Người VN thông minh như thế nào?

Hehe, trước hết em xin lỗi cả nhà, hôm qua viết lúc mất ngủ nên lời lẽ có phần nặng nề, nhưng ý chính thì nó vẫn là thế. Cảm ơn anh Hoàng Dũng, mặc dù ko bận tâm nhưng vẫn cho em đc khoảng chục dòng :D.
Em xin đi vào việc chính luôn
Vấn đề đưa ra đánh giá IQ:
Vì thế, câu hỏi mà mình muốn đặt ra là, trí thông minh, nói chung, của người VN tốt đến mức nào. Việt Nam đứng ở đâu trong bảng xếp hạng IQ của thế giớ?. Liệu chúng ta có giỏi giang như người Tàu, người Nhật, có innovative như người da trắng hay không, hay là cũng chỉ lởm khởm như các bạn da đen? So với người Thái, người Philipin, người Indo, và các anh em khác trong khu vực, trình của chúng ta đến đâu?
Thứ nhất, anh xin các chú, các chú vẽ chuyện nó vừa vừa thôi, nói trên forum với ngồi tán phét ngoài đời thì khác gì nhau, ai nghe, mà bày đặt phân biệt chủng tộc này nọ.
theo em là ko thực tế, và nếu nó nằm trong mục "Túm tụm tán gẫu" thì em cũng ko có ý kiến gì.

Thêm nữa em cũng ko muốn làm thủ tướng, sức em ko đủ, nên chỉ làm trong phạm vi của mình. Em tự cố gắng và giúp đỡ những người xung quanh, tự cảm thấy ko xấu hổ gì. Và em mong những người khác cũng thế, đó là điều em nhận thấy ở nước ngoài (chính xác hơn là chỗ em đang ở) họ đã và đang làm. Điều này ko phải tự đến mà cần có sự cố gắng của từng cá nhân, đừng đợi đến lúc tất cả dân VN làm thì mình mới làm ;)
Cũng nên nói thêm là em là người suy nghĩ nông cạn, lý tưởng cũng rất đơn giản, nên anh Hoàng Dũng bảo em thiếu kiến thức cũng đc. Kiến thức của em chỉ đủ để phân biệt đúng sai, chứ ko đủ để hoa lá cành.

Hai dòng cuối:
Về chuyện phân biệt chủng tộc hay là khoa học gì gì đó, em nghĩ cũng đơn giản lắm :"> Là có thằng điên nào nghiên cứu ra bọn châu Phi ngu hơn bọn châu Á thì nó cũng chẳng công bố (nói là thằng điên vì theo lẽ bình thường nó chỉ nghiên cứu các đặc điểm khác nhau, chứ ko phải hơn kém), nó chỉ đem cái đó áp dụng vào công việc thôi. Lương tri nó ko cho phép vì đó là phân biệt chủng tộc!
Về chuyện nhồi sọ, quan điểm của em là thằng xyz nào cũng bị nhồi sọ, và người hiểu biết thì tiếp nhận những cái nào đúng, có lợi cho mình và dân tộc mình.

Thêm hai dòng khuyến mại:
Về việc công bằng giữa người và người, ko phải là do tạo hóa, mà là do cách con người đối xử với nhau, và cái đó thể hiện sự văn minh của con người. Em nghĩ phim ONE FLEW OVER THE COOCOO'S NEST nói khá hay về vấn đề này, anh chị em nào hứng thú nên xem <:p
Và nếu anh Hoàng Dũng đến bây giờ vẫn muốn biết IQ người VN ở vị trì nào, thì em chia sẻ cho anh một tin vỉa hè mà em đọc trên báo cách đây vài năm là người VN IQ thấp lắm (cao nhất là Thụy Sĩ hay Bắc Âu gì gì đó), chẳng hơn mấy anh châu Phi mấy đâu (điều này dễ hiểu), và xin chia buồn là mình cũng chẳng giỏi hơn ai đâu. Tuy nhiên stupid thì vẫn phải cố!

Em xin hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng chú đã thích trầm trọng hóa vấn đề, thì anh cũng không ngần ngại mà mở mắt cho chú một chút, tính anh vốn dĩ không dè sẻn trong việc chia sẻ kiến thức. Phân biệt chủng tộc là phán xét một cá nhân, một tập thể dựa trên màu da của họ. Nó khác với việc công nhận có sự khác nhau cơ bản về mặt tiến hóa, di truyền của các nhóm sắc tộc do sinh sống nhiều năm trên những điều kiện khác biệt về địa hình, khí hậu, môi trường. Nghiên cứu những sự khác nhau đó, nguyên nhân và hệ quả của chúng là việc mà những nhà nhân chủng học đã và đang làm, và không ai có thể nói họ là racist. Họ chắc chắn là khách quan hơn chúng ta, họ không bị nhồi sọ bởi những thuật ngữ đúng đắn về mặt chính trí mà một số em ở đây hở ra là nói. Người ta luôn cảm thấy thích thú với những lời nói hoa mỹ đẹp mắt, nếu như chúng tạo cho họ cái cảm giác, tạo hóa rất công bằng: nó cho người này một đặc ân thì lại lấy đi của họ một thứ quý giá khác, rằng mọi người đều có cơ hội được hưởng hạnh phúc như nhau... Nhưng có chứng cứ khoa học nào biện minh cho lý lẽ đó không? Muốn biết tạo hóa có thật sự công bằng hay không, cách duy nhất là phải biết nhìn thẳng vào sự thật, và sự thật chỉ đáng tin cậy nếu như nó được tìm ra bởi khoa học, chứ không phải là lý lẽ suông.

Vấn đề chính là ở điểm mặc dù chú Dũng rất hùng hổ với những ngôn từ hoa mỹ như là nghiên cứu, rồi khoa học, rồi bằng chứng..., nhưng mà chú tịnh chưa hề đưa ra nổi một bằng chứng khoa học nào cho thấy có sự khác biệt về trí thông minh giữa những người có màu da khác nhau. Để tránh có sự hiểu lầm không cần thiết về vấn đề bằng chứng khoa học thì anh cũng nói luôn là các dẫn chứng của chú về giải Nobel... không phài là những chứng cứ khoa học, bởi vì những dẫn chứng này không tính đến những yếu tố khác ngoài màu da như là dinh dưỡng, hoàn cảnh xã hội, môi trường...

Riêng vấn đề ở Mỹ, không biết chú Dũng đã ở Mỹ ngày nào chưa mà chú dường như ám chỉ người da vàng cũng bị kỳ thì như người đen? Trong lịch sử nước Mỹ thì người đen luôn bị kỳ thị nặng nhất, rồi tới người Mễ và cuối cùng mới là người gốc Á. Cũng phải nói thêm là người Châu Á ở Mỹ thường tự hào rằng họ là những người cần cù và hiếu học chứ không thấy người gốc Á ở Mỹ vỗ ngực tự khen thông minh bao giờ.
 
Đúng như mình suy đoán. Một vấn đề như là liên hệ giữa màu da với trí thông minh thì không có lý gì lại không được giới nghiên cứu khoa học quan tâm cả. Các bạn thử search Google Book hoặc là scholar với những phrase như "relationship between skin color and intelligent" chả hạn, sẽ thấy có khá nhiều sách với và các bài báo khoa học về vấn đề này. THeo một số bài báo, điểm sách mà mình xem thì kết luận phần lớn là "không có bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa màu da với IQ" - trong khi đó thì có mối liên hệ lớn giữa môi trường sống vớii IQ. Các nghiên cứu mà mình liếc qua (chủ yếu xem phần kết luận) phần lớn là liên quan đến trắng - đen và bỏ qua các màu ở giữa như là da vàng chúng ta.

"Intelligence Testing and Minority Students: Foundations, Performance Factors and Assessment Issues By Dr Richard R Valencia, Lisa A. Suzuki"
http://books.google.com/books?vid=I...d+intelligent&sig=18QixYN3jmNX3JhzhT9l6wjbICA
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là diễn đàn thảo luận, không phải là nơi phổ biến kiến thức, nên em thấy không có lý do gì để trình bày chi tiết những kết quả nghiên cứu khoa học ở đây cả. Thời buổi này thông tin trên mạng rất dư dả, mọi người nếu cần đều có thể tự tìm hiểu, tìm không ra thì em cũng đành chịu. Nếu bác Trung vẫn cứ nằng nặc đòi bằng chứng, thì em mặc dù rất cảm thông và thấu hiểu, nhưng cũng chỉ có thể giúp bác bằng một cách, đó là đề nghị bác dùng những từ khóa search tốt hơn :p

Nên dùng những từ như race, intelligence, difference,và có thể search luôn trên amazon.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là diễn đàn thảo luận, không phải là nơi phổ biến kiến thức, nên em thấy không có lý do gì để trình bày chi tiết những kết quả nghiên cứu khoa học ở đây cả. Thời buổi này thông tin trên mạng rất dư dả, mọi người nếu cần đều có thể tự tìm hiểu, tìm không ra thì em cũng đành chịu. Nếu bác Trung vẫn cứ nằng nặc đòi bằng chứng, thì em mặc dù rất cảm thông và thấu hiểu, nhưng cũng chỉ có thể giúp bác bằng một cách, đó là đề nghị bác dùng những từ khóa search tốt hơn :p

Nên dùng những từ như race, intelligence, difference,và có thể search luôn trên amazon.

Trước hết, do không muốn áp đặt cách tìm kiếm của mình cho nên tôi nói rõ là các bạn có thể sử dụng những phrase tương tự như của tôi, có nghĩa là hoàn toàn có thể sử dụng những từ khóa mà bạn Dũng đề cập (cũng phải nói rõ là bản thân tôi đã chọn nhiều từ khóa khác nhau, bao gồm cả việc thay một số danh từ bằng tính từ và ngược lại).

Sau nữa, phải nói rõ rằng bạn Dũng trước đây có nói rằng người nào phải đổi luận điểm của Dũng thì tự mình cần chưng bằng trứng ra - một lập luận mà bản thân nó đã rất sai lầm. Tự bạn Dũng đưa ra một khẳng định, bị những người khác phản đối là vì đó là một khẳng định không có bằng chứng, thì chính bạn Dũng nhẽ ra phải đưa ra bằng chứng khoa học trước. Tuy vậy bạn Dũng đã lảng tránh (yêu cầu người khác đưa bằng chứng), rồi sau đó sử dụng những bằng chứng phi khoa học (như đã nói từ bài trước), rồi cuối cùng khi đã có bằng chứng phản đối luận điểm của mình thì bạn Dũng lại lảng tránh bằng cách nói lập lờ "tự tìm kiếm". Phải nói rằng tôi đã không hề yêu cầu bằng chứng nữa, mà tự tôi đã đưa ra một bằng chứng phản đối lại lý thuyết của Dũng. Do đó việc đánh giá còn lại có lẽ chỉ còn dành cho các độc giả khác trong diễn đàn mà thôi.

Thật ra trong số nhỏ các bài báo và sách mà tôi có xem lướt qua, thì cũng có những nghiên cứu khẳng định rằng có sự khác nhau về trí thông mình giữa người Mỹ đen với người Mỹ trắng. Những nghiên cứu này thì đều là nghiên cứu từ những năm 60 - 70, và đều có những bias nhất định như không loại bỏ được yếu tố môi trường. Còn những nghiên cứu hiện đại hơn, vào những năm 80, đều cho rằng không có bằng chứng về sự khác nhau về IQ giữa các màu da khác nhau.

Cuối cùng phải nói rõ rằng bản thân tôi cũng chưa xem đủ các tài liệu để có thể đưa ra một khẳng định nào cả. Chỉ là đưa ra một cách tìm hiểu để các bạn cùng quan tâm có thể nghiên cứu thêm mà thôi. Mặt khác, tôi đồng tình với quan niệm của bạn Dũng là không có gì sai trái trong việc nghiên cứu về sự khác biệt trong trí thông minh của các dân tộc/chủng tộc khác nhau cả. Đây là một tồn tại khách quan cho nên việc nghiên cứu cũng như công bố kết quả nghiên cứu không có gì sai cả. Việc sử dụng thế nào thì lại là chuyện khác.
 
Nhân tiện có một bài bàn về vấn đề này trên Wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/Race_and_intelligence

Một vài tóm tắt về các quan điểm đáng chú ý:

- Có sự khác nhau về IQ trung bình giữa các chủng tộc, màu da khác nhau tại Mỹ.

- Có nhiều tranh luận xung quanh nguồn gốc của sự khác nhau này: Một bên cho rằng sự khác nhau hoàn toàn là do môi trường. Bên còn lại cho rằng sự khác nhau đó có một phần là do gen di truyền. Các số liệu về sự khác nhau cho thấy rằng cả hai khả năng đều có thể xảy ra.

- Có những bằng chứng cho thấy trong cùng một chủng tộc cũng có những sự khác biệt rất lớn về IQ - lớn ngang với sự khác nhau giữa dân đen và dân trắng tại Mỹ.

- Có bằng chứng cho thấy IQ trung bình tại các nước đang phát triển thì thấp hơn các nước đã phát triển cùng chủng tộc (hay màu da) - sự khác nhau này được tạo ra một phần là do chất lượng dinh dưỡng khác nhau tại các nước.

Thật ra ngoài vấn đề chủng tộc và phân biệt chủng tộc, thì những nghiên cứu đề cập trong bài trên cho thấy một kết luận rất quan trọng và có liên quan mật thiết đến chủ đề thảo luận của chúng ta: IQ không phải là một chỉ số để đo "trí thông minh bẩm sinh". IQ chắc chắn là bị ảnh hưởng của gen di truyền, nhưng bản thân IQ không phản ánh một mình yếu tố di truyền. Do đó cách nói "người có IQ trung bình thì dù có cho ăn học cũng phí đi" hay đại loại như thế, là một cách nói rất sai lầm. Bởi vì người được cho ăn học thì IQ sẽ tốt hơn so với không được ăn học. Ngoài ra một người không được ăn uống đầy đủ thì IQ cũng thấp hơn một người được ăn uống đầy đủ hơn. Do đó việc đo IQ trung bình của một nước để tiên đoán tiềm năng phát triển của nước đó sẽ dễ dẫn đến nhiều kết luận sai lầm. Chả hạn một nước kém phát triển thì do vấn đề dinh dưỡng, hệ thống giáo dục, ... cho nên IQ trung bình của nước đó đương nhiên giảm sút. Nhưng nếu nước đó được điều hành một cách đúng đắn khiến cho giáo dục và dinh dưỡng (cùng nhiều yếu tố khác nữa) được cải thiện, thì IQ trung bình sẽ tăng lên (và do đó, chả nhẽ lại có thể nói rằng tiềm năng của dân tộc đó/đất nước đó được tăng lên hay sao - lưu ý rằng đã là "tiềm năng" thì không thể thay đổi, chỉ có thể cố gắng để phát huy hết tiềm năng mà thôi)?

Vì thế, cách đặt vấn đề của topic này thật ra là sai lầm. Một mặt tác giả topic đặt vấn đề: "Người ta có thể huấn luyện cho người thông minh để thành người tài, nhưng mà đã stupid thì mãi mãi vẫn là stupid, dạy nữa hay dạy mãi thì cũng thế thôi." Và sau đó câu hỏi đặt ra là "trí thông minh, nói chung, của người VN tốt đến mức nào?" Mặt khác, cách đi tìm câu trả lời thì lại là thông qua việc trả lời câu hỏi: "Việt Nam đứng ở đâu trong bảng xếp hạng IQ của thế giới?" Như vậy tác giả có ý muốn nói IQ là thước đo trí thông minh bẩm sinh của dân tộc, hay là thước đo tiềm năng về phát triển trí tuệ của dân tộc đó. Như đã chỉ ra ở trên, giả thiết này là sai lầm, và do đó, cách đi tìm câu trả lời thông qua IQ trung bình cũng là con đường sai lầm nốt. Liên quan đến IQ thì có lẽ câu hỏi duy nhất chúng ta có thể trả lời có lẽ là "làm thế nào để tối ưu hóa IQ trung bình của dân tộc?" - tức là với giả thiết là có một giới hạn di truyền về IQ, thì làm thế nào để chúng ta đạt tới được giới hạn đó (dinh dưỡng, giáo dục, quan niệm ...)?

P.S. Lưu ý rằng Wikipedia là từ điển mở, ai cũng có thể sửa, do đó thông tin trên đó có thể đúng, có thể sai. Mặt khác ít nhất trong bài được đề cập thì các thông tin đều được trích dẫn từ những nghiên cứu có tính tin cậy cao hơn (cài này hình như có liên quan đến nỗ lực gần đây của Wikipedia trong việc cải thiện tính xác thực của thông tin). Vì vậy các bạn có ý nghi ngờ bài viết trong Wikipedia hoàn toàn có quyền đi tìm thông tin trong các nghiên cứu gốc được trích dẫn.
 
Nhân tiện bài bác Trung, hôm trước nói chuyện với một thằng bạn người Mỹ, nó bảo thực ra cũng đã có nghiên cứu so sánh IQ trunh bình của người da trắng và người da đên ở một số bang Miền Nam nước Mỹ (nơi có nhiều người da đen sinh sống). Và kết quả là IQ trung bình của người da đen lại cao hơn.

Chưa rõ là nó nói đến môi trường, điều kiện sống, hoặc đối tượng nghiên cứu như thế nào. Nhưng chắc chắn là tất cả đối tượng đều có những điểm chung nhất định. Kết quả này khiến mình hơi nhạc nhiên một chút, nhưng thằng bạn là một thằng đọc rắt nhiều sách, và thường khi nó nói thì dựa trên nghiên cứu có thật.
 
Từ khóa của bác yếu thì bác cứ nhận đi cho nó nhanh, bác cãi em làm cái gì. Nếu như dùng hai từ race và intelligence thì kết quả search đầu tiên sẽ là bài viết của wikipedia, mà bác đã post lên cho bà con ngự lãm. Còn nếu dùng 3 từ khóa là race, intelligence, và difference, search thẳng trên amazon, thì sẽ được không dưới 10 đầu sách. Dùng từ khóa skin color nhưng bác, em e là phân nửa kết quả sẽ là về mối liên hệ giữa IQ và ... bệnh da liễu :p

Khi lên diễn đàn này tán phét, lý do em khất lần chuyện bằng chứng thì có nhiều, nhưng tuyệt nhiên không phải là do em không có, nếu không có em đâu dám lộng ngôn như thế. Nguyên do thứ nhất, là vì nhiều bạn trẻ vẫn còn coi những vấn đề như thế là phân biệt chủng tộc, nên em còn lưỡng lự không muốn giới thiệu những tài liệu mà, có thể một số em sẽ coi là phản đạo đức. Nguyên do thứ hai, em mặc nhiên giả sử là các kĩ năng google, wikipedia là cơ bản đối với tất cả những ai tham gia thảo luận, nếu ai muốn có thể tìm ra những tài liệu đó không khó khăn gì ( đấy cũng là cách mà em bắt đầu tìm hiểu vấn đề này ). Nhưng mà, xem ra em đã nhầm :p

Những cái bác Trung chỉ trích lập luận của em, chung quy cũng chỉ xoay quanh một luận điểm, đó là IQ chưa phải là chỉ số chính xác để đo lường trí thông minh bẩm sinh. Bản thân em không hề phản đối quan điểm nó, mà thực ra chính em đã thừa nhận nó còn trước cả bác. Ở bài post dài dài ở trang 2, em đã nói "IQ chưa phải là một chỉ số hoàn hào để đánh giá trí thông minh con người", nhưng cũng nói thêm nó là "thước đo tin cậy nhất cho đến nay". Và nếu bác chịu khó đọc xuống dưới một chút, thì bác sẽ thấy ngay là những gì bác đang chất vấn em, là không có nhiều giá trị.

Tuy nhiên, để tiện cho bà con tiện theo dõi, em xin trả lời luôn tại post này, mặc dù thực chất là lặp lại những điều mà em đã viết ở trang 2. IQ tất nhiên chưa thể là một chỉ số chính xác để thẩm định trí thông minh bẩm sinh của con người, bởi thực tế ngay cả định nghĩa một cách khoa hoc trí thông minh cũng là một điều hoàn toàn không đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ số IQ không mang lại một chút giá trị thông tin nào. Chỉ số IQ đã được chứng minh là tương quan chặt chẽ với năng lực toán học và khoa học. Trong xã hội chúng ta, những ai luôn được coi là biểu tượng của trí tuệ? Mặc dù không ai có thể phủ nhận những chính trị gia chóp bu và những doanh nhân triệu tỉ phú là những người rất có tài nhưng không phải họ, mà là những nhà toán học, những nhà khoa học có khả năng làm thay đổi nhận thức của nhân loại mới là biểu tượng trí tuệ của con người. Vậy việc đo chỉ số IQ có ý nghĩa không? Có ý nghĩa quá đi chứ.

Nói như bác Trung là phủ định sạch trơn ý nghĩa của chỉ số IQ. Như em đã cố gắng lý giải, một chỉ số không có khả năng tiên đoán chính xác 100% không có nghĩa là nó không có giá trị về mặt thông tin. Trên thực tế, ở trong một xã hội với quá nhiều những mối quan hệ phức tạp như thế giới mà chúng ta đang sống, không một biến số đơn lẻ nào có khả năng giải thích hoàn toàn cho một hiện tượng xã hội nào cả. Kinh tế thị trường chắc chắn không phải là nguyên nhân duy nhất khiến cho Tây Âu vượt xa Trung Quốc đến vậy, mặc dù nó là một nhân tố quan trọng. Ví dụ như tại sao Tây Âu - Mỹ lại có nhiều nhà khoa học vĩ đại như vậy? Giải thích bằng sự thông thoáng tư tưởng, kích thích sự sáng tạo là chưa đủ, vì trong lĩnh vực toán học chẳng hạn, khả năng xử lý những chuỗi suy luận logic với độ phức tạp dương vô cùng nhiều khi lại quan trọng hơn là có những ý tưởng bay bổng. Nghiên cứu về số liệu IQ của 2 chủng tộc, viễn Đông và da trắng, người ta thấy rằng mặc dù tính trung bình, người da vàng có điểm cao hơn, nhưng phổ IQ của người da trắng rộng hơn rất nhiều, và do đó họ có nhiều thiên tài hơn ( IQ > 140 ). (Về chiều cao cũng có sự khác nhau về phân bố như thế)

Quay lại cách đặt vấn đề topic của em, sau khi đưa ra vấn đề "người VN thông minh đến đâu" em đưa ra câu hỏi "chúng ta đứng ở đâu trên bảng xếp hạng IQ của thế giới", thì có gì không đúng ạ? Khi nói đến trí thông minh, biến số đầu tiên mà ta muốn tham khảo là gì? Đương nhiên là IQ, chứ chẳng nhẽ lại là EQ, hay là chế độ dinh dưỡng? Trả lời được câu hỏi IQ, mặc dù chưa cho ta thẩm định chính xác về trí thông minh của người VN, nhưng không phải là nó không có giá trị thông tin. Nếu như mức sống của ta thấp hơn Thái, mà IQ ta cao hơn họ thì điều đó có ý nghĩa gì? Hay nếu như mức sống ta hơn châu Phi nhưng IQ ta chỉ xấp xỉ họ thôi, điều đó có ý nghĩa gì? Nói riêng, nếu bác Trung muốn biết mình thông minh đến đâu, bác có đi test IQ không?

Em cho rằng quá nhiều người, trong đó có bác Trung, mắc cái lỗi logic trên, đó là vì tư duy người Á châu, từ xưa đến nay là kiểu tư duy nhị nguyên. Một hệ quả thì bao giờ cũng có một nguyên nhân và ngược lại. Đó là một yếu điểm mà chúng ta cần hết sức cố gắng để khắc phục.

Cuối cùng, em xin comment một chút về cái phong cách thảo luận của bác Trung. Em thấy bác quá tập trung vào chỉ trích lập luận của em. Thế tất nhiên cũng là một cách, nhưng em cho rằng cách đó để thảo luận thắng thua thôi, còn em thấy rằng nó không thú vị. Thay vào đó, bác có cao kiến, học rộng hiểu nhiều thì hãy thi triển vài đường cho bà con học hỏi, như thế em nghĩ sẽ hay hơn.
 
Em cảm thấy là: Câu hỏi " chúng ta đứng đâu trên bảng xếp hạng IQ của thế giới " là câu hỏi kô thể có câu trả lời. Lý do thì các bài post trước các bác đã nói hết rồi.
 
Trước hết phải nói rằng ý kiến search web để tìm tài liệu khoa học cho vấn đề này hiển nhiên là ý kiến do tôi nêu ra. Do đó xin ai đó đừng cầm nhầm ý kiến này với những luận điểm "em tưởng nó là hiển nhiên ạ" nữa. Ngay từ đầu những nghi vấn về tài liệu khoa học đã được đưa ra, và những nghi vấn này được lặp đi lặp lại cho đến tận những trang gần đây, ngay trước bài tôi post. Trong khi đó cũng phải đến tận những trang cuối cùng mới xuất hiện một ý kiến nghi ngờ về vấn đề đạo đức của các nghiên cứu này. Vì thế bạn Dũng từ đầu vốn không có tài liệu và không nghĩ đến chuyện search tài liệu thì nhận đi cho nó nhanh, việc gì phải chối là "em có nhưng vì có người nghi ngờ nên em ngại post ạ". Cũng cần nói thêm là từ những gợi ý của tôi mà bạn Dũng đã tìm ra một vài từ khóa khác với từ khóa của tôi. Và những từ khoá này, đáng tiếc, là không "mạnh" hơn từ khóa của tôi tí nào vì nó không giúp được cho bạn Dũng trong việc tìm ra đủ bằng chứng bảo vệ cho luận điểm của bạn. Vả lại, từ đầu tôi đã gợi ý là các bạn khác nên search theo những từ khóa "tương tự" của tôi, nghĩa là tôi đã để ngỏ khả năng các từ khóa khác. Có điều dùng từ khóa của tôi trong google scholar thì sẽ cho ra ngay cái bài mà tôi muốn nêu lên với các bạn, cho nên tôi post search phrase này là vì lý do đó (và nói thêm là tôi cũng không click được vào link nào có liên quan đến da liễu cả). Tuy nhiên cũng cảm ơn bạn Dũng đã cho tôi cảm hứng để search ngoài scholar và tìm ra wikipedia, vốn là một nguồn mà tôi đã nghĩ không đủ tư cách để được sử dụng (cho đến khi nhìn thấy cách trích dẫn thông tin của họ).


Sau nữa cần làm rõ thêm về khái niệm IQ trong luận điểm của tôi và bạn Dũng. Tại trang 2 bạn Dũng không hề nói giống như là ý kiến của tôi. Xin trình bày rõ tại đây:

- Tranh luận tại trang 2 là tranh luận xung quanh việc IQ có phải là một chỉ số tin cậy để đo lường trí thông minh của một cá nhân hay không (xin nói rõ, là trí thông minh mà một cá nhân đã đạt được chứ không phải là tiềm năng về trí thông minh). Bạn Dũng cho rằng IQ là một chỉ số đáng tin cậy, mặc dù có những gợi ý khác như là EQ. Xin nói là tôi cũng không phải đối quan điểm này. Thực sự là cho đến nay thì IQ vẫn được sử dụng rộng rãi mặc dù có những tranh cãi về nó.

- Luận điểm của tôi, mặc khác, lại nhấn mạnh vào tiềm năng về trí thông minh, là một thứ mà không thể đo lường bằng IQ được. Bây giờ chả hạn, nếu chúng ta tìm ra đựoc rằng IQ trung bình của người Việt hóa ra là kém hơn so với Hàn Quốc và Mỹ thì chúng ta rút ra đựoc kết luận gì? Chúng ta sẽ không thể nào đuổi kịp các nước khác chăng? Thế nhưng còn vấn đề dinh dưỡng và vấn đề cải cách giáo dục thì sao? Những cải cách đó chẳng phải là sẽ nâng cao IQ trung bình của một dân tộc ư?

Nói thêm về tranh luận thì thế này. Vốn dĩ tôi chỉ định tranh luận về vấn đề chủng tộc mà thôi -vì tôi tin rằng không có bằng chứng cho thấy có chủng tộc này là thông minh bẩm sinh hơn chủng tộc khác. Thế nhưng quá trình tranh luận lại dẫn đến việc tìm thêm vài tài liệu, và việc đọc những tài liệu này nhanh chóng khiến cho tôi nhận thấy rằng chúng ta đang tranh luận dựa trên một giả thiết sai lầm (tức là dùng IQ để đo tiềm năng về trí tuệ). Trong nghiên cứu khoa học thì sai lầm này dường như sẽ được liệt kê như là trong mục "content validity", tức là phép đo (IQ trung bình) có thực sự đo được cái ta muốn đo hay không (tiềm năng về trí tuệ của dân tộc). Câu trả lời của tôi là không. Vậy không có lý gì tôi lại không chia sẻ với các bạn về việc này cả (cho dù có bị mang tiếng là tranh hơn thua hay không).

Bây giờ nói sang chuyện khác. Bạn Dũng có nói là tôi có thể chỉ ra vài ý kiến về việc nghiên cứu này không? Thật ra thì có. Theo tôi nghĩ nếu muốn tìm hiểu về vấn đề này thì ta phải tìm ra từ mỗi chủng tộc một nhóm người, trong đó tất các các nhóm này cần phải tương đồng về môi trường (ví dụ giáo dục và dinh dưỡng), sau đó ta mới có thể so sánh IQ của các nhóm. Việc này thật ra rất khó khăn (mặc dù có khi cũng không khó hơn so với việc đo IQ trung bình của một dân tộc là bao). Có một gợi ý là có thể so sánh IQ trung bình của Việt Kiều F2 với những sắc dân F2 khác trong cùng điều kiện chả hạn - việc so sánh này bản thân nó cũng vẫn có những lỗ hổng. Chả hạn như liệu Việt Kiều tại Mỹ có thể dùng để đại diện cho toàn dân Việt được không? Liệu có sự khác nhau nào giữa những người đã bỏ đi như thế với những ngừoi ở lại không?

Cuối cùng thì chuyên ngành của tôi vốn không phải là xã hội. Vì thế ý kiến của tôi cũng chỉ đến thế mà thôi. Mặt khác nghiên cứu khoa học cho dù là xã hội hay tự nhiên thì đều có một số điểm chung nào đó. Ví dụ vấn đề lập luận cho IQ chả hạn :). Vì thế tôi có thể phê bình nhưng chưa chắc đã có thể đưa ra giải pháp đúng hơn. Bởi vì tôi phải công nhận là phê bình thì bao giờ cũng dễ dàng hơn là đưa ra giải pháp
 
Không có thì cũng không sao, mục đích thảo luận là để bốc phét cho vui chứ không phải để tìm câu trả lời...
 
Trước hết phải nói rằng ý kiến search web để tìm tài liệu khoa học cho vấn đề này hiển nhiên là ý kiến do tôi nêu ra. Do đó xin ai đó đừng cầm nhầm ý kiến này với những luận điểm "em tưởng nó là hiển nhiên ạ" nữa. Ngay từ đầu những nghi vấn về tài liệu khoa học đã được đưa ra, và những nghi vấn này được lặp đi lặp lại cho đến tận những trang gần đây, ngay trước bài tôi post. Trong khi đó cũng phải đến tận những trang cuối cùng mới xuất hiện một ý kiến nghi ngờ về vấn đề đạo đức của các nghiên cứu này. Vì thế bạn Dũng từ đầu vốn không có tài liệu và không nghĩ đến chuyện search tài liệu thì nhận đi cho nó nhanh, việc gì phải chối là "em có nhưng vì có người nghi ngờ nên em ngại post ạ". Cũng cần nói thêm là từ những gợi ý của tôi mà bạn Dũng đã tìm ra một vài từ khóa khác với từ khóa của tôi. Và những từ khoá này, đáng tiếc, là không "mạnh" hơn từ khóa của tôi tí nào vì nó không giúp được cho bạn Dũng trong việc tìm ra đủ bằng chứng bảo vệ cho luận điểm của bạn. Vả lại, từ đầu tôi đã gợi ý là các bạn khác nên search theo những từ khóa "tương tự" của tôi, nghĩa là tôi đã để ngỏ khả năng các từ khóa khác. Có điều dùng từ khóa của tôi trong google scholar thì sẽ cho ra ngay cái bài mà tôi muốn nêu lên với các bạn, cho nên tôi post search phrase này là vì lý do đó (và nói thêm là tôi cũng không click được vào link nào có liên quan đến da liễu cả). Tuy nhiên cũng cảm ơn bạn Dũng đã cho tôi cảm hứng để search ngoài scholar và tìm ra wikipedia, vốn là một nguồn mà tôi đã nghĩ không đủ tư cách để được sử dụng (cho đến khi nhìn thấy cách trích dẫn thông tin của họ).

Em nghĩ ta nên stop chỉ trích cá nhân ở đây. Nếu bác đọc kĩ bài post ở trang 2 của em, bác sẽ thấy em đã đưa ra một tài liệu nói về sự khác nhau về IQ giữa các quốc gia, chủng tộc, đó là cuốn "IQ and the Wealth of Nations", trong đó có số liệu tương đối chi tiết về chỉ số IQ của các quốc gia. Em lờ đi không đề cập đến IQ của các bạn châu Phi vì nó quá là thảm hại ( < 70 )

Tác giả cuốn sách là Richard Lynn, và ông cũng chính là tác giả của cuốn "Race Differences in Intelligence: An Evolutionary Analysis", nhằm giải thích sự khác biệt về trí tuệ giữa các chủng tộc bằng thuyết tiến hóa. Hai cuốn này em biết từ trước khi bắt đầu cái thread thảo luận này. Lý do em nói từ khóa của bác chưa "mạnh" là vì, như trong chính bài post của mình, bác đã thừa nhận là không tìm thấy kết quả nào nói về IQ của người da vàng. Tuy nhiên, từ bây giờ em sẽ không đôi co với bác Trung về những vấn đề cá nhân nữa, em sẽ chỉ trả lời những phần nội dung thảo luận, nếu có thời gian.

Em đồng tình với bác ở luận điểm, cách duy nhất để bác bỏ lý thuyết cho rằng có sự khác nhau về trí tuệ giữa các nhóm sắc tộc là phủ nhận tính hiệu quả của chỉ số IQ. Về băn khoăn của bác về tiềm năng thực sự với khả năng hiện tại, thì theo em biết các nhà khoa học cũng đã tính đến yếu tố đó chứ không phải không. Khi đo chỉ số IQ của một nhóm người, thì họ thường tính đến Flynn Effect, nhằm xóa bỏ những khác biệt về yếu tố môi trường giữa nhóm cần đo và nhóm được lấy làm chuẩn .Ví dụ nếu như tính đến hiệu ứng Flynn vào chỉ số IQ của các bạn châu Phi thì họ sẽ có điểm cao gần bằng IQ của Black American (85). Cụ thể hơn về cách tính Flynn Effect thì em chưa được rõ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Flynn effect là nói về quan sát rằng điểm IQ trung bình tăng khoảng 3 điểm 1 thập kỷ ở các nước đo được (thường các nước tiên tiến, thứ nhất). Tiện thể nói ở đây là Flynn effect là unproven. Nói gọn là chưa có cơ sở khoa học nào cả, chưa ai biết nguyên nhân, quá trình, diễn biến, v.v... mới chỉ có quan sát thôi. Trong sách IQ and the Wealth of Nations bị trỉ trích rất nặng về việc lạm dụng Flynn effect để ước lượng và điều chỉnh mặt bằng IQ của các nước một cách thiếu cơ sở.

Ngoài ra methodology của cuốn sách cũng bị rất nhiều người không chấp nhận. Vấn đề là số liệu của ông này đưa ra quá nửa là gián tiếp, không thống nhất. Nơi đo nhóm tuổi 15-17, nơi 13-15, ... Các nước không có điều kiện lấy số liệu trực tiếp (kiểu Châu Phi) thì lấy trung bình cộng 2 nước xung quanh :-??, trung bình cộng không thấy hợp lý thì điều chỉnh bảo là dựa vào Flynn effect với các thứ :-??. Rồi nhiều nước thì mẫu quá nhỏ (khoảng 100 người) hoàn toàn không chắc chắn được tính đại diện. Rồi có nhiều điểm nhảy tới kết luận hơi vội vàng như là thấy cái regression hơn 0.7 giữa GDP với IQ thì bảo là IQ cao => GDP cao. Trên thực tế quan hệ giữa 2 biến này nhiều người coi là 2 chiều. Nói chung là còn nhiều vấn đề khác nữa.
 
Đương nhiên là khoa học xã hội vẫn luôn có yếu điểm là độ chính xác thấp, khả năng lượng hóa rất hạn chế ( vì lý do này một bộ phận các nhà khoa học tự nhiên không thực sự coi trọng khoa học xã hội ). Thế nên các nhà kinh tế, xã hội, tâm lý mới hay cãi nhau, chứ các nhà toán học, vật lý có cãi nhau bao giờ?

Nhưng chính vì các lý thuyết trong xã hội học, kinh tế học, tâm lý học gì gì đi nữa, không bao giờ là thực sự conclusive, nên chúng ta mới có cái để mà tranh luận, đúng không nhỉ :p
 
Mình lười đọc sách, chỉ hay tự rút ra thôi, hiểu thế nào nói thế ấy vậy.

Kể lại chuyện học đội tuyển. Khóa nào cũng học rất căng từ lớp 10 đến khoảng tháng 3 lớp 11 rồi thi QG. Hầu như ko có khoảng nghỉ nào trong thời gian này. Sau đó nghỉ đến tầm tháng 8 thì lại bắt đầu ôn, đến tháng 3 lại thi tiếp. Sau đó là nghỉ (ko tính hội thi vòng 2 và các vòng quốc tế). Năm thứ nhất đại học thì Olympic thi vào tầm tháng 4-5. Nói sơ qua cái lịch để dẫn, giờ đến cái chính. Đầu lớp 12 khi học lại đội tuyển, tớ cảm thấy có cái gì đó hơi lạ, sao mình có vẻ chậm chạp, kém kém đi. Còn đến khi thi Olympic trong trường ĐH, cái này cực kì rõ rệt. Tốc độ làm bài giảm 5 lần theo nghĩa đen và ko hề nói quá gì ở đây cả. Lý do theo tớ nằm ở 5 tháng nghỉ (lớp 11) và tầm 1 năm ko học với cường độ cao. Qua cái này thì chắc chắn cái bài IQ kia khó mà tin cậy dc, ko chỉ là cốc cà phê hay thức khuya dậy sớm gì đâu, nó còn là cả thói quen vận động đầu óc. So sánh với một số kết quả nói phụ thuộc môi trường thì có vẻ phù hợp. Thử hình dung 1 ng ở xh bây giờ sống kiểu “sáng ra bờ suối tối vào hang” xem IQ có như cũ ko thì chắc cũng thấy.

Có thể một số người sẽ cho rằng sự nâng cao mức sống sẽ dẫn đến sự tăng trưởng về chỉ số IQ. Điều đó tất nhiên đúng, nhưng không giải thích được tại sao người da trắng sống trong thế giới văn minh lâu hơn, lại có chỉ số thông minh trung bình thấp hơn người viễn Đông ( ~ 3-5 điểm ).

Trong cuốn sách Dũng đề cập chỉ còn 1 vấn đề là tại sao châu Á lại cao hơn châu Âu, nếu xác định là nó phụ thuộc vào mức sống? Theo tớ nó phụ thuộc vào độ phức tạp của xã hội nhiều hơn mức sống nói chung. Về KT thì châu Á kém nhưng về văn hóa, xã hội thì phức tạp hơn nhiều (cái này sai thì mọi ng góp ý, ko chắc lắm). Xã hội càng phức tạp thì con ng càng phải xử lí nhiều hơn, đầu óc quen vận động hơn, và do đó IQ cao hơn (tất nhiên chỉ là 1 yếu tố chứ ko khẳng định là tất cả). (IQ ở đây là khả năng khi làm bài test)

Về vai trò của IQ, lôi tí Vật Lý vào chơi. Khi tác động một lực thì có gia tốc, lực càng lớn thì gia tốc càng lớn, nhưng gia tốc lớn ko có nghĩa đã có vận tốc lớn mà nó còn cần thời gian, có vận tốc lớn cũng chưa chắc có tọa độ lớn vì cũng lại chờ thời gian. Có một sự tương ứng giữa khả năng với gia tốc, tốc độ phát triển với vận tốc, kết quả hiện tại với tọa độ. Cái IQ này liên quan đến khả năng phát triển công nghệ, tức là gia tốc, dựa vào nó để kết luận về tọa độ thì quá xa, nói thẳng là có đúng thì cũng chẳng may mà đúng chứ ko phải là quy luật. Tất nhiên có IQ cao thì có tiềm năng phát triển lớn nhưng đấy là nói theo cảm tính chứ ko thể dựa vào tính khoa học của quyển sách kia dc. Nếu nó xét liên quan của IQ với tốc độ phát triển thì tớ mới tìm hiểu kĩ :D

Cũng chẳng có bằng chứng nào cả, nhưng có vẻ ko thấy vô lý ở đâu :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tiềm năng về trí thông minh, là một thứ mà không thể đo lường bằng IQ được. Bây giờ chả hạn, nếu chúng ta tìm ra đựoc rằng IQ trung bình của người Việt hóa ra là kém hơn so với Hàn Quốc và Mỹ thì chúng ta rút ra đựoc kết luận gì? Chúng ta sẽ không thể nào đuổi kịp các nước khác chăng?

em thấy ý kiến này có vấn đề. Em chỉ nghe nói tiềm năng của 1 con người, tiềm năng của 1 đất nước ...chứ tiềm năng của trí thông minh thấy có vẻ ko được hợp lý lắm. Khả năng tiềm ẩn của 1 con người hay 1 đất nước ta ko dự đoán đc bằng 1 cái test vài chục phút vì ta không biết anh ta hay đất nước đó có thể làm đc những gì trong tương lai. Nói về tiềm năng là nói về năng lực đã có sẵn ở đâu đó và chỉ chờ đc phát triển đúng thời điểm đúng phương pháp để bùng nổ. Còn trí thông minh thì có rèn luyện cũng khó mà đi lên. Người ta chỉ rèn luyện đc kĩ năng thôi. Chứ nếu 20 tuổi anh không thông minh, thì rất nhiều khả năng ở 22 tuổi, dù biết thêm đc nhiều thứ, anh vẫn không trở thành thông minh đc. Trí thông minh nó là chính tiềm năng vậy. Có trí thông minh, nếu biết sử dụng anh sẽ có thể làm đc và làm tốt (những việc đòi hỏi tư duy đầu óc) hơn người không có trí thông minh.
IQ trung bình của người Việt kém hơn người Mĩ và người Hàn thì đơn giản có nghĩa là ta kém thông minh hơn họ thôi. (dù cho đến giờ chẳng có số liệu chính thức đáng tin cậy nào khẳng định cái này cả) Đuổi kịp hay không liên quan đến nhiều yếu tố. Nhưng nếu thực sự họ thông minh hơn và biết sử dụng trí thông minh đó thì về lý thuyết rất có khả năng ta không thể bắt kịp. Ngược lại, nếu ta thông minh hơn thì 1 ngày đẹp trời nào đó, biết đâu đấy,... ko chắc chắn nhưng ít ra là có khả năng.

Xã hội càng phức tạp thì con ng càng phải xử lí nhiều hơn, đầu óc quen vận động hơn, và do đó IQ cao hơn (tất nhiên chỉ là 1 yếu tố chứ ko khẳng định là tất cả).
như anh nói cứ chăm chỉ cần cù (nhìn nhiều, đọc nhiều, xử lý nhiều) là thành thông minh? :D theo em, IQ tăng được (nhưng ko thể tăng đc nhiều) là do mấy bài test quanh đi quẩn lại chỉ có vài dạng, bởi các bác làm nghiện cứu chưa nghĩ ra đc nhiều, nên cứ làm mãi nó thành quen, là bắt bài đc thôi :)) Nhưng đúng là chăm chỉ thì sẽ làm tăng tốc độ vận dụng trí thông minh, cũng giúp ích đc nhiều đấy ^^

hehe vào phét lác thế thôi chứ em chỉ máu thi thố, ko thích tranh luận nhiều^^ chúc các bác vui vẻ và ngày càng tranh luận hăng say để em còn có cái đọc lúc buồn :p

quên, đang bàn chuyện IQ, có ai có biết làm test IQ ở chỗ nào trên net miễn phí mà lại cho điểm cụ thể ko?:p:D Chứ hôm qua thử đua đòi bon chen, mấy cái em làm xong nó chỉ phán cho vài câu êm tai chứ chả cho điểm chác gì cả, mất hết cả tinh thần :))
 
Thực ra bản thân mình cũng deck có tin vào chỉ số IQ. Các bài test IQ được thiết kế quá nghèo nàn. Mấy cái trò tìm quy luật của dãy số, dãy hình quanh đi quẩn lại chỉ có một vài quy luật : xoay, đếm số nét, quan sát xem các ô đen trắng di chuyển thế nào, rồi dãy số thì cái trò tính hiệu của hai số liên tiếp thì không biết là có thể dùng bao nhiêu lần :D. Đúng như chú Minh nói, rồi thì cũng bắt bài được hết. :p
Thế nên chỉ số IQ có lẽ thích hợp nhất để đánh giá khả năng học tập, làm bài kiểm tra của học sinh.
Điểm yếu nhất của các bài IQ là hơi thiên về pattern recognition, mà không thấy đề cập đến kĩ năng problem solving. Tư duy kiểu pattern recognition là tư duy nghiên cứu, phải có mức độ trưởng thành nhất định thì mỗi người mới có ý thức sử dụng đến kĩ năng đó. Trong khi đó tư duy kiểu problem solving thì tự nhiên hơn nhiều.
Mình đoán chắc là hầu hết mọi người lần đầu tiên gặp bài test IQ đều hơi lúng túng vì chúng ta chưa quen với cách đặt câu hỏi kiểu đoán quy luật (Chắc là các bạn châu Phi cũng vậy). Nhưng một khi chúng ta "biết phải làm gì" thì mấy câu hỏi đó lại quá dễ. Các pattern mà các nhà tâm lý học tạo ra để test thí sinh là hơi nghèo nàn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nắm bắt quy luật là một phần khả năng không thể thiếu của trí thông minh (cognitive reasoning) (chẳng biết dịch ra sao). Khó đến mức nào là tùy bài. Ví dụ những bài phổ biến thường chỉ đo 2-3 z, 1z=15 điểm, tức là trần với sàn khoảng 55-145 điểm. Do đó việc đo chính xác trí thông minh ở khoảng 140+ thường có độ chính xác hạn chế. Trên thực tế nếu muốn thì mình có thể ra cho 5 câu tìm quy luật, không đủ thông minh thì cả đời làm cũng chẳng ra, cho dù dưới dạng phổ biến nhất chăng nữa, không thể có chỗ mà bắt bài được. Bài đó cho dù có người giải hộ chăng nữa, cho làm bài tương tự vẫn không làm nổi, chỉ đơn giản là vì trí nhớ ngắn hạn không lưu trữ đủ thông tin, đầu vẫn không phân tích hết được. Những người "bắt bài" thì chỉ là bắt bài được những bài ở trong khả năng của mình thôi. Nếu là bài có thời gian thì chắc là lần sau sẽ làm khá hơn vài điểm.
 
Trả lời câu hỏi của chú Duy : vì sao IQ test bị cấm dùng trong việc tuyển người?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trong hầu hết các cuộc khảo sát về IQ thì điểm trung bình của người black là thấp hơn hẳn so với người white. Tuy nhiên các nhà phê bình IQ không thừa nhận đây là bằng chứng cho sự chênh lệch đẳng cấp giữa hai nhóm sắc tộc chính ở nước Mỹ, trái lại, nó chỉ cho thấy sự thiếu khách quan của các bài test IQ. Họ chỉ trích cách thiết kế các bài kiểm tra trí thông mình là culturally biased against the blacks, cho rằng dùng tiêu chuẩn của người whites để đánh giá người black là không công bằng.
Vào giữa những thập kỉ 19xx, công ty A là một trong số các firm sử dụng IQ và các standardized test khác như là SAT, GRE trong việc tuyển chọn nhân viên. Bằng cấp trung - đại học cũng là một yếu tố được cân nhắc. Tuy nhiên, với một người black bình thường thì khả năng anh ta tốt nghiệp đại học, có điểm SAT, GRE, IQ tốt là thấp hơn rất nhiều so với một người white khác. Điều đó đã dẫn đến tỉ lệ tuyển dụng cho người black vào công ty A cũng như một số công ty khác là rất thấp.
Vào năm 19xx, công ty A đã bị kiện về việc sử dụng những phương pháp tuyển dụng bất công đối với người black. Sau vụ đó, Supreme Court đã phê chuẩn lệnh cấm các nhà tuyển dụng sử dụng những bài kiểm tra năng lực " không có sự liên quan mật thiết đến công việc", và do đó, bao gồm IQ, SAT, GRE. Nếu một bài kiểm tra được đưa ra để chọn lọc nhân viên, bài đó phải được chứng minh là có sự tương quan nhất định đến khả năng hoàn thành công việc sau này.
Với những CEO "obsessed about IQ" như kiểu Bill Gates, việc thẩm định độ smartness của mỗi ứng viên được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp, informal.
 
Back
Bên trên