Nguyễn Tiến Trung - "Phản động" mới :D

Xin mạn phép có thể lạc đề tài 1 chút . Nhưng tựu chung vấn đề vẫn là bàn về 1 số thiếu sót trong công tác quản lý ở VN .Mình tạm thời ko bình luận , nhưng sẽ đưa ra 2 ví dụ cho mọi người suy nghĩ .
1. Vụ án Hai Chi ,Bị bắt vào tù mà lại có chế độ nghỉ phép theo kiểu , thứ 7 , chủ nhật được về nhà :) ( Như 1 công chức nhà nước ).
2. Hôm trước thầy có kể 1 chuyện vui thế này :" Trong 1 cuộc thi thế giới xem ai là người ngồi yên 1 chỗ lâu nhất , phần thưởng là 50000$ , kết quả như sau : ông Trung đông ngồi được vài giờ thì kiến cắn đau quá bỏ cuộc ; còn người đến từ Ấn độ , vương quốc của Yoga ngồi được tới 2 ngày & cũng phải bỏ cuộc , nguời đến từ VN thì ngồi đến ngày thứ 4 , Ban giám khảo nói :" Thôi , ông thắng rồi , xuống đi " , Người VN nói " Không , tôi còn ngôì được nữa mà " . Ban giám khảo nói " ông chỉ cần ngồi đến ngày thứ 3 đã thắng rồi , vậy mà có thể ngồi lâu như vậy , ông có bí quyết nào không ?" ; người VN trả lời " Tôi có bí quyết gì đâu , tôi đến làm việc ở các cơ quan nhà nước chờ như vậy có thấm là bao "
Câu chuyện này hoàn toàn khách quan vì thầy trò mình đều là người trong cuộc , những dân cư của PPA .
 
1. Chú Phúc là thù địch bên ngoài vào phá hoại diễn đàn huh ?
2. Thầy chú, anh xin lỗi, chắc là dốt.
 
1. Chú Phúc là thù địch bên ngoài vào phá hoại diễn đàn huh ?
2. Thầy chú, anh xin lỗi, chắc là dốt.
Hi hi . Anh Khanh quá khen , em mà đủ trình làm thuđịch thì tốt quá . Còn thầy em hả ? hi hi , thầy em cũng chỉ nghe kể lại thoai mà .:)
 
Hic! Đi lang thang trên HAO mới thấy được cái topic tâm đắc.
Nhưng sao mà mọi người cãi nhau kinh thế?
Tất cả cũng vì đất nước thôi mà?:-?
 
Hi vọng có thêm nhiều quan chức như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thì nước ta mới khá lên được[-x
 
Hic! Đi lang thang trên HAO mới thấy được cái topic tâm đắc.
Nhưng sao mà mọi người cãi nhau kinh thế?
Tất cả cũng vì đất nước thôi mà?
Cãi nhau thì sao nhỉ? cãi nhau thì mới ra vấn đề chứ?
Chẳng lẽ một người lập topic,những người khác thấy đúng thì thanx,thấy sai thì lịch sự..lập topic phản đối chắc :))
Thế thì quân phiệt quá

P/S:Anh Kiên cũng thích Messi ạ? nếu thế thật thì anh là người đầu tiên em thấy có cùng thần tượng với em đấy ^^
 
à không , Thành ơi , em chưa có đọc kĩ hết mấy bài phần trên , chả là có một vài người ăn nói thiếu văn hóa nên gây bất bình trong nhân dân thôi em ạ :))
 
Hi vọng có thêm nhiều quan chức như Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân thì nước ta mới khá lên được
Ông này có vẻ dịnh cách mạng GD đây. Nhưng mới đầu năm học mới thì biết đc gì chứ.:(
Em thấy còn có mấy ông khác cũng liêm khiết lắm: Lê Huy Ngọ, Trương Đình Tuyển...
 
định làm đến nơi đến chốn thì đã rất đáng hoan nghênh rồi , nhưng khó lắm , có những thói quen đã bắt rễ trong dân mình rồi , chẳng nói đâu xa chứ kì thi tốt nghiệp cấp 3 vừa rồi (và có thể là cả các năm trước nữa) ở hội đồng thi Ams thì khá là lộn xộn .Thằng bạn anh kể trong phòng thi của nó , hôm thi sử , có thầy giáo còn bảo học sinh cứ thoải mái giở tài liệu , thầy sẽ trông cho mà quay !Nói tóm lại là gv trường mình cũng đã phải làm việc trước với các giám thị từ trường khác đến trông thi rồi . Trường Ams mà còn thế , thì trường khác thế nào nhỉ ?

Mà nếu không có những cái tiêu cực như thế thì chắc chắn rất nhiều người đã không có chuyện tốt nghiệp loại khá , vì có học Sử địa đâu , bản thân anh đây này , chắc chắn sẽ mất tốt nghiệp loại giỏi .
Cho nên , việc chống tiêu cực này lại động chạm tới quyền lợi của cá nhân , và thành tích của trường , cái đó không thể sửa được đâu , dù có 10 - 20 năm tới .
Vậy thì , chống tiêu cực chắc phải bắt nguồn từ việc có một cách đánh giá khác ngoài bằng cấp , chứ cứ như thế này , khi mà tâm lý của cả gia đình , cả xã hội , cả mỗi cá nhân còn nặng nề quá mức về bằng cấp thì chống tiêu cực trong thi cử bằng niềm tin à ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Từ năm 2006 trở đi,học sinh tốt nghiệp loại giỏi cũng không được điểm thưởng trong kì thi đại học.Như thế thì sĩ tử nhà ta không mất công chuẩn bị tài liệu tất cả vì thành tích thân yêu nhỉ.
Xã hội muốn chống tiêu cực thì mỗi con người phải xem đó có phải là tiêu cực không đã.Nếu như ai cũng xem đó là "điều bình thường có thể chấp nhận được" thì việc quái gì phải chống.
 
