Người VN thông minh như thế nào?



Anh Hoàng Dũng có nghĩ cái này là 1 sự ko tôn trọng người khác ko ah?
Em xin lỗi nếu nói điều gì ko fải, nhưg đúg là hơi độg chạm đấy ạh. Fải chăg là 1 sự nhầm lẫn trog lúc hơi mất bình tĩnh ạh? :)

Em Hà thân mến, tiếng Việt mẹ đẻ của anh mà em viết lách thành ra như thế, như vậy cũng là không tôn trọng anh và những người luôn viết đúng chính tả rồi.
 
Nếu nói thế hóa ra con trai là động vật máu lạnh không có cảm xúc hả :)) . Người biết tôn trọng Tiếng Việt thiết nghĩ cũng nên tôn trọng một nửa đã tạo ra tiếng Việt chứ nhỉ . Bây giờ ra đường thiếu gì đứa con trai ẽo uột thế mà vẫn có oai phong quá 8-|
 
thôi nào, trở lại vấn đề chính đi chứ :p
Theo em ko thể so sánh người da nào thông minh hơn người da nào là tất nhiên ^^ , nếu so sánh về gen thông minh có lẽ người da đen còn thông minh hơn người da trắng ấy chứ, bằng chứng là ở châu phi có nền văn minh cổ đại từ rất lâu rồi ,chỉ tại bị nô lệ nên mới bị kìm hãm :|
Còn về chỉ số IQ , em ko biết có ai nghe thấy câu này chưa " rèn luyện IQ" ,và có nhiều cách như rèn luyện trí nhớ và khả năng phản ứng nhanh ,nghĩa là IQ cũng ko hẳn là đo chỉ số thông minh bẩm sinh :|
em cũng chỉ biết có thế này, có lẽ do IQ ko cao lắm :))
 
Cái này em đồng ý chỉ số IQ cũng quan trọng nhưng chúng ta cần phải biết cách để sử dụng cái IQ đó,nói chính xác là biết cách tư duy. Cùng 1 chỉ số IQ như nhau, 1 người biết cách phát huy nó thì sẽ đạt đc những thành công: như giáo sư,tiến sĩ gì đó,người còn lại ko biết thì cũng chỉ là đánh giầy,hầu bàn thôi. Nói rộng ra nó ứng dụng cho mỗi dân tộc,mỗi quốc gia.
 
=> Phương: Em nói đúng, điểm IQ có thể rèn luyện để cho cao lên, tầm độ lên thêm khoảng 10 điểm là không khó. Cái này là chắc chắn rồi. Nhưng ở mức nào đó thôi, luyện từ 80 lên 130 thì chắc phải đi học lò giống kiểu thi đại học thì may ra :d.
 
Xem ra xã hội mình đề cao IQ nhưng vẫn còn ít người nắm được cơ bản về IQ

-Có cách luyện tập để tăng IQ: cái này là vấn đề giữa tiềm năng và thực tế hơn là về kiểm tra IQ. Giống như người có tiềm năng làm vận động viên đẳng cấp thế giới nhưng không có điều kiện tập luyện thì cũng không thành công. Chơi cờ làm tăng chỉ số IQ nhưng có lẽ chỉ là luyện tập để phát huy tiềm năng chứ không phải là tăng tiềm năng. Ngoài ra test chỉ có thể test ở một thời điểm tức thời. Tức là ai ăn uống đầy đủ, ngủ tốt, uống ít cafe sẽ làm tốt hơn một chút so với người không được vậy. Cái đó thì chỉ là tăng điểm IQ, không phải là rèn luyện trí thông minh gì cả.
-Vụ tăng 10 điểm không khó thì còn phải từ từ xét. Chưa bao giờ nghe ai dám nói rằng có thể tập luyện tăng bao nhiêu dễ dàng cả. Cái đó không có gì là chắc chắn cả. Trung bình thì mọi người phần lớn là IQ đứng yên từ bé tới lớn (trừ trường hợp chỉ số rất cao/thấp thì khác, đó là do yếu điểm của cách kiểm tra IQ hơn là bản chất của sự thông minh).
-Trí thông minh thì có nhiều loại thật tuy nhiên IQ liên quan (correlation) trực tiếp tới 90% tới trí thông minh nói chung. Do đó thuật ngữ "trí thông minh" (general intelligence) và IQ rất thường xuyên được coi là như nhau bởi cả người trong ngành lẫn ngoài.
-IQ do người ta bịa ra: nói thế thì nhiều người ngành tâm lý học tủi thân lắm em ạ, ít ra là nửa thế kỷ công sức nghiên cứu khoa học của người ta.
-Đo IQ người đã chết: chủ yếu là dựa trên các ấn phẩm người ta viết, khả năng xử lý ngôn ngữ, phân tích, độ phức tạp của phân tích càng cao thì IQ càng cao. IQ nhân vật hư cấu như Sherlock Homles người ta còn ước lượng được.
-IQ chưa thống nhất, có nhiều bài khác nhau: nhiều - cái đó đúng nhưng sự thống nhất thì rất cao. Hầu như kết quả các bài đều có thể dịch trực tiếp sang kết quả bài khác với sự sai lệch nhỏ. Giờ phổ biến nhất có lẽ là bài Stanford-Binet. Điểm trung bình là 100, standard deviation là 15. Người 130 thông minh hơn người 100 đúng bằng người 160 hơn người 130.
-Đầu to = thông minh hơn: có đúng nhưng chỉ khoảng 40% với người cùng giới (tức là đừng so con trai với con gái). Tức là nếu anh A thông minh hơn anh B thì 40% là giải thích bằng kích thước não, 60% còn lại có thể là do các nguyên nhân khác. (không phải là cứ não to hơn thì 40% là thông minh hơn, còn lại là sai)



-Lập luận của Dũng về IQ về mặt lý thuyết thống kê không thuyết phục. 1.Những công việc về phân tích thì vai trò của IQ không thể phủ nhận, cái đó đúng nhưng không thể mở rộng cho tất cả các ngành.
2.Dù rằng IQ có khả năng tiên đoán năng lực làm việc thật nhưng vẫn yếu hơn so với chỉ số khác như EQ (nghiên cứu này có nhiều và từ nhiều năm rồi). Tập trung vào dự đoán tương lai của đất nước dựa vào IQ là bước đi chậm cố ý bởi vì ta biết sắn là có biến số khác tốt hơn cho việc tiên đoán.
3.Thực sự cuốn sách Dũng nói về sự liên quan giữa IQ và khả năng kinh tế của đất nước bạn cũng nghe lần 1, về mặt thống kê thì sẽ yếu hơn nhiều so với rất nhiều nghiên cứu nói rằng EQ tiên đoán tốt hơn IQ.
4. Kết luận cuốn sách là các nước IQ trung bình dưới 90 thì kém phát triển hơn, cái đó hoàn toàn khác với IQ tỉ lệ thuận với sự giàu có của đất nước (một ví dụ là trong sách có đề cập Nhật, Hàn, Tàu là thông minh nhất nhưng ta đều biết là họ vẫn yếu hơn nhiều so với khối Châu Âu và Mỹ, cả trong lịch sử lẫn hiện tại). Với cả trung bình dưới 90 thì thấp hơn 10 điểm so với mặt bằng, 2/3 của 1 standard deviation (15), quá thấp khi tính thêm yếu tố về số lượng dân số vào, kết luận của quyển sách có vẻ như là nghiễm nhiên, chả cần nghiên cứu, không hề chứng minh là dân tộc càng thông minh càng giàu mạnh.



Còn vấn đề "cảm xúc nữ nhi thường tình" thì đừng lôi giới tính ra, đó chỉ là câu cửa miệng người Việt (hay Tàu không biết) nói về việc để tình cảm lấn át lý trí thôi. Kiện thì kiện người viết ra câu đó, đừng đổ cho người dùng là cố ý coi khinh con gái trong khi không có biểu hiện nào khác cả.

@Hà: đừng lạm dụng việc viết tắt nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
IQ ở các nước ko phát triển ko cao có thế vì ăn ko được đủ chất :| , thường nếu người mẹ mang thai mà ăn uống đủ chất , điều độ thì đứa con đẻ ra cũng khỏe mạnh và thông minh hơn , còn về người da đen ở Mĩ chẳng hạn , theo em được biết thì hầu như người da đen nào trước khi thành công được như bây h cũng có tuổi thơ ko được đầy đủ cho lắm ^^ nên điều kiện để phát triển cũng ít hơn
 
Còn vấn đề "cảm xúc nữ nhi thường tình" thì đừng lôi giới tính ra, đó chỉ là câu cửa miệng người Việt (hay Tàu không biết) nói về việc để tình cảm lấn át lý trí thôi. Kiện thì kiện người viết ra câu đó, đừng đổ cho người dùng là cố ý coi khinh con gái trong khi không có biểu hiện nào khác cả.
Sai.
Những câu so sánh như vậy, ví dụ "mày tính giống đàn bà", "hôi như cú", "bẩn như lợn".... người dùng đều có ý chỉ tính chất của cả hai: vật so sánh và vật được so sánh.
Dám dùng dám nhận. Không nên biện hộ.
 
Cám ơn chú Duy đã vote 1 phiếu cho anh. Nhưng anh nghĩ, vấn đề này nên dừng ở đây thôi. Các em gái nếu thích bàn về bình đẳng giới tính thì mở một topic mới. Ở đó ta sẽ tập trung phân tích các cụm từ quen thuộc kiểu như "nữ nhi thường tình", "tính đàn bà" .
 
Cảm ơn mọi người đã góp ý. Em sẽ sửa :)

Về mấy câu nữ nhi với không nữ nhi, đàn bà với không đàn bà..... Em nghĩ là 1 câu nói thì phải xét trong văn cảnh hoàn cảnh cụ thể của nó :) Cái gì đúng và đáng thì thôi :)
Đúng như anh Hoàng Dũng nói, nên dừng bàn luận về cái này ở đây thì hơn ạh. ^^

Trở lại với vấn đề IQ. Người ta vẫn bảo, mọi thứ đều chỉ là tương đối thôi. Chỉ số IQ cũng vậy. Thực tế là nó còn bị chi phối bới rất nhiều hoàn cảnh, điều kiện biên ngoài và cũng như mọi người thấy đấy ah, không phải tất cả những người giỏi đều có chỉ số IQ cao cũng như không phải tất cả những người có chỉ số IQ cao đều giỏi. ^^
Chắc em sẽ dừng ý kiến của mình lại đây thôi ah. Mọi thứ đều chỉ là tương đối mà :">
 
Bài bác Dũng hay ở chỗ không bị tập trung vào vấn đề IQ mà từ đó phát triển ra các vấn đề về tuyển người và kinh tế đất nước.

Trong bài của bác có một đoạn nói về "IQ bị cấm trong tuyển người", cái này em cũng có nghe nói trước đây. Nhưng không biết bác có biết lý do vì sao lại cấm không ạ?
 
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Đầu to = thông minh hơn: có đúng nhưng chỉ khoảng 40% với người cùng giới (tức là đừng so con trai với con gái). Tức là nếu anh A thông minh hơn anh B thì 40% là giải thích bằng kích thước não, 60% còn lại có thể là do các nguyên nhân khác.
"bọn Tàu thông minh hơn bọn da đen và da trắng" cũng 40% đc giải thích là do đầu chúng nó lớn hơn bọn kia?^^
vậy 40% là do bọn Tàu là đầu to đít teo hay 40% do bọn da trắng+da đen đít to đầu teo? :))
dù biết là khoa học đã công nhận chuyện kích cỡ não, nhưng 40% hơi nhiều quá chăng? vì nếu so về kích cỡ thì bọn Tây đè bẹp. :D hay lý thuyết bọn châu Á siêu là đi ngược lại khoa học? :D
 
Ầy , em thì chỉ nghĩ là chỉ số IQ ( dù được nghiên cứu ) thì cũng chỉ là một chỉ số do con người lập ra , mà đã do con người lập ra thì chẳng có cớ gì để bám víu vào đó một cách chắc chắn cả .

Cảm xúc nữ nhi thì đúng là chỉ câu quen dùng thôi nhưng mà không phải lúc nào hở ra cũng đem sử dụng được .
 
Chuyện đầu to thì có vẻ đáng tin. Ông anh và thằng em mình đầu đều to, và đều có vẻ thông minh thật :D.
 
theo đánh já của TG ng` Việt Nam còn thông minh hơn ng` Nhật nhưng chỉ đáng tiếc là ng` VN ko có kỉ luật vì thế khả năng sáng tạo của ng`1 NV ko thể bộc lộ hết

zới ttrẻ ngày nay cũng rất thông minh, sáng tạo & năng động [VD như các anh chị ĐH BK trong cuộc thi Robocon đã 3 lần đem lại vinh quang cho tổ quốc]
 
http://www.theage.com.au/news/national/how-to-be-a-genius/2006/10/13/1160246332748.html
...

It seems the ability we're so fond of calling talent or even genius arises not from innate gifts but from an interplay of fair (but not extraordinary) natural ability, quality instruction and a mountain of work. This new discipline - a mix of psychology and cognitive science - has now produced its first large collection of expert reviews, the massive Cambridge Handbook of Expertise and Expert Performance.

The book essentially tells us to forget the notion that "genius", "talent" or any other innate qualities create the greats we call geniuses. Instead, as the American inventor Thomas Edison said, genius is 99 per cent perspiration - or, to be truer to the data, perhaps 1 per cent inspiration, 29 per cent good instruction and encouragement, and 70 per cent perspiration. Examine closely even the most extreme examples - Mozart, Newton, Einstein, Stravinsky - and you find more hard-won mastery than gift. Geniuses are made, not born.

...

Bài viết khá hay. Ai không ngại đọc tiếng Anh thì ngó qua :D. Em thấy ngoại trừ đao, thiểu năng bẩm sinh, kém trí nhớ, brain chậm, còn lại đều có potential thành genius hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đánh giá nào của thế giới thế hả em Thảo:D, cho chị xem được không em? Dễ dàng đánh giá người dân tộc này thông minh hơn dân tộc kia thế cơ à:D
 
Em vào đây đọc, đầu tiên cũng là vì tò mò vì cái tít. Đọc đc một ít mới thấy dân nhà mình đúng là trọng bệnh thành tích thật. Đánh giá IQ hay gen gì gì đi nữa là việc thiết nghĩ chỉ nên làm khi dư thời gian.
Dân mình bây giờ vừa ngu vừa lạc hậu, thì tìm kết quả IQ làm gì x ko biết, biết đc kết quả thì có giúp gì cho nước nhà ko? Hay là lại để vỗ ngực tự khen mình. Mà cái việc vỗ ngực tự khen mình thì chúng ta làm quá giỏi rồi.
Lại còn nguồn gen nữa chứ, giả sử VN có nguồn gen tốt thì ko sao, giả sử gen toàn bọn ngu ko thể đào tạo đc thì đừng cố nữa nhỉ =)).
Người ta có thể huấn luyện cho người thông minh để thành người tài, nhưng mà đã stupid thì mãi mãi vẫn là stupid, dạy nữa hay dạy mãi thì cũng thế thôi
Người dốt có việc cho người dốt, người giỏi có việc cho người giỏi, người dốt thì làm công nhân nông dân, đôi khi là bố mẹ sinh ra người giỏi, người giỏi thì làm bác sĩ kĩ sư. Bây giờ bảo bọn dốt dek đào tạo đc, vô tích sự thì để người giỏi đi làm công nhân nhé? Hơn nữa chẳng có thằng dek nào là giỏi tất và cũng chẳng có thằng dek nào dốt tất, thằng Ronaldo nó chắc học ngu lắm nhưng các bác chẳng rỏ dãi ra xem nó đá bóng đấy thôi. So kè làm gì, tất cả (dốt + "nguyên khí quốc gia") cùng cố gắng rèn luyện vươn lên và giúp đỡ lẫn nhau thì nước nhà đc nhờ, cái đó THỰC TẾ hơn.

