Nguyễn Tiến Trung - "Phản động" mới :D

To Bách : những gì cậu nói cho thầy nền giáo dục của mình thật là đáng trách . Học sinh chỉ biết hô khẩu hiệu là giỏi . Nếu chưa học gì về các môn triết, kinh tế chính trị Mác Lênin ... thì không nên phát biểu lung tung. Phát biểu thì phải có dẫn chứng, đánh giá thì phải có tiêu chí . Nếu không làm được như vậy thì thảo luận chẳng có ích gì cả .

Trần Thiên Phước đã viết:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._economy.shtml <-- VN tụt hạng từ môi trường kinh doanh từ 98 năm ngoái xuống 104. Con số này chắc tụt dốc nữa nếu mà người lãnh đạo VN chỉ đọc thêm nhiều Marx với Lenin mà quên đi những tác phẩm của thời nay, như về Globalization (toàn cầu hóa) và economic reforms, both wholesale and retail (cai cách kinh tế vĩ vô và vi mô).
Bạn có gì chứng minh cho điều trên không? Xin hỏi thêm là bạn nghĩ người ta dùng tư tưởng Mác Lê nin để làm gì?

----------

To Phước : hóa ra là bạn trích dẫn nhầm . Đúng là mỗi thời có một kiến thức riêng . Thế thì sao?
 
Bạn có gì chứng minh cho điều trên không? Xin hỏi thêm là bạn nghĩ người ta dùng tư tưởng Mác Lê nin để làm gì?

Vậy bạn nghĩ dùng tư tưởng Marx-Lenin giúp ích gì cho VN bây giờ, rồi so sánh với những cái mình nói, cái nào tốt hơn.

Đúng là mỗi thời có một kiến thức riêng . Thế thì sao?

Câu hỏi rõ ràng, có hàm ý vậy bạn cũng hỏi, mình thật nghi ngờ là bạn có muốn hỏi thật hay chỉ là châm chích.
 
Nếu tranh luận thì đừng thêm mấy từ châm trích vào làm gì .

Tôi thấy câu nói đấy hiển nhiên . "Mỗi thời có một kiến thức riêng " . Tôi có thể phát biểu thêm vài câu hiển nhiên như vậy : mỗi thời có một cách nghĩ riêng,mỗi thời con người có lối sống riêng , tổng quát hơn là mỗi thời có một thứ riêng ... Thành ra tôi băn khoăn là phát biểu 1 câu hiển nhiên như vậy thì có ý gì ?
Với cá nhân tôi, tư tưởng Mác Lênin định hướng tư tưởng , lý tưởng sống cho bản thân tôi . Đó là một cái có ích rồi đấy .
 
Trần Xuân Bách đã viết:
nói về giáo dục thì điều yếu kém nhất , và cũng là căn nguyên của mọi sự yếu kém trong ngành , theo em là 2 điểm sau đây :

-thứ nhất là sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào chương trình giáo dục (cái này cũng liên quan tới chính trị một phần ) .

_thứ hai là , không giải quyết được vấn đề sinh tử là lương của giáo viên . Từ đó , mà bắt đầu nảy sinh ra đủ loại tiêu cực trong ngành .
Cái thứ 2 thì em hoàn toàn đồng ý,bởi em đã từng là nạn nhân,anh là Amser ko biết có nghe danh thầy khí quyển ko,"cá nhân tiêu biểu" luôn.