có những việc như thế này anh ạ : lúc đầu , ai cũng biết như thế là sai nguyên tắc , sai luật , nhưng do nhiều nguyên nhân , có thể là do mọi người đều cho rằng , đó là cái nhiễu nhương của thời đại chuyển tiếp ngày nay , không tránh khỏi (?) , bản thân mình biết sai lè lè ra rồi nhưng không có cách nào để thay đổi tình thế , nhà nước thì bất lực , cuối cùng , không ai bảo ai cả , tất cả mọi người đều phải chấp nhận như một điều bình thường .

Như một ví dụ thế này ,ngày trước , ai đi làm thủ tục nhà đất cũng biết rằng , xin sổ đỏ là cực kì khổ , vì cán bộ hành chính họ hành cho đủ thứ , lên bờ xuống ruộng , cuối cùng là nếu muốn nhanh được việc, dân phải đút cho họ một khoản nào đó , mấy triệu chẳng hạn (em không nhớ con số chính xác vì nhà em hồi đi xin cái này cũng lâu rồi ) . Thế thì ai cũng thấy nó tiêu cực thật đấy , nhưng vẫn phải coi như một điều bình thường buộc phải chấp nhận .

Tương tự như vậy khi nói về giáo dục , chẳng thiếu gì những việc mang tính chất như trên , thế thì theo anh , đã là tiêu cực rồi , ta không nên chống sao ?
 
Có 1 anh kể cho em là hồi trc, anh ấy làm quản lý xây dựng. Họ có luật trong nghề rồi, chia chác là đã có biểu, làm trái là toi liền.:-s
Cuối cùng vẫn phải khai man ra cho đủ số tiền mà báo cáo.X(
Đó là luật rồi, ko còn đơn giản là thói quen nữa.
Xét cho cùng con người làm việc vì "lợi ích cá nhân" mà thôi...(hiểu theo nghĩa thoáng 1 chút thì mới có tính phổ quát đc.)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nói về giáo dục thì điều yếu kém nhất , và cũng là căn nguyên của mọi sự yếu kém trong ngành , theo em là 2 điểm sau đây :

-thứ nhất là sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào chương trình giáo dục (cái này cũng liên quan tới chính trị một phần ) .

_thứ hai là , không giải quyết được vấn đề sinh tử là lương của giáo viên . Từ đó , mà bắt đầu nảy sinh ra đủ loại tiêu cực trong ngành .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Xuân Bách đã viết:
Ví dụ :những cái mới nhất , thì ko được cập nhật kịp thời , thay vào đó , Sv Vn vẫn cứ phải ngồi mà nhai mấy cái lí thuyết vừa phản động , vừa lỗi thời , như Kinh tế chính trị Mac Lê , rồi Triết học Mac Lê , tốn bao nhiêu thời gian và công sức , cuối cùng , vứt hết . Nó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thời gian của SV .
Cái này mới gọi là "phản động" đây nè
 
"phản động" thì thôi , em xóa cái đấy đi vậy , nhưng em muốn đưa ra 2 điểm này ở trên để mọi người cùng bàn luận , cái kia chỉ là ví dụ thôi , không quan trọng .
 
Cậu nêu ra 2 điểm mà chẳng có dẫn chứng gì thì để làm cái gì? Nói vo thì ích gì ?
 
thì đấy , dẫn chứng cái điểm thứ 2 thì nhiều lắm , mà ai cũng biết cả rồi ,
còn điểm thứ nhất thì em cho một cái bị anh bảo là "phản động" , em sợ quá xóa đi đấy còn gì :)), nói chung là về quan điểm chính trị anh và em không chia sẻ với nhau thì thôi , em đang muốn bàn về vấn đề giáo dục , nên đưa ra 2 điểm như vậy để xem mọi người còn tìm ra cái gì khác không để bổ sung thôi mà .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trích dẫn bài viết của Trần Xuân Bách
Ví dụ :những cái mới nhất , thì ko được cập nhật kịp thời , thay vào đó , Sv Vn vẫn cứ phải ngồi mà nhai mấy cái lí thuyết vừa phản động , vừa lỗi thời , như Kinh tế chính trị Mac Lê , rồi Triết học Mac Lê , tốn bao nhiêu thời gian và công sức , cuối cùng , vứt hết . Nó cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thời gian của SV .


Cái này mới gọi là "phản động" đây nè

Cái đó gọi là thức thời, mỗi thời nó có kiến thức riêng của nó.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/09/060906_friendly_economy.shtml <-- VN tụt hạng từ môi trường kinh doanh từ 98 năm ngoái xuống 104. Con số này chắc tụt dốc nữa nếu mà người lãnh đạo VN chỉ đọc thêm nhiều Marx với Lenin mà quên đi những tác phẩm của thời nay, như về Globalization (toàn cầu hóa) và economic reforms, both wholesale and retail (cai cách kinh tế vĩ vô và vi mô).

Thêm cái vụ này nữa http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/09/060906_abn_netherlands.shtml
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên