Những điểm yếu của nền kinh tế VN

em nghĩ bọn viết bài chúng nó ngu, biết ít + dốt tiếng Anh nên dịch sai thôi chứ không phải chúng nó cố tình đánh lừa dư luận. đứa nào có đầu óc tí cũng phải nghĩ ra là ở đời không có thằng ngu nào đi ra giá gấp 6 lần để mua trái phiếu cả, ko nói gì đến trái phiếu chính phủ vn - là loại trái phiếu lần đầu tiên đc offer, độ tin tưởng thế nào ếch ai biết. do đó bác Thành cần phải thông cảm.
 
GDP của VN năm 2002 khoảng 150 tỉ USD
GDP của ta chỉ hơn 40 tỷ thôi. Muốn đạt được 150 tỉ USD thì cần khoảng 20 năm nữa(theo chiều hướng phát triển như hiện nay).
Theo mình thì hiện nay, quản lí nhà nước còn yếu kém, kinh tế phát triển chậm không bền vững. Sức cạnh tranh yếu, chi phí sản xuất cao, thiếu nhà quản lí kinh tế có tầm. Tốc độ tăng GDP chủ yếu là nhờ vốn đầu tư.
Còn nói về tốc độ tăng trưởng cao của GDP Việt Nam, có người nhận xét:"GDP của VN chạy nhanh với tốc độ của xe đạp còn bọn Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản chạy chậm với tốc độ cua máy bay"
 
Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh Hoàng Long khi cho rẳng:
em nghĩ bọn viết bài chúng nó ngu, biết ít + dốt tiếng Anh nên dịch sai thôi chứ không phải chúng nó cố tình đánh lừa dư luận
Dù gì đi nữa tôi không tin một tờ báo lớn lại có trình độ Tiếng Anh tệ hại đến mức đấy được. Tôi thấy trang Tiếng Anh của Vietnamnet đâu có "dốt Tiếng Anh".

Hôm nay Vietnamnet tiếp tục có bài viết về việc này, tôi xin phép được post tiếp. (Câu bài tí - Mặc dù đọc chẳng hỉu gì mấy.=; =; =; ))

Phát hành trái phiếu quốc tế: "Oai" hơn đi vay!

14:45' 30/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Phát hành trái phiếu ra quốc tế không phải là nợ, vì thế oai hơn đi vay. Các doanh nghiệp chứng khoán nghe tin này rất khoái!" Ông Bùi Việt - Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á tỏ ra lạc quan. Còn chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du lại thận trọng cảnh báo về gánh nặng nợ nần cho những thế hệ sau.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngay khi phát hành trên thị trường chứng khoán phố Wall (New York), toàn bộ trái phiếu của Việt Nam đã bán hết veo. Phải chăng đây là một kết quả ngoạn mục và thần kỳ? Rất nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa tin hoặc bình luận về sự kiện này.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Việt, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á và chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du, để có cái nhìn xác đáng hơn về sự kiện đó.

Ở VN, bỏ chục tỷ đồng mua trái phiếu là oai vệ vô cùng!

- Trái phiếu phát hành ra quốc tế đắt hàng. Dường như tương phản với trái phiếu phát hành trong nước, một số người không mặn mà lắm, mua xong rồi mang ra hiệu cầm đồ bán rẻ…?

- Đó là các bạn đang nói đến công trái. Công trái là nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chứ không phải là một công cụ tài chính sinh ra để mua bán. Đúng là Nhà nước có cho định mức cho các Tổng công ty, các ban ngành, doanh nghiệp phải mua bao nhiêu đấy. Công trái hiện nay bán ra chỉ được 0,9 - 0,95 trên mệnh giá.

Còn trái phiếu là khác, chẳng có ép ai cả màphát hành thông qua hình thức đấu giá.

- Nhưng thực tế đấu giá trái phiếu Chính phủ thì chủ yếu là các ngân hàng gánh mua và nhiều phiên không thành công. Ngay trái phiếu mua bán trên thị trường chứng khoán cũng rất ảm đạm "chợ chiều"?

- Đúng thật! Nước mình nghèo, còn những nước giàu giao dịch trái phiếu rất sôi động lắm. Những tổ chức, công ty có tiền cũng mua trái phiếu. Ở nước mình doanh nghiệp nào bỏ chục tỷ đồng mua trái phiếu, oai vệ vô cùng! Hiện nay chủ yếu vẫn là các tổ chức tài chính mua trái phiếu, trong đó có ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tài chính…

- Với điều kiện thuận lợi như thế này, theo ông, sắp tới Việt Nam có nên phát hành tiếp trái phiếu ra thị trường quốc tế nữa không?

- Nên quá chứ! Tôi nghĩ đây tín hiệu tốt để sau này phát hành. Tất cả các nước muốn phát triển đều phát hành trái phiếu ra quốc tế, oai hơn là ông đi vay. Chỉ sợ không phát hành được hoặc phát hành chẳng ai thèm mua! Còn phát hành được, đó là điều luôn luôn tốt!

Tất cả các nước phát triển đều phát hành trái phiếu ở nhiều thị trường khác nhau. Các nước đang phát triển ví dụ khối Đông Âu, Đông Nam Á, nhiều nước cũng đang muốn làm điều đó.

Trái phiếu đắt hàng - thứ hạng VN được nâng cao!


- Theo ông, nguyên nhân nào khiến trái phiếu của Việt Nam được chào đón nồng nhiệt như vậy tại sàn giao dịch New York?