Còn cái thứ nhất,em hiểu ý của anh "sự can thiệp" tức là áp đặt tư tưởng vào môn GDCD ở phổ thông & các môn KTCT Marx Lenin ở ĐH,ko biết em đoán thế đúng ko,nhưng anh viết thế thì nhiều người nhầm tưởng theo ý khác tiêu cực hơn => nói rõ thẳng vấn đề ra thì tốt hơn ^^

Về giáo dục công nhận là có áp đặt thật,VD như học môn kinh tế ở Anh (ko biết Mĩ thì thế nào) theo em biết thì nó ko ca ngợi nền kinh tế tư bản,cũng ko chỉ trích kinh tế tập trung XHCN mà chỉ đứng trên khía cạnh khách quan nhìn từ trên xuống mà đánh giá,nhận xét (kể cả CT cũng thế).Nhưng nc mình thì thấy ngay học GDCD ở phổ thông thôi đã chửi tư bản như điên (nhất là SGK lớp 11 dạy rằng tệ nạn XH,tiêu cực ở nc ta hiện nay chỉ có từ khi bắt đầu kinh tế thị trường => nếu đã thấy trước tệ nạn tiêu cực thì còn cải cách kinh tế thị trường làm gì :)))

Tuy nhiên các đồng chí ở nhà cũng đừng cho rằng CN tư bản đẹp như những gì tưởng tượng,đừng cho rằng sách báo lúc nào cũng "mị dân"..thực chất thì chúng nó cũng bóc lột ghê lắm,bên mình thì "nhu cầu đi liền với nghĩa vụ",còn nó thì "tự do đi kèm với giới hạn" :)) dân chủ theo cái kiểu "dân có tiền thì làm chủ" :)) cũng "gia đình trị" như Triều Tiên,Cuba cả.. nói chung là mong ước 1 xã hội mà ko có người bóc lột người,bình đẳng,ko có tiêu cực.. là vô ích :)
 
To Thành : anh có một vài ý kiến thế này .
Trần Lương Thành đã viết:
Cái thứ 2 thì em hoàn toàn đồng ý,bởi em đã từng là nạn nhân,anh là Amser ko biết có nghe danh thầy khí quyển ko,"cá nhân tiêu biểu" luôn.
Từ một trường hợp đúng suy ra tất cả đúng ?
Trần Lương Thành đã viết:
Còn cái thứ nhất,em hiểu ý của anh "sự can thiệp" tức là áp đặt tư tưởng vào môn GDCD ở phổ thông & các môn KTCT Marx Lenin ở ĐH,ko biết em đoán thế đúng ko,nhưng anh viết thế thì nhiều người nhầm tưởng theo ý khác tiêu cực hơn => nói rõ thẳng vấn đề ra thì tốt hơn ^^
Không nên nghĩ là áp đặt . Mọi chính sách nhà nước và đảng đều dựa trên tư tưởng Mác-Lênin . Nếu không học cái đó, thì sẽ có cả đống người không hiểu gì về chính sách của nhà nước .

Trần Lương Thành đã viết:
Nhưng nc mình thì thấy ngay học GDCD ở phổ thông thôi đã chửi tư bản như điên (nhất là SGK lớp 11 dạy rằng tệ nạn XH,tiêu cực ở nc ta hiện nay chỉ có từ khi bắt đầu kinh tế thị trường => nếu đã thấy trước tệ nạn tiêu cực thì còn cải cách kinh tế thị trường làm gì :)) )
Cái này thì chú phải đọc triết học Mác , kinh tế chính trị ... Sẽ hiểu tại sao lại phải chuyển sang kinh tế thị trường .

Còn ý kiến cuối cùng của Thành thì tùy chú thôi . Anh thì nghĩ : một mơ ước tốt đẹp là một động lực tốt để phấn đấu và hoàn thiện bản thân :)
 
Tuy nhiên các đồng chí ở nhà cũng đừng cho rằng CN tư bản đẹp như những gì tưởng tượng,đừng cho rằng sách báo lúc nào cũng "mị dân"..thực chất thì chúng nó cũng bóc lột ghê lắm,bên mình thì "nhu cầu đi liền với nghĩa vụ",còn nó thì "tự do đi kèm với giới hạn" dân chủ theo cái kiểu "dân có tiền thì làm chủ" cũng "gia đình trị" như Triều Tiên,Cuba cả.. nói chung là mong ước 1 xã hội mà ko có người bóc lột người,bình đẳng,ko có tiêu cực.. là vô ích

Mình đồng ý...nhìn nhận sự vật thì nên khác quan, và đó cũng là mục tiêu của trường học.

@Anh: mỗi người có một ý kiến riêng cho đời sống mình, mình rất đồng ý với ý kiến này, mình cũng không có ý định can thiệp.

Tuy nhiên đất nước VN là một danh từ chung, có ảnh hưởng đến rất nhiều người, cho nên mình phản đối những ý kiến không có hiệu quả cho sự phát triển KT của đất nước VN. Không phải là vô lý khi VN bắt chước TQ thi hàng Đổi Mới sau những nạn đói và khủng hoảng kinh tế những năm 1980s, và nền KT phát triển một cách rõ rệt hơn khi hòa nhập vào thị trường thế giới, chỉ hy vọng là chúng ta cứ tiếp tục tiến tới trước, chứ không phải đi lùi ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Phước : OK . Bất cứ người dân VN nào cũng phản đối những chính sách mà cản trở kinh tế (và đây lại là một điều hiển nhiên nữa ) .
Trần Thiên Phước đã viết:
mỗi người có một ý kiến riêng cho đời sống mình, mình rất đồng ý với ý kiến này, mình cũng không có ý định can thiệp.
Tôi tôn trọng ý kiến riêng của bác, nhưng mà tôi nói trước là nếu bác cảm thấy tư tưởng Mác-Lênin lạc hậu , hay là nó dở chỗ nào, thì nên nói cụ thể ra , so sánh với các tư tưởng hiện đại mà bác bảo nhé . Đừng nói kiểu chung chung, nếu bác có ý tốt , sẽ không nói vu vơ như vậy đúng không, ai lại làm vậy để mọi người hiểu nhầm mình :) .

Còn chuyện VN bắt chước Trung Quốc hay không cái này tôi không rõ , nhưng thêm một điều nữa là bác lại phải có dẫn chứng , nếu bác nói vậy . Tôi không học/làm kinh tế , chỉ hiểu một điều đơn giản thế này thôi : quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì thúc đẩy sự phát triển kinh tế . Thời bao cấp không phát triển vì quan hệ sản xuất không phù hợp, lực lượng sản xuất còn lạc hậu .
 
Chưa bao giờ người ta thấy rằng chủ nghĩa Mark-Lenin là lạc hậu cả.Kể cả những gì trong thời đại hiện nay đều nằm trong tầm dự đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
Tớ không nghĩ là Nhà nước Việt Nam lại không quan tâm đến các học thuyết kinh tế hiện đại.
 
Từ một trường hợp đúng suy ra tất cả đúng ?
Em ko muốn nói thêm về cái này,vì nó nhạy cảm,nhưng thực sự tình hình em biết thì tiêu cực ở trường ta ko phải là nhỏ,nếu anh cần ví dụ thì em sẽ PM riêng cho anh.Anh nói rất đúng,muốn khẳng định 1 sự việc thì phải có dẫn chứng,& từ 1 VD thì ko thể suy ra tất cả (toán khác vật lý ở chỗ đó ^^).Tuy nhiên,nếu nó đúng (tiêu cực) khoảng 80,90% thì phải coi nó như hiển nhiên thôi.
Dẫn chứng của em là:vụ Đỗ Tiến Đông "đổi tình lấy điểm" => đấy ko phải tiêu cực sao?
Dẫn chứng nữa:năm anh thi HSG quốc gia,vụ Phạm Kim Hùng anh biết chứ? có lẽ anh coi đó là hiển nhiên,nhưng em nghĩ đó là tiêu cực.

Cái này thì chú phải đọc triết học Mác , kinh tế chính trị ... Sẽ hiểu tại sao lại phải chuyển sang kinh tế thị trường .
Em sẽ đọc,nhưng sẽ ko hoàn toàn tin tất cả,cũng ko bác bỏ,cái gì minh thấy đúng thì tin.
Anh thì nghĩ : một mơ ước tốt đẹp là một động lực tốt để phấn đấu và hoàn thiện bản thân
Ước mơ cần đi kèm với thực tế.Muốn đi lên XHCN ko có nghĩa là chắc chắn sẽ đi lên XHCN đc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
những cái mới nhất , thì ko được cập nhật kịp thời , thay vào đó , Sv Vn vẫn cứ phải ngồi mà nhai mấy cái lí thuyết vừa phản động , vừa lỗi thời , như Kinh tế chính trị Mac Lê , rồi Triết học Mac Lê , tốn bao nhiêu thời gian và công sức , cuối cùng , vứt hết . Nó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thời gian của SV .

Cái này mới gọi là "phản động" đây nè
Ko dám nhìn, dám tìm, dám nói những tiêu cực, bất cập mới là có tội với Tổ quốc.[-x
Nhưng mấy vụ trên BBC thì tuy rất khách quan nhưng vẫn có cái nhìn của Mĩ vào đó, ko nên tin 100%.[-x
mỗi thời có một kiến thức riêng
Chả có học thuyết nào sống mãi nếu ko thay đổi theo lịch sử. Khổng giáo đó, chế độ PK sụp đổ kéo theo nó. Mã và Lenin trước khi là 2 nhà Cách mạng, họ đã là 2 nhà nhân đạo. Một học thuyết xuất phát từ tư tưởng nhân văn, vì hạnh phúc cả loài người thì ko thể nào bị vứt bỏ đi đc, dù với bất kì lý do nào,
Nhưng nc mình thì thấy ngay học GDCD ở phổ thông thôi đã chửi tư bản như điên (nhất là SGK lớp 11 dạy rằng tệ nạn XH,tiêu cực ở nc ta hiện nay chỉ có từ khi bắt đầu kinh tế thị trường => nếu đã thấy trước tệ nạn tiêu cực thì còn cải cách kinh tế thị trường làm gì )
Em chưa học nhưng đọc SGK rồi. SGK dạy ko sai 1 chữ nào về bài đấy là khác. VN dám đương đầu với khó khăn nhất định gặp phải của KTTT còn hơn tiếp tục sống dặt dẹo trong KT bao cấp.
Tuy nhiên các đồng chí ở nhà cũng đừng cho rằng CN tư bản đẹp như những gì tưởng tượng,đừng cho rằng sách báo lúc nào cũng "mị dân"..thực chất thì chúng nó cũng bóc lột ghê lắm,bên mình thì "nhu cầu đi liền với nghĩa vụ",còn nó thì "tự do đi kèm với giới hạn" dân chủ theo cái kiểu "dân có tiền thì làm chủ" cũng "gia đình trị" như Triều Tiên,Cuba cả.. nói chung là mong ước 1 xã hội mà ko có người bóc lột người,bình đẳng,ko có tiêu cực.. là vô ích
Sao lại vô ích, nếu mình ko làm đc thì con cháu mình làm đc. Mục đích cuối cùng, ko phải là ko cho tư bản làm giàu, ko phải là bắn bỏ hết tham nhũng, lộng quyền thì nhân loại sẽ hạnh phúc. Mà là làm cho quyền lợi của tất cả mọi người, chả cần biết họ là loại gì, phù hợp với lợi ích của cả loài người.
Cái này thì khó nhằn, nói 1 tập thể thống nhất còn khó, mà đây là cả loài người. Chính những người Macxit biết đc điểm cuối, nhưng ko biết đc đg` đi, họ bị lạc. Đó mới là
tầm dự đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học
.
Vấn đề GD thì em đồng ý với anh Bách.=D> Nhưng có lẽ có thêm 1 nguyên nhân là cách nhìn cách nghĩ của các nhà GD của VN có phần lạc hậu hơn, dẫn đến chương trình học ko khoa học, học thụ động, ghi chép tràn lan, học như vẹt, v.v...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Thành : Anh thấy cái dẫn chứng của em và câu phát biểu gì ở trên nó chẳng khớp gì cả . Em khẳng định là lương là nguyên nhân chủ yếu của tiêu cực . Vậy thì phải giải thích đã . Lương ảnh hưởng đến những mặt nào , tác động của nó thế nào?? còn em đưa ra một vài vụ, thì anh nghĩ đó là tin thời sự, thế thôi, anh chẳng nghĩ gì đến những cái xa đến thế kia đâu . Trong cuộc sống thiếu gì chuyện như vậy, có thể nghe đến nhàm tai trên ti vi .

