Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Hiện nay, có 3 yếu tố quan trọng đang tạo thành sức cản rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, đó là: trình độ lạc hậu của nền kinh tế; sức ì của cơ chế quan liêu bao cấp; sự chậm chạp và chưa sẵn sàng hội nhập quốc tế. Đây chính là các khâu cần đột phá trong khi tìm kiếm những giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế hiện tại và tạo đà tăng trưởng mới, nhằm đạt được những mục tiêu phát triển đất nước trong tầm nhìn đến năm 2020.
Hoa thấy,chỉ cần giải quyết được 3 khâu nè thì VN có thể hồi nhập tiến bước cùng thế giới!!
 
Mọi cuộc họp của chúng ta đều đưa ra một kết luận: Sẽ giải quyết vấn đề này ở một cuộc họp khác.

xem ra lần này những bậc tiền bối vẫn chưa thống nhất với nhau được nền kinh tế VN yếu ơ đâu, và cách giải quyết thì ..... dành cho con cháu chúng ta trả lời.
 
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tồn tại quá nhiều vấn đề mà theo tôi những con số về GDP hay FDI đang làm mọi người nhầm lẫn về sự thực về sự phát triển về VN. Tôi xin không bàn cãi đến những con số ở đây bởi vì nhiều lúc những con số ấy chưa cho chúng ta thấy được những gi` đang diễn ra. Chúng ta cứ tự hào về lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vượt qua nhiều nước trong khu vực đặc biệt là lượng gạo xuất khẩu nhưng theo những gi` tôi đang thấy ở nước ngoài hàng hóa Việt Nam thường không có tiếng nói trong thị trường, no luôn bị che lấp bởi Thái Lan, đơn cử ra là gạo. Tôi đã ở nhiều nước nhưng tôi chưa bao giờ thấy một hạt gạo nào được ghi dưới cái tên made in Vietnam. Trên thị trương nước ngoài chúng ta vẫn chưa cho thấy được 1 thương hiệu nào đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu khác của các nước ngay ca những nghanh` được coi là thế mạnh của ta như Nông Nghiệp. Sức cạnh tranh kém chỉ là một phần mà chúng ta còn đang rất mù mờ về luật kinh doanh quốc tế, bản quyền va tự do thương mại. Theo tôi chính lí do này một phần nào làm chúng ta yếu thế. Chúng ta đã không biết bao nhiêu lần bị kiện bán phá giá, rồi vi phạm bản quyền vì chậm chân hơn người khác về việc đăng kí mặc dù mọi người đều biết nhãn hiệu đó lẽ ra là của Việt Nam. Như các bạn đã thảo luận ở trên, FDI đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Nhưng các bạn nên nhớ kg phải nguồn FDI nào cũng tạo ra những lợi ích như nhau...Nếu bạn nào có học về FDI sẽ thấy FDI được chia làm nhiều loại như greenfield hay mergers and acquisition..v..v.. Greenfield la hình thức xây mới và đầu tư mới vào nước sở tại, hình thức này co thể đem lại việc làm và xây dựng cơ sở vật chất nhưng với các hình thức khác vi du merger & acquisition nhiều khi kg đem lại cho nước sở tại thêm lợi ích gi` nhưng hiển nhiên nó vẫn được tính vào số liệu FDI. Chúng ta kg chỉ nên thấy FDI cao mà coi đó là một thành công mà hãy nhìn vào sự đóng góp của nó vào nền kinh tế. Với nền kinh tế đang phát triền thì FDI đóng góp rất lớn (tuy còn phụ thuộc là FDI gì)nhưng với những nền kinh tế đã phát triển như Mỹ hay Nhật, FDI kg vô cùng quan trọng như chúng ta đã nghĩ, FDI cua My chi la 2% so voi tong GDP, cua Nhat con thap hon nhiều, chưa tới 1%cua GDP(so liệu này tôi chắc chắn vì vừa mới làm bài luận về FDI cua Nhật). Một số nước như Nhật còn hạn chế FDI inflow và chỉ bắt đầu kêu gọi nguồn FDI khoang gần 6 năm nay và còn rất hạn chế và thủ tục còn khá phức tạp. Thực chất ngân hàng của chúng ta vẫn còn đang rất yếu mặc dù đã và đang phát triển với thực trạng rất đáng mừng. Thị trường chứng khoán ra đời là thêm một tin đáng mừng nữa nhưng theo tôi thị trường chứng khoán của chúng ta đang rất yếu và nếu kg có hướng đi đúng chúng ta sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế đã diễn ra năm 1997 o một số nước ĐNA cũng xuất phát vì sự mất lòng tin vào giá trị của đồng Baht(thailand) rồi dẫn đến hệ quả dây truyền. Mấy ngày nay tôi đọc báo thấy tốc đọ tăng trưởng chóng mặt của thị trường chứng khoán nhưng cũng ngay lặp tức lại giảm điểm một cách chóng mặt như ngày hôm qua 20/12. Các bạn nào học về Finance va cổ phiếu chắc cũng biết, kiếm được tưng điểm cũng là rất khó khăn chứ đừng nói lên một lúc vài chục điểm như chúng ta. Liên tục lên xuống thất thương cho thấy sự thiếu bền vững và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm với những nhà đầu tư. Theo tôi, sự kg bền vững một phần xuất phát từ những nhà đầu tư được gọi là ăn theo. Vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán đóng vai trò cực kì quan trọng. Bên cạnh những nhà đầu tư thực sự cả trong nước và nước ngoài là một lượng lớn những người dân chơi cổ phiếu vẫn chưa có đầy đủ kiến thức về cổ khiếu mà chỉ mua cổ phiếu khi thấy được khả năng lời trước mắt và lập tức bán ra khi kg còn niềm tin. Chinh điều này làm giảm khả năng đáng kể và làm tăng sự e ngại về thị trường chứng khoán của Việt Nam
 
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tồn tại quá nhiều vấn đề mà theo tôi những con số về GDP hay FDI đang làm mọi người nhầm lẫn về sự thực về sự phát triển về VN.

_GDP per capita là $ 3025 (wiki) trong khi GNI per capita chỉ có $ 620.
_Tăng trưởng kinh tế 7.5 %, đứng thứ 2 thế giới, tuy nhiên lạm phát là 8.3 %
=> Mức sống chưa đc cải thiện là bao, nhất là lạm phát cao như thế mà lương cho cán bộ nhà nc ko tăng kịp thời => tham nhũng tiêu cực.
_FDI chiếm % cao trong GDP vì nc ta là nc đang phát triển,cần vốn đầu tư nc ngoài nhiều,vô hình chung về lâu dài nc ta bị cạn kiệt nguồn tài nguyên,còn như Nhật,Mỹ chúng nó có cơ sở hạ tầng vốn liếng mạnh rồi thì cần gì nc ngoài phải đầu tư nữa.:(

Em có ý thế này (ko biết bác nào đề cập chưa), 1 trong những điểm yếu của nền kinh tế VN là năng lực cạnh tranh còn kém.

_Cạnh tranh với nc ngoài:
Như anh Hà đã nói,VN thiếu kiến thức về luật kinh doanh quốc tế, mù mờ về tự do thương mại nên dễ bị bọn Mĩ,EU quy vào mấy tội như bán phá giá.Ngoài ra còn xây dựng thương hiệu kém,thiếu kinh nghiệm,thiếu cơ sở thiết bị nên phải bán hàng thô hoặc bán qua nc thứ 3.

_Cạnh tranh trong nc:
So với năng lực cạnh tranh với nc ngoài thì cạnh tranh nội địa quan trọng hơn.Về cơ bản,cạnh tranh giữa các nhà sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển.Các nhà SX muốn có lợi nhuận thì phải giảm giá thành,tăng chất lượng sản phẩm => người tiêu dùng đc lợi.Ngoài ra,muốn có lợi nhuận cao nhất thì phải có chi phí sản xuất thấp nhất => cải tiến khoa học kĩ thuật.
Nhìn lại VN,nền kinh tế đang trong thời kì đổi mới,cải cách,tuy nhiên vẫn còn chịu ảnh hưởng từ thời kì bao cấp nên năng lực cạnh tranh vẫn rất kém.Cụ thể,một doanh nghiệp tư nhân mới thành lập rất khó có thể thành công vì hàng hóa dịch vụ ko chiếm ưu thế đc so với các doanh nghiệp quốc doanh,vốn lâu nay dành thị phần lớn trên thị trường (ai lại dám 'đọ' với nhà nc :-S ).Lấy ví dụ như trong giáo dục,trường 'dân lập' luôn bị xếp sau 'công lập',hay có bác nào định kinh doanh hàng may mặc mà dám ước mơ vượt May 10 với Hanoximex chứ. => Ko những cản trở các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường mà còn cản trở các doanh nghiệp nhỏ phát triển lớn hơn. Nhìn ra thế giới thấy có rất nhiều tập đoàn lớn góp phần ko nhỏ vào việc phát triển kinh tế quốc gia đó.Trong khi VN ta các doanh nghiệp tư nhân đa phần chỉ dừng lại ở mức 'hộ gia đình',kinh doanh nhỏ lẻ,lợi nhuận thấp(SX với số lượng lớn sẽ làm giảm chi phí trung bình),tham gia vào thị trường bán lẻ (đồ của tây,tàu) nhiều hơn là thị trường sản xuất.
Ít doanh nghiệp => ít cạnh tranh => chậm phát triển.
Hiện tại trong nc thì Bình Dương là tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất,trong khi thấp nhất là Hà Tây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên