Người VN thông minh như thế nào?

@Tùng: thực sự là em làm cho anh cũng chẳng biết làm thế nào để thảo luận với em nữa. Em đưa ra bằng chứng nào thì bảo bằng chứng đó không phải là bằng chứng nghiêm túc/chính của mình tức là anh có nói gì cũng bằng không. Anh cảm giác như đó là kiểu bằng chứng "bình vôi", tham gia chơi nhưng không bị phạt. Ngay trong đoạn trích của em anh cũng thấy nhiều vấn đề nhưng mà nói ra để làm gì giờ?
Về chuyện lấy số liệu, các nhà nghiên cứu họ có cách của riêng họ, có thể chúng ta không biết.
Sự chân thực của tài liệu cũng chỉ là "đoán thế" thôi.
 
Ồ ko, nếu anh hiểu ý em thế thì em xin lỗi. Nhưng em cũng đã bảo từ đầu là khi nào em xong cái research của em thì em sẽ debate thẳng thắn với moi ng. Còn lí do tại sao em post từng bài lẻ như thế, em nghĩ em đã jai thik ở trên rồi.
 
Theo tôi trước khi so sánh cần phải cố định các tiêu chuẩn thì mọi người mới có thể nói chung 1 câu chuyện nếu ko thì topic sẽ thành "buôn chuyện" chứ ko "thảo luận nghiêm túc".

1. Thông minh là gì? đâu là thước đo sự thông minh?

http://en.wikipedia.org/wiki/Inteligence

+++ IQ cao? (cái này có thể tìm data được)
+++ Giải Nobel khoa học ? (data nhỏ dễ xử lý)
+++ giỏi thích nghi với những hoàn cảnh khó khăn ? (các này data là gián tiếp, ví dụ căn cứ vào lịch sử dân tộc => người Do thái và VN có lợi thế)

2. Chia nhóm so sánh như thế nào

+++quốc tịch (dễ xử lý)
+++dân tộc (có ý nghĩa khoa học hơn vì nếu ko thì giải sẽ trao cho USA hết)
+++kiểu gene (cần phải vào lab)

3. Kiểu phân tích số liệu

+++Lấy những người top so sánh với nhau
+++Lấy trung bình chung (IQ?)
+++Lấy số người top chia cho tổng dân số (Nobel holders/citizen?)

Bây giờ mọi người chọn tiêu chí nào rồi thu thập data về mà xử lý. Tôi ko biết người VN có phải là dân tộc thông minh nhất thế giới k? nhưng tôi nghĩ rằng dân tộc VN có khả năng flexible cực cao và đầu óc phân biệt chủng tộc cũng có sạn 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo tôi trước khi so sánh cần phải cố định các tiêu chuẩn thì mọi người mới có thể nói chung 1 câu chuyện nếu ko thì topic sẽ thành "buôn chuyện" chứ ko "thảo luận nghiêm túc".

1. Thông minh là gì? đâu là thước đo sự thông minh?

http://en.wikipedia.org/wiki/Inteligence

+++ IQ cao? (cái này có thể tìm data được)
+++ Giải Nobel khoa học ? (data nhỏ dễ xử lý)
+++ giỏi thích nghi với những hoàn cảnh khó khăn ? (các này data là gián tiếp, ví dụ căn cứ vào lịch sử dân tộc => người Do thái và VN có lợi thế)

2. Chia nhóm so sánh như thế nào

+++quốc tịch (dễ xử lý)
+++dân tộc (có ý nghĩa khoa học hơn vì nếu ko thì giải sẽ trao cho USA hết)
+++kiểu gene (cần phải vào lab)

3. Kiểu phân tích số liệu

+++Lấy những người top so sánh với nhau
+++Lấy trung bình chung (IQ?)
+++Lấy số người top chia cho tổng dân số (Nobel holders/citizen?)

Bây giờ mọi người chọn tiêu chí nào rồi thu thập data về mà xử lý. Tôi ko biết người VN có phải là dân tộc thông minh nhất thế giới k? nhưng tôi nghĩ rằng dân tộc VN có khả năng flexible cực cao và đầu óc phân biệt chủng tộc cũng có sạn 8-}

1- Chưa có số liệu chính thức về IQ của Việt Nam, nhưng em nghĩ nếu có đo thì điểm của chúng ta chắc là sẽ cao. Điểm IQ thường cao ở nhưng nơi có nhiều sức ép thi cử. Thi quốc tế mình cũng khá hoành tráng, điều đó chứng tỏ khả năng làm bài thi, và do đó bao gồm cả kiểm tra IQ, của người Việt nói chung là tốt.

2- Căn cứ vào lịch sử : em chưa thấy người VN ta thể hiện sự thông minh qua lịch sử như thế nào :(. Vào quãng độ thế kỉ thứ xx trước công nguyên, một khoa học gia Hy Lạp đã tìm ra cách tính diện tích bao bởi một parabole bằng phương pháp chia nhỏ ra rồi cộng lại ( ý tưởng chính của phép tính tích phân ). Newton sáng tạo ra phép tính vi-tích phân vào thế kỉ 17, làm thay đổi diện mạo của toán học và vật lý thời đó. Một trong những ứng dụng của nó là tính được diện tích, thể tích của những vật thể có hình dáng tương đối phức tạp ( các số liệu này rất cần trong các phép đo vật lý, ví dụ, đo áp suất ...). Quãng độ sau đó 1 thế kỉ, nhà toán học Lương Thế Vinh của Việt Nam đã tìm ra công thức tính được diện tích hình thang :D

3- Em chưa thấy người VN flexible ở chỗ nào :(.

4- Anh Hiếu ở Đức, anh thấy người Việt ở đó sống thế nào ạ? Em cảm giác Việt kiều ở Mỹ có vẻ không thành công lắm nhé. Mở quán ăn thì toàn thấy trưng biển đồ ăn Thái, mặc dù Việt kiều thì đông hơn Thái kiều nhiều lần. Trước đây em cũng có đọc đâu đó trên wiki, giờ không tìm thấy link, nói chung là income, mức độ tham gia vào công việc quản trị, high tech, là thấp hơn so với các Asian American khác, mặc dù người Việt ở Mỹ là đông thứ tư trong số các nước châu Á. Nhưng có thể giải thích là dân Việt kiều phần lớn là tị nạn, mà dân tị nạn, có khả năng là không bằng được dân không tị nạn, phải thế chăng? :D
 
Nguồn: Báo điện tử VnExpress http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/04/3B9F4F28/

Chỉ số IQ cao không đồng nghĩa với thông minh

Câu nói “Anh ta có chỉ số IQ thấp” thường được dùng như một cách nói tránh khi muốn ám chỉ người nào đó hơi ngốc nghếch. Sự nhận định này là xa vời so với sự thật.

Một bài kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) để đo khả năng trí tuệ đã được ông Hans Aizenk phát kiến từ những năm 1940. Bài trắc nghiệm trở nên vô cùng phổ biến tại châu Âu trong những năm 50. Mọi người tính điểm IQ của mình cả ở văn phòng và những buổi tiệc. Câu nói: “Anh ta có chỉ số IQ thấp” thường được dùng như một cách nói tránh khi muốn ám chỉ người nào đó hơi ngốc nghếch. Sự nhận định này là xa vời so với sự thật, bởi lẽ, bài trắc nghiệm này xuất phát từ một trong vài bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được tạo ra để thẩm định trí thông minh. Như vậy, chúng được đưa ra để xác định một khả năng đặc biệt hay nhóm yếu tố như khả năng khẩu ngữ, sự ước tính không gian hay những lập luận toán học.


Bài trắc nghiệm của Aizenk có một số phần phụ được thiết kế riêng để xác định điểm cho những lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ trôi chảy, khẩu ngữ hay độ sâu, rộng của suy nghĩ… Những kết quả của các phần phụ được cộng vào để đưa ra chỉ số IQ trung bình của một cá nhân. Nói cách khác, một người có khả năng tưởng tượng tốt nhưng lại tư duy kém logic dường như sẽ kết thúc bài kiểm tra IQ bằng điểm số thấp.

Những ai có điểm số IQ cao theo bài trắc nghiệm của Aizenk có vẻ bị coi là những người đã dùng mẹo gì đó để hoàn thành bài test. “Không có lửa làm sao có khói”, bởi điểm số IQ thực chất chỉ ra khả năng của một người phát hiện ra điều gì mới mẻ. Điểm số thể hiện trình độ mà một người có thể quan sát và hiểu những điều diễn ra trong một khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, điểm số không liên quan gì đến suy nghĩ thực tế hay khả năng sáng tạo.

Điểm số cao nhất của các bài trắc nghiệm chỉ số IQ chuyên nghiệp là 144. Thế nhưng, kết quả này chưa bao gồm các điểm của phần phụ. Thông thường, nếu làm đủ và theo đúng bản gốc của Aizenk thì điểm số hay rơi vào khoảng “150-160” hoặc “160-170”… Tuy nhiên, các bài kiểm tra IQ được tung lên Internet luôn luôn cho con số chính xác.

Tất cả các bài test được tung lên Internet chỉ là những phiên bản đơn giản hoá của bảng câu hỏi Aizenk. Chúng ta không nên tỏ ra vui mừng khi đạt được 171 điểm với bài trắc nghiệm trên mạng. Bạn đừng nghĩ rằng mình “ở tầm cao” khi so sánh với bài test của đứa bé 10 tuổi.

Chỉ số IQ có giá trị vĩnh cửu?

Trước hết, chúng ta không nên nhầm lẫn những khả năng trí tuệ thực sự và điểm số bài trắc nghiệm chỉ số IQ. Những khả năng thực sự có thể thay đổi dựa vào trạng thái tinh thần, các yếu tố sức khoẻ và kể cả lòng tự trọng nữa. Một người nào đó thích trắc nghiệm chỉ số IQ nên luôn luôn nhớ rằng những tình huống của bài kiểm tra đôi khi chỉ là hư cấu. Có người có thể không hiểu nội dung các câu hỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau như khả năng dịch ngoại ngữ kém…

Tương tự như vậy, một người nào đó cũng có thể bị mất tập trung ở phần giữa bài trắc nghiệm và bỏ qua luôn phần chính. Ngược lại, ai đó cũng có thể trở thành một nhà trắc nghiệm chuyên nghiệp và luôn đạt điểm cao. Trong những trường hợp trên, chỉ số IQ của một người sẽ không tăng hay giảm.

(Theo Pravda, VTV.vn)
 
thế những nhà khoa học với những người nổi tiếng trong quá khứ ( chết trước khi có IQ test) thì ng ta đo IQ kiểu gì ạ :-?
 
Về lý thuyết IQ là 1 con số chính xác biểu thị sự nắm bắt quy luật của mỗi người.
1 câu hỏi ứng với 130 sẽ không bao giờ được 1 người có 120 trả lời được.
Tuy vậy trong thực tế con số 130 hay 120 chỉ là tương đối.
Và trong thực tế con số chính xác trên cũng không tồn tại.


Tuy vậy IQ cũng liên đới rất nhiều đến sự thông minh. Ảnh hưởng của nó ở tầm rộng và nhiều là gần như hoàn toàn chính xác, còn xét trên cá thể thì chỉ là sự chính xác theo kiểu nào đó như đẹp hay xấu đối với 1 người khác nói về 1 người khác nữa vậy.



Bản thân người Châu Âu có IQ trung bình là 100.
Bản thân người Nhật Bản hay Hàn Quốc có IQ trung bình là 105.
Suy ra: Về trung bình Châu Âu kém hơn NB hay HQ.


Tuy vậy Châu Âu nghĩ ra 1 loạt thứ mới còn NB hay HQ lại không.
Đơn giản vì:
Biên độ IQ của Châu Âu lớn hơn NB hay HQ.
Ví dụ: 10 người Nhật có 8 người từ 90-110 , 1 người 80 và 1 người 120.
10 người CHâu âu có 6 người 90-110, 2 người dưới 60, 2 người trên 140.

Từ điều này, suy ra, có thể giải thích rằng: Do thái là dân tộc có biên độ IQ lớn nhất.



Hiệu ứng Flynn nói rằng sau 10 năm chỉ số IQ tăng khoảng 3 điểm tức 3%.

Tức là thấy rằng, về lâu về dài IQ có thể tăng lên được. Tuy vậy tăng không nhiều.
VD: 1 người bình thường có IQ 100, sau 30 năm chăm chỉ suy nghĩ sẽ tăng được chỉ số IQ của mình lên trung bình là 100x1,03^3=109,27 điểm.
Cũng anh ta sau 30 năm không làm gì sẽ giảm IQ của mình còn: 100/(1,03^3)=91,51 điểm.


Vì vậy nếu ở đây các bạn có IQ cao thì đừng lấy thế làm mừng mà nên tiếp tục phấn đấu, và nếu có IQ thấp thì cũng đừng lấy thế làm buồn.
Hay nói tổng quát: Việt Nam của chúng ta hoàn toàn có thể đè bẹp được Mỹ nếu chúng ta cố gắng và cố gắng hơn nữa.

IQ là bất biết trong thời gian ngắn nhưng lại có thể dễ dàng biến đổi trong thời gian dài.
 
Nhiều cái suy ra của em nên hết sức thận trọng. Suy ra chỉ có nghĩa là hợp lý về mặt logic, không có nghĩa là chắc chắn đó là sự thật.
Về lý thuyết IQ là 1 con số chính xác biểu thị sự nắm bắt quy luật của mỗi người.
Cái đó thì không đúng.
Biên độ IQ của Châu Âu lớn hơn NB hay HQ.
Cái này chưa chắc đã đúng.
Tuy vậy Châu Âu nghĩ ra 1 loạt thứ mới còn NB hay HQ lại không.
Phần lớn mọi người chuyên môn cho rằng sự ra đời của nền kinh tế tự do, tính cạnh tranh là nguồn thúc đẩy cho sự sáng tạo dẫn tới kết quả là sự đa dạng về sản phẩm (mới). Sự sáng tạo hoàn toàn khác với sự thông minh.
Bản thân người Châu Âu có IQ trung bình là 100.
Bản thân người Nhật Bản hay Hàn Quốc có IQ trung bình là 105.
Suy ra: Về trung bình Châu Âu kém hơn NB hay HQ.
Câu này thì không có cơ sở bởi vì về mặt thống kê thì 2 vế trên đã không đủ bằng chứng khoa học để kết luận, cái đó lỗi không phải là tại