Đặng Trần Hiếu
(lt2hieu2004)
Thành viên danh dự
Chính ở chỗ đó, chính vì thế nên những người như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai mới được tôn vinh là anh hùng, còn những người còn lại được coi là liệt sĩ và có chế độ riêng của nhà nước.nói vậy bác sẽ bảo em là nói vớ vẩn. tất nhiên trong chiến tranh thì chấp hành mệnh lệnh là quan trong nhất rồi, cái đấy ai chả biết. nhưng em mong bác hiểu được ý em là thế này ạ: chủ nghĩa anh hùng là cái nghe thì rất hay nhưng nếu dùng nhiều quá nó sẽ che lấp hiện thực. những liệt sĩ trong trận ĐBP nói riêng và trong các cuộc chiến tranh nói chung là những anh hùng, nhưng họ cũng là con người bình thường nữa. nếu bác nhìn họ với tư cách là những người anh hùng, bác sẽ thấy cảm phục họ, sẽ thấy sôi sục lòng yêu nước nhưng bác sẽ không thể cảm thông được với họ, không thể thấy họ là những người cũng đáng thương nữa.
Họ có sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc hay ko thì họ cũng đã đóng góp 1 phần công sức cho đất nước rùi. Chẳng ai nói là họ ko đáng thương cả, vấn đề là dù họ có đáng thương hay ko đáng thương thì việc họ hy sinh để bảo vệ người VN ở Campuchia & người VN gần biên giới Campuchia cũng như người VN ở các tỉnh phía Bắc giáp Trung Quốc là ko thể phun 1 câu vô trách nhiệm kiểu "chẳng biết có đáng" hay ko cả. Họ ko chết thì người VN ở đó sẽ chết, họ ko chết thì VN sẽ bị nước khác đô hộ.vụ biên giới hồi 79 cũng vậy. Tầu và Việt Nam chết nhiều như ngả rạ. bọn Tầu em không nói làm gì, những người VN ngã xuống bác nghĩ họ đều tràn đầy nhiệt huyết và sẵn sàng chết vì một cái lý tưởng mơ hồ nào đó à? bao nhiêu người trong số họ đi lính từ khi 16, 17 tuổi, kinh qua cả một cuộc chiến tranh kinh hoàng với Mỹ, Ngụy, sau đó tiếp tục bị đẩy sang Cambodia, rồi lại bị kéo từ Cambodia về biên giới để ăn pháo của anh em Trung Quốc. em thấy họ rất là đáng thương.