vừa lâu đời, vừa khá đông. Ở đấy có cụ Hoàng Xuân Hãn, nhà bác học lão thành khả kính, có Trương Trọng Thi - nhà phát minh máy computer, có cả đồng nghiệp của tôi - giáo sư tiến sỹ Phạm Văn Ngọc, người đã từng đem chiếc máy thăm dò điện từ tự sáng chế về góp phần nghiên cứu địa chất và khảo sát nước ngầm ở đồng bằng sông Cửu long trong mấy năm gần đây v.v... Vậy mà tôi đã không dẫn chứng được bao nhiêu. Nguyên do là vì thiếu tài liệu.

Bởi vậy, tôi càng thấy trân trọng và xin chân thành cảm ơn tác giả bộ sách "Vẻ Vang Dân Việt" không chỉ vì đã cung cấp một phần tư liệu tốt cho bài viết này mà còn vì đã gây cho tôi lòng tin yêu và quý trọng đối với bộ phận dân tộc mình đang xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đang lao động sáng tạo vẻ vang ở rải rác khắp nơi trên mặt hành tinh này.

Tôi thực sự vui mừng khi được biết với không đầy hai triệu người, bà con mình sống ở nước ngoài mới qua 20 năm đã xây dựng thành công một lực lượng trí thức đến 200.000 người hoặc sắp tốt nghiệp đại học hoặc đã có bằng cử nhân, tiến sỹ, viện sỹ... Nếu tính cả kỹ thuật viên, cán sự... thì con số còn lên tới 400.000.

Đây là một tỷ lệ về học vấn cao hơn nhiều so với trong nước. Trước đây tôi đã từng vô cùng tự hào với con số 9000 luận án tiến sỹ, phó tiến sỹ được hoàn thành trong hoàn cảnh chiến tranh và đói khổ ở trong nước thì ngày nay tôi càng sững sờ trước con số 2037 tiến sỹ, 15.099 thạc sỹ và tương đương, 57.862 cử nhân (con số thống kê trong năm 1990) của đồng bào ta ở nước ngoài.

Nếu đấy là con số đúng thì thật đáng mừng biết bao.

Năm 1989, sau chuyến đi Hoa Kỳ đầu tiên trở về tôi đã dám viết một cách rụt rè: "Những người Việt Nam bỏ nước ra đi sẽ đem lại bao nhiêu phúc, bao nhiêu họa cho dân tộc. Điều này chưa được thảo luận kỹ và cũng chưa nên khẳng định một cách hàm hồ. Chỉ biết: không phúc nào không có khả năng biến thành họa, không cái họa nào không có khả năng ủ mầm nẩy sinh ra cái phúc... Vấn đề đồng bào ta ở nước ngoài phải được ghi nhận là một đặc điểm mới của Tổ Quốc, của cách mạng Việt Nam. Nó chưa hề xuất hiện trong các giai đoạn lịch sử trước đây. Đây là vấn đề vừa phát sinh từ sau 1975 và nó sẽ còn phát triển lâu dài, phức tạp. Bởi vậy nó phải được quan tâm đúng mức, như một trong những vấn đề quốc sách và Đảng cần đặt vào đây một nhiệm vụ chiến lược..." (3)

Ngày nay, trước nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cấp bách ta mới bàng hoàng nhận ra "Đội ngũ những người làm khoa học và công nghệ khá đông nhưng không mạnh, còn mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu ngành nghề và trình độ, lại chưa được tạo điều kiện tốt để làm việc và nâng cao trình độ chuyên môn. Nền khoa học và công nghệ nước ta chưa có vị trí xứng đáng trong hệ thống kinh tế - xã hội và chưa thật sự phát huy được động lực mạnh mẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội." (4)

May sao, rất có thể bộ phận đồng bào đang sống xa Tổ Quốc sẽ góp phần bổ trợ đắc lực cho những khiếm khuyết vừa nêu trên của chúng ta.

Một khối lượng cán bộ khoa học kỹ thuật dồi dào, đa dạng được đào tạo và được tiếp xúc với thực tế ở 80 nước, trong đó bao gồm tất cả các nước tiên tiến nhất sẽ trở thành tiềm năng vô giá cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa không nước nào có được. Phải chăng đây là diễm phúc lớn mà ta sẽ được bù đắp sau bao nhiêu đau thương, tan tác của chiến tranh.

