Thực ra tớ không chủ tâm đưa ra luận điểm "sự thông minh của một dân tộc tỉ lệ với số lượng giải Nobel", điều đó tât nhiên không đúng. Người da đen chưa làm được gì nhiều để chứng tỏ rằng họ có tiềm lưc trí tuệ tương đương với những nhóm sắc tộc khác, đó mới là điều tớ muốn nói.
Một số đồng chí ở đây tranh luận đến là buồn cười. IQ là IQ chứ là còn là cái quái gì nữa. Nó chưa phải là một chỉ số hoàn hảo đế đánh giá trí tuệ của con người, nhưng vẫn là thước đo tin cậy nhất cho đến nay. Software developer, quantitative analysts, scientists đều có chỉ số thông minh cao trên mức bình thường. Các nhà khoa học lớn đều có mức IQ exceptional, đứng top 1% của thế giới. Những người có IQ < 70 thường là trí tuệ chậm phát triển, bị các bệnh liên quan đến thần kình. Những sự thật đó chẳng nhẽ chưa đủ để minh chứng cho tính chuẩn xác của chỉ số IQ? Có thể trên thế giới vẫn có những thằng IQ cao hơn 200 làm nghề đánh giầy, bán bánh mỳ, có thể vẫn tồn tại những nguyên thủ quốc gia với IQ thấp hơn 90, nhưng đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, và nếu nhìn theo quan điểm thống kê, là không đáng quan tâm.
Các chú có thể đưa ra đủ các loại học thuyết về trí thông minh mà các chú chẳng may đọc được hay nghe lỏm ở đâu, ví dụ như lý thuyết về 7 loại hình thông minh lấy từ báo An Ninh thế giới như chú Nghiêm Xuân Hoàng, nhưng các chú sẽ không bao giờ có thể phủ nhận được sự tồn tại của IQ, một chỉ số có mối tương quan rất chặt chẽ với năng lực trí tuệ. Cá nhân chú Hoàng, riêng cái việc chú tự nhận IQ của chú cao hơn Mozart, anh cho là chú deck biết cái gì về nhạc giao hưởng. Hãy chịu khó tìm hiểu về nó đi đã nhé, để biết là sáng tạo một bản nhạc là một khối lượng công việc không lổ cần sự tư duy kết cấu chặt chẽ đến mức như thế nào, rồi hãy lên đây phán bừa.
IQ chỉ là một trong rất nhiều yếu tố có khả năng tiên đoán sự thành công của một cá thể. Không nên đánh giá nó quá cao, nhưng cũng không nên phớt lờ sự hiện hữu của nó. Nếu chỉ vì nó không có tính quyết định, mà coi như nó không có giá trị, thì tư duy như thế là không logic. Vậy thì nó quan trọng đến mức nào? Bạn Tâm có nói đến việc chỉ số IQ không tương quan nhiều lắm đến performance trong công việc. Cái đó vừa đúng, mà lại vừa sai. Một lập trình viên giỏi, làm việc cho Google, mức IQ chắc chắn là phải trung bình khá trở lên. Nhưng IQ cao hơn mức đó thì có mang lại nhiều lợi thế cho anh ta không, thì có lẽ là không. Ở bất cứ một công việc nào, hầu như bao giờ cũng có mức IQ tối thiểu, một người với chỉ số IQ thấp hơn mức đó thì sẽ không làm được việc, nhưng cao hơn nhiều quá cũng chưa chắc đã là ưu điểm. Nhà khoa học giỏi nào cũng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng, nhưng so sánh IQ của họ với nhau là điều vô nghĩa, vì đó không phải là cái tạo nên sự khác biệt. Chỉ số thông minh của Stephen Hawking là trên 200, nhưng ông ta đâu có thể vĩ đại bằng Einstein?
Nếu nhìn với tư cách cá nhân, có thể chúng ta vẫn thấy IQ không quá quan trọng, nhưng ta nên thử đặt mình vào vị trí của những CEO của những công ty lớn. Microsoft và các top firms của investment banking đã từ rất lâu thực thi phương pháp phỏng vấn nhân viên tiềm năng bằng những câu hỏi brain teasers, một dạng test IQ trá hình ( test IQ bị cấm không được dùng trong việc tuyển người ). Bản thân Bill Gates có một câu nói nổi tiếng "Software, is an IQ business". Trong suốt thời gian làm CEO của Microsoft, điều luôn ám ảnh ông là làm sao thu hút được những người thông minh nhất về làm cho công ty mình. Triết lý của ông rất đơn giản "You can teach smart people everything". Gates làm như thế là đúng hay sai, có lẽ ta không cần phải bàn thêm.
Vậy nếu như ta nhìn nhận vấn đề IQ ở tầm đất nước, thì liệu nó có liên quan đến năng lực sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia hay không? Phần lớn các học thuyết nhằm giải thích sự khác biệt về trình độ phát triển giữa giữa các quốc gia, châu lục đều dựa trên một cái basic assumption là mọi sắc tộc đều có cùng một năng lực trí tuệ. Những nghiên cứu sâu về nhân chủng học đã cho thấy định đề đó là không đúng. Cách đây vài năm, Richard Lynn đã đưa ra một thuyết mới nhằm giải thích sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới dựa trên sự khác nhau có tính chất di truyền về năng lực trí tuệ . Trong cuốn "IQ and the Wealth of Nation" của mình ông có đưa ra các số liệu thống kê về chỉ số thông minh trung bình của các quốc gia (không có Việt Nam), và GDP đầu người, sau đó tính ra hệ số tương quan giữa hai đại lượng đó, quãng độ 0.7 ( Thêm một chút về xác suất thống kê : Hệ số tương quan giữa hai đại lượng ngẫu nhiên càng gần 1 thì mối quan hệ của chúng càng gần với quan hệ tuyến tính ). Nhóm người đứng đầu bảng về IQ là những tộc người ở vùng viến Đông, Nhật - Tàu - Hàn ( 105-110), và đứng cuối bảng có lẽ không nói ai cũng biết. Có thể một số người sẽ cho rằng sự nâng cao mức sống sẽ dẫn đến sự tăng trưởng về chỉ số IQ. Điều đó tất nhiên đúng, nhưng không giải thích được tại sao người da trắng sống trong thế giới văn minh lâu hơn, lại có chỉ số thông minh trung bình thấp hơn người viễn Đông ( ~ 3-5 điểm ). Kết luận của cuốn sách là, những nước có chỉ số thông minh trung bình < 90, bao gồm các nước châu Phi và Ả rập, thì sẽ không tận dụng được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, là điều mà ta đã được chứng kiến.
Do không có số liệu của Việt Nam, nên mình mới muốn bàn với mọi người, thử dựa vào những thành tích của người VN trong nước và trên trường quốc tế, để đoán xem chỉ số IQ trung bình của VN so với các nước khác thì như thế nào. Trong sách có đưa ra một ước lượng, đó là lấy trung bình cộng của IQ người Tàu với IQ của người Thái. Như thế là rất có lợi cho VN, mặc dù không phải là không có lý, vì vốn dĩ người Kinh là lai tạp giữa người Tàu và người Việt cổ xuất phát từ ĐNA.
Sẽ có một số người nói là bàn thế thì để làm cái quái gì? Theo mình thì bàn là để cho vui thôi, tán phét trên forum vốn dĩ là một thú vui vô thưởng vô phạt, mặc dù mình không phủ nhận đôi khi lên diễn đàn cũng học thêm được nhiều điều bổ ịch. Xét cho cùng, việc thường xuyên đặt câu hỏi "Làm cái này để mà làm gì?" cũng là một điểm yếu của tư duy châu Á. Chúng ta quá quan tâm đến kết quả mà không chịu tìm hiểu rõ ngọn ngành vấn để. Siêu cường của thế giới cổ đại Trung Hoa, từ sau thế kỉ 15 không có bất cứ một phát kiến khoa học quan trọng nào, một phần cũng là vì cái điểm yếu trong tư duy như thế.