- Gần đây thông tin trên kênh tài chính Blooberg của Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB - lên BB (cao hơn nữa là BB+). Còn tập đoàn rất to là Moody cũng nâng lên mức Ba3.

- Những đánh giá đó nói lên ý nghĩa gì thưa ông?

- Đánh giá nói lên độ an toàn về kinh tế khi đầu tư vào quốc gia đó. Khi đầu tư nước ngoài vào đâu đó thì người ta lấy độ an toàn của quốc gia đó làm chuẩn. Ví dụ họ được đánh giá là BB thì lãi suất họ phải tính 7-8%. Nếu cho một doanh nghiệp cụ thể trong quốc gia đó vay tiền, họ lấy nền tảng (base) là định mức tín nhiệm của quốc gia cộng thêm một số điểm cơ bản cho từng dự án, từng loại trái phiếu, cổ phiếu cụ thể.

Nói nôm na, quan trọng nhất là định mức tín nhiệm của Việt Nam đã được tăng lên một cách cụ thể. Nhiều người đã khen "miệng" như thế thế rồi, nhưng đánh giá theo cách bài bản thì tức là Việt Nam đã được nâng hạng.

- Nhưng họ nâng hạng của Việt Nam lên dựa trên cơ sở nào?

- Việc họ nâng hạng VN lên có thể dựa vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế của mình đang dịch chuyển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN một cách ổn định. Thứ hai là công cuộc đổi mới kinh tế tiến triển sáng sủa. Cụ thể, họ đánh giá Việt Nam tăng trưởng cao ổn định thứ hai ở châu Á (sau Trung Quốc). Ngoài ra gần đây, mấy vụ khủng bố ở Indonesia, Philippines dẫn đến mức độ rủi ro đầu tư cao hơn. Cho nên trái phiếu của họ tuy phát hành trước nhưng không được hấp dẫn như mình.

Một số nguyên nhân như thế thì (trái phiếu) bán chạy là đương nhiên!

- Ông bình luận gì về thành công này?

- Quan điểm của tôi, việc phát hành đấy là tốt! Có lợi cho Nhà nước, cho doanh nghiệp. Nói chung doanh nghiệp trong ngành chứng khoán nghe thấy rất khoái! Cái này cũng là tiền lệ mở đường cho phát hành chứng khoán ra thị trường quốc tế, niêm yết trên thị trường quốc tế. Trái phiếu có điểm hay là vừa phát hành ở New York, vừa niêm yết ở Singapore.

Nắm giữ trái phiếu Chính phủ VN được lợi gì?

- Nhiều người đăng ký mua trái phiếu vì nghĩ có hời và thanh khoản cao. Ông đánh giá như thế nào về lãi suất và lợi ích mang lại từ việc nắm giữ trái phiếu của Việt Nam?


- Thứ nhất, trái phiếu kho bạc Mỹ là chuẩn mực dành cho cả thế giới. Giống như lãi suất luôn dựa trên nền nào đó, sau đó cộng thêm điểm. Ví như trong nước mình cho nhau vay tiền dựa trên lãi suất liên ngân hàng, cộng với 1%. Ở Mỹ và các nước kinh tế thị trường họ không dùng kiểu này mà dùng trái phiếu kho bạc Mỹ loại 10 năm (loại ngắn nhất trong dài hạn).

Hiện nay, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ (cùng thời hạn 10 năm với trái phiếu Việt Nam phát hành) chỉ có 4,561%. Nhưng trái phiếu Việt Nam là 7,125%, người nào nắm giữ được hưởng lãi suất cao hơn nhiều. Lãi suất mình cao hơn vì trái phiếu kho bạc nhà nước Mỹ, rủi ro về kinh tế về mặt lý thuyết xét bằng 0. Nó được xếp hạng AAA. Độ rủi ro (trái phiếu) của Việt Nam không phải bằng 0, chỉ là BB. Độ rủi ro cao hơn thì lãi suất phải cao hơn!

- Ông có thông tin nhà đầu tư nào đặt hàng lớn để mua trái phiếu của Việt Nam?

- Tôi không biết thông tin ấy! Ở Việt Nam mới quan tâm đến điều đó. Ở Mỹ người ta không quan tâm vì có thể mua bằng tiền người khác. Tức là anh đứng ra quản lý danh mục đầu tư, là một công ty chứng khoán. Như công ty tôi, mua cổ phiếu trái phiếu có phải bằng tiền của tôi đâu!

Phát hành trái phiếu quốc tế khác với vay nợ

- Phát hành trái phiếu quốc tế thực chất là vay nợ nước ngoài. Theo ông, khi trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường, có khả năng tạo áp lực về ngoại tệ hay bất lợi gì cho Việt Nam không?

- Trái phiếu khác với vay nợ. Trái phiếu đưa lên giao dịch thì luân chuyển trong thị trường. Ông nào bỏ tiền ra mua trái phiếu ngày hôm nay, ngày mai cần tiền thì bán đi. Chứ không phải cho vay. Cho vay thì làm sao sang nợ được? Còn đây mua trái phiếu, ngày mai nếu anh bí tiền thì bán đi, có người mua ngay lập tức. Bởi vì người đó đang có nhu cầu đầu tư mà thấy lãi suất (trái phiếu) này hấp dẫn hơn lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ. Hoặc giả ngày mai có người bảo tôi phải đa dạng hoá danh mục đầu tư, mua trái phiếu vào...

Trái phiếu không phải là nợ mà là công cụ nợ, có thể mua bán, sang nhượng. Tính thanh khoản khi niêm yết cao hơn hẳn việc vay nợ.

- Nhưng có liệu có động thái nào làm ảnh hưởng đến động cơ người nắm giữa trái phiếu khiến họ bán ra ồ ạt?

- Cái sợ đó là dành cho cổ phiếu. Chứ còn trái phiếu chẳng có gì phải sợ. Sau này bán thế nào, "anh" không cần biết. Chỉ biết hàng năm "đến hẹn lại lên" anh trả từng đó tiền "coupon" (lãi suất). Nếu như trái phiếu giảm giá thì sẽ làm khó khăn cho "anh" trong phát hành đợt tới chứ không làm ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của "anh".

- Thưa ông, việc Việt Nam phát hành trái phiếu có ảnh hưởng đến ngưỡng an toàn của các khoản vay nợ nước ngoài?

- Theo tôi thì không ảnh hưởng. Thứ nhất là giá trị trái phiếu phát hành quá bé. Mình vay hàng tỷ đôla, trái phiếu chỉ có mấy trăm triệu. Thứ hai, mình vay nợ để phục vụ kinh tế nói chung, còn trường hợp này là phát hành trái phiếu phục vụ cho những dự án cụ thể có thu nhập bằng đôla. Tôi nghĩ là an toàn không có ảnh hưởng gì cả!

Văn Tiến




Trái phiếu VN đắt hàng: Chẳng có gì bất ngờ!

Đây là điều đương nhiên, chẳng có gì là bất ngờ cả. Chúng ta biết rằng, ở các thị trường chứng khoán như New York, London,… hiếm khi có chuyện tâm lý bầy đàn xảy ra, nhất là đối với trái phiếu. Chuyên gia Huỳnh Thế Du nhận định.



Việc quyết định mua ở mức giá nào được các nhà đầu tư, các nhà phân tích chuyên nghiệp tiến hành phân tích rất tỷ mỉ. Sức khoẻ của nền kinh tế tốt thì lãi suất thấp. Ngược lại, nền kinh tế có vấn đề thì phải chịu lãi suất cao hơn. Của nào tiền ấy, rủi ro cao lãi suất phải cao dường như là quy luật bất biến ở các thị trường này.

"Tránh để lại gánh nặng nợ nần cho thế hệ mai sau"
Mặc dù có nhận định: "Số nợ hiện nay của Việt Nam so với các nước khác chưa thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy hiểm", song theo cảnh báo của Chính phủ, số nợ đó "đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả".

Lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn lãi suất trái phiếu của một số nước là do nền kinh tế Việt nam được dự báo, trong thời gian tới, vẫn duy trì được sự ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao như những năm qua. Ngoài yếu tố này, chẳng còn sự thần kỳ nào khác cả.

Đây là một tín hiệu tích cực, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Có thể sau sự kiện này, việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI) sẽ gia tăng, thúc đẩy hơn nữa kinh tế Việt nam tăng trưởng.

Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam có thể huy động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi mà nguồn vốn trong nước đang đi dần đến điểm bão hoà, khó huy động hơn.

Đó là những mặt tích cực của việc phát hành trái phiếu quốc tế. Tuy nhiên, nếu không có những giải pháp hợp lý. Những vấn đề bất lợi sẽ nổi lên, đôi khi triệt tiêu hẳn những tác động tích cực, thậm chính còn làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.

Ta biết rằng, huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Con số cụ thể ở đây là 7,13%.

Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA khi đi vay chỉ lãi suất tượng trưng một vài phần trăm năm, nhưng ta phải chịu những ràng buộc để lãi suất thực phải trả cao hơn gấp nhiều lần. Hoặc rơi tình trạng đầu tư lãng phí ngân sách hiện nay với một tỷ lệ thất thoát không thể tính toán được hoặc không tiện nói ra.

Hoặc hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, khi mà tổng vốn nhà nước bỏ vào trên 200.000 tỷ đồng (gấp 17 lần số tiền huy động lần này), nhưng suất sinh lợi hàng năm các doanh nghiệp này tạo ra chưa đến 5%.

Khi tiền của ta bỏ ra, nếu hoạt động không hiệu quả thì ta chỉ mất vốn là cùng. Trong trường hợp đi vay, nếu không trả được nợ thì hậu quả như thế nào chắc ai cũng rõ.

Thế hệ này đi vay, thế hệ sau sẽ phải trả. Các khoản nợ chỉ có thể trả được khi mà một nền tảng vững chắc được để lại. Nếu không gánh nặng nợ nần cho con cháu chúng ta là rất khủng khiếp.

Ở thời điểm hiện tại, việc vay tiền của Việt Nam là không khó, vấn đề khó khăn hơn cả là làm sao sử dụng đồng tiền này cho hiệu quả, để một thời gian ngắn nữa thôi chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là điều quan trọng nhất.

Do những khoản nợ mang yếu tố lịch sử, mà chúng ta đã một vài lần được đưa vào các câu lạc bộ Pari hay London để giảm nợ, xoá nợ. Trong tương lai, không bao giờ chúng ta mong muốn điều này lặp lại, vì đó là một điều đáng hổ thẹn. Chúng ta chỉ có thể ngẩng cao đầu khi đứng trên chính đôi chân của mình.

Chuyên gia tài chính Huỳnh Thế Du

Đọc thêm:Trái phiếu xuất ngoại lo hơn mừng
http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/10/3B9E3976/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ủa cái đấy là lăng nhăng à anh Thành, sao họ lại viết lăng nhăng như vậy được nhỉ, dù sao thì họ vẫn là một tờ báo có tên tuổi cơ mà.

Kiểu này dân ngoại đạo chúng em bị loạn kiến thức mất rồi...LO QUÁ - LO QUÁ

"Phen này ông quyết đi học kinh tế,
Để xem chúng nó viết lăng nhăng..."
 
To doc bao chi VN va thay rat la vui ve chuyen thanh cong ban trai phieu chinh phu. To chi chua biet la di vay nhu vay la Dat hay Re va viec VN so voi Indo va Philipine la hai nuoc bat on dinh chinh tri tu lau nay chu khong phai so voi TQ. Ban nao giai thich ho cai.

Mot cai lo nua ma to thay la nhieu can bo cua VN, mac du luat phuong tay nam khong ro lam, nhung noi chuyen rat "oai". Ca nhan to vua co mot ky niem nhu vay. Co le rang cung la vi ho chua co thoi quen chiu trach nhiem truoc loi noi cua minh.

PS:
Credit rating cua TQ kha tot, quanh quan AA...va can can thuong mai TQ tot hon rat nhieu VN, di vay chi phai tra do 50bp so voi VN la gan 250 bp.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây có lẽ là một trong những bằng chứng cho thấy vốn nước ngoài chiếm đến hơn 50% tổng vốn trong nước.

http://www.thanhnien.com.vn/Chaobuoisang/2005/4/29/108461.tno

Tổng tích lũy trong dân cư năm 2004 là trên 112 nghìn tỉ đồng, quy đổi ra US$ 7,17 tỷ USD (15.600 VND/USD). Chưa có số liệu của năm 2005, coi như nó tăng 10% so với năm 2004 đi - sẽ là 7,88 tỷ USD, quy tròn lên 8 tỷ USD.

Để có được tổng tích lũy này sẽ không thể thiếu vốn rót về từ nước ngoài. Theo số liệu ta có được, thì kiều hối gửi về VN trong năm 2005 sẽ là 3,8 tỷ USD (không biết đã tính kiều hối không chính thức từ Đông Âu, chủ yếu là từ Nga và Ucraina chưa?), FDI của Việt Kiều và Hoa Kiều - cũng khoảng 200-300 triệu USD nữa.

Như vậy tổng tích lũy tài sản ở VN được xây dựng trên sự đóng góp trên 50% của kiều bào. Vậy số tích lũy do chính người trong nước tạo ra chưa đến 4 tỷ USD, quy ra là 26400 tỷ VND.

Đấy là bằng chứng thứ nhất.

Về số người có số vốn trên 1 tỷ VND -> cũng dễ thôi. Đối với những người có số vốn trên 1 tỷ VND thì mức tích lũy 1 năm ít nhất phải đạt được 150 triệu VND (15%/năm) (chi tiêu = số tiền làm được không nhờ vốn. :) tạm gọi thế cho dễ hiểu).

Tạm coi tích lũy và thu nhập tỷ lệ thuận với nhau, từ các số liệu của em Long cung cấp chúng ta có:

10% người giàu nhất đóng góp 30% tổng tích lũy
20% người giàu nhất đóng góp 45% tổng tích lũy

Người nghèo nhất của nhóm 10% người giàu nhất VN, có mức tích lũy là 740 ngàn VND / năm.

Vậy số người có số vốn trên 1 tỷ VND (tức tích lũy tối thiểu 150 triệu VND) không nhiều hơn:

(26.400*0.3-740*8)/0,15=13333

Vậy số người có số vốn trên 1 tỷ VND không thể nhiều hơn 13333 người.

Trừ hao đi thì trên thực tế số người VN có số vốn trên 1 tỷ VND giao động từ 5000-10000 người. Con số ít người có thể tin được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
V/v phát hành trái phiếu CP của VN vừa rồi, không có gì để khoe khoang cả:

1. VN gần như là nước cuối cùng thử nghiệm - các nước khác trong phe XHCN đã làm điều này hơn 10 năm về trước

2. VN khoe là vay được nhiều - :) mới vay được 0,75 tỷ USD - chưa biết được về sau có vay được bao lâu. So với các nước khác trong khu vực và các nước cùng phe XHCN --> như một hạt muối

3. Đúng như Sơn nói: vay như thế thì chỉ rẻ hơn được Indo với Philippines - nơi mà tháng nào cũng có bạo loạn. Để so sánh: cả Nga và TQ toàn vay với mức lãi suất đâu đấy 5% (các số liệu có thể kiểm chứng tại www.cbonds.info)


Có lẽ sẽ phải đưa thêm một điểm yếu nữa là: thông tin kinh tế bị bóp méo nhiều.
 
Nguyễn Xuân Sơn đã viết:
To doc bao chi VN va thay rat la vui ve chuyen thanh cong ban trai phieu chinh phu. To chi chua biet la di vay nhu vay la Dat hay Re va viec VN so voi Indo va Philipine la hai nuoc bat on dinh chinh tri tu lau nay chu khong phai so voi TQ. Ban nao giai thich ho cai.

Bán trái phiếu như vậy là đi vay lãi suất cao. Hiện nay, nếu trái phiếu bán ra có mức lãi suất 5%/y thì đó là thành công. Còn mức 6.875% hay 7.125% thì hơi bị cao, cao ngang ở mức lãi của mutual funds, mà bọn này thì mạo hiểm hơn bonds chính phủ nhiều.
 
Bán trái phiếu như vậy là đi vay lãi suất cao. Hiện nay, nếu trái phiếu bán ra có mức lãi suất 5%/y thì đó là thành công. Còn mức 6.875% hay 7.125% thì hơi bị cao, cao ngang ở mức lãi của mutual funds, mà bọn này thì mạo hiểm hơn bonds chính phủ nhiều.

Nếu vay với lãi xuất cao và, mà hiệu quả kinh tế VN kô thay đổi "thật nhanh" để đạt hiệu suất cao, đủ để trả nợ...thì Việt Nam có thể sẽ phá sản...hoạt kô thì sẽ gặp trở ngại kinh tế thât lớn, khi mà đa phần số tiền kiếm được chỉ đủ để trả tiền lãi?
 
Ước tính của Thành như thường lệ có vẻ hơi cẩu thả, ít ra trong mắt của những người hủ Toán :) Sai lầm có vẻ đã xuất hiện ở 2 chỗ:
i1) 4 tỷ Mỹ kim là 63,600 tỷ VN chứ không phải 26,400 tỷ
i2) 10% dân số VN nên hiểu là 10% những người trong độ tuổi lao động tức là khoảng 4 triệu chứ không phải là 8 triệu

Nên kết quả có được 13k người có vốn > 1tỷ từ cái công thức chi đó của Thành có vẻ đã sai vì nhầm lẫn. Áp dụng đúng nó phải đưa ra con số cỡ 120,000 người. Dù sao thì cũng nên giải vài bài toán để xác định Thành hay Trung đúng :) Ít với tôi ở đây được hiểu là dưới 30,000 (0.05% người lớn), nhiều là trên 300,000 (0.5% người lớn), đoạn ở giữa là TB ít và TB nhiều :)

Ngoài ra tôi có thêm vài lời như sau:
Như vậy tổng tích lũy tài sản ở VN được xây dựng trên sự đóng góp trên 50% của kiều bào. Vậy số tích lũy do chính người trong nước tạo ra chưa đến 4 tỷ USD, quy ra là 26400 tỷ VND.
Tích lũy tài chính trên thống kê được 4 tỷ, thì thực tế nên đánh giá ở mức ít ra là 2 lân số đó. Ng dân có thể giữ tích lũy bằng vàng hoặc ngoại tệ mạnh, hoặc ví dụ: nhà trung cư (cũng dễ luân chuyển hơn đất; giá đất cao là giá bong bóng), cổ phiếu, vv. Và cũng không cần tách bạch 4 tỷ do kiều bào sống làm việc ở NN gửi về vì trước sau số tiền này cũng sẽ được bơm vòng quay tài chính nội địa. Tóm lại, con số ước tính phải ở mức 8 tỷ chứ không phải 4 tỷ USD.

Về số người có số vốn trên 1 tỷ VND -> cũng dễ thôi. Đối với những người có số vốn trên 1 tỷ VND thì mức tích lũy 1 năm ít nhất phải đạt được 150 triệu VND (15%/năm) (chi tiêu = số tiền làm được không nhờ vốn. :) tạm gọi thế cho dễ hiểu).

Không hẳn như vậy. Tích lũy vốn là 1 quá trình có thể kéo dài hàng chục năm, đôi khi từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua kế thừa tài sản, bí mật công nghệ hoặc thương hiệu. Áp đặt con số tích lũy vốn hàng năm ở mức 150tr là hơi cao, vì như thế sau 6 năm 8 tháng là đạt được số vốn 1 tỷ. Với đ/k như ở VN tích lũy ở mức 80-100 tr hàng năm, sau khoảng thời gian 10-12 năm cũng đem đến kết quả vốn 1 tỷ. Có nghĩa là những gia đình có thu nhập cao ở mức cỡ từ 15 triệu/tháng trở lên có đủ đ/k để tham gia câu lạc bộ của Thành sau khoảng thời gian 10-12 năm. Các bạn theo dõi tiếp đánh giá khả thi hơn về số lượng những ng có vốn tài chính tối thiểu như thế như dưới đây.

Tạm coi tích lũy và thu nhập tỷ lệ thuận với nhau, từ các số liệu của em Long cung cấp chúng ta có:

10% người giàu nhất đóng góp 30% tổng tích lũy
20% người giàu nhất đóng góp 45% tổng tích lũy

Người nghèo nhất của nhóm 10% người giàu nhất VN, có mức tích lũy là 740 ngàn VND / năm.

Vậy số người có số vốn trên 1 tỷ VND (tức tích lũy tối thiểu 150 triệu VND) không nhiều hơn:

(26.400*0.3-740*8)/0,15=13333

Vậy số người có số vốn trên 1 tỷ VND không thể nhiều hơn 13333 người.

Thực sự mấy con số ở trên không đủ tin cậy, nhưng chúng ta chẳng còn số liệu nào khác tốt hơn trong tay nên phải dùng tạm nó vậy. Giải quyết vấn đề này 1 cách khoa học thì khá rắc rối, không tránh khỏi dùng Lognormal distribution với cách giải quyết của STAT math (parametric/non-parametric estimation) or Econometric, vv nhưng nếu đánh giá thô thiển kiểu "chân đất mắt toét" thì khá nhẹ nhàng. Tôi dùng kiểu đó với một giả sử không quá mạnh, đạt được kết quả cỡ 40,000 người có vốn tài chính tích lũy hàng năm tăng thêm 90 triệu (không dùng vào mục đích mua nhà, xây nhà, mua ô tô và các chi phí vui chơi, nhậu nhẹt sinh hoạt khác), hay nói cách khác tỷ phú tiền mặt. Quả thực là hơi ngạc nhiên vì trực giác quan sát xung quanh báo là có nhiều hơn số đó nhiều. Nhưng có thể 2/3 số đó sống ở SG, HN và bề mặt hào nhoáng của những thành phố này đã tạo ra 1 số ảo giác =;
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Oh, cảm ơn anh Hưng - đúng là có một sự cẩu thả nào đấy. Để em làm lại phép tính nhé.

8 tỷ USD tích luỹ trong năm 2005 thì 1/2 là do nguồn kiều bào gửi về, vì thế không thể tính vào số tiền người trong nước sản sinh ra được (netto) - con số này để quy đổi ngược lại để có được số vốn là 1 tỷ VND - còn phần tiền nước ngoài gửi về kiểu gì cũng được sung vào phần tích luỹ của người VN - tức phần vốn của người trong nước trong tương lai.

Lý do của em coi người có một số vốn S nhất định, phải tích luỹ được sau 1 năm một mức i % nào đấy, mức i% đấy phải ít nhất là bằng lãi suất ngân hàng. Chứ không phải dùng phép tính tích luỹ để có từng đấy tiền :)

4 tỷ USD = 62.400 (tỷ giá là 15.600) - nhầm lẫn là ở đây :) - thật nguy hiểm

Người nghèo nhất của 10% người giàu nhất có mức thu nhập ước tính khoảng:

62.400 x (0,3 / 8 + 0,45 / 16) / 2 = 2.047,5 ngàn VND --> con số này có vẻ chính xác hơn.

Vậy số người có vốn trên 1 tỷ VND ở VN là:

(62.400 x 0,3 - 2.047,5 x 8) / 0,15 = 15.600 người

Con số vẫn quanh quẩn ở ngưỡng đấy thôi.

Còn nếu quy về số hộ gia đình cho chuẩn thì coi 5 người là 1 hộ gia đình thì ở VN có khoảng 16 triệu hộ gia đình.

Thu nhập kém nhất của 1 hộ vào loại giàu 10% top ở VN sẽ là:

62.400 x (0,3 / 1,6 + 0,45 / 3,2 ) / 2 = 10.237,5 ngàn VND

Vậy số hộ gia đình có số vốn trên 1 tỷ VND ở VN là:

(62.400 x 0,3 - 10.237,5 x 1,6) / 0,15 = 15.600 hộ

:D 2 con số khớp nhau phết.

Ở đây để tăng số người có số vốn trên 1 tỷ VND chỉ có cách là giảm mức thu nhập của các hộ đó từ 150 triệu VND xuống 100 triệu :) Con số sẽ tăng lên 1,5 lần - tức là khoảng 20 ngàn người. Nhưng thu nhập 100 triệu VND là thu nhập tối thiểu, còn trung bình chắc phải hơn? Vậy nên con số 15.600 hộ gia đình tạm là con số chuẩn đi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu Công Thành đã viết:
8 tỷ USD tích luỹ trong năm 2005 thì 1/2 là do nguồn kiều bào gửi về, vì thế không thể tính vào số tiền người trong nước sản sinh ra được (netto) - con số này để quy đổi ngược lại để có được số vốn là 1 tỷ VND - còn phần tiền nước ngoài gửi về kiểu gì cũng được sung vào phần tích luỹ của người VN - tức phần vốn của người trong nước trong tương lai.

To Thành: Chỗ này có một chỗ hơi bị "kỹ thuật" một tí:

1. Cách tính trong bài bào của Thành đưa ra là tính thu nhập rồi trừ đi chi tiêu. Tôi rất nghi ngờ chuyện người ta tính tiền kiều bào gửi về vào "thu nhập" của người dân Việt Nam.

2. Bản thân số tiền 4 tỉ kiều bào gửi về hàng năm mà Thành lại cho nó toàn bộ vào phần "vỗn tích lũy" thì lại còn chuối nữa :). Phần rất lớn của con số 4 tỉ trên có lẽ sẽ rơi vào tay những người nằm ngoài CLB 1 tỉ VND, vì lẽ kiều bào có lẽ sẽ gửi tiền nhiều hơn về cho những thân nhân nghèo, và do đó trong số 4 tỉ gửi về đó, số rất lớn sẽ được dùng cho "chi tiêu" và vì vậy nó sẽ ko được tính vào mục "tích lũy vốn".


To anh Hưng: em cũng cùng quan điểm với anh ở chỗ là phần lớn thành viên của CLB 1 tỉ sẽ tập trung ở Hà Nội và TPHCM, nơi mà chí ít là bản thân em hay quan sát. Do đó đương nhiên em sẽ có một chút cảm giác "hào nhoáng giả tạo" ở trong đó :). Anh Hưng có thể cho biết con số 30.000 và 300,000 là anh lấy từ đâu ra có được không ạ?
 
@Trung: Mục đích của tôi chỉ là điểm ra số người có vốn trên 1 tỷ VND là rất ít ở VN. Nếu loại nguồn vốn kiều hối ra, lấy các số liệu quốc tế ta có:

http://www.economist.com/countries/Vietnam/profile.cfm?folder=Profile-FactSheet
http://www.imf.org/external/np/sec/pn/2005/pn0501.htm

GDP của VN : 45,3 tỷ USD
Savings: 31,1% GDP

Vậy số vốn tích luỹ trong năm 2004 là 14,18 tỷ USD - nhiều hơn 3,5 lần so với con số 4 tỷ USD. Vậy cũng theo cách tính ở trên, số người có vốn trên 1 tỷ VND sẽ là 54.600 người.

Chỗ này tôi cảm thấy hơi cao. Tất nhiên là các cách tính này đều kiểu "chân đất mắt toét" :)

Nhưng ít ra thì nó cũng đưa ra một con số để thấy được là thực lực của các doanh nghiệp VN là rất yếu. Bởi bản thân Trung cũng đã công nhận là với 1 tỷ VND vốn chỉ có thể setup 1 small business thôi.

Với những con số ta có, có thể giải thích được vì sao ở VN thu nhập khó khăn thế mà lại lắm người giàu (ảo giác và đầu cơ nhà đất), vì sao thị trường chứng khoán trong nước lại ỉu xìu (người dân không có tiền - bên cạnh thông tin kô minh bạch), vì sao giá nguyên vật liệu nhập khẩu vào VN lại cao (doanh nghiệp không có tiền phải mua qua trung gian) v.v. và v.v....

Nếu đi sâu vào chi tiết, điểm danh các doanh nghiệp tư nhân 100% thuần tuý VN - không có vốn Việt Kiều, người VN định cư nước ngoài, người Hoa và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại - thì sẽ nhận ra là số doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và thành đạt là rất ít, có thể ngồi đếm được.
 
Kết luận là gì anh Thành ơi, đại khái nghe chán đời quá nhỉ... Vào đọc mấy bài này của anh Thành mà em và nhiều bạn trẻ ở đây có lúc ko muốn sống nữa :))..
 
Kết luận là gì anh Thành ơi, đại khái nghe chán đời quá nhỉ... Vào đọc mấy bài này của anh Thành mà em và nhiều bạn trẻ ở đây có lúc ko muốn sống nữa ..

=> khả năng tài chính VN kém -> nếu kô giải quyết (tìm nguồn vốn) thì KT VN sẽ vẫn ì ạch.
 
To Thành + Phước: Tôi cũng không định tranh luận về sự non yếu của nền kinh tế cũng như là tài chính của Việt Nam. Nhưng tôi không đồng ý với Thành ở hai điểm:

+ Thứ nhất là vấn đề vốn quốc nội ở Việt Nam nó ko nằm ở chỗ dân ít vốn, mà nằm ở chỗ dân ko chịu mang vốn ra đầu tư. Cái này do nhiều nguyên nhân, như là chính sách chưa minh bạch, ko có lòng tin, ... Tôi thấy ở Việt nam tình hình dân có két sắt trong nhà là rất phổ biến, và trong két là tiền, vàng, đô, khế ước nhà đất (bỏ không ko kinh doanh)... Đó chính là vốn, có điều nó ko được quay vòng nên ko sinh lời. Con số 20,000 hay là 56,000 thực ra là không quan trọng. Tóm lại tổng số vốn trong xã hội là tích lũy được ngần nấy trong năm, như thế thực ra cũng đã có thể nói chuyện được rồi còn gì, việc gì phải xem xét xem số vốn ấy nó phân bổ như thế nào trong xã hội?

+ Thứ hai là bản thân vấn đề vốn có lẽ ko phải là vấn đề bức xúc lắm, vì vốn trong nước ko có thì có thể huy động vốn của nước ngoài. Bill Gate lúc khởi sự thì cũng nghèo nhưng nhờ sử dụng vốn của ngừoi khác cho nên ông ấy trở thành một người giàu. Tương tự như vậy cho nền kinh tế của ta. Vấn đề đau đầu hơn là cách sử dụng nguồn vốn (vay) của nước ngoài không hợp lý và lãng phí, dẫn đến việc sau này sẽ phải dài cổ trả nợ.

Tuy vậy tôi cũng ko có lý luận gì xuất sắc lắm để phân tích các điểm trên. ý kiến của Thành là như thế nào?
 
Tôi thực sự chưa thể yên tâm nói chuyện khác được vì vấn đề có bao nhiêu tỉ phú tiền mặt giữa hai bạn Lưu C Thành với Đinh TT Trung chưa thực sự ngã ngũ :)

Để tôi thử phân tích tiếp những cái "cẩu thả" của bạn Thành trong những tính toán đưa đến những con số giật gân nhé. Tôi cũng có thể nhầm lẫn, nên các bạn chịu khó tìm lỗi nhé! Các bạn khác bỏ qua nếu như thấy bài này mang nặng tính kỹ thuật, đi sâu vào phân tích; lý do là vì nhiều chi tiết và giả thiết quan trọng đã mặc nhiên bị phớt lờ.

Lưu Công Thành đã viết:
Người nghèo nhất của 10% người giàu nhất có mức thu nhập ước tính khoảng:

62.400 x (0,3 / 8 + 0,45 / 16) / 2 = 2.047,5 ngàn VND --> con số này có vẻ chính xác hơn.

Vậy số người có vốn trên 1 tỷ VND ở VN là:

(62.400 x 0,3 - 2.047,5 x 8) / 0,15 = 15.600 người

Con số vẫn quanh quẩn ở ngưỡng đấy thôi.

Còn nếu quy về số hộ gia đình cho chuẩn thì coi 5 người là 1 hộ gia đình thì ở VN có khoảng 16 triệu hộ gia đình.

Thu nhập kém nhất của 1 hộ vào loại giàu 10% top ở VN sẽ là:

62.400 x (0,3 / 1,6 + 0,45 / 3,2 ) / 2 = 10.237,5 ngàn VND

Vậy số hộ gia đình có số vốn trên 1 tỷ VND ở VN là:

(62.400 x 0,3 - 10.237,5 x 1,6) / 0,15 = 15.600 hộ

:D 2 con số khớp nhau phết.

