Những điểm yếu của nền kinh tế VN

@Trung: Hình như Trung chưa hiểu tớ đang nói gì. Tớ không ngồi đếm người giàu qua việc họ đầu tư hay bỏ vốn vào đâu. Tớ chỉ ngồi đếm người giàu bằng số tiền họ có thể tích luỹ được trong 1 năm. Theo một lẽ thông thường, không ai có một số tiền lớn lại để trong két - đấy chỉ là hình tượng thôi. Chí ít cũng phải gửi ngân hàng - như vậy cũng được coi là để trong két rồi. Vì thế người có vốn trên 1 tỷ VND, sẽ phải là những người có thể tạo ra khoản tích luỹ không ít hơn 1 tỷ VND x i% với i% = không thể thấp hơn lãi suất ngân hàng.

@Anh Hưng:

Trong cách tính của em chỉ có thể có mâu thuẫn trong cách tính khoản tích luỹ thấp nhất của những người giàu nhất mà thôi.

Trong trường hợp extreme nhất, người / hộ nghèo nhất trong nhóm giàu nhất sẽ có số tích luỹ không thể kém mức trung bình của nhóm bênh cạnh:

62.400 x 0,15 / 1,6 = 5.850 ngàn VND / năm

Từ đó có thể suy ra là số người có số vốn trên 1 tỷ VND sẽ là:

( 62.400 x 0,3 - 5.850 x 1,6 ) / 0,15 = 62.400 hộ

Sự extreme này là giới hạn của số hộ có vốn trên 1 tỷ VND mà thực tế kô bao giờ có thể đạt được!!!!

Cái này nếu chịu khó vẫn có thể đưa ra được một con số chính xác. Đơn giản đồ thị của thu nhập trong dân luôn luôn mang hình cong, càng về gần đích càng uốn cong lên trên - đưa vào máy tính có thể tính rất đơn giản.

Để đơn giản hoá em làm phươgn pháp sau:

Chia nhỏ 2 nhóm vừa rồi ra làm 4 phần, nhóm 1 là nhóm 5% giàu nhất, nhóm 2 là nhóm 5% giàu tiếp theo, nhóm 3 là nhóm 5% giàu tiếp theo nữa và nhóm 4 là nhóm nghèo nhất của 20% giàu nhất.

Khả thi nhất có 2 cách phân bổ như sau:
Cách 1:

Nhóm 1 chiếm 20% tổng tích luỹ xã hội
Nhóm 2 - 10%
Nhóm 3 - 8%
Nhóm 4 - 7%

Cách 2: Nhóm 1 - 18%, Nhóm 2 - 12%, Nhóm 3 - 8,5%, Nhóm 4 - 6,5%

Trong 2 cách - cách 2 khả dĩ hơn cả.

Vậy theo cách tính extreme người nghèo nhất của nhóm 1 sẽ có thu nhập không thấp hơn mức trung bình của nhóm 2, tức là 9.360 ngàn VND. Từ đó suy ra số người có vốn trên 1 tỷ VND: 24.960 người.

Con số 24.960 người cũng là con số mà thực tế không bao giờ đạt được.

Nếu ta chia nhỏ ra làm các nhóm với 2,5% hộ gia đình thì ta sẽ có:

Nhóm 1.1: 10,5%
Nhóm 1.2: 7,5%
Nhóm 2.1: 6,5%
Nhóm 2.2: 5,5%

Theo cách này thì số tỷ phủ VND ở VN chỉ còn là 12.480 người.

Chi tiết hơn nữa, với nhóm 200.000 hộ gia đình:

Nhóm 1.1.1.: 6,5%
Nhóm 1.1.2.: 4,0%
Nhóm 1.2.1.: 3,5%
Nhóm 1.2.2.: 3,0%

Với chi tiết này, số tỷ phủ sẽ là : 10.400 người.

Theo đà này con số tỷ phú sẽ tiến tới con số 10.000 người.

Đấy là đối với mức tích lỹ là 4 tỷ USD, đối với mức tích luỹ 14 tỷ USD - ta cứ nhân 3,5 lần. ==> Số tỷ phú ở VN sẽ là 35.000 người.

35.000 người là con số lý tưởng - có thể tin được chăng?

Em không biết cách tính nôm na của anh Hưng ra 40.000 là ntn?
 
Thử theo cách 1:

N1: 20%
N2: 10%
N3: 8%
N4: 7%

Nhóm 1.1: 13,5%
Nhóm 1.2: 6,5%
Nhóm 2.1: 5,5%
Nhóm 2.2: 4,5%

Nhóm 1.1.1: 9,5%
Nhóm 1.1.2: 4,0%
Nhóm 1.2.1: 3,5%
Nhóm 1.2.2: 3,0%

Với cách tính này, số tỷ phú là: 22.880 người :) nếu lấy 14 tỷ savings -> 80.080 người.

Còn nếu tính chi tiết hơn, với 10 người giàu nhất có tích luỹ 1 năm trên 100 tỷ VND, và 100 người tiếp theo có tích luỹ 1 năm trên 10 tỷ VND, 1000 người tiếp theo có mức tích luỹ 1 năm trên 1 tỷ VND thì.... số tỷ phú sẽ chỉ còn là 1500 người :))

Với con số 14 tỷ USD savings --> 61.190 người :D


Thôi, kết thúc các kiểu đoán mò này. Nếu Trung không phản đối việc khoanh vùng số tỷ phú ở mức đọ 50.000 người thì kô bàn tiếp nhé. Nếu Trung vẫn thấy con số đó là thấp thì hãy cho lý do và con số của mình.
 
Digression:

Nhân đây tôi có 1 bài tập về nhà rất dễ cho các học sinh trường Ams.

Với f: A --->R là hàm liên tục trên tập hợp compact A đo được (vd. trong R^n); ký hiệu I = tích phân của hàm f trên tập hợp A. Ký hiệu f_max, f_min là cực đại và cực tiểu của hàm số f trên tập hợp A.

Định nghĩa tập hợp B như sau B := { x in A such that f(x) > c } = f^{-1} (c, infinity) trong đó c là số thực cho trước bất kỳ trong đoạn (f_min, f_max).

Ký hiệu Volume (A) = |A|, Volume (B) = |B| là thể tích các tập hợp đó (tức là tích phân hàm đơn vị trên các tập đó).

CMR
max{ 0, (I- c*|A|) / (f_max - c) } < |B| < min{ (I - f_min * |A|) / (c - f_min), |A| }

Giá trị của nó là trong vấn đề tính chặn trên số tỷ phú, vấn đề mà hai bác hói đầu Thành với Trung bất đồng quan điểm :) Đây là bài tập cơ bản rất SGK.
----------------------------------

Với vấn đề có bao nhiêu tỉ phú tiền mặt, với tổng số vốn tích lũy V, nếu không có thêm thông tin về phân bố vốn trong nhóm richest chỉ có đánh giá yếu

0 < Số tỉ phú < V*0.15*10^{-9} / (0.15 - V*0.3 / (16*10^{15}) ) .

Với V= 4 tỷ USD như Thành tính ban đầu thì số tỷ phú chắc chắn ít hơn 62,890. Làm gần đúng như Thành (mẫu số = 0.15) thì chặn trên = số vốn (tính theo đơn vị tỷ VNĐ) = 62,400. Dù sao thì nó khác xa con số giật gân 13k ban đầu mà Thành đưa ra. Biết là bạn Thành tính chơi, nhưng vì ở VN có 1 tập tục rất nguy hiểm là manipulate data để chứng minh cho thesis của mình là đúng, nên chỗ này tôi phải lưu ý các bạn trẻ. Nhiều luận văn cử nhân, thạc sĩ các ngành dùng nhiều số liệu, thí nghiệm (kinh tế, y khoa, nông nghiệp, vv) để phân tích - ng ta hay bịa ra số liệu sao cho thesis của mình được CM. Bọn NN thì ngược lại, chúng nó thích chọn những data đảo ngược lại thesis hơn =;

Với V= 14 tỷ USD thì số tỷ phú chắc chắn ít hơn 224,530. Gần đúng với mẫu số = 0.15 như Thành thì chặn trên = số vốn (đơn vị tỷ VNĐ) = 218,400.

Bảo trọng nữa thì con số 0.15 còn phải rút xuống nữa thì mới đảm bảo chặn trên. Lãi suất ngân hàng gửi vào 8% (2004) và 12% nếu phải vay qua họ. Như thế con số chặn trên còn phải tăng thêm vài chục % nữa; tức là con số chặn trên với data ít sẽ ở mức 1/4 triệu. Quá nhiều phỏng ạ?

Dĩ nhiên nếu có nhiều thông tin hơn thì đánh giá sẽ xác đáng hơn, vd. như Thành biết thêm phân bố vốn trong nhóm giàu nhất, những postulates kiểu đó nói chung reasonable, nhưng không phải là fact.

Biết trước sự hạn chế của các dạng bđt kiểu ở trên, ngay từ đầu các bạn làm kiểu chân đất mắt toét có thể g/s thêm ngay các thông tin về phân bố vốn trong nhóm richest. Vd. có thể ước tính số tỷ phú trong vài giây dựa vào giả thuyết về tính chất fractal, tức là phân bố vốn trong nhóm giàu nhất cũng có cấu trúc như toàn XH, và các sub-, subsubgroup richest cũng như thế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có vẻ hơi ngoài lề, thôi vậy. Để khi khác.Xóa bài này vậy
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về số liệu có thể vào đấy đào bới thêm :) Chưa xem kỹ, nhưng nhận thấy là người giàu tập trung phần lớn ở độ tuổi 45-60. Giàu ở đây có nghĩa là ở 20% phần trên của xã hội ấy.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=417&idmid=4&ItemID=1332

Về các kết luận mình sẽ đưa ra sau - trước hết giải quyết dứt điểm các nhận xét đã :)
 
Em có nói cái gì sai mong các bác bỏ quá cho.

Những vấn đề bác Thành đưa ra đầu tiên, em thấy đúng cả, nhưng lập luận của bác em cứ thấy thế nào ấy. Bác nói quan điểm kinh tế vĩ mô, thì tiêu chí đánh giá của vấn đề thứ 2 "nền tài chính yếu" phải là tổng tiết kiệm chứ em nghĩ đi vào "đo lọ nước mắm" xem có bao nhiêu người Việt Nam có khả năng đầu tư được 100.000 USD tiền tươi thóc thật thì hình như không được vĩ mô cho lắm. Trong trường hợp không có số liệu về tổng tiết kiệm, mới dùng hạ sách đấy để ước tổng tiết kiệm, chứ đây các bác có thể kiếm số liệu tổng tiết kiệm mà. Bác Thành đã đưa ra số liệu tổng tiết kiệm năm 2004 là 31,1% GDP, còn số liệu của tiết kiệm trong dân là 7,17 tỷ USD năm 2004, tương đương 16% GDP. (Nhưng em không rõ chi cho giáo dục xếp vào đầu tư hay vào chi tiêu hả các bác).

Theo em hiểu sở dĩ có 2 sự chênh lệch đó là do tổng tiết kiệm bao gồm tiết kiệm trong dân và tiết kiệm của doanh nghiệp (chắc là của các công ty nhà nước, chứ công ty tư nhân chắc tính vào tiết kiệm trong dân rồi).

Em thấy cả bác Thành và bác Trung nói đều đúng cả. Bác Thành bảo ít người có tài sản có tính thanh khoản cao có tổng trị giá trên 100.000 USD (chỉ khoảng 10.000 người) để đầu tư, bác Trung bảo tiết kiệm trong dân có nhiều nhưng không huy động được. Điều này có thể giải thích được. Mặc dù tiết kiệm trong dân có nhiều, nhưng mọi người đầu tư vào bất động sản, là những tài sản có tính thanh khoản thấp, vì thế mà ít người có thể huy động được 100.000 USD tài sản có tính thanh khoản cao. Bác Trung nhìn từ góc độ tiết kiệm, bác Thành nhìn từ góc độ đầu tư cho kinh doanh, ở giữa hai bác là 1 cục bất động sản nằm chình ình nên 2 bác không nhìn thấy nhau.
 
@Chu Thắng Trung: :) Ban đầu mọi người cũng đã cố gắng loại bỏ vấn đề bđs ra rồi. Nếu chỉ dùng tiền để mua BĐS (không bao gồm xây dựng) thì số tiền đó chỉ đơn giản là chuyển từ người này sang người khác --> số tiền đó vẫn nằm trong xã hội mà thôi. :)

Anh chỉ đưa ra con số rất ít người VN có khả năng huy động nổi 1 tỷ VNĐ chỉ là một hình ảnh nhỏ để nói lên là thực lực của chúng ta thực sự chưa có là bao. Như chúng ta đã tính, thì số người có vốn 1 tỷ VNĐ ở VN không vượt quá con số 50.000 người, nếu lấy mức 7 tỷ USD tiết kiệm thì số người này lại còn ít hơn nữa, tức chỉ khoảng 1/2 số này.

Ngay cả bài báo trên VNN nói về lần phát hành eurobonds đầu tiên của VN cũng nói là ở VN, doanh nghiệp nào mà bỏ ra 10 tỷ VNĐ để mua trái phiếu là oai lắm rồi :) Thực chất doanh nghiệp không mạnh về vốn đâu.

Mình cũng đã nói đến hiện tượng tại sao giá đầu vào các nguyên liệu ở VN cao, ở đây có thể nhiều người đưa ra các lý do như:
- VN là khách hàng nhỏ, nên chịu bị "ép" giá;
- Nó là một hình thức rút lợi nhuận của các tập đoàn xuyên quốc gia;
v.v. và v.v....

Nhưng khi đi vào chi tiết tìm hiểu từ bên trong, thì ta sẽ biết là không phải vậy. Trong đợt khủng hoảng thép năm 2004, giá thép ở VN cao nhất khu vực, cao hơn nhiều ở TQ và Thái Lan. Chính ra TQ phải là nước có giá cao nhất thì vẫn rẻ hơn ở VN. :)

Đấy là một hướng mà ta nền tìm hiểu thấu đáo. Một hướng khác mang tính chất macro hơn thế - đó là chúng ta chọn con đường phát triển kinh tế nào? Cách đấy hơn 10 năm, báo chí VN luôn lên mặt về sự phát triển kinh tế của mình, cũng như coi cải cách kinh tế ở VN là thành công nhất trong phe XHCN. Điều này cho đến bây giờ là không còn đúng nữa, vì VN đã bắt đầu tụt hậu trong cải cách kinh tế và tốc độ tăng trưởng, nhất là thu nhập của người dân tăng kém hơn hẳn, so với các nước Đông Âu và một vài nước LX cũ kể từ năm 1998 đến giờ.

Nếu coi việc cải cách kinh tế ở VN là toàn bộ giai đoạn kể từ năm 1985-2005 có lẽ là quá chủ quan. Tăng trưởng thực sự và thực chất ở VN chỉ có thể thấy trong giai đoạn 1990-1995, còn từ năm 1995-2005 tuy có tăng trưởng nhưng không thực sự mạnh mẽ, hoặc là có dấu hiệu thụt lùi so với các nước khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lưu Công Thành đã viết:
@Chu Thắng Trung: :) Ban đầu mọi người cũng đã cố gắng loại bỏ vấn đề bđs ra rồi. Nếu chỉ dùng tiền để mua BĐS (không bao gồm xây dựng) thì số tiền đó chỉ đơn giản là chuyển từ người này sang người khác --> số tiền đó vẫn nằm trong xã hội mà thôi. :)

Anh chỉ đưa ra con số rất ít người VN có khả năng huy động nổi 1 tỷ VNĐ chỉ là một hình ảnh nhỏ để nói lên là thực lực của chúng ta thực sự chưa có là bao. Như chúng ta đã tính, thì số người có vốn 1 tỷ VNĐ ở VN không vượt quá con số 50.000 người, nếu lấy mức 7 tỷ USD tiết kiệm thì số người này lại còn ít hơn nữa, tức chỉ khoảng 1/2 số này.

Ngay cả bài báo trên VNN nói về lần phát hành eurobonds đầu tiên của VN cũng nói là ở VN, doanh nghiệp nào mà bỏ ra 10 tỷ VNĐ để mua trái phiếu là oai lắm rồi :) Thực chất doanh nghiệp không mạnh về vốn đâu.

Mình cũng đã nói đến hiện tượng tại sao giá đầu vào các nguyên liệu ở VN cao, ở đây có thể nhiều người đưa ra các lý do như:
- VN là khách hàng nhỏ, nên chịu bị "ép" giá;
- Nó là một hình thức rút lợi nhuận của các tập đoàn xuyên quốc gia;
v.v. và v.v....

Nhưng khi đi vào chi tiết tìm hiểu từ bên trong, thì ta sẽ biết là không phải vậy. Trong đợt khủng hoảng thép năm 2004, giá thép ở VN cao nhất khu vực, cao hơn nhiều ở TQ và Thái Lan. Chính ra TQ phải là nước có giá cao nhất thì vẫn rẻ hơn ở VN. :)

Đấy là một hướng mà ta nền tìm hiểu thấu đáo. Một hướng khác mang tính chất macro hơn thế - đó là chúng ta chọn con đường phát triển kinh tế nào? Cách đấy hơn 10 năm, báo chí VN luôn lên mặt về sự phát triển kinh tế của mình, cũng như coi cải cách kinh tế ở VN là thành công nhất trong phe XHCN. Điều này cho đến bây giờ là không còn đúng nữa, vì VN đã bắt đầu tụt hậu trong cải cách kinh tế và tốc độ tăng trưởng, nhất là thu nhập của người dân tăng kém hơn hẳn, so với các nước Đông Âu và một vài nước LX cũ kể từ năm 1998 đến giờ.

Nếu coi việc cải cách kinh tế ở VN là toàn bộ giai đoạn kể từ năm 1985-2005 có lẽ là quá chủ quan. Tăng trưởng thực sự và thực chất ở VN chỉ có thể thấy trong giai đoạn 1990-1995, còn từ năm 1995-2005 tuy có tăng trưởng nhưng không thực sự mạnh mẽ, hoặc là có dấu hiệu thụt lùi so với các nước khác.

To Thành: cứ tạm lấy con số 50,000 đi cũng được. Thật ra con số đó đã không còn quan trọng nữa, như là Thắng Trung đã nói. Mình đồng ý với TT rằng ban đầu mình tranh cãi con số người có thể bỏ 1 tỉ ra cũng chỉ vì khi đó Thành ko nêu ra một cách nào khác để ước tính toàn bộ khả năng đầu tư của Việt Nam - vào lúc đó thì đó ko phải là một ví dụ nhỏ mà nó chứa toàn bộ sức nặng trong lập luận về nền tài chính yếu kém của Thành.

Nay thì ta cứ lấy con số 7 tỉ đi, hay là như anh Hưng ước tính thì cón số thật có thể là gấp đôi. Như vậy thì 7 tỉ, hoặc giả thậm chí là 14 tỉ đi, có phải là ít không? Và như thế nào để biết là ít hay là không ít? Lưu ý trước là ko thể so sánh với các nền kinh tế như là Mỹ được đâu nhé. Thật ra cách so sánh tốt nhất là với các nước như là Nam Hàn, Thái Lan, .... vào mấy chục năm trước lúc họ bắt đầu phát triển. Nếu ta phát triển kém hơn họ lúc đó thì rõ ràng là ko có gì để tự hào. Nếu nhanh hơn họ lúc đó thì, thật ra cũng ko có gì tự hào cả, nhưng cũng là một dấu hiệu cho thấy ta đi ko đến nỗi trệch hướng lắm. Việc so sánh với Đông Âu thì cần phải rất thận trọng. Bởi vì trước 85 cho đến nay thì nội lực của Đông Âu (về vốn và nhất là về trình độ kỹ thuật) có lẽ vốn vẫn hơn hẳn Việt nam, cho nên so sánh với họ cần phải cẩn thận.

Cách nói của Thành rằng từ năm 95 đến nay ta vốn ko phát triển thì mình là tiếp tục chưa thông. Thành có những lập luận nào để chứng minh cho điều này ko?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ý kiến của em cũng tương tự như của bác Trung. Bác Thành so sánh thu nhập của Việt Nam với các nước Đông Âu và Nga mà so sánh thu nhập của sinh viên ra trường ở Matxcova với ở HN rồi bảo rằng thu nhập người dân tăng kém hơn hẳn thì có vẻ hơi bị "thầy bói xem voi". :) Em dẫn 1 ít số liệu về GDP trên đầu người tính theo ngang giá sức mua của Séc, Nga, Thái Lan và Việt Nam 1 số năm ra đây: (số liệu của UNDP, đơn vị USD)

1991: Séc 11.700, Nga: 9.770, Thái Lan: 4.790, Việt Nam: 1.240
1998: Séc 13.200, Nga: 6.240, Thái Lan: 6.010, Việt Nam: 1.860
2003: Séc 15.500, Nga: 8.720, Thái Lan: 7.180, Việt Nam: 2.350

Em cũng đồng ý với bác là tăng trưởng Việt Nam chưa thực sự bền vững, nhưng bác bảo rằng tăng trưởng giai đoạn 1990-1995 thực sự và thực chất hơn giai đoạn 1995-2005, bác dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá rằng có sự khác biệt trong tăng trưởng giữa 2 giai đoạn?
 
@Chu Thắng Trung: Em lấy số liệu kiểu gì mà GDP per capita của VN lại là 2.350 $ thế. :) Cần thiết phải đưa ra Real GDP kia, còn mấy cái kiểu GDP by PPP không chính xác cho lắm, vì kô biết tính kiểu gì cho đúng. :)
 
Thôi, nói chuyện nghiêm túc:

1. Tất cả những gì mình đưa ra ban đầu đều không phải là thừa.

Ngay cả việc tính số người có vốn trên 1 tỷ VND cũng là rất quan trọng. Con số này càng cao, thì nền kinh tế càng năng động. Con số 7 tỷ USD là quan trọng, nhưng nó cũng có thể không quan trọng vì nếu tính bình quân đầu người thì mỗi năm 1 người dân VN tiết kiệm chưa đầy 100$ - liệu có nói lên được điều gì kô?. :) Capital concentration cũng là một economic indicator quan trọng. Một mặt khác, việc chỉ ra số người có số vốn trên 1 tỷ VND sẽ giúp cho người đọc dễ hiểu hơn về tiềm lực thực tế của doanh nghiệp VN.

2. Về cải thiện thu nhập của người dân

Để chỉ ra sự cải thiện thu nhập của người dân thì trước hết phải xét về tiền lương (chứ không phải GDP). Bởi thu nhập chính của người dân bao giờ cũng là lương, các thu nhập ngoài lương chỉ là phụ.

Mức lương của sinh viên ra trường cũng là một chỉ số tốt để so sánh. Nhất là khi so sánh giữa thủ đô của 2 nước. Lúc đầu Thắng Trung nghĩ như thế là để lòe thiên hạ, bởi ở Moscow lương có thể rất cao, còn các thành phố khác chắc là thấp. Xin nói với Trung rằng, khoảng cách giữa trung ương với các địa phương ở Nga là thấp hơn nhiều so với ở VN. Cái này em có thể đọc trong các Reports của World Bank, nó vẫn hay nói về khoảng cách lớn tại VN và TQ giữa nông thôn và thành thị.

Nền kinh tế VN và Nga trước đây được xây dựng trên cùng một cơ sở bao cấp, nên rất có thể so sánh được. Vì thế, anh sẽ tìm số liệu về mức tăng lương ở Nga (khu vực nhà nước và tư nhân), và ở VN để em có một cách nhìn khách quan.

GDP có thể là một con số bổ ích, nhưng nó kô thể hiện được hết mức sống của người dân. Trong bài viết đăng trên báo Tuổi trẻ cũng có nói đến điều đó. GDP có thể tăng rất cao, nhưng nó kô được thể hiện trong thu nhập của người dân. Thái Lan là một ví dụ điển hình: nền kinh tế tăng trưởng, lương công nhân vẫn cứ lèm bèm trong khi giá cả thì lại tăng cao --> mức sống của người lao động trở nên khốn khổ. Nó cũng là lý do tại sao ở Thái Lan lại lắm gái điếm đến thế (ở VN thì sao?)

Khi nào có các số liệu cụ thể em sẽ tự cảm nhận thấy những gì anh nói là đúng sự thật.

Còn về kinh tế phát triển từ năm 1995 đến nay - em hãy cố gắng lục lại trong quá khứ, VN đã bỏ qua bao nhiêu cơ hội để có thể cải thiện nền kinh tế.
 
Em đâu có nói bác lòe thiên hạ, em chỉ bảo phương pháp luận của bác không được chính xác thôi vì bác chỉ so sánh cái bộ phận mà không so sánh cái tổng thể. :)

Sở dĩ em lấy ngang giá sức mua vì chúng ta đang bàn đến thu nhập và mức sống của người dân chứ không phải bàn về tích lũy tư bản nữa. Nếu xét về mức sống của người dân thì chỉ tiêu đánh giá phải là ngang giá sức mua chứ. Chỗ em đang ở, ăn cái bánh mỳ kẹp thịt cũng hết 5 USD rồi, về nhà một cái bành mỳ ba tê hết có 3.000, mang 5 USD về nhà thì ăn bánh mỳ ba tê được cả tuần, ngày 3 bữa. Nó khác nhau chứ bác.

Nhân tiện bác nói về báo cáo của Ngân hàng thế giới, bác có thống nhất với em là một trong những chỉ tiêu đánh giá bất bình đẳng thu nhập của nó là hệ số GINI không ạ. GINI càng cao thì càng bất bình đẳng. Năm 2003, GINI của Việt Nam là 36,1; của Nga là 39,9; của Trung Quốc là 44, của Thái Lan là 51,1. Ví dụ của bác đưa ra về 3 nước kia đều đúng cả, mỗi của Việt Nam là em nghi ngờ. Có thể khoảng cách thu nhập của Việt Nam đang tăng lên thật nhưng khoảng cách đó vẫn thấp hơn của Nga.

Bác không dùng GDP trên đầu người để đánh giá mà dùng thu nhập cũng được. Nhưng em vẫn bảo lưu ý kiến phải dùng ngang giá sức mua chứ không dùng thu nhập quy đổi trực tiếp ra USD. Số liệu của Nga chắc bác tìm thạo hơn em, em chỉ cung cấp trước số liệu của Việt Nam theo Tổng cục Thống kê trong 2 năm 2003-2004 tính theo ngang giá sức mua, tỷ giá 15.600 VND/USD:

Cả nước 1.829 USD

Thành thị 3.001 USD
Nông thôn 1.421 USD

Đồng bằng sông Hồng 1.840 USD
Tây Bắc Bộ 1.019 USD
Đông Bắc Bộ 1.446 USD
Bắc Trung Bộ 1.199 USD
Duyên hải Nam Bộ 1.521 USD
Tây Nguyên 1.475 USD
Đông Nam Bộ 3.100 USD
Đồng bằng sông Cửu Long 1.782 USD.

GDP đầu người thực tế = 550 USD (WB 2004), GDP đầu người ngang giá sức mua = 2.700 USD (CIA Factbook 2004)

Số liệu các năm trước tìm hơi mất thời gian, nhưng qua số liệu trên cũng thấy được một phần khoảng cách thu nhập giữa các địa phương và mối tương quan giữa GDP trên đầu người và thu nhập của từng người dân.

Cuối cùng, em không tranh cãi với bác về việc những cơ hội mà chúng ta bỏ qua để phát triển kinh tế kể từ sau năm 1995. Em nhất trí với bác là tăng trưởng 7 hay 8% như hiện nay tuy có tốt nhưng thật sự là chưa bền vững. Em chỉ hỏi bác là bác dựa vào tiêu chí nào để cho là tăng trưởng giai đoạn 1990-1995 thực sự và thực chất hơn giai đoạn 1995-2005 thôi? Theo em thì trong giai đoạn trước, đất nước ta chỉ thành công trong việc vượt qua những khó khăn đang đe dọa lúc đó, chứ em không dám nói đến tăng trưởng thực chất và cũng thấy khác biệt lắm so với giai đoạn hiện tại.

Để tìm thêm các số liệu cho lập luận của bác, bác có thể vào đây:

http://www.nationmaster.com/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn Thắng Trung về các số liệu. Tuy vậy, nếu tìm được các số liệu về tiền lương thì hay hơn nhiều ;)

Số liệu của Nga thì anh đã có ở đây

http://www.gks.ru/bgd/regl/brus05/IssWWW.exe/Stg/07-01.htm

Tiếng Anh

http://www.gks.ru/bgd/regl/b05_12/IssWWW.exe/Stg/d000/07-01.htm

Tất cả số liệu ở đây là theo current price, tức nominal hết. Còn nếu quy về USD, kể từ năm 2000 đến nay, đồng ruble của Nga không hề mất giá so với USD, nếu kô nói điều ngược lại. Về tỷ giá RUR/USD có thể tham khảo ở đây

http://stock.rbc.ru/demo/cb.0/daily/USD.rus.shtml?show=5Y

Năm 2000 - 28, 2001 - 29, 2002 - 31, 2003 - 30, 2004 - 29, 2005 - 28

Dòng 1 trong bảng thống kê là tổng chi tiêu của các hộ gia đình (Households Expenses):

Năm 2000 - 3813,5 tỷ RUR -> 136,9 tỷ USD
Năm 2001 - 5013,8 tỷ RUR -> 172,9 tỷ USD tăng 26,3%
Năm 2002 - 6394,5 tỷ RUR -> 206,3 tỷ USD tăng 19,3%
Năm 2003 - 7701,8 tỷ RUR -> 256,7 tỷ USD tăng 24,4%
Năm 2004 - 9375,1 tỷ RUR -> 323,3 tỷ USD tăng 25,9%

Trong vòng 4 năm kể từ năm 2000 đến năm 2004, chi tiêu các hộ gia đình ở Nga đã tăng 2,45 lần :)

Dòng thứ 5 là thu nhập bình mỗi tháng tính trên đầu người :

Năm 2000 - 2281 RUR -> 81,46 USD
Năm 2001 - 3061 RUR -> 105,55 USD tăng 29,6%
Năm 2002 - 3947 RUR -> 127,32 USD tăng 20,6%
Năm 2003 - 5171 RUR -> 172,37 USD tăng 35,4%
Năm 2004 - 6337 RUR -> 218,52 USD tăng 26,8%

Trong vòng 4 năm 2000-2004, thu nhập bình quân đầu người đã tăng 2,68 lần.

Dòng thứ 7 là mức lương chính trung bình tính theo tháng:

Năm 2000 - 2223,4 RUR - 79,4$
Năm 2001 - 3240,4 RUR - 111,7$ tăng 40,7%
Năm 2002 - 4360,3 RUR - 140,7$ tăng 25,9%
Năm 2003 - 5498,5 RUR - 183,3$ tăng 30,3%
Năm 2004 - 6831,8 RUR - 235,6$ tăng 28,5%

Trong 4 năm 2000-2004, mức lương chính đã tăng 3,07 lần

Dòng thứ 8 cho biết mức lương tăng thực là bao nhiêu (sau khi đã trừ đi lạm phát)

Năm 2000 - 21%
Năm 2001 - 20%
Năm 2002 - 16%
Năm 2003 - 11%
Năm 2004 - 11%

Vậy trên thực tế lương của người Nga trong vòng 4 năm đã tăng 2,07 lần. Việc này cũng đã được xác nhận trong báo cáo của World Bank

http://siteresources.worldbank.org/INTRUSSIANFEDERATION/Resources/RER11_eng.pdf

Theo đó thì mức tăng lương thực (đã trừ đi lạm phát) trong 9 tháng đầu năm 2005 tuy không còn là 2 chữ số nữa, nhưng vẫn là 8,7% (xem trang 10 của báo cáo trên). Thử hỏi trong 9 tháng đầu năm, mức lương ở VN đã tăng lên được bao nhiêu %?

Trong khi đó ở VN, trong vòng 12 năm 1993-2005, mức lương chỉ tăng có 2,92 lần, trong khi đó đồng tiền đã mất giá 1,79 lần ==> vì thế thực sự lương chỉ tăng lên có 1,63 lần (thấp hơn nhiều mức tăng trưởng GDP là 2,2 lần)

http://vietnamnet.vn/nhandinh/2005/09/492321/

Tạm thời thế đã
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Thành thân mến,

Trước khi em với bác đi vào tranh cãi về con số cụ thể, em với bác phải thống nhất với nhau xem chúng ta đang tranh luận về điều gì. Bác nói rằng Việt Nam đang tụt hậu trong cải cách kinh tế và tốc độ tăng trưởng, thể hiện ở việc thu nhập của người dân tăng kém hơn hẳn các nước Đông Âu cũ. Em cãi lại bác rằng tốc độ tăng thu nhập của người dân Việt Nam không kém hơn các nước Đông Âu cũ. Đến đây bác có nhất trí không?

Do đó, việc sử dụng lương như là một thước đo cho thu nhập của người dân là không hợp lý.

Thứ nhất, dẫn chứng bác đưa ra về số liệu của Việt Nam là mức lương tối thiểu. Năm 1993, lương tối thiểu là 120.000 đồng; năm 2005, lương tối thiểu là 350.000 đồng, tăng đúng 2,92 lần. Nhưng chẳng ai trả lương tối thiểu cả bác ạ. Từ đó đến nay, hệ số lương thay đổi, cơ cấu trả lương cũng thay đổi, phụ thuộc vào từng cơ quan, doanh nghiệp.

Thứ hai, lương tối thiểu đó chỉ có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của 4 triệu lao động đang làm cho khu vực nhà nước. Nhưng Việt Nam còn 36,8 triệu lao động làm trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước, 631 nghìn lao động làm trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu năm 2004). Đa phần trong số lao động này là lao động nông nghiệp, họ chẳng biết đến lương là cái gì cả. Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và FDI thì được trả lương dựa vào cung cầu thị trường lao động chứ không bám theo quy định về lương tối thiểu. Vì thế, nếu bác mở 1 topic khác nói về cải cách lương trong khu vực nhà nước thì số liệu trên là hữu dụng, chứ dùng nó trong hoàn cảnh này là không phù hợp.

Do 2 lý do trên, việc sử dụng lương để so sánh thu nhập của người dân 2 nước là không hợp lý.

Cái duy nhất còn có thể so sánh được ở đây là tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người sau khi đã trừ đi ảnh hưởng của lạm phát, tức là dòng 5 và 6 trong bảng thống kê của bác.

Một cách định tính, bác chỉ ra rằng thu nhập bình quân đầu người danh nghĩa của Nga tăng mạnh từ 20 đến 30% trong khoảng những năm 2000-2004. Nhưng lạm phát ở Nga cũng tăng mạnh trong thời gian đó. Năm 2000 là 20,8%, 2001 là 21,6%, 2002 là 16,0%, 2003 là 13,6%, 2004 là 11,5%. (http://www.worldwide-tax.com/russia/rus_inflation.asp) Trong khi đó, lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này, trừ năm 2004 là 9,5%, còn lại đều dưới 4%.

Một cách định lượng, em tính ra thu nhập bình quân tính theo giá so sánh của Nga trong giai đoạn 2003-2004 tăng khoảng 25% so với giai đoạn 2001-2002. Đơn giản hóa là sau 2 năm thì thu nhập thực tế của người dân Nga tăng khoảng 25%. Con số này cũng bằng với tốc độ tăng của Việt Nam.
 
Số liệu của Nga là thu nhập của người dân nói chung và tiền lương đối với những người đi làm. Còn đây là số liệu của VN:

Thu nhập trung bình của 1 người dân VN 1 tháng:

Năm 1996 - 226,00 ngàn VND
Năm 1999 - 295,00 ngàn VND tăng so với năm 1996 là 30,5%
Năm 2002 - 356,08 ngàn VND tăng so với năm 1999 là 20,7%

http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=878
http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=601

Còn chỉ số giá tiêu dùng đây
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=3478


Qua đó từ năm 1996-1999 mất giá là 13,24%, còn từ năm 1999-2002 mất giá là mất giá 4,20%

Tăng trưởng thật về thu nhập từ năm 1996-1999 là 17,2%, 2002-1999 là 16,5%

Ở đây không có số liệu tương ứng để so sánh, thiếu năm 1999, nhưng tạm thế này

Năm 2000 - 2281 RUR -> 81,46 USD
Năm 2001 - 3061 RUR -> 105,55 USD tăng 29,6% (tính theo USD), 34,19% (tính theo RUR)
Năm 2002 - 3947 RUR -> 127,32 USD tăng 20,6% (so với USD), 28,94% (tính theo RUR)

Trong các số liệu của anh đưa ra ở trên đã consider một phần lạm phát gắn liền với tỷ giá RUR/USD.

Vậy ta có, mức tăng thu nhập của người Nga 2001-2000 là 12,6%, 2002-2001 là 12,9%.

Mức thu nhập chỉ trong giai đoạn 2000-2002 đã tăng là 22,7% - cao hơn của VN trong vòng 3 năm 1999-2002 là 16,5%!!!!!

Còn thu nhập của người Nga trong 2 năm 2002 -> 2004 thực tăng 26,75%. Không có số liệu của VN - mà nếu có cũng kô thể tăng cao được - như em thấy đấy thu nhập bình quân của người VN chỉ tăng có 16-17% trong vòng 3 năm, nên thực ra chỉ tăng có 5-5,3%/năm thôi đó là cho suốt cả giai đoạn 1996-2002, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP (chỉ bằng 2/3). Mà nếu xu hướng này tiếp diễn thì từ năm 2002-2004 tăng trưởng về thu nhập lại càng không thể đạt được con số 5%/năm, tức sau 2 năm cũng chỉ tăng khoảng 10% - bằng 40% mức tăng của Nga. :)

Có lẽ không nên so sánh với Nga, vì tăng trưởng của Nga thì VN không thể nào bì được. Anh sẽ tìm số liệu của Ucraina và Balan để so sánh. Có điều có thể chắc chắn là tốc độ tăng trưởng cả về GDP, cả về thu nhập của người dân của Ucraina không bằng Nga nhưng vẫn cao hơn VN nhiều.

Rất tiếc là VN kô có thống kê về lương của người đi làm, vì đây mới là chỉ số quan trọng - thu nhập của đại bộ phận người dân. Còn thu nhập bình quân đầu người không chính xác lắm, bởi nó tính cả thu nhập của những người giàu rồi mà ở VN khoảng cách giàu nghèo ở VN là khá cao. Như đã chỉ ở trên mức lương thực (đã trừ lạm phát) ở Nga trong 4 năm đã tăng 2,07 lần!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Thành tính cái gì em ko biết nhưng mà so sánh tăng trưởng đầu người và tăng trưởng GDP mà ko tính tới tăng trưởng dân số à. Giả sử cái tính đầu người của bác cho VN là 5.5%, thế thì với tốc độ tăng dân của VN bây giờ chẳng hạn là 1.5%, thì --> tốc độ tăng GDP cũng ngót nghe 7% rồi còn gì nữa...
Em chẳng thấy có gì lạ cả :D...
 
Lưu Công Thành đã viết:
Rất tiếc là VN kô có thống kê về lương của người đi làm, vì đây mới là chỉ số quan trọng - thu nhập của đại bộ phận người dân. Còn thu nhập bình quân đầu người không chính xác lắm, bởi nó tính cả thu nhập của những người giàu rồi mà ở VN khoảng cách giàu nghèo ở VN là khá cao. Như đã chỉ ở trên mức lương thực (đã trừ lạm phát) ở Nga trong 4 năm đã tăng 2,07 lần!

Em không rõ bác có đọc những bài em viết không? Em có bảo rằng lương không thể dùng để xác định thu nhập tại Việt Nam vì đa phần lao động vẫn là lao động nông nghiệp, họ làm gì có lương hả bác? Khoảng cách giàu nghèo em cũng đã dẫn chứng cho bác rồi, hệ số GINI của Việt Nam còn thấp hơn của Nga cơ mà?

Bác lấy tỷ lệ tăng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ mất giá, cách đó chỉ ước được tương đối, có sai số nhiều. Đúng ra phải nhân thu nhập năm 96 với tỷ lệ mất giá rồi lấy thu nhập năm 99 chia cho kết quả đấy chứ.

Tuy nhiên, em đồng ý với bác là từ năm 99 đến năm 2004, tốc độ tăng thu nhập thực tế của người dân Nga cao hơn của Việt Nam. Theo cách tính của em, thu nhập thực tế của người dân Nga tăng khoảng 68% trong khi của người dân Việt Nam tăng khoảng 40%. Thế nhưng, có vấn đề cần phải đề cập đến ở đây. Như bác Trung đã nói ở trên, Nga có hạ tầng cơ sở sẵn rồi, thu nhập thấp những năm 90 một phần là do hậu quả của Liên Xô tan rã, cộng thêm với khủng hoảng tài chính ở Nga năm 1998. Vì thế, việc tăng thu nhập một phần là do nền kinh tế hồi phục trở lại, một phần mới là tăng trưởng. Trong khi đó Việt Nam thì đi lên từ chân đất mắt toét, thu nhập tăng đều là do tăng trưởng cả.

Con số so sánh giữa Nga và Việt Nam trong khoảng thời gian 2002-2004 thì em có thể tính được cho bác. Dữ liệu của em có:

Thu nhập danh nghĩa của người dân Việt Nam năm 2002: 356,1 nghìn; năm 2004: 484,4 nghìn
Lạm phát ở Việt Nam: 2003: 3%, 2004: 9,5%

Thu nhập của người dân Việt Nam năm 2002 theo giá 2004:
356,1 x 1,03 x 1,095 = 401,6 nghìn
Tỷ lệ tăng thu nhập thực tế của người dân Việt Nam 2002-2004:
484,4 : 401,6 = 20,6%.

Lần trước em ước lạm phát cả 2 năm 03, 04 đều là 4% nên tính nhầm thành 25%. Không phải là chỉ khoảng 10% như bác nói. Còn về nguyên nhân thì em cũng đã đề cập đến ở trên rồi.

Một yếu tố nữa không thể không nói đến là Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, việc tăng giá dầu trong khoảng thời gian gần đây đã đem lại cho Nga một nguồn thu khổng lồ. Xuất siêu của Nga năm 2004 là 50 tỷ USD, tương đương với hơn một nửa kim ngạch nhập khẩu. Phần này cũng chuyển hóa một phần thành thu nhập của người dân tăng lên.

Vì thế, khi xem xét nguyên nhân tại sao thu nhập của người dân Nga tăng cao, không thể không xem xét đến 3 tác động trên. 3 tác động đó là: đà hồi phục kinh tế của Nga sau khi bị suy sụp vì Liên Xô tan rã, đà hồi phục kinh tế của Nga sau khi bị suy sụp vì khủng hoảng tài chính năm 98, giá dầu tăng khiến xuất siêu của Nga tăng vọt. Loại bỏ được ảnh hưởng của 3 tác động đó đến thu nhập thì mới nói đến chuyện tác động của cải cách kinh tế đến thu nhập.

Mà nói chung là bác em học kinh tế chắc biết rồi, đánh giá được một cách toàn diện như vậy thì cần phải đến 1 luận án tiến sỹ hoặc ít ra cũng một cái research paper, chứ em với bác cứ ngồi tính bằng Calculator với cả Excel trên forum thế này em e rằng không ổn. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây anh cung cấp cho các chú số liệu của 3lan. Mặc dù 3lan có mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ ở mức trung bình 3% (1998-2002), nhưng số liệu sau cho thấy mức tăng thu nhập trung bình - tiền tươi thóc thật đến tay người lao động - cũng tăng đều đặn ổn định hàng năm, trên mức lạm phát ít nhiều. Tăng thu nhập TB gấp đôi trong vòng vài năm chỉ có thể sảy ra ở những nước quản lý tài chính vớ vẩn, gian lận số liệu thực, hoặc trong những hoàn cảnh đặc biệt, kiểu phục hồi lại vì lúc trước thu nhập đã bị giảm nghiêm trọng do khủng hoảng, hoặc chuyển đổi.

Sau 1989, cách mạng dân chủ 3lan thành công, trong 2 năm đầu chuyển đổi thể chế từ CS sang TB 1990-1991, lạm phát đã ở mức rất cao, cũng như ở tất cả các nước CS cũ, nhưng sau đó lạm phát đều đặn tụt xuống, hiện nay chỉ ở mức 3%. Sau khi trở thành thành viên EU, 2004, mục đích tiếp theo của họ cũng như của tât cả các thành viên mới khác của EU, là duy trì lạm phát ở mức ổn định 1-2% để tham gia dùng đồng tiền chung euro, thời gian 2007-2009; cũng như cố gắng đạt mức tăng trưởng GDP ~5% để rút ngắn khoảng cách sau 45 năm tụt lùi vì chính thể CS do Stalin dựng lên, với các nước khác trong EU cũ.

Đơn vị tính PLN, 3.3-3.4 PLN = 1 USD năm 2005, trước đó thì như sau:
zlotych per US dollar: 3.6576 (2004), 3.8891 (2003), 4.08 (2002), 4.0939 (2001), 4.3461 (2000). Như vậy trong 5 năm gần đây USD đã mất giá khoảng 23% so với đồng Zlotych của 3lan.

GDP per capita thực $4,253, còn GDP - PPP per capita thì $9,000-10,000 tùy theo cách tính.

Về phân bố thu nhập của 3lan: 10% richest : 24.7% ; 20% richest: 39.7 ; phân phối income rõ ràng đều hơn VN ( 29.9% và 44.5%) không dám nhắc đến Nga (38.7% và 53.7%). 20% poorest thì tương đương với VN khoảng 8%.

Năm Thu nhập TB Tăng thu nhập[%] Lạm phát giá [%] so với năm trước

1991: 177 ; 71.91 ; 70.30
1992: 293.5 ; 65.82 ; 43.00
1993: 399.5 ; 36.12 ; 35.30
1994: 532.8 ; 33.37 ; 32.20
1995: 702.62 ; 31.87 ; 27.80
1996: 873 ; 24.25 ; 19.90
1997: 1061.93 ; 21.64 ; 14.90
1998: 1239.49 ; 16.72 ; 11.80
1999: 1706.74 ; 37.70 ; 7.30
2000: 1923.81 ; 12.72 ; 10.10
2001: 2061.85 ; 7.18 ; 5.50
2002: 2133.21 ; 3.46 ; 1.90
2003: 2201.47 ; 3.20 ; 0.80
2004: 2289.57 ; 4.00 ; 3.50

2005: 2480 ; 8.32 ; 2.9 /9 tháng đầu năm so sới cùng kỳ 2004/

Như vậy từ 1990 đến 2004 lương ở 3lan đã tăng 22.24 lần trong khi lạm phát giá thực tăng 11.36 lần, tức là thực sự lương chỉ tăng 1.96 lần trong vòng 15 năm qua.

Trong giai đoạn 10 năm, 1995-2004, lương ở 3lan tăng 3.26 lần trong khi giá thực tăng lên 2.04 lần, tức là thực sự lương chỉ tăng 1.6 lần.


Với Czech và Hungary cũng có thể chờ đợi kết quả tương tự. Còn Ukraine thì cải cách kinh tế của họ đi sau những nước như Czech, Hungary vs Poland gần chục năm, đang ở giai đoạn khác những nước trên, số liệu có thể ... bất ngờ, không xếp vào nhóm này được. Dù sao tôi cũng chờ xem số liệu mới nhất của Ukraine do Thành cung cấp.

Data của 3lan có ở : http://www.gus.pl/

Lưu Công Thành đã viết:
Có lẽ không nên so sánh với Nga, vì tăng trưởng của Nga thì VN không thể nào bì được. Anh sẽ tìm số liệu của Ucraina và Balan để so sánh. Có điều có thể chắc chắn là tốc độ tăng trưởng cả về GDP, cả về thu nhập của người dân của Ucraina không bằng Nga nhưng vẫn cao hơn VN nhiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Công nhận là việc tăng trưởng GDP của Balan, Czechs và Hungary (3 nước khá nhất Đông Âu, nếu không kể Slovenia thuộc Nam Tư cũ) không bằng VN, kể cả về mức độ chi tiêu cũng không tăng nhanh bằng. Còn tốc độ tăng trưởng của Ucraina và Kazakhstan (2 nước này và Nga là có tốc độ tăng trưởng cao nhất) cao hơn của VN (in term of households expenditures). Mấy thứ này có thể vào website của World Bank để kiểm tra (vào mục Country-At-Glance).

Có một điều thế này, các số liệu đấy không thể hiện được thực sự đời sống của người dân được cải thiện đến mức độ nào vì không có báo cáo rõ ràng về thu nhập. Có thể làm một cách này là tính mức tăng trưởng về lương ở thành thị và tăng trưởng về thu nhập ở nông thôn - rồi làm qua weighted avarage thì sẽ tìm được tăng trưởng thực mức sống của người dân.

Một chuyện nữa, cấu trúc dân số đang có lợi cho VN - vì thế lấy vấn đề dân số ra để "bào chữa" là không hợp lý.

Btw, 2 thông tin sau có thể giúp được phần nào làm rõ vấn đề:

http://web.worldbank.org/WBSITE/EXT...K:141137~piPK:141127~theSitePK:387565,00.html

http://siteresources.worldbank.org/INTECA/Resources/ch5-poverty.pdf

Ở đây, các thông tin cho ta thấy - Việt Nam trong vòng 20 năm đã giảm được 64% số người nghèo từ 70% xuống 25%, còn Đông Âu trong vòng 10 năm (1998-2007) cũng giảm được 60% số người nghèo từ 20% xuống 8%. Đặc biệt hơn cả, income distribution ở Đông Âu được cải thiện rõ rệt --> đời sống của người dân thực sự đi lên. Điều này có thể nhận thấy một cách trực quan. Đời sống ở VN chỉ được cải thiện trên các con số, về trực quan thì không hề cảm nhận được khi chúng ta về nông thôn (Cách tính người nghèo ở VN thấp hơn nhiều cách tính người nghèo ở Đông Âu).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin cung cấp một vài nghiên cứu về vấn đề mức sống của người dân VN:

A Quantile Regression Decomposition of Urban-Rural Inequality in Vietnam
http://www.georgetown.edu/users/nguyenb/paper2.pdf

Poverty Dynamics in Rural Vietnam: Winners and Losers During Reform
http://www.sussex.ac.uk/Units/PRU/wps/wp10.pdf

Linking Participatory Poverty Assessments to Policy and Policymaking: Experience from Vietnam
http://econ.worldbank.org/files/1356_wps2526.pdf

The Static and Dynamic Incidence of Vietnam’s Public Safety Net
http://econ.worldbank.org/files/12036_wps2791.pdf

Who Gained from Vietnam's Boom in the 1990s? An Analysis of Poverty and Inequality Trends
http://econ.worldbank.org/docs/1029.pdf

Strategic Planning for Poverty Reduction in Vietnam: Progress and Challenges for Meeting the Localized Millennium Development Goals
http://econ.worldbank.org/files/23418_wps2961.pdf

Do Rural Infrastructure Investments Benefit the Poor? Evaluating Linkages: A Global View, A Focus on Vietnam
http://econ.worldbank.org/files/12291_wps2796.pdf

Vietnam: On the Road to Labor-Intensive Growth?
http://econ.worldbank.org/docs/1144.pdf

The spatial distribution of poverty in Vietnam and the potential for targeting
http://www.ifpri.org/divs/mtid/dp/papers/mssdp42.pdf

Protecting the Poor in Vietnam's Emerging Market Economy
http://econ.worldbank.org/files/469_wps1969.pdf

Welfare in Vietnam During the 1990s: Poverty, Inequality and Poverty Dynamics
http://www.sussex.ac.uk/Units/PRU/wps/wp8.pdf

Household Enterprises in Vietnam: Survival, Growth, and Living Standards
http://econ.worldbank.org/files/11784_wps2773.pdf

Are Returns to Investment Lower for the Poor? Human and Physical Capital Interactions in Rural Vietnam
http://econ.worldbank.org/files/1180_wps2425.pdf

Is the Emerging Nonfarm Market Economy the Route Out of Poverty in Vietnam?
http://econ.worldbank.org/files/23114_wps2950.pdf

Does Globalization Increase Child Labor? Evidence from Vietnam
http://www.nber.org/papers/w8760.pdf

An Analysis of Household Responses to Price Shocks in Vietnam: Can Unit Values Substitute for Market Prices?
http://www.sussex.ac.uk/Units/PRU/wps/wp30.pdf

Instrument Choice and the Returns to Education: New Evidence from Vietnam
http://econwpa.wustl.edu:80/eps/lab/papers/0510/0510011.pdf

Sources of Ethnic Inequality in Vietnam
http://econ.worldbank.org/docs/1051.pdf

Agriculture and Income Distribution in Rural Vietnam under Economic Reforms: A Tale of Two Regions
http://www.bus.umich.edu/KresgeLibrary/Collections/Workingpapers/wdi/wp519.pdf

Trade Liberalisation and Poverty Dynamics in Vietnam
http://www.sussex.ac.uk/Units/PRU/wps/wp17.pdf

On Decomposing the Causes of Health Sector Inequalities with an Application to Malnutrition Inequalities in Vietnam
http://econ.worldbank.org/files/3001_wps2714.pdf

Reform, Growth, and Poverty in Vietnam
http://econ.worldbank.org/files/15033_wps2837.pdf
 
Back
Bên trên