Vấn đề còn lại là chính sách thu dụng nhân tài và môi trường xã hội - chính trị thích ứng mà ta cần tạo ra để hội tụ được những tinh hoa đang lấp lánh khắp năm châu về thắp lên sáng bừng quê hương Việt Nam, xứ sở của : "địa linh nhân kiệt".


Hà Nội tháng 10 năm 1996
Nguyễn Thanh Giang
 
Chỉnh sửa lần cuối:
xchau đã viết:
Nói chung nếu có một chính sách hợp lý hơn đối với du học sinh, ví dụ như khi về sẽ được bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo chẳng hạn (tất nhiên là đối với những thằng giỏi), thì tình hình có thể sẽ thay đổi. Chứ bây giờ về làm Nhà nước dưới quyền thằng sếp dốt mà bảo thủ thì chán bỏ mẹ, mấy ai chịu được.

Thế nào là một "thằng giỏi" :confused: :D :D :mrgreen:
 
Dan viet nam cham chi chiu kho o nuoc ngoai vi ho biet ho phai tu lap, khong dua dam vao ai ca, chu con o Vietnam thi toan song voi che do nho va voi quen biet, lai con phu thuoc qua nhieu vao bo me nua, cu thu nghi xem ti le duoi 30 tuoi van song an bam vao bo me o vietnam chac phai toi hon 80%. Cha co dua nao co chi tu lap manh ca, chinh vi the ma nhieu luc nhieu nguoi khong chiu co gang vuon le, toi nghi cu phai tu lap dan vietnam moi gioi len duoc.
 
Ui, mãi đến tận hôm nay mới mò vào box này đọc bài, thấy thread này hay quá đi mất. Thế mới biết việc tranh luận đem lại nhiều lợi ích đến nhường nào cho cả lẫn những người ngoài cuộc và trong cuộc (nhiều nhất là cho những ai trong cuộc, hì, hãy thử xem, bạn sẽ thích ngay mà :D).

Hơn 1 năm rùi cơ à, bây giờ thả vài câu vào thế này cũng vô duyên thật nhưng mà thấy 6 trang tranh luận cũng chưa đi đến được kết luận là Khoa học Tự nhiên hay Xã Hội thì cái nào quan trọng hơn cái nào. Heh, bây giờ thử hỏi xem là ở bất cứ một đất nước nào, một xã hội nào yếu tố Văn hóa + Chính trị có phải là mang tính quyết định trong việc hình thành tư tưởng, đường lối, chính sách của quốc gia hay không??? Mà cả 2 đều thuộc về lĩnh vực chuyên ngành Xã hội!

Và vừa rồi, người nhận giải thưởng Nobel Kinh Tế lại chính là một nhà Tâm lý học!

Tranh luận cũng tốt, nhưng mà nên để cho mục đích học hỏi, trao đổi, tìm hiểu bản chất vấn đề, sự việc, chứ tuyệt đối không nên thiên về bảo vệ chủ kiến của bản thân, rồi rốt cục chẳng rút ra được điều gì cả.
 
Người Việt Nam thực sự rất thông minh. Thầy tôi đã từng nói chuyện với tôi. Hồi đầu những năm 80, khi thầy được cử đi sang Nga học cùng với các đoàn, trong đó có đầy đủ các dân tộc thông minh nhất thế giới gồm người Do Thái, Nga ( chính cống Nga ), Đức, Pháp, Trung Quốc. ... nhưng trên bảng vàng 2 người Việt Nam luôn đứng đầu. Các thầy giáo cũng nhận xét dạy học sinh Việt Nam rất thích bởi vì dân Việt Nam rất thông minh, ít khi học ( mà vẫn rất giỏi ) có thể chơi quên cả ăn nhưng khi thi điểm vẫn rất cao.
Trong khi đó, về lĩnh vực vật lý nguyên tử, một người chuẩn bị đạt giải Nobel năm tới cũng đã tuyên bố thành công của ông được đóng góp rất nhiều bởi những người bạn Việt Nam.
Nói về giới trẻ không thể không nhắc đến Trung - hiện nay có lẽ mọi người cũng khá quen biết trong giới Hacker, Trungonly. Nhưng đằng sau sự thành công đấy mọi người có biết rằng anh ta đã vô địch vật lý thế giới lần thứ 27. Một con người học rất lãng tử. Không kiêu căng như Microsoftvn hay Huy_remy đó mới thật đáng khâm phục
Ngoài ra còn về Thế Phương - 20 tuổi được bằng chính nhận về bảo mật cao nhất của thế giới.
 
Em xin có vài ý kiến thế này ạ:
1- Không chỉ VN, mà nước nào cũng thế kể cả Lào, Campuchia...cũng có những tài năng làm cho đất nước mình tự hào, cái quan trong là những tài năng đó thực sự tài đến đâu và giúp ích được cho đất nước như thế nào. Không thể phủ nhận tài năng của các thế hệ người VN chúng ta nhưng có một thực tế là dù chúng ta có giỏi như thế nào, phát sáng lung linh ở đâu trên TG thì VN vẫn là một trong những nước nghèo nhất TG, chúng ta gần như không được biết đến, hoặc có chăng là những cuộc kháng chiến thần kì trong quá khứ. Em xin kể môt chuyên thực 100% : ngày đầu tiên em xuống sân bay ở London, bác tài xế đón em hỏi em rằng Phnompeng có phải thủ đô VN không, em cười sặc sụa:)) nhưng rồi bác ý nói : "ứ nhỉ, VN là một phần của TQ thì làm sao mà có thủ đô được". Đến lúc này thì em không cười được nữa ạ. 4 năm trôi qua, em vẫn không thể quên được câu nói đó. Chúng ta giỏi đến như thế nào đi chăng nữa nhưng đến bao giờ thì có thể làm những chuyện như ở trên không xảy ra nữa? Một ví dụ điền hình, Singapore, một đất nước nhỏ bé nhưng chả có ai nhầm họ là 1 phần của TQ hay ngay thậm chí Thái Lan và Campuchia các nước đó cũng tồn tại trong mắt người phương Tây không cần biết thế hệ trẻ của họ giỏi đến đâu!!!
2- Em thấy trong những tấm gương sáng của anh Thành nêu lên, mỗi người đều làm đựơc những việc hết sức đáng quí, bản thân em không làm được những việc như vậy nên rất khâm phục nhưng em chợt nghĩ những thành công của các sinh viên trong nứơc mới chỉ dừng lại ở dạng sáng kiến hoặc ý tưởng nhỏ, hay nói cách khác đó mới là những đốm lửa nhỏ, chưa đủ sáng để làm rạng rỡ một đất nước. Còn những người đựơc phong giáo sư, tiến sĩ của các trường đại học nổi tiếng thế giới thì họ là do các nứơc đó đào tạo nên, cuối cùng cũng làm việc, sinh sống ở những nựơc đó thôi. Tự hào họ là người VN thành công và gây tiếng vang trên TG nhưng thực chất những thành công đó đóng góp như thế nào cho đât nước đã sản sinh ra họ?
3-Chúng ta luôn đựơc báo chí, truyền hình VN đưa tin về những thành tựu, thành công trong nhiều lĩnh vực trên khắp đất nước nhưng chúng ta lại chẳng mấy khi được biết những thành tựu thành công đó có vị trí thế nào trong quá trình phát triển của khu vực và thế giới. Anh sinh viên Bách Thắng chế tạo thành công màng chắn bức xạ từ kẽm nhưng tên lửa Trường Chinh đã mang những người TQ lên quỹ đạo, đoàn TT VN đứng đầu bảng tổng sắp HV tại Seagame 22 nhưng trắng tay tại Athens trong khi đó Thái Lan đã kịp mang về 3 HCV!!!
Không thể không công nhận sự tiến bộ vượt bậc cũng như nhưng tài năng của thế hệ trẻ VN nhưng em thiết nghĩ liệu sự tiến bộ đó, những tài năng đó, những thành công chúng ta đã đặt được có đủ sức đưa đất nược chúng ta vươn lên hay không? Đến bao giờ thì người ta mới biết đến VN là một đât nước hùng mạnh về KT, phát triển về KHKT? Đến bao giờ thì những lưu học sinh như em có thể nhận được những kiến thức trên giải đường đại học của ANH, Mỹ, Nga... tại Việt Nam???
 
Công Thành từ ngày về Bộ Thương mại không thấy hoạt động trên HAO nữa nhỉ?
 
thread này hay quá đi mất. Thế mới biết việc tranh luận đem lại nhiều lợi ích đến nhường nào cho cả lẫn những người ngoài cuộc và trong cuộc
=D>
=D> =D> =D> =D>
 
Mình chẳng mấy khi viết lách gì, thường thì chỉ đọc để biết thông tin và ko bị "ếch ngồi đáy giếng" nhưng mà thấy ngứa ngáy quá đành góp vui vài câu.

Phải công nhận là dân Việt giỏi. Điều đó thật đáng tự hào. Người VN chăm chỉ cần cù không ngại khổ, thông minh (nhiều khi khôn và rất nhiều mánh khóe).
Mình chia sẻ 1 chút quan điểm của Phạm Anh Tuấn. Đúng là có rất nhiều người VN giỏi & thành đạt ở nước ngoài. Họ quả thực đáng được khâm phục. Bản thân mình chắc chẳng làm nên nổi phần 10 những gì họ đã làm. Thế nhưng, tại sao một đất nước lắm nhân tài, gen thông minh, chăm chỉ lại ở trong tình trạng kém phát triển, công nghệ hầu như chưa có gì nhiều, chủ yếu khai thác và bán khoáng sản thô? Một ví dụ nhỏ, ngành dầu khí nước ta chuyên khai thác và bán dầu thô cho các nước rồi nhập xăng dầu (đã qua chế biến) với giá đắt hơn rất nhiều (Nhà máy lọc dầu vẫn chưa đâu vào đâu!)

Hàng năm chính phủ cấp học bổng cho sv giỏi ra nước ngoài học, bao nhiêu % trong số đó thành tài mà quay trở về? Bản thân trong nước, số lượng giáo sư giỏi cũng ko ít, nhưng trình độ đào tạo đại học ở VN đã có gì thay đổi? Hệ thống đào tạo phổ thông của VN tầm nặng nhất thế giới, ngang hàng với nhật. Nhưng sau đấy, sau khi đã mài kinh luyện sử vô cùng vất vả để vào được đại học, so với các nước, SV VN lại thiếu điều kiện để bộc lộ. Hơn thế nữa, do điều kiện sống khó khăn, giảng viên đại học thường ít quan tâm đến công việc trên trường hơn so với việc làm đề tài...& những khoản tay trái khác.

Thật đáng tiếc là nước mình nhiều người tài nhưng nó lại chỉ là những trường hợp ngoại lệ bởi hệ thống trường chuyên lớp chọn. HSSV ở diện đại trà ko đc hưởng đ/kiện giáo dục tốt. Ở các nước phát triển, thành tích thi Olympic thua xa VN nhưng mặt bằng GD của họ tốt hơn rất nhiều. Trẻ con ở bậc tiểu học và n~ năm đầu PTCS đi đến lớp ko phải mang cái cặp to và nặng như o VN (ví dụ ở Pháp, bộ GD cấm giao Bt về nhà cho HS tiểu học...) Thế nhưng đến bậc ĐH, họ học thật sự và nghiêm túc, ko chạy điểm, ko xin xỏ quen biết như ở VN. Đó có lẽ là một điểm yếu mà rất nhiều người việt đã biết, đã trăn trở; nhưng chắc chắn rằng ko thể ngày 1 ngày 2 mà khắc phục đc, nhất là trong Đ/K Kinh tế hiện nay và cái bệnh thành tích ăn sâu trong máu của ng VN từ lãnh đạo đến bộ ngành trường học... Hơn thế nữa, trẻ em VN ko được phát triển tư duy mà hầu như là học thuộc lòng, nghe và chấp nhận những nhận định mà ko có tính phê bình, thiếu khả năng lập luận, đối đáp, phản bác. Cũng phải nói thêm là SV VN ít quan tâm đến chính trị, dễ tin và thiếu lập trường riêng. Học giỏi thành người có ích là quan trọng, nhưng am hiểu tình hình chính trị, có cái nhìn thực tế và khách quan ko phụ thuộc sách vở và đài báo còn quan trọng hơn. Tại sao sau hàng chục năm khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, sách giáo khoa tiểu học vẫn dạy "nc ta rừng vàng biển bạc..." giàu có mà không dạy "nc ta còn nghèo, chúng ta phải học tập cho tốt để xây dựng đất nc..." ?

Và, phải chăng là "Thấy sang bắt quàng làm họ" của các vị nhà báo khi mà kể tên ng này ng kia có thành tích này nọ ở tận đẩu tận đâu? Có chăng đáng khâm phục và đáng kể hơn cả phải là những người đang sống và làm việc tại VN, vượt qua n~ khó khăn về vật chất, với đồng lương mọn mà hăng say tìm tòi nghiên cứu sáng tạo? Bản thân mình khâm phục họ hơn rất nhiều những ng có d/k ở nc' ngoài học tập tốt, tất nhiên việc thành đạt dễ dàng hơn. Những con người ấy mới thật sự đang cống hiến cho đất nc'. Hơn thế nữa, để thành giáo sư... nọ kia ở tận đâu đâu, họ đã đổi quốc tịch của nc sở tại, đâu còn là ng VN (chỉ còn mang tiếng gốc Việt), không kể đến rất nhiều ng còn tuyên truyền chống cộng, phủ nhận đất nc.

Cuối cùng, để đính chính cho những sai lệch, Do thái ko phải là 1 tộc người như dân Tàu, ... mà là một ĐẠO (như đạo thiên chúa hay đạo phật...) Dân theo đạo Do Thái, trong thời kì mà các đạo khác cấm việc buôn bán, kiếm lời từ tiền thì đạo này ko cấm, chính vì vậy mà họ nhanh chóng giàu có bởi buôn tiền vàng và chiếm những vị trí quan trọng cho đến tận bây giờ. Cũng do vậy mà họ có d/k dc học hành và phát triển tốt. Phải nói thêm là họ rất đoàn kết, ng thanh dat giúp đỡ n~ ng cùng đạo gap kho khan thế nên họ xây dựng đc một hệ thống khá vững chắc. Đó là điều mà ng Việt cần học tập, vì dân mình tuy giỏi nhưng mà một số hay "quân ta đánh quân mình" thay vi giúp đỡ nhau. Thật đáng tiếc!
 
Mình muốn đăng ở đây các phóng sự về các tài năng trẻ để chúng ta cùng học tập.

Trần Minh Triết - Tuổi 23 sánh tầm quốc tế

Năm 2001, trong thời điểm các nhà khoa học Mỹ vẫn còn đang xét duyệt một nghiên cứu mới về một chuẩn mã hóa áp dụng vào việc bảo mật thông tin thì tại việt Nam, Trần Minh Triết và Lương Hán Cơ - sinh viên tin học năm cuối của trường đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh - cũng bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này.

Triết và Cơ đã mở rộng và chứng minh thành công những phiên bản mở rộng. Xuất sắc hơn là họ đã ứng dụng để tạo ra phần mềm Smart Security hướng dẫn cho người sử dụng.

Được tuyển thẳng vào đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh từ thành tích thủ khoa tú tài toàn thành điểm 9,8/10, Trần Minh Triết quyết định sẽ đi đến tương lai bằng phương pháp học hiện đại hơn: học có nghiên cứu.

Năm thứ hai, Triết đã được hướng dẫn làm đề tài "Ứng dụng GIS vectơ hóa bản đồ" gọi là dượt thử, rèn luyện những thao tác đơn giản từ đọc tài liệu đến cách trình bày, sử dụng công cụ Winword. Trong chương trình đại học có khái niệm "bài miễn thi", thầy giáo các bộ môn giao những "dự án nho nhỏ" cho sinh viên làm, nếu đạt kết quả xuất sắc thì được miễn thi môn đó. Thường những "dự án" lại chẳng nhỏ chút nào so với sinh viên, kể cả thời gian và khối lượng kiến thức. Chỉ trong vòng học kỳ 1 của năm thứ 3, muốn củng cố thêm lý thuyết về môi trường lập trình quan trọng Visual C++, Minh Triết đã nhận sáu bài tập miễn thi một lượt. Ví dụ ở đề tài yêu cầu làm chương trình giống Norton Commander (môi trường DOS), Triết nhận thấy tất cả các ứng dụng hiện nay không còn làm trên DOS, bạn liều chọn môi trường mới là Windows dù tài liệu rất hiếm, mày mò cả tháng rồi cũng tìm ra công cụ. Sự cố gắng lần đó quá sức tưởng tượng khi chỉ còn vài ngày xảy ra sự cố Y2K, vậy mà Triết đã đạt cả... 6 điểm 10, điểm trung bình của học kỳ năm đó là 9,69.

Các ứng dụng mã hóa và bảo mật thông tin đang ngày càng sử dụng phổ biến hơn trong đời sống hiện đại, từ an ninh quân sự đến thương mại. Thạc sỹ Dương Anh Đức hỏi hai cậu học trò Trần Minh Triết và Lương Hán Cơ: "Thích không thì vào cuộc?". Tự tin vào khối kiến thức toán có sẵn rất vững, Triết và Cơ đã nghiên cứu chung toàn bộ mật mã ứng dụng, khó nhất là phân tích điểm mạnh, yếu, kết hợp được những phương pháp đã tìm được. Họ áp dụng thành công phương pháp mã hóa có sẵn vào việc bảo mật đề thi, gửi đề thi từ nơi ra đề đến hội đồng thi qua mạng máy tính đảm bảo an toàn. Khoá để giải mã đề thi được giữ bí mật đến phút chót và chỉ cung cấp cho các đơn vị vào thời gian thích hợp trước khi thi. Thêm một sự kiện xảy ra là việc viện tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ quyết định chọn một chuẩn mã hóa mới - phương pháp Rijndeal theo chuẩn AES cho phép mã hóa thông tin theo khối, độ an toàn cao gấp nhiều lần so với phương pháp mã hóa theo chuẩn DES được áp dụng từ thập niên 70-80 không còn hiệu quả. Chỉ có 45 trang tài liệu thầy Đức giao cho, Triết và Cơ đã "bám riết'' nghiên cứu mới này. Nếu như nghiên cứu của Mỹ chỉ nghiên cứu ứng dụng chuẩn mã hóa mới này cho mã khóa thay đổi với các giá trị 128, 192 hay 256 bite, thì nhóm Triết - Cơ nghiên cứu phiên bản mở rộng thứ nhất với các giá trị 256, 384 hay 512 bite và phiên bản mở rộng thứ hai với các giá trị 512, 768 hay 1024 bite, hai phiên bản này cho phép xử lý các khóa và khối dữ liệu lớn hơn gấp nhiều lần phiên bản nguyên thủy, độ an toàn cao hơn.

Thờì khắc mở đầu cho những nghiên cứu thực thụ đó thật đáng nhớ, có những ngày máy tính phải chạy ba ngày ba đêm mới ra kết quả, vừa lo bảo vệ luận văn tốt nghiệp vừa phải lo hoàn thành đề tài để kịp ba cuộc thi nghiên cứu khoa học của thành đoàn, cấp bộ và giải thưởng "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec" của các cơ quan trung ương tổ chức... Đôi bạn kết luận phải áp dụng nghiên cứu mới của mình cho một lĩnh vực bao quát hơn cả bảo mật đề thi. Đó chính là bảo mật thông tin về thương mại điện tử chưa được chú ý tại Việt Nam. Chưa hết, họ còn nghĩ được việc tạo ra phần mềm bảo mật để phục vụ trong thương mại, hướng dẫn người sử dụng, đảm bảo các mục tiêu an toàn cao, tiện dụng (hướng đến khách hàng không chuyên tin học), hiệu quả trong tốc độ, chương trình nhỏ gọn, khả năng triển khai trong thực tế. Tháng 12/2001, bộ thương mại Mỹ mới công bố chính thức quyết định Rijndeal theo chuẩn AES là phương pháp bảo mật chuẩn của họ và chưa có phần mềm nào thì tháng bảy trước đó Triết và Cơ đã hoàn thành phần mềm Smart Security Agent 2.0, sau hoàn chỉnh thêm phiên bản 2.1.

Cuối năm học Trần Minh Triết không chỉ tốt nghiệp thủ khoa với số điểm 9,58, cao nhất trường trong tám năm qua, mà đề tài của Triết và Cơ còn đoạt ba giải nhất của cả ba cuộc thi. Ba thầy trò đã có mười bài báo về vấn đề này được phản biện và chọn báo cáo tại các hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Tại hội nghị mật mã ứng dụng tại Singapore, đại diện nhóm tham dự Triết đã trở thành báo cáo viên trẻ nhất hội nghị khi tròn 22 tuổi.

Nếu đọc bản thành tích gồm 33 giải thưởng và danh hiệu xuất sắc cấp trung ưong, cấp thành và đại học khoa học tự nhiên của Trần Minh Triết, sẽ dễ dàng hiểu vì sao hôm nay Triết xứng đáng được chọn là "Gương mặt trẻ Việt Nam 2001". Những kết quả đạt được, Triết bảo đó là quà tặng mẹ - người đã đơn độc dạy dỗ Triết nên người. Triết đã được giữ lại giảng dạy tại khoa và được chuyển tiếp cao học trong năm, tiếp tục làm chủ một số đề tài khoa học khác.

Theo Lao Động

hohô, Trần MInh triết
cái anh này cùng tên với chủ tịch nước việt nam bây h
có tương lai đó :)) =))


NIềm tự hào dân tộc cũng có thể trỷ là những học sinh bình thường nhưng đang học giỏi ở trường, ở lớp :D
tương lai sẽ tính sau :-j
 
h nước mình hết nhân tài r` sao mà mọi ng` ko post nữa nè =((
 
Back
Bên trên