Trần Lương Thành đã viết:
Em sẽ đọc,nhưng sẽ ko hoàn toàn tin tất cả,cũng ko bác bỏ,cái gì minh thấy đúng thì tin.
Có vẻ em nghĩ là tư tưởng Mác Lênin dùng để "nói xấu" , chê bai tư bản là chính nhỉ ?
Dù sao thì khi chưa học mấy môn đó , kiểu gì cũng sẽ nghĩ đó là những gì cao siêu , ghê gớm lắm . Trước khi học nhiều người vẫn nghĩ tư tưởng Mác Lênin dùng để lên án tư bản .
Không phải đâu ! Khi nào chú học thì sẽ thấy . Triết học Mác Lênin giúp con người nhìn nhận mọi việc rất khách quan , đứng trước mọi việc , ta có thể tìm ra bản chất của sự việc bằng phương pháp khoa học . Thế này : cho em một sự kiện chính trị chẳng hạn , em muốn tìm hiểu nó thì ít ra cũng phải học cách tìm hiểu đúng không? chứ không thể nào mà không học mà vẫn làm được .
Với cá nhân anh thì các tư tưởng của Mác Lênin đề cao tính nhân đạo của con người rất nhiều . Khi học những môn về tư tưởng Mác Lênin , nội dung chủ yếu đều là làm thế nào để mọi người cùng hạnh phúc, mọi người cùng giàu , làm thế nào để công bằng . Tư tưởng Mác Lênin luôn chú trọng đến tầng lớp người dân lao động .
Nói chung, với anh, tư tưởng Mác Lênin giáo dục nhân cách con người là chính . Còn những ai sử dụng vào mục đích khác thì anh không quan tâm !

Trần Lương Thành đã viết:
Ước mơ cần đi kèm với thực tế.Muốn đi lên XHCN ko có nghĩa là chắc chắn sẽ đi lên XHCN đc.
Nếu em chứng minh được cho anh là không thể lên được CNXH thì anh sẽ bỏ toán luôn .
Triết học Mác khẳng định là mọi lý luận cần được kiểm nghiệm trong thực tế.Cho nên bản thân tư tưởng Mác Lênin cũng cần được kiểm nghiệm trong thực tế , và cần được bổ sung liên tục . Triết học Mác cũng khẳng định là không được coi đó là cẩm nang cho mọi hoạt động, vì như vậy là duy ý chí .
Học triết học Mác là học tư duy khách quan . Thế thôi, đừng nghĩ học cái đó để làm gì ghê gớm lắm .

Trần Quang Sơn đã viết:
Kể cả những gì trong thời đại hiện nay đều nằm trong tầm dự đoán của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
Bác nghĩ mọi thứ trong triết học Mác đều đúng là không theo tinh thần của Mác rồi . Bác phải kiểm nghiệm trong thực tế đã .
--------------
Có ai có hứng bàn về giáo dục thì thử bàn xem nguyên nhân chính của bệnh thành tích là gì?
 
Triết học Mác khẳng định là mọi lý luận cần được kiểm nghiệm trong thực tế.Cho nên bản thân tư tưởng Mác Lênin cũng cần được kiểm nghiệm trong thực tế , và cần được bổ sung liên tục . Triết học Mác cũng khẳng định là không được coi đó là cẩm nang cho mọi hoạt động, vì như vậy là duy ý chí .
Đúng! Đó là hệ tưởng mở, theo thực tế mà phất triển, tùy thực tế mà thay đổi.
Học thuyết của Marx rất rộng và sâu sắc, bao trùm cuộc sống vì nó kế thừa trực tiếp, có chọn lọc các tinh hoa của nhân loại trước đó, nâng nó lên thành 1 hệ thống khoa học.
Những người ko thik triết thì gặp đầy, 10 người có 8,9. Ko phải vì họ ko có khả năng, ko phải họ ko cần những kiến thức đó. Mà thực ra, họ nghĩ Triết là môn khó, trừu tượng, thiếu tính thực tiễn, học mãi mà chả hiểu nó nói cái gì. Mà ở VN thì nói đến Triết học là nói đến Marx-Lenin => tẩy chay kèm 2 cụ luôn.
Thực ra đó vẫn đc coi là cơ sở cho thế giới quan và phương pháp luận khoa học, ko có nó khác gì người mù. Có thể bạn ko học chữ nào triết học, bạn vẫn có thể kiếm đc tiền, nhưng chính là bạn đã có 1 TGQ và PPL rồi đấy chứ. tiếc là người có những thứ đó 1 cách đúng đắn ko qua giáo dục thì hiếm lắm. Thế nên ta mới phải học.
Người học ĐH ra, dù ko làm đúng ngành, nhưng nhiều khi vẫn hơn 1 anh ko học ĐH, làm ăn phát đạt bởi vì người học ĐH có TGQ và PPL vững chắc hơn.
Học triết học Marx-Lenin cũng ko khó. Đọc qua các giáo trình, em thấy nó cũng như nhau cả, từ trc đến h vẫn thế, khác chăng chỉ là các vấn đề thực tế đã thay đổi theo lịch sử. Học và hiểu mấy ý chính thì nói dài nói ngắn đều đc./.
 
Tôi tôn trọng ý kiến riêng của bác, nhưng mà tôi nói trước là nếu bác cảm thấy tư tưởng Mác-Lênin lạc hậu , hay là nó dở chỗ nào, thì nên nói cụ thể ra , so sánh với các tư tưởng hiện đại mà bác bảo nhé . Đừng nói kiểu chung chung, nếu bác có ý tốt , sẽ không nói vu vơ như vậy đúng không, ai lại làm vậy để mọi người hiểu nhầm mình .

Còn chuyện VN bắt chước Trung Quốc hay không cái này tôi không rõ , nhưng thêm một điều nữa là bác lại phải có dẫn chứng , nếu bác nói vậy . Tôi không học/làm kinh tế , chỉ hiểu một điều đơn giản thế này thôi : quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì thúc đẩy sự phát triển kinh tế . Thời bao cấp không phát triển vì quan hệ sản xuất không phù hợp, lực lượng sản xuất còn lạc hậu .

Bạn đã không có nguyện vọng học về KT nhưng sao khúc trên bạn lại biểu mọi người đọc "Cái này thì chú phải đọc triết học Mác , kinh tế chính trị ... Sẽ hiểu tại sao lại phải chuyển sang kinh tế thị trường."

Câu nói này dẫn ra hai câu hỏi với giả thiết khác nhau:
1) bạn đã đọc KT CT của Karl Marx chưa? Theo như câu nói ở cái chỗ mình quote thì tỏ vẻ là bạn chưa đọc. Vậy nếu bạn chưa đọc thì bạn có công nhận là "đừng nói kiểu chung chung" như vậy có phải không?

2) Nếu bạn đã đọc KT CT của Karl Marx (mình nghĩa là bạn đã đọc), thì chắc bạn cũng hiểu là tại sao mình lại nói "chung chung," bởi vì tại sao phải lập lại những gì bạn đã đọc.

Còn chuyện VN bắt chước TQ, cái này bạn nhìn chính sách của TQ, thời gian nó được thi hành, rồi đem so sánh với VN, bạn sẽ thấy.

Tớ không nghĩ là Nhà nước Việt Nam lại không quan tâm đến các học thuyết kinh tế hiện đại.

bạn nói đúng, bằng chứng là những chính sách VN đang thi hành, và sự giảm nhấn mạnh lên chủ nghĩa Marx-Lenin trong hội nghị quốc hội vừa rồi.
 
Mọi người tranh luận gay gắt quá nhưng có 1 điểm em tự hỏi tại sao 1 chuyện động trời thế này ko được đưa ra công chúng ( ví dụ như Thời Sự )
"Muốn người ta ko biết trừ khi mình ko làm " ?
 
Trần Thiên Phước đã viết:
Bạn đã không có nguyện vọng học về KT nhưng sao khúc trên bạn lại biểu mọi người đọc "Cái này thì chú phải đọc triết học Mác , kinh tế chính trị ... Sẽ hiểu tại sao lại phải chuyển sang kinh tế thị trường."
Ô hay, anh bạn ! Anh thích thì đọc, chứ ai bắt anh phải đọc . Tôi làm gì có cái tư cách đấy .
Có nhiều thứ trên đời này rất là hay, chứ không phải chỉ kinh tế, cho nên việc tôi học hay không hay kinh tế quan trọng gì nhỉ ? . Với một người không biết gì về kinh tế như tôi, bác cũng không thể dễ dàng muốn nói gì thì nói về kinh tế và chính trị đâu . Đó chính là ưu điểm của việc học các tư tưởng của Mác - Lênin .

Trần Thiên Phước đã viết:
bạn nói đúng, bằng chứng là những chính sách VN đang thi hành, và sự giảm nhấn mạnh lên chủ nghĩa Marx-Lenin trong hội nghị quốc hội vừa rồi.
Cái này thì phải kiểm chứng đã nhỉ :D . Cái kiểu méo mó học thuật thì không hiếm lắm .

Trần Thiên Phước đã viết:
2) Nếu bạn đã đọc KT CT của Karl Marx (mình nghĩa là bạn đã đọc), thì chắc bạn cũng hiểu là tại sao mình lại nói "chung chung," bởi vì tại sao phải lập lại những gì bạn đã đọc.
Được rồi . Không phải nếu đâu . Sinh viên VN học ở nhà thì đều phải học tư tưởng Mác - Lênin (đại cương) :)

(Mạng chán thế :( )
 
Mọi người tranh luận gay gắt quá nhưng có 1 điểm em tự hỏi tại sao 1 chuyện động trời thế này ko được đưa ra công chúng ( ví dụ như Thời Sự )
"Muốn người ta ko biết trừ khi mình ko làm " ?
Có những chuyện ko bao giờ được nói công khai, ngay cả người ta đều biết. Đó là sự tế nhị./:) Nếu ai cũng nói đc thì anh em cần gì vào đây thảo luận chứ.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=160481&ChannelID=13
Tin GD nhá!
Bình loạn: http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/284893.aspx
:|
 
Anh thấy Đức Anh cũng bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin nhiệt tình. Tuy Đức Anh nói các ưu điểm nhưng không so sánh được với trường phái triết học nào khác cả. Không so sánh được thì không khác gì khen viên kim cương duy nhất mà mình nhìn thấy là đẹp nhất, ý kiến không khách quan và cũng không có cơ sở.

Trước tiên muốn làm cho ý tưởng của mình thuyết phục thì phải so với một luồng tư tưởng khác. Triết học Mac-Lenin ưu việt hơn so với chủ nghĩa duy tâm? Chủ nghĩa duy tâm coi như chỉ là đối thủ đáng kể nếu chúng ta tranh luận ở thời điểm 300 năm trước. Nếu Đức Anh lôi được một hai thuyết nào đó được phát triển và sử dụng trong vòng 100 năm gần đây để so sánh với Mac-Lenin để chỉ ra ưu điểm của nó thì anh sẽ chịu là biết nhiều và chấp nhận các lập luận ở các bài trước. Tạm thời anh chưa quy kết các bài trước là chủ quan và một chiều vội.
 
Không phải cái gì đúng cũng nên làm. Không phải cái gì nên làm cũng đúng:D
Nếu thực hiện đúng như chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay chẳng khác gì:"Ăn mày bàn nhau xây biệt thự". CNXH còn rất lâu nữa mới thành hiện thực được, mà không biết nó có thành được không????
Chưa ai rõ mô hình xã hội sau vài trăm năm nữa cả.
 
To anh Tâm : em không hề nói là tư tưởng Mác Lênin là tốt nhất, đúng nhất so với những tư tưởng khác và em cũng không chê bai luồng tư tưởng khác nào ở đây cả . Vì đó không phải vấn đề em quan tâm . Mỗi người có quyền tin theo mỗi tư tưởng khác nhau , cho nên việc gặp phải những người có tư tưởng khác nhau chẳng có gì là lạ cả .Nhưng ! khi mà đã đánh giá một vấn đề nào đó thì phải đưa ra tiêu chí đánh giá , không thể phát biểu một câu vu vơ là nếu chính phủ VN còn .... , rồi tư tưởng Mác lỗi thời ... mà không đưa ra một lập luận, hay tiêu chí đánh giá thì đó là không khách quan , không cần biết người nói là theo tư tưởng nào .
Hay như việc CNXH là không tưởng hay là không thể có được CNXH cũng phải được chứng minh bằng lập luận , dẫn chứng và kiểm nghiệm thực tế . Chứ phát biểu vu vơ thì ai nghe được , và khi đó người nghe chỉ cảm thấy một điều là anh đang bài xích CNXH chứ không phải là anh là người có nhiệt tình gì cả .
 
Không phải cái gì đúng cũng nên làm. Không phải cái gì nên làm cũng đúng
Câu đâu mà nhạt toẹt!
Đúng thì nên làm, nếu ko làm thì thà bảo nó sai.
Nên làm thì đúng, nếu ko đúng thì thà chết ko làm.
Lưu ý số 1 là nên làm ko có nghĩa là phải làm và luôn luôn làm.[-x
Nếu thực hiện đúng như chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay chẳng khác gì:"Ăn mày bàn nhau xây biệt thự". CNXH còn rất lâu nữa mới thành hiện thực được, mà không biết nó có thành được không????
Chưa ai rõ mô hình xã hội sau vài trăm năm nữa cả.
Đó là do hoàn cảnh lịch sử xã hội của VN thôi. Tòa biệt thự đó trc sau sẽ xây đc, chỉ là vấn đề thời gian, cái tất yếu của lịch sử sẽ đưa đến ngày đó. Lâu thì kệ mother nó lâu...
Anh thấy Đức Anh cũng bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin nhiệt tình. Tuy Đức Anh nói các ưu điểm nhưng không so sánh được với trường phái triết học nào khác cả. Không so sánh được thì không khác gì khen viên kim cương duy nhất mà mình nhìn thấy là đẹp nhất, ý kiến không khách quan và cũng không có cơ sở.
Anh tâm đọc hét các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa, chỉ kinh điển thôi nhá, chả cần sâu xa đâu! Có mấy quyển viết về các hệ thống triết học trước Mác như:
"Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức",
"Luận cương về Feuerbach",
"Hệ tư tưởng Đức",
"Sự khốn cùng của triết học",
"Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hegel",
"Chống Đuyrinh"
"Phê phán cương lĩnh Gotha"
v.v...
Trong đó, triết học Mác bày tỏ thái độ với các hệ thống triết học trước nó. Chính triết học Mác được hình thành và phát triển từ những nền tảng có trước của tri thức nhân loại, tiếp thu và biết loại bỏ cái cũ, cái sai, thì sao lại ko tốt.:-?
anh đang bài xích CNXH chứ không phải là anh là người có nhiệt tình gì cả .
Em cũng thấy thế!/:)
 
Back
Bên trên