Thứ nhất, chuyện khớp nhau là chuyện hiển nhiên. Thành có giả sử 1 gia đình có N nhân khẩu đi chăng nữa thì kết quả cũng vẫn như vậy, vì theo cách mà Thành tính thì cái gọi là "thu nhập kém nhất" của 1 hộ loại giàu nhất sẽ = N * "thu nhập kém nhất" của ng loại giàu nhất và kết quả theo cách tính của Thành theo ng và theo hộ N nhân khẩu sẽ luôn luôn trùng nhau.

Nhưng đó chỉ là chuyện vặt, chúng ta bàn sang chuyện khác quan trọng hơn. Để đơn giản gọi V là tổng số vốn (nó ở mức 10-15 tỷ USD), N là số người trong mỗi nhóm (8 triệu nếu tính tất cả già trẻ, 5.5 triệu nếu tính adults, khoảng 1.6 triệu hộ gia đình).

I1) Cái mà bạn Thành gọi là thu nhập của ng nghèo nhất trong nhóm những ng giàu nhất, xem ra không được chính xác cho lắm. Tại sao ư?

Ở đây có 2 đại lượng độc lập: T_1 = thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất = V * 0.3/N và T_2 = thu nhập trung bình của nhóm thứ hai = V * 0.15/N = 0.5 * T_1. Còn thu nhập trung bình của cả 2 nhóm chẳng qua là trung bình cộng của hai cái trên, T_3= (T_1 + T_2)/2 = V * 0.45/(2N) = 0.75 * T_1 = 1.5 * T_2.

Cái mà Thành gọi là thu nhập tối thiểu của những ng giàu nhất được tính như là trung bình cộng của T_1 và T_3, T= (T_1+T_3)/2 = 0.875* T_1 = 1.75 * T_2. Chỗ này Thành có biết phải giả sử đ/k gì với phân bố vốn để có thể tính như thế không? Tại sao lại ưu tiên T mà không chọn T_3 ? Theo như vậy thì Thành tính thu nhập cao nhất của nhóm thứ hai, ký hiệu là TT, sẽ là trung bình cộng của T_2 và T_3, tức là TT = (T_2 + T_3)/2, hay là bằng luôn T ?

Cái point ở đây là cần đánh giá chặn trên số ng có 1 số vốn lớn hơn 1 đại lượng xác định, xem ra không có lý do xác đáng để lựa chọn vốn tối thiểu T (=0.875 * T_1) gần với vốn trung bình của nhóm richest T_1, để có được số tỷ phú ít nhất. Cái giá trị tối thiểu này cả lý thuyết và thực tế có thể nằm bất cứ đâu từ T_2 đến T_1 tức là trong đoạn [0.5*T_1 , T_1].

Chảng hạn với những số liệu Thành dùng, thì T_1 = 2,340 ngàn, T_2 = 1,170 ngàn, T_3 = 1,755 ngàn, T = 2,047.5 ngàn, TT = 1,462.5 ngàn. Nếu lấy T_3 thay cho T, cũng với cách tính đó Thành sẽ được gấp đôi, 31,200 người. Có lý do chính đáng để chọn 15,600 thay cho 31,200 không? Thế với những con số lớn hơn V = 14 tỷ USD thì việc chọn T hay T_3 có thể đem đến những con số là 57,270 ng và 113,750 ng - ước tính sai số đến 100% thì hơi yếu.

ĐÓ, mới chỉ thay đổi giữa T=0.875*T_1 với T_3=0.75*T_1 tình hình đã xấu đi nghiêm trọng, trong khi cái vốn tối thiểu của nhóm giàu nhất có thể down xuống ví dụ 0.6*T_1, lúc đó thì đánh giá kiểu này sẽ đưa ra những con số hàng nhiều trăm ngàn người, tức là quá yếu. Khó có thể thắng nổi Trung bằng những số liệu hiện có =;


I2) Phép tính thứ hai của Thành tính số ng có vốn trên 1 tỷ (hay 150tr/y), xem ra viết cũng hơi tiết kiệm.
Mẫu số nếu Thành viết (0.15 - T/10^9) tức là (0.15- 2,047.5/10^6) thì các bạn đọc mới hiểu được. Viết tắt như vậy những người lười viết, dù quen hình dung bằng tranh trong đầu với bảng các ký tự, dễ kết luận là phép tính đó chẳng có ý nghĩa gì =;
Viết vậy thì dễ thấy là khi T tăng lên cao, nó cũng sẽ làm gia tăng số ng tỷ phú nhờ việc làm giảm mẫu số ở trên.


Xem ra ở đây không đánh giá tốt hơn được nếu không đưa ra giả thiết mạnh hơn về phân bố vốn và người trong nhóm richest. Hình dung đơn giản nhất là phân bố kiểu Gauss, normal distribution quanh giá trị trung bình T_1. Hinh dung kiểu học trò nhất (nghĩ ra được trong 5s) để test là phân bố người số ng n với vốn v kiểu: n ~ [ v * ( v-k)^2 ]^{-1}, với k > T. Nhưng đưa ra những giả thiết mạnh mà ít data như các bạn có thi quá liều, đánh giá chặn trên kiểu đó không có tính thuyết phục.

Tóm lại, theo tôi, vấn đề có bao nhiêu tỷ phú tiền mặt là vấn đề mở vì chúng ta có hơi ít data. Không đưa ra thêm đ/k thì chí có thể ước tính nó ở mức từ 50,000 đến vài trăm ngàn người.
 
Back
Bên trên