Dòng cuối: các bác dẹp mấy cái phân biệt chủng tộc hộ em. Một dân tộc nô lệ, từng bị coi thường như VN mà bây giờ cũng học đòi chiếu trên, phân biệt chủng tộc thì em nuốt x nổi.
 
Thực ra anh không bận tâm lắm với những bài viết hăng máu nhưng mà thiếu kiến thức, lập luận mơ hồ kiểu như bài chú Nguyên.

Tuy nhiên chú có đề cập đến một vấn đề mà một số em khác đã nói từ trước, nhưng anh chưa trả lời, đó là chuyện phân biệt chủng tộc. Thứ nhất, anh xin các chú, các chú vẽ chuyện nó vừa vừa thôi, nói trên forum với ngồi tán phét ngoài đời thì khác gì nhau, ai nghe, mà bày đặt phân biệt chủng tộc này nọ.

Nhưng chú đã thích trầm trọng hóa vấn đề, thì anh cũng không ngần ngại mà mở mắt cho chú một chút, tính anh vốn dĩ không dè sẻn trong việc chia sẻ kiến thức. Phân biệt chủng tộc là phán xét một cá nhân, một tập thể dựa trên màu da của họ. Nó khác với việc công nhận có sự khác nhau cơ bản về mặt tiến hóa, di truyền của các nhóm sắc tộc do sinh sống nhiều năm trên những điều kiện khác biệt về địa hình, khí hậu, môi trường. Nghiên cứu những sự khác nhau đó, nguyên nhân và hệ quả của chúng là việc mà những nhà nhân chủng học đã và đang làm, và không ai có thể nói họ là racist. Họ chắc chắn là khách quan hơn chúng ta, họ không bị nhồi sọ bởi những thuật ngữ đúng đắn về mặt chính trí mà một số em ở đây hở ra là nói. Người ta luôn cảm thấy thích thú với những lời nói hoa mỹ đẹp mắt, nếu như chúng tạo cho họ cái cảm giác, tạo hóa rất công bằng: nó cho người này một đặc ân thì lại lấy đi của họ một thứ quý giá khác, rằng mọi người đều có cơ hội được hưởng hạnh phúc như nhau... Nhưng có chứng cứ khoa học nào biện minh cho lý lẽ đó không? Muốn biết tạo hóa có thật sự công bằng hay không, cách duy nhất là phải biết nhìn thẳng vào sự thật, và sự thật chỉ đáng tin cậy nếu như nó được tìm ra bởi khoa học, chứ không phải là lý lẽ suông.

Những cái khác chú Nguyên nói đều chệch hướng thảo luận. Anh đâu có phản đối gì chuyện phân công nguồn lực trong xã hội? Anh cũng chưa hề đưa ra ý kiến gì về việc sẽ sử dụng hiểu biết về IQ của người Việt Nam như thế nào. Việc chú chỉ nghĩ ra hai cách vận dụng, một là, nếu kết quả tốt thì tự vỗ ngực khen mình, nếu kết quả tồi thì khỏi cố gắng cho mệt, không có nghĩa là việc vận dụng nó chỉ giới hạn ở hai phương án đó. Kiến thức chỉ là kiến thức, nó hữu dụng đến mức nào là tùy ở người sử dụng chú ạ.

Lời cuối cùng, chú có cách nào làm cho mọi người dân Việt Nam đều "cố gắng rèn luyện vươn lên và giúp đỡ lẫn nhau" thì anh xin bầu chú làm thủ tướng. Nhưng anh đồ rằng cái ý tưởng đó nó mới chính là thiếu thực tế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên