Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Không cần nhiều số liệu cũng có thể tính được (estimate) mức chênh lệch thu nhập ngày càng gia tăng ở thành phố và nông thôn. Làm ví dụ chúng ta thử xét khoảng thời gian 10 năm, 1996-2005, như sau:

VN có hơn 75% dân còn sống ở nông thôn, có thể ước tính không ít hơn 50% sống thuần bằng nông nghiệp, (thu nhập từ SX nông nghiệp mà cây lúa là chính), và 25% sống bằng các nghề thủ công, mỹ nghệ, dịch vụ, hoặc SX hàng hóa chăn nuôi, trồng trọt kiểu quy mô. Với SX nông nghiệp tăng trưởng giỏi lắm đạt 3%, tức là sau 10 năm giỏi lắm thu nhập TB tăng được 1.34 lần. Ở khu vực thành thị, thu nhập chủ yếu là từ dịch vụ và SX công nghiệp, tăng trưởng hàng năm chắc chắn hơn 10%, sau 10 năm thu nhập TB tăng ít nhất 2.59 lần.

50% dân sống ở nông thôn sau 10 năm có income tăng < 1.34 lần
25% ----------------------------------------------- từ 1.34-2.59 lần
25% dân sống ở thị thành sau 10 năm có income tăng > 2.59 lần

Vậy từ 1986 đến nay, giả sử lúc đó chênh lệch thu nhập ở thành phố và nông thôn là nhỏ, sau 20 năm phát triển dân thị thành nay đã có thu nhập trung bình gấp ít nhất là (1.93)^2=3.7 lần ở nông thôn. Nếu giả sử nhóm ở giữa 25% có thu nhập = thu nhập trung bình ở VN hiện nay khoảng $550, thì suy ra ngay là 25% dân sống ở thành phố có thu nhập TB ở mức $1070 và 50% dân sống ở nông thôn có thu nhập TB ở mức $290; trung bình cho toàn nông thôn là $377.

Để tính GDP-PPP per capita cho VN, nhân thêm vào 3.3 nữa. Như vậy có thể hình dung bức tranh phân bổ thu nhập như sau: với giá cả đắt đỏ như ở các nước phát triển, 20 triệu dân thị thành có mức thu nhập TB là $3530, 40 triệu dân sống ở nông thôn có mức thu nhập TB là $960, và 20 triệu còn lại ở nông thôn $1815; nông thôn tính tổng thể sẽ có thu nhập TB $1245.

So với số liệu thống kê của Chu Thắng Trung đưa ra trong trang trước, thành phố có thu nhập gần bằng 3 lần nông thôn, xem ra là khớp. Cũng từ trên suy ra là 25% có thu nhập cao nhất -dân thành thị- sẽ nắm giữ 48.6% thu nhập, so với phân bố income đã có tức là 20% richest chiếm giữ 44.5% cũng như cứ mỗi % nhóm thu nhập cao thứ hai nắm giữ thêm 1.5%, xem ra cũng khớp luôn. Hơn thế nữa có ngay đánh giá chặn trên là 50% nghèo nhất cùng lắm nắm giữ 26.4% thu nhập, bổ xung cho thông tin 20% nghèo nhất nắm 8% thu nhập. Với những thông tin về thu nhập TB của 10%, 20% giàu và nghèo nhất, 25% giàu nhất, 50% nghèo nhất bức tranh về phân bố thu nhập thực của người Việt nam đã khá sáng sủa. :)>-

Người nghèo ở VN hiểu theo nghĩa có thu nhập < $200/y, chứ hiểu theo đúng nghĩa hiện đại $365/y (tức là $1/d) thì còn nhiều lắm, chắc 50% dân số thuộc diện này, vì như trên 50% dân số còn có thu nhập TB ở mức $290.

Vấn đề về phân bố thu nhập thực của người VN xem ra có thể tạm chấm dứt ở đây :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bác Toán 1 ở đây nhiều nhỉ, học Economic cũng nhiều. Em thấy các bác chú trọng vào doing the right things, em thì em tin tưởng hơn vào doing things right. Các bác xem thử link dưới

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=28517

Về lý thuyết thì ai cũng biết làm phải làm gì, chỉ có cái là ta làm thế nào thôi.
 
Điểm yếu lớn của nề kinh tế VN ngoài những điểm yếu đã nêu thì có lẽ là nguy cơ phát triển ko bền vững . Theo các nhà phân tích thì nền kinh tế VN hiện nay thu hút đầu tư chủ yếu trong các ngành công nghiệp nhẹ , công nghiệp nặng & dịch vụ gần đây tuy có tăng nhưng ko đáng kể . Vì thực sự các nhà đầu tư chưa dám tin tuởng hoàn toàn vào thị trường VN do đó họ đầu tư vào các ngành đầu tư ít & xoay vòng vốn nhanh.
Đây là nguy cơ tiềm tàng cho sự khủng hoảng của nền kinh tế sau vài chục năm nữa , nếu ko có sự thay đổi . Vì vậy chính phủ hiện đang tìm cách để khuyến khích đầu tư vào các ngành mang tính lâu dài .
 
Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Các bác Toán 1 ở đây nhiều nhỉ, học Economic cũng nhiều. Em thấy các bác chú trọng vào doing the right things, em thì em tin tưởng hơn vào doing things right. Các bác xem thử link dưới

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=28517

Về lý thuyết thì ai cũng biết làm phải làm gì, chỉ có cái là ta làm thế nào thôi.
Chú Tâm, anh thấy chú nói chuyện thối bỏ mẹ, lúc nào cũng viết văn viết vở, nhìn qua có vẻ ngon lành lắm đọc kỹ thì éo có cái gì ra hồn. ngứa lâu lắm rồi hôm nay hơi say đ.. nhịn được nữa. chú bảo là "ai cũng biết phải làm gì" trên lý thuyết... chú nói như kiểulúc nào chú cũng biết thế nào là "doing the right things" với thế nào là "doing things right." cho anh hỏi, thế chú định nghĩa thế nào là "the right thing" với thế nào là "the right way to do things" ví dụ như , chú ăn học ở Tây chắc cũng biết, chuyện nạo thai với ko nạo thai. cái nào là "the right way" cái nào là "the right things."
 
Hoàng Long đã viết:
Chú Tâm, anh thấy chú nói chuyện thối bỏ mẹ, lúc nào cũng viết văn viết vở, nhìn qua có vẻ ngon lành lắm đọc kỹ thì éo có cái gì ra hồn. ngứa lâu lắm rồi hôm nay hơi say đ.. nhịn được nữa. chú bảo là "ai cũng biết phải làm gì" trên lý thuyết... chú nói như kiểulúc nào chú cũng biết thế nào là "doing the right things" với thế nào là "doing things right." cho anh hỏi, thế chú định nghĩa thế nào là "the right thing" với thế nào là "the right way to do things" ví dụ như , chú ăn học ở Tây chắc cũng biết, chuyện nạo thai với ko nạo thai. cái nào là "the right way" cái nào là "the right things."

Right way là ta quyết định làm sao ta đi đến được kết luận là nên nạo hay không. Có thể qua luật pháp dựa truyền thống, văn hoá, cũng có thể do dựa vào tôn giáo chính của nước, có thể qua dân bầu, ...

Right thing là tìm cách nghĩ ra là có thể tập hợp khoảng 20 chuyên gia bàn về vấn đề này, quyết định nên làm hay không trước xong rồi áp đặt qua quyền lực hành chính.

Anh ngứa mắt lắm à, tại em nói như kiểu lúc nào cũng biết à. Em thì lúc nào chả biết :)), anh ngứa mắt thì em cũng đành kệ thôi. Em không có sức để tỏ ra là mình không biết, nếu em không biết thì em đằng nào cũng im miệng mà.
 
chú Tâm, anh thật éo hiểu chú đang viết cái gì. anh chả thấy cái 1 với cái 2 của chú có gì khác nhau cả. anh cắn răng coi như nó khác nhau đi... chú chỉ anh xem thế vì sao mà cái 1 là "right way" cái 2 là "right thing" cái. giả nhời xong thì đọc lại xem mình vừa viết cái gì... xem nó có nghĩa kô rồi thì hẵng post.
 
He he, đã định không tham gia nhưng rồi cũng phải nhảy vào làm một câu.

Em thấy chủ đề này hay đấy, hết bàn đến tăng mức sống dân nghèo Việt Nam rồi lại quay sang đến nạo thai ở Mỹ. Có khi phải làm cái so sánh tỷ lệ nạo thai ở Mỹ với ở Việt Nam để xem nó ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế nhỉ. :enlighten
 
bác Trung ngạc nhiên kiểu thần kinh bỏ mẹ. người Vn lúc éo nào chả thế. biết được một tí thì thằng nào cũng toe toe lên... người khác nói trái ý mình thì y xì nhằng nhịt là phải cãi lại cho bằng được. nhất là mấy thằng đi học ở Mỹ, đọc được tí, biết được tí thì nói chuyện cứ như là mk sắp được nobel đến nơi rồi... ví dụ như bác chẳng hạn. mấy cái chỉ số của bác toàn là lẫn lộn năm tháng. chỉ số GINI của Nga bác cứ khăng khăng là cao hơn của VN. ai bảo với bác thế? thế nhưng bác đã cãi là phải cãi đến cùng. tự dưng là chuyện này nó sẽ sinh ra chuyện khác...
 
Há há iem thì nghĩ right thing nà liệu có nên dùng condom ko còn thing right nà dùng thế lào cho ló đúng :D
 
Theo báo cáo phát triển năm 2005 của LHQ, thì chỉ số GINI của VN cao hơn của Nga: 37 vs 31. Mà chỉ số của VN có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm tới giống TQ, trong khi đó chỉ số này của Nga sẽ giảm giống các nước EU. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm 10% giàu nhất và 10% nghèo nhất ở Nga là 7,1, của VN là 9,4, giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất tương ứng là 4,8 và 6,0.

http://hdr.undp.org/statistics/data/indicators.cfm?x=148&y=2&z=2

Để so sánh rộng hơn, chỉ số này của VN tồi hơn hầu hết các nước Đông Âu, tồi hơn Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Mổng Cổ và v.v....


Tiếp về chủ đề chính:

Để bổ sung cho cách nhìn đúng đắn về nền kinh tế VN, mình cũng lưu ý về chất lượng các chỉ số khi nhìn nhận VN.

Cùng xây một ngôi nhà, nhưng chất lượng có thể khác nhau một trời một vực - riêng phần xây thô chi phí đã có thể vênh nhau đến 2-3 lần. Phần lớn các nhà mới xây ở VN thuộc dạng nhà rẻ tiền (cũng như nền kinh tế VN vậy) - tức là các trụ chỉ được làm từ 4 thanh thép 14, trong khi đó nhà xây nghiêm chỉnh đòi hỏi 8 thanh 18, tương tự thép để đổ trần ở VN bây giờ vẫn dùng thép 8 gì đấy, mà đáng lẽ nên dùng thép 12. Mà tốt hơn nữa là dùng thép hình - ở VN hầu như ít ai dùng đến thép hình. Tổng chi phí xây thô cho 1 ngôi nhà 4 tầng kiểu này chỉ xấp xỉ 10k$, trong khi đó nhà xây nghiêm chỉnh phần xây thô có thể lên đến 30k$, nếu không nói là hơn thế nữa - đấy là với chi phí nhân công rẻ như bèo ở VN. Mình đã từng chứng kiến nhiều ngôi nhà xây lên với một lượng thép ít không tưởng tượng được. Phần hoàn thiện mức độ chênh lệch còn lớn hơn thế nhiều - mức độ chênh lệch là từ 3 đến trên 10 lần, chưa kể furniture. Mình không phải dân xây dựng nên không đi sâu vào vấn đề này - chỉ có điều khi xét về việc nhà xây mới cũng cần consider những chuyện thế này.

Xét về chuyện sinh hoạt, những chỉ số về số người có TV, radio và phương tiện đi lại, cũng cần tính là chỉ số này của VN tuy cao, nhưng cũng cần tính đến là ở nông thôn người ta dùng những chiếc TV rẻ tiền của TQ, với giá chỉ xấp xỉ 50$. Ở nông thôn, mỗi gia đình chỉ dùng hết có 2-5 ngàn VND tiền điện mỗi tháng, mặc dù giá điện nông thôn là cao hơn thành thị.

Tất cả những thứ đó gộp lại, đánh giá cho đúng thì mức sống ở VN cực kỳ thấp, thấp hơn nhiều chúng ta nghĩ ban đầu dựa vào những số liệu được công bố. Mình cũng đã từng chứng kiến bữa ăn của những người thợ từ các tỉnh lân cận HN - bữa ăn phần lớn chỉ có cơm, rất nhiều cơm, một ít rau và hầu như không có miếng thịt nào. Bữa ăn quá đạm bạc. Hãy ghé thăm các quán ăn bình dân dành cho người lao động - gần như những quán ăn đó mình vào cũng không thể chọn được món gì cho ra hồn. Bữa ăn trưa của người lao động chỉ có 3-5 ngàn đồng thôi! Ngay cả đối với một số nhân viên ở các cty TNHH, ăn bữa trưa 10 ngàn VND đã được coi là nhiều rồi. Bởi thế, không trách cứ đến dịp Têt nhu cầu mua thịt lại tăng đột biến! Nếu như trong năm mọi người đều được ăn thịt thì đâu đến nỗi đến dịp Tết nhu cầu lại tăng, nếu không nói là giảm, mà chỉ tăng sức tiêu thụ rượu bia mà thôi.

Mình tin chắc rằng phần đông trong số các bạn ở đây, không biết là nước VN thực sự lại nghèo đến như vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em xin phép được chọc ngoáy một câu thôi,
Các anh làm ơn đừng đệm mấy câu Tiếng Anh vào nữa, nhìn "bốc mùi" lắm, mấy từ chuyên ngành còn thông cảm được còn những từ khác thì bỏ qua đi.
Chẳng lẽ Tiếng Việt thiếu từ thế cơ a`. Đọc có hiểu cũng không muốn hiểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đinh xuân tú đã viết:
Em xin phép được chọc ngoáy một câu thôi,
Các anh làm ơn đừng đệm mấy câu Tiếng Anh vào nữa, nhìn "bốc mùi" lắm, mấy từ chuyên ngành còn thông cảm được còn những từ khác thì bỏ qua đi.
Chẳng lẽ Tiếng Việt thiếu từ thế cơ ah`. Đọc có hiểu cũng không muốn hiểu.

To Hoàng Long: chú đang chỉ trích cách tranh luận của các thành viên đấy à? Vậy nhảy vào topic nói bậy, mạt sát lẫn nhau phải chăng là một phương pháp hay? Người ta cho dù có đi ra nước ngoài hay ko đi ra nước ngoài thì bao giờ trong đầu cũng có sẵn một định kiến nào đó, khi tranh luận thì sẽ có xu hướng bảo vệ định kiến của mình. Nếu mình thấy người khác nói không có lý thì đưa ra lý lẽ logic mà phản bác. PHản bác không lại thì cũng không hẳn là mình sai mà có thể là do mình chưa có đủ dẫn chứng cần thiết, hoặc là phương pháp tranh luận chưa tốt mà thôi. Nhưng trong trường hợp nào đi nữa thì việc mạt sát, chụp mũ cho người cùng tranh luận với mình cũng là điều không nên làm.

To Tú: Việc yêu cầu các thành viên khác dùng tiếng thuần Việt là điều nên làm và anh ủng hộ chú. Tuy nhiên nếu muốn có tác dụng thì em nên nói năng lịch sự và đưa ra các lý lẽ hợp lý, rõ ràng về lợi ích của việc dùng tiếng thuần Việt. Mặt khác cần có sự thông cảm đối với một số người, đôi khi ở nước ngoài trong khoảng thời gian dài, không khỏi nhiễm thói quen sử dụng lẫn một vài từ tiếng Anh trong khi nói chuyện bởi 2 lý do:

+ Một vài từ tiếng Việt ít dùng cho nên khi muốn nói phải mất vài giây (đôi khi vài phút) mới nhớ được. Vì thế nhiều khi vội lại lười có thể dùng từ tiếng Anh thay thế.

+ Một vài từ là trích từ các câu nguyên văn tiếng Anh, như là "right thing" à "thing right" chả hạn. Nếu dịch ra tiếng Việt e rằng ít nhiều sẽ mất mát một ít ý nghĩa, do hai từ ở hai ngôn ngữ khác nhau thì thường là ngoại diên và nội hàm có thể khác nhau chút ít mặc dù nghĩa gần giống nhau.

Quay lại chuyện nền kinh tế Việt Nam: Tóm lại là hàng Tàu hay không Tàu, thì Thành cũng phải thấy là đời sống của người Việt Nam nói chung là tốt lên, cho dù là nông thôn hay thành thị - điều này không phủ nhận đựoc. Đương nhiên tốc độ phát triển của thành thị thì e là cao hơn ở nông thôn.
 
Xét về chuyện sinh hoạt, những chỉ số về số người có TV, radio và phương tiện đi lại, cũng cần tính là chỉ số này của VN tuy cao, nhưng cũng cần tính đến là ở nông thôn người ta dùng những chiếc TV rẻ tiền của TQ, với giá chỉ xấp xỉ 50$. Ở nông thôn, mỗi gia đình chỉ dùng hết có 2-5 ngàn VND tiền điện mỗi tháng, mặc dù giá điện nông thôn là cao hơn thành thị.
Xin lỗi vì phải chọc ngoáy , nhưng em ko đồng tình với anh Thành . Anh cho rằng nông thôn VN thảm hại vậy ư ? Em xin hỏi anh đã đến nông thôn bao giờ chưa ? Nếu đã đến anh đến được hầu khắp chưa ?Ở nông thôn dùng TV 50$ thôi sao ? Anh nhầm rồi . Đó là nhũng nhà thuộc dạng nghèo nhất . Em xin khẳng định với anh là anh có thể gặp tại đa số các gia đình nông thôn ( Tất nhiên loại trừ những vùng nghèo khó có tiếng ) những TV trị giá từ 150$ trở lên . Rất nhiều gia đình có thu nhập mà người thành phố phải mơ đến .Ngay cả Vĩnh Phúc có 2 vùng là Tề Lỗ & ...(em quên mất tên ) là nơi mà nông dân đi thăm ruộng bằng Mẹc & còn phát biểu trên truyền hình ko biết dùng tiền vào việc j ( Tất nhiên , số này ko nhiều nhưng ko quá hiếm ở nông thôn )
Tiền điện ư? Nhà nào chỉ dùng 2->5k /tháng ?Chỉ thắp 1 bóng điện đã ko đủ rồi . Nhà em ,bố em tiết kiệm điện vậy mà mỗi tháng cũng phải trả tới 200k tiền điện .
Nghèo ư ? Có thể , nhưng đừng đánh đồng vậy . Hôm nọ em cầm con Nokia N70 về quê thì đã gặp thằng cha hàng xóm cầm N90 rồi . Hàng công ty , ko tính hàng xách tay .
 
Xin lỗi vì phải chọc ngoáy , nhưng em ko đồng tình với anh Thành . Anh cho rằng nông thôn VN thảm hại vậy ư ? Em xin hỏi anh đã đến nông thôn bao giờ chưa ? Nếu đã đến anh đến được hầu khắp chưa ?Ở nông thôn dùng TV 50$ thôi sao ? Anh nhầm rồi . Đó là nhũng nhà thuộc dạng nghèo nhất . Em xin khẳng định với anh là anh có thể gặp tại đa số các gia đình nông thôn ( Tất nhiên loại trừ những vùng nghèo khó có tiếng ) những TV trị giá từ 150$ trở lên . Rất nhiều gia đình có thu nhập mà người thành phố phải mơ đến .Ngay cả Vĩnh Phúc có 2 vùng là Tề Lỗ & ...(em quên mất tên ) là nơi mà nông dân đi thăm ruộng bằng Mẹc & còn phát biểu trên truyền hình ko biết dùng tiền vào việc j ( Tất nhiên , số này ko nhiều nhưng ko quá hiếm ở nông thôn )
Tiền điện ư? Nhà nào chỉ dùng 2->5k /tháng ?Chỉ thắp 1 bóng điện đã ko đủ rồi . Nhà em ,bố em tiết kiệm điện vậy mà mỗi tháng cũng phải trả tới 200k tiền điện .
Nghèo ư ? Có thể , nhưng đừng đánh đồng vậy . Hôm nọ em cầm con Nokia N70 về quê thì đã gặp thằng cha hàng xóm cầm N90 rồi . Hàng công ty , ko tính hàng xách tay .

vậy bạn có biết tỉ lệ của những vùng quê nghèo đó kô? Mình kô rõ lắm nhưng mình từng đến vùng quê như Huyện Duyên Khánh, Ninh Hòa, 1 phần kô nhỏ ở thị xã Cam Ranh (Khánh Hòa), tình trạng có khi còn thảm hơn, và kô ít tình trạng như anh Thành đã miêu tả trên tuyến đường từ Nha Trang vào Sài Gòn và 1 phần kô nhỏ ở Tây Nam Bộ (gần Cà Mau)....

Quay lại chuyện nền kinh tế Việt Nam: Tóm lại là hàng Tàu hay không Tàu, thì Thành cũng phải thấy là đời sống của người Việt Nam nói chung là tốt lên, cho dù là nông thôn hay thành thị - điều này không phủ nhận đựoc. Đương nhiên tốc độ phát triển của thành thị thì e là cao hơn ở nông thôn.

Em nghĩ anh Thành muốn nói đến sự yếu kém của nền KT VN, và những cái đó là giảm tốt độ tăng trưởng của VN (tuy là tốt hơn, nhưng chậm so với tiềm năng, và các nước khác)
 
Tất nhiên là mình chưa biết đến . Nhưng mình đã nói , ko nên mang 1 phần ko phải là đa số của xã hội để đánh giá cả bộ mặt của nó .Không thể phủ nhận những điểm tích cực ( vốn là chủ yếu ) mà chúng ta đang có được .
 
Dương Quang Phúc đã viết:
Tất nhiên là mình chưa biết đến . Nhưng mình đã nói , ko nên mang 1 phần ko phải là đa số của xã hội để đánh giá cả bộ mặt của nó .Không thể phủ nhận những điểm tích cực ( vốn là chủ yếu ) mà chúng ta đang có được .

Em Phúc xuất thân từ gia đình khá giả ở Vĩnh Phúc nên bức tranh của em được tô hồng là chuyện dễ hiểu. Nếu Phúc đọc phần đánh giá ở trên anh viết, 50% dân VN ở nông thôn hiện có thu nhập ở mức $290/năm tức là 40 triệu người có thu nhập ở mức $25/tháng hay là dưới 400k VNĐ/tháng.

Còn chuyện ng dân sống bằng làm ruộng mà đi mẹc $60k (mẹc cũ rích $3k thì ai khoe làm gì) là chuyện hoang tưởng, chắc họ phải trồng cây thuốc phiện hoặc có vài chục hécta đất canh tác, đấy là đ/k hiếm có, đếm trên đầu ngón tay ở VN. Còn dân các làng nghề thì có thể, nhưng từ các ước tính ở trên: ở nông thôn thu nhập TB hiện nay ở mức $377/y, thì chuyện có Mẹc mới (>$60k) là chuyện tỷ lệ cỡ 1:50,000, còn tỷ lệ luôn dùng di động đời mới nhất (>$1k) cỡ không quá 1:5,000.
 
Em đồng ý với anh Hưng, em thì không phân tích được giỏi như anh nhưng em tận mắt thấy rồi. Hè vừa rồi vừa đi du lịch xuyên Việt xong. Ngay cả HN đi ra ngoài 20 km là thấy một trời một vực. Tuy không hẳn là nghèo nhưng còn xa lắm mới tới sung túc được. Các thành phố lớn khác cũng tương tự, ra khỏi thành phố là thảm thương. Như Huế đi ra ngoài Huế chỉ 5-10 km là ra chỗ chó ăn đá gà ăn sỏi ngay, đi 200 km ra ngoài thì nói chung thấy đất đấy đúng là chả có gì. Chỉ trừ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì khá hơn nhiều, khu vực đấy phát triển phải nhanh gấp 2-3 lần tốc độ trung bình của cả nước. Phúc bao giờ ra khỏi chỗ mình ở chỉ cần 30 km thôi anh đảm bảo sẽ thấy được nước mình nghèo như thế nào.
 
Kin kin :p , Ông HLong hồi hè thấy uống bia ở HLH vẫn hiền lành là thế mà sao ở đây cứ như vớ vẩn ông cho vỏ chai ngay vậy? :)) (về ăn cuói thang Tu dze đê). Thảo luận thôi mà, tôi ko học kte cóc hiểu các bác nói gì, nghe ra không khác chuyện ngoài mấy hàng trà đá vỉa hè mấy tí
... lại thèm trà đá rồi :)
 
Có thể tham khảo bài này về khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2005/11/051117_urbanrich.shtml

Trong bài báo có nhắc đến số 2% của Hà Nội và TPHCM (tức khoảng 200,000 người) là những người có khả năng "sắm thật 'oách', từ xe hơi cao cấp, thiết bị nghe nhìn, và 'bất kì món gì giúp chứng tỏ vai vế' ".

Cũng từ bài này và từ thực tế VN thì xe hơi cao cấp thì giá vào khoảng 40k-75k
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin tiếp thu ý kiến của các bậc tiền bối , Em dự định hè năm ngoái đi xuyên Việt nhưng do hoàn cảnh nhà trường ko cho phép nên chỉ đi Vài khu du lịch miền Bắc , có lẽ vậy nên bỏ qua lượng thực tế lớn .Xét về góc độ kinh tế thì nhà em cũng ko khá giả đến đâu , cả 2 cụ nhà em đều là cán bộ nhà nước nghỉ hưu rồi . Còn về dẫn chứng Mẹc thì 2 khu vực đó làm nghè thu mua sắt vụn quy mô lớn nên làm ăn khá phát đạt .
 
Back
Bên trên