Nguyễn Tiến Trung - "Phản động" mới :D

Câu đâu mà nhạt toẹt!
Đúng thì nên làm, nếu ko làm thì thà bảo nó sai.
Nên làm thì đúng, nếu ko đúng thì thà chết ko làm.

Ko còn gì để nói:eek: :eek: :eek: .

Đó là do hoàn cảnh lịch sử xã hội của VN thôi. Tòa biệt thự đó trc sau sẽ xây đc, chỉ là vấn đề thời gian, cái tất yếu của lịch sử sẽ đưa đến ngày đó. Lâu thì kệ mother nó lâu...
Em hỏi 80% người lao động Việt Nam xem có kệ được không.
Bất cứ việc gì cũng nên tôn trọng thực tế. Lấy lợi ích của nhân dân làm tiêu chuẩn. Chứ còn những người lấy mình ra làm chuẩn cho xã hội, bắt xã hội phải chịu hậu quả từ những suy nghĩ nông cạn của mình thì không thể chấp nhận được. Bây giờ mà có cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc thực sự thì không biết điều gì sẽ xảy ra.

Dân Việt mình đã chịu khổ, chịu nhục quá nhiều rồi. Bây giờ cũng đừng quan tâm đến mô hình nào nữa.Hiện tại có quan tâm cũng chẳng làm được gì. Tốt nhất là phát triển kinh tế thật mạnh, loại bỏ dần những trở ngại làm cản trở, thụt lùi sự phát triển của dân tộc.

Anh cũng chịu khó đọc không ít, giờ vẫn chưa định hình kĩ được xem tất yếu của lịch sử nó là cái gì. Vậy mà em đã tìm ra rồi à. Em gửi lên Viện Khoa học Thụy Điển để nhận giải Nobel đi.

Anh tâm đọc hét các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa, chỉ kinh điển thôi nhá, chả cần sâu xa đâu! Có mấy quyển viết về các hệ thống triết học trước Mác như:
"Ludwig Feuerbach và sự cáo chung của Triết học cổ điển Đức",
"Luận cương về Feuerbach",
"Hệ tư tưởng Đức",
"Sự khốn cùng của triết học",
"Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hegel",
"Chống Đuyrinh"
"Phê phán cương lĩnh Gotha"
v.v...
Trong đó, triết học Mác bày tỏ thái độ với các hệ thống triết học trước nó. Chính triết học Mác được hình thành và phát triển từ những nền tảng có trước của tri thức nhân loại, tiếp thu và biết loại bỏ cái cũ, cái sai, thì sao lại ko tốt.:-?

Em cũng thấy thế!/:)

Kinh nghiệm cho thấy rồi em ạ. Càng ít người làm chính trị thì dân càng đỡ khổ. Tốt nhất là nên hướng vào việc làm giàu đi.
Chứ tầm không đủ thì đọc những thứ cao siêu để làm gì? Để giảng cho Billgate 2 từ "thất nghiệp" à, để giảng cho những nhà kinh tế tài ba biết CNXH là gì à??...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
không , anh ạ , thực ra nếu có thời gian cũng nên đọc về các vấn đề lí luận tư tưởng , rất bổ ích . Chỉ có điều , nếu không định nghiên cứu thật chuyên sâu về vấn đề này thì trước tiên ta nên tìm đọc những lí thuyết kinh tế , tư tưởng đã giúp ích cho việc phát triển kinh tế và xây dựng dân chủ thành công hơn trên toàn thế giới trong những năm vừa qua , như các tác phẩm của Adam Smiths , David Begg , John Maynard Keynes , Janos Kornai ...Em nghĩ đó là những ưu tiên hành đầu .

Còn nói về Marx , cũng sẽ có ích nếu ta bỏ chút thời gian đọc , vì không thể phủ nhận rằng ông đã góp một phần quan trọng trong việc giải quyết dần dần các mâu thuẫn xã hội , giai cấp ở các nước tư bản ,như vậy có nghĩa là thực sự chủ nghĩa Marx thuần túy không phải là lỗi thời , nhưng cái mà em nói rằng lỗi thời chính là chủ nghĩa Marx đã được nhìn qua lăng kính Lênin , Stalin , nhấn mạnh quá mức vào đấu tranh giai cấp , bạo lực cách mạng ..., và đây mới chính là điều mà trong một bài trước đây em đã gọi là phản động ,lịch sử đã chứng minh rồi , nhưng các nhà giáo dục nước ta vẫn không chịu bỏ đi cho học sinh sinh viên được nhờ !
Chứ còn nếu đọc các cuốn Tư bản luận , nói về cuộc sống ở các nước phương Tây thời kì đầu thì cũng rất thú vị với những lập luận , phân tích về kinh tế , xã hội ,tôn giáo ... mang tính nhân văn sâu sắc , và em không phản đối nếu nhà nước ta chú trọng đến phần này trong chủ nghĩa Marx , đồng thời , dạy thêm những lí luận tư tưởng khác nữa mang tính tư sản để học trò VN có cơ hội so sánh , đánh giá , và căn bản nhất , CN Marx nên trở thành một môn học tự chọn (optional)thì hơn là bắt buộc như hiện nay , vì xét cho cùng không có một lí thuyết nào là tuyệt đối đúng , là chuẩn mực để có đủ tư cách bắt con người ta phải nghe theo cả .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Lộc: em yên tâm, anh có thể đảm bảo chắc chắn là anh biết nhiều về chủ nghĩa Mac-Lênin nhiều hơn em, đủ để viết giáo trình cho em học năm lớp 11 và 12.

@Đức Anh: anh chỉ trích cách lập luận của em chứ anh chỉ trích gì chủ nghĩa Mac-Lênin. Giống như thế này, anh bán xe máy cũ cho em, đã dùng 10 năm, anh bảo là máy này có động cơ 4 kỳ, tốt, tiết kiệm xăng. Thế nhưng anh không so sánh và bỏ qua thực tế là xe máy nào cũng 4 kỳ cả và khả năng tiếp kiệm xăng của xe này chỉ là trung bình, tốt là so với 10 năm trước; so với các xe mới có trên thị trường khác thì vẫn còn thua không chỉ về tiêu thụ xăng mà còn các tính năng mới. Như vậy chỉ có người nào không biết gì về xe cộ sẽ thấy xe của anh có ưu điểm nhưng những người có kinh nghiệm sẽ thấy cách nói của anh là chủ quan, một chiều, thiếu thuyết phục.
 
Giả sử đã tồn tại một XHCN hoàn chỉnh:
Lúc đó đúng như tiêu chí: "làm theo lợi ích hưởng theo nhu cầu",nhân dân sẽ ấm no,hạnh phúc,sẽ không còn cảnh người bóc lột người.
Làm gì có câu này, CHXH đưa ra nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" => Làm nhiều đc nhiều, làm ít đc ít, ko làm thì nghỉ khỏe.
CNCS mới có nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".
Nhu cầu ở đây đc hiểu là nhu cầu cá nhân trong khuôn khổ pháp luật, ko phải là cái nhu cầu thông thường. Ko phải tôi cần 1 kg thịt là tôi ra đòi Nhà nước 1kg thịt. Tôi chỉ nhận đc thịt khi tôi đã lao động đúng theo năng lực của mình.
Còn CNCS hiểu nhu cầu như sau: 1 công nhân bị tai nạn thì Nhà nước sẽ chữa bệnh cho anh, mặc dù anh làm ra ít sản phẩm hơn 1 nhà khoa học. Nhưng đơn giản vì nhà khoa học ko ốm, còn anh thì có. Nhu cầu chữa bệnh này là nhu cầu chính đáng, chứ ko phải là tôi tự nhiên đi ra bệnh viện đòi chữa bệnh miễn phí là bệnh viện chữa cho đâu.
Còn về giá trị thặng dư thì chế độ nào muốn phát triển chẳng phải tạo ra. Ko tạo ra đc thì khác gì về thời nguyên thủy.
Cái khác của CNXH và CNTB ko phải là có tạo ra GTTD ko mà là dùng GTTD đó vào mục đích gì. CNTB thì là các nhà tư bản chiếm hữu và dùng để phục vụ cá nhân. Còn Nhà nước XHCN thì dùng nó để cải thiện đời sống nhân dân. 1 cục tiền tập trung cho 1 người thì đương nhiên mức sống của người đó sẽ lên nhanh hơn mức sống của nhiều người cùng chia nhau cục tiền đó. Chưa nói cục tiền 1 tập đoàn tư bản làm ra nhiều hơn nhiều lần cục tiền của ngần nấy công nhân XHCN. Làm cho mọi người ăn cùng thì làm sao mà năng suất như làm cho mình ăn. Chưa kể tệ nạn, tham nhũng, dân trí của nhân dân lao động. Đó là vì sao CNTB phát triển nhanh hơn CNXH.
CNXH mắc sai lầm trong việc mang lý luận vào thực tiễn, quá nôn nóng trong việc đẩy mạnh công hữu tư liệu sản xuất, kéo chậm sự phát triển sản xuất khi chưa thể tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm thặng dư. Đã chậm lại càng chậm...Thật nực cười khi các lãnh tụ CS lại là tiểu tư sản, là tri thức, nhưng họ lại đề cao nhân dân lao động. Làm gì khi 1 công nhân lên nắm quyền điều hành những tri thức chứ.
Tất yếu lịch sử ư, đang diễn ra đó, dân chủ lên khắp nơi. Cánh tả dành ưu thế, thế ko phải là tất yếu sao. Ko biết nó có dẫn đến CNXH gì gì đó ko, nhưng biết chắc nó gần với CNXH hơn là chế độ CNTB bây h.
 
Tất yếu lịch sử ư, đang diễn ra đó, dân chủ lên khắp nơi. Cánh tả dành ưu thế, thế ko phải là tất yếu sao. Ko biết nó có dẫn đến CNXH gì gì đó ko, nhưng biết chắc nó gần với CNXH hơn là chế độ CNTB bây h.
Liên Xô đổ tức là tả khuynh à?
Chú nói nó là "tất yếu" thì phải nêu dẫn chứng chứ? hay chỉ "cảm nhận" thấy rồi coi nó như "tất yếu" luôn?

Dân chủ ở các nước tư bản hiện nay khác với dân chủ (sẽ có) trong XHCN,hoặc theo định nghĩa "dân chủ" của từng người khác nhau.Ở các nước Anh,Mỹ.. công nhận là nhân dân có nhiều quyền tự do hơn (nhất là quyền bầu cử),bị giới hạn bởi luật pháp ít hơn,tuy nhiên,quyền điều hành thực sự thì nằm trong tay những nhà tư bản,hay nói chung là có tiền.Ở các nc XHCN những người lãnh đạo xuất phát từ tầng lớp vô sản,hoặc quân đội,họ cho rằng những người như thế mới đủ tư cách để đại diện cho đông đảo quần chúng nhân dân lao động.Còn dân chủ theo kiểu chú Lộc suy nghĩ chắc đơn giản chỉ là "dân có quyền làm chủ",khác hẳn nhau.


Làm gì có câu này, CHXH đưa ra nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động" => Làm nhiều đc nhiều, làm ít đc ít, ko làm thì nghỉ khỏe.
Làm 1 hưởng 1 thì giá trị thặng dư lấy ở đâu ra?

Còn về giá trị thặng dư thì chế độ nào muốn phát triển chẳng phải tạo ra. Ko tạo ra đc thì khác gì về thời nguyên thủy.
Chế độ nguyên thủy 1 bộ lạc muốn phát triển thì cũng phải có GTTD (săn bắn động vật,tích trữ lương thực,đánh chiếm các bộ lạc khác).Cái xã hội đấy,theo tư duy của Lộc,ko tạo ra thêm GTTD (làm 1 hưởng 1) thì hóa ra còn kém văn minh hơn thời nguyên thủy à?

Có cảm tưởng như chú chưa đọc hết bài anh,vớ đc 1 câu quote rồi vội phát biểu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Làm 1 thì hưởng 1 đấy, nhưng ko phải hưởng ngay.
Bây h nhận lương đâu có nhận hết, còn khoản để dành làm lương hưu, thuế... Mấy cái này cũng bao gồm giá trị thặng dư đó thôi. Ko thì các ông lãnh đạo ko trực tiếp sản xuất thì uống nước cầm hơi hay sao.:-/
Làm theo năng lực là làm cái gì mình làm đc cho XH, và XH dựa trên sản phẩm tạo ra mà trả công. Làm 10 nhưng chỉ chả 5,6 thôi, đủ để tái sản xuất đc. Còn lại thì dùng để phục vụ nhân dân. Ko thì ngân sách lấy đâu ra, nhà nước đâu tự động in ra tiền, tự động đào đc vàng?
Mà em đọc bài của anh hẳn hoi, đâu phải hiếu chiến mà post bừa.[-x
Post để học hỏi, tinh thần xây dựng mà.
Có gì sai thì nhận chứ trốn tránh, cãi cùn gì đâu.
 
Ko thì các ông lãnh đạo ko trực tiếp sản xuất thì uống nước cầm hơi hay sao.
Về lý thuyết thì uống nước cầm hơi,về thực tế thì uống bia cầm hơi (tham ô tham nhũng mà^^)

Tóm lại thì (theo mình) 1 TG XHCN thì ko xây dựng đc,còn 1 xã hội XHCN thì có thể đc áp dụng thành công vào 1 QG hay 1 dân tộc nào đó,khi có nguồn GTTD từ bên ngoài (kiểu như Mỹ làm thuộc địa của VN :)) )
 
Anh chưa đọc trực tiếp bản dịch từ Marx mà mới đọc những cái trong sách ở VN, tức là đã qua soạn lại, nhưng có mấy điểm thấy thế này. Tất cả gồm 3 phần: Triết (Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử), kinh tế chính trị và CNXH KH. 3 cái này độc lập tương đối nhưng cái cuối cùng chỉ hiểu đc nếu thông 2 cái trước. Qua những cái Thành viết thì có vẻ em hiểu chưa chính xác giá trị thặng dư. Chắc em đã nghe đến câu “lấy công làm lãi”, câu này vẫn làm cho kinh tế phát triển mà ko có giá trị thặng dư. Khái niệm giá trị thặng dư là con của mấy khái niệm như “giá trị”, “lao động”, “phân phối sản phẩm”…. Nếu em nói đã hiểu khái niệm “giá trị” là kết tinh của lao động trong sản phẩm :)-? Ai có sách check hộ cái :D) rồi thì anh sẽ nói chi tiết hơn. Các cái khác anh vẫn thấy em đang nhìn ở trên ngọn của nó chứ ko nhìn từ gốc (theo quan niệm của anh sau khi hiểu mấy cái của Marx). Anh ko giải thích kĩ vì phải nói dài lắm, em cần hiểu cái triết và KTCT thì mới nói đc :D. Nhân tiện nói thêm CNXH ko phải chủ nghĩa nhân đạo nhé :D, ng ta gọi nó là khoa học đấy, tức là chơi nhau bằng “định luật” với “vận dụng định luật” đàng hoàng.

Nếu hiểu CNXH là một xã hội ổn định có các đặc điểm như mọi ng nói thì có lẽ ko đúng. Đó sẽ phải là một trạng thái cân bằng động, thậm chí phát triển lên các hình thái khác cao hơn. Quan trọng nhất là để đánh giá đc nó cần có những cơ sở. Như anh đã nói, cái CNXH đc dự báo trên cở sở CN(???) duy vật lịch sử và một loạt cái kia. Tất nhiên nói kiểu khách quan thì nó phải chả phụ thuộc vào lý thuyết nào, nhưng đó là cơ sở mà ng ta nghĩ đến CNXH, các em muốn nói có thể hay ko thì phải hiểu mấy cái đó đã rồi mới phân tích nó ko đc ở đâu.

Nếu ko hiểu mấy cái đó thì sao lại ko đánh giá đc???? Đúng thì nó phải thỏa mãn tất cả các thắc mắc chứ???? Đấy là thắc mắc dễ nhận thấy nhất nhưng có điều, chúng ta đang nói về tương lai, phải có những cái chúng ta đều đồng ý là đúng (như các tiên đề) rồi mới chứng minh ;) cái khác. Nhân tiện giới thiệu định nghĩa triết mà ko nhiều ng nhớ: đó là môn khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên và xã hội. Vì thế ng ta mới dùng nó để dự đoán tương lai đc ;). Còn cái câu hỏi tại sao ko đc thì lí do đơn giản là nó ko dễ hiểu theo mấy logic đơn giản thông thường. Ví dụ kiểu toán thì em chứng minh một cái em sẽ dùng Cosi chứ chứng minh lại cả Cosi vào bài toán thì phức tạp lắm, ng đọc cũng phải biết Cosi và những kiến thức sơ sơ bên dưới. Cái này có thể nói là khó hiểu với đa số ng, số ng anh nghĩ thực sự hiểu đc ít hơn ta tưởng nhiều, kể cả đảng viên :)). Anh tin là những ng như Thành thì đây ko phải vấn đề, thế nên các em nên đọc để hiểu. Cũng nói thêm là mấy cái triết kia từ thuộc đến hiểu là lâu đấy, mà hiểu rồi vẫn thấy càng ngày càng hiểu hơn :))

Mình đọc nói chung chỉ nhớ những cái chính, nếu đâu đó có sai sót nhỏ thôi thì mọi ng bỏ qua nhé ;). Nói chung cũng hiểu hiểu là chính, ko chắc là mình hiểu chính xác đâu :D

Tâm: Nói chung mọi ng trao đổi ko nhất thiết phải đi đến kết luận ai đúng ai sai, có lẽ nên kết thúc bằng mỗi ng có thêm đc cái gì. Nhân tiện nếu cậu hoặc ai có cái gì thấy đáng đọc thì recommend mọi ng luôn :D
 
Các cái khác anh vẫn thấy em đang nhìn ở trên ngọn của nó chứ ko nhìn từ gốc
Đồng ý :D ngay cả cái lý thuyết về "giá trị thặng dư" thì em chỉ đọc & học thuộc lòng từ mấy bài trong chương đầu tiên SGK lớp 11,làm gì có nền tảng mà phát triển? (sách ko chịu đọc,suốt ngày học thêm ôn thi đại học,rồi game ^^)
Nói chung là em chỉ phát biểu ý kiến chủ quan,ko khẳng định gì cả,sai sót lệch lạc là..đương nhiên ^^!
Càng ít người làm chính trị thì dân càng đỡ khổ. Tốt nhất là nên hướng vào việc làm giàu đi.
Từ nay hứa tu tâm dưỡng tính,ko dính vào mấy thứ kiểu philosophy nữa ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói đến giá trị thặng dư, tự nhiên gợi lại nỗi đau của mình:D
Năm thứ nhất thi Kinh tế chính trị, mình viết"Máy móc có thể tạo ra giá trị thặng dư". Hic thế là thi lại.
Còn nói về sử dụng và phân chia giá trị thặng dư, hiện tại có lẽ các nước phát triển làm tốt hơn.
 
Nhà mình bàn nhiều thứ quá, đâm ko đi sâu vào cái gì được. Có lẽ mình nên bổ túc các loại sách kinh điển đủ thứ (chính trị, lịch sử, xã hội...), kể cả của Marx - Engels - Lenin..., nhưng dĩ nhiên ko chỉ của mấy vị lẻ tẻ và lạc hậu đó, trước khi bàn luận, thì tránh được nhiều cái có thể vô bổ và mất thời gian :))

Hồi xưa Liên Xô có mấy truyện tiếu lâm này hay:

- Có thể xây dựng CNXH ở Thụy Sĩ được ko?
- Chắc là được, nhưng để làm quái gì? :)
- Còn CNXH ở Liên Xô?
- Cũng được nốt. Nhưng sao ko sang Châu Phi thử trước đi, lảm nhảm ở đây làm gì? :)


L.
 
Anh thấy là chủ nghĩa hay chủ thuyết (triết học) quái gì cũng có thể hay, cũng đáng để mình tham khảo, với điều kiện là nó ko kích động bạo lực, hằn thù dân tộc, giai cấp... Và với điều kiện, trước hết, nghiên cứu kỹ nó trên văn bản cái đã.

Còn cứ áp dụng, "thủ nghiệm" bừa phứa, thiệt đâu... nhân dân chịu (hay... Liên Xô chịu), thì gay lắm!

Anh dám cá là đa số các vị giáo sư về triết học Marx - Lenin ở Việt Nam chắc ko biết gì mấy - một cách trung thực và lương thiện - về lịch sử, xã hội và văn hóa thời mấy ông Tây trên sinh sống. Tuy nhiên, cứ nhắm mắt hô khẩu hiệu thì dễ lắm, ai chả làm được? :))

L.

Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Anh thấy Đức Anh cũng bảo vệ chủ nghĩa Mac-Lenin nhiệt tình. Tuy Đức Anh nói các ưu điểm nhưng không so sánh được với trường phái triết học nào khác cả. Không so sánh được thì không khác gì khen viên kim cương duy nhất mà mình nhìn thấy là đẹp nhất, ý kiến không khách quan và cũng không có cơ sở.
Trước tiên muốn làm cho ý tưởng của mình thuyết phục thì phải so với một luồng tư tưởng khác. Triết học Mac-Lenin ưu việt hơn so với chủ nghĩa duy tâm? Chủ nghĩa duy tâm coi như chỉ là đối thủ đáng kể nếu chúng ta tranh luận ở thời điểm 300 năm trước. Nếu Đức Anh lôi được một hai thuyết nào đó được phát triển và sử dụng trong vòng 100 năm gần đây để so sánh với Mac-Lenin để chỉ ra ưu điểm của nó thì anh sẽ chịu là biết nhiều và chấp nhận các lập luận ở các bài trước. Tạm thời anh chưa quy kết các bài trước là chủ quan và một chiều vội.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Máy móc cũng tạo ra giá trị thặng dư??
Mình nghĩ đây là một vấn đề khá thú vị và quan trọng.
Như chúng ta đã biết, học thuyết về giá trị thặng dư(GTTD) chiếm vị trí trung tâm trong kinh tế chính trị Mác LêNin. Nó là một trong những phát kiến vĩ đại về kinh tế. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét lại nguồn gốc của GTTD.
Thời của Mác khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh. Do đó sức lao động chính là nguồn gốc hình thành lên GGTD. Giai cấp tư sản dựa trên sự tư hữu về TLSX đã tước đoạt một phần GTTD do người lao động tạo ra.Dựa vào nó, Mác đã chỉ ra mâu thuẫn không thể điều hòa nổi của CNTB về sự phân chia GTTD.
Hiện tại đã thay đổi rất nhiều. Dưới sự phát triển của khoa học KT, máy móc cũng trở thành một lực lượng quan trọng góp phần tạo ra giá trị thặng dư.Do đó, phải chăng mâu thuẫn cố hữu trong lòng CDTB có thể điều hòa được??
Mình mong được sự thảo luận thêm về vấn đề này cùng mọi người.
 
Chả cần điều hòa đâu :D. TLSX sẽ ngày một dồi dào rồi sẽ đến lúc nó đủ cho tất cả mọi ng (nhưng ko phải một trạng thái tĩnh mà là cân bằng động). Khi đó ng ta ko cần phụ thuộc vào ng khác mà vẫn có TLSX. Đó cũng là lúc tư hữu hay ko tư hữu về TLSX cũng như nhau. Và đó cũng là CNXH :D

Xét theo xu hướng này thì hiểu tại sao nói CNXH là tất yếu, mà cũng thấy thực ra các nước TB hiện nay tiến gần đến CNXH hơn các nước đc coi là CNXH :))

Hồi trước đến CNXH KH mình bận nên bỏ tiết nhiều, chỉ nắm đc sơ sơ phần triết và KTCT, phần CNXH suy luận ra từ 2 cái kia, sai đâu thì mọi ng chỉ :D
 
Máy móc cũng ko phải là gì khác ngoài tư liệu sản xuất hay đúng hơn là công cụ sản xuất. Mà trong lực lượng sản xuất, TLSX tách biệt với sức lao động.
"Dù sản xuất có những hình thức xã hội nào đi chăng nữa, thì người công nhân và TLSX bao h cũng là yếu tố của sản xuất."
"Những thời đại kinh tế khác nhau ko phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào."
Nếu ko có sức lao động thì máy móc cũng chỉ là đống sắt vụn. Ko có ng` đứng máy thì máy chạy thế nào. Máy móc chẳng qua chỉ là 1 công cụ sản xuất tiên tiến, dùng ít sức lao động, tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong 1 đơn vị thời gian => tăng năng suất, giảm chi phí => tăng GTTD.
Như thế ko có nghĩa là ko có bóc lột GTTD, ko xoá bỏ đc mâu thuẫn trong XH TBCN.
Hồi trước đến CNXH KH mình bận nên bỏ tiết nhiều, chỉ nắm đc sơ sơ phần triết và KTCT, phần CNXH suy luận ra từ 2 cái kia, sai đâu thì mọi ng chỉ
Anh học CHXH KH hay ko cũng chả sao, em còn ngán đọc nó đây này, vì nó bây h đc coi là lỗi thời rồi. Ở trên mọi ng` ko bàn kinh tế lại bàn đến cái sai của nó mà.
Thực ra Marx chỉ có cái CNDV biện chứng là bất hủ thôi.
 
Bên mình đc tự do mua đất,xây nhà..
Bên Anh này thấy nhà do chính phủ xây,dân mua,kiến trúc phong thủy hay dở thế nào phải chịu
=> Chú Lộc nói cũng có lý :D
 
Thế nó mới ko có chuyện GPMB, đẩy giá làm đg` lên 1 con số chóng mặt.
Bên đó nó phân lô đẹp, nhà đc giới hạn chiều cao. Nhìn cái phố mà thấy sướng.
Ở ngay HN này thôi:
Phố cổ thì nhấp nhô, kim cổ loạn xị.@-)
Phố mới thì xanh đỏ, cao thấp chóng mặt.@-)
Vài chục năm nữa, HN này thác loạn về kiến trúc, quy hoạch mất.:(
 
bây giờ đã loạn rồi chứ đâu cần chờ đến vài năm nữa hả các em , nếu một lần đứng trên đỉnh một tòa nhà , trải rộng tầm mắt ra xung quanh , ôi , Hà Nội thân thương cổ kính xưa kia đâu rồi ?

Anh không biết phải dùng từ gì để miêu tả nữa đâu !
 
Ngày xưa thì em ko dám chắc là hơn bây h.:-/
Nhưng cái đà này thì đúng là thà ở nhà ngói còn hơn./:)
Ai cũng biết kiến trúc ở phố Đào Tấn rồi chứ nhỉ.:D
 
Ôi , muộn rồi nên cũng chưa đọc hết đựoc thư của ông Trung . Mà cũng không có ý định đọc , vì cảm giác từ trước đến giờ là trên BBC Việt có rất nhiều thằng hâm chả hiểu gì về chính trị mà cứ nói bừa (em xin lỗi nếu đụng chạm đến ai , mà em cũng ko dám nhận mình hiểu biết ). Mà sao từ cái thư ấy mọi người tranh luận j` xôm thế :D . Nhưng mà nhiều trang quá thì muốn tham gia cũng khó :( .

Tạm bon chen vài câu thế đã :D .....
 
Back
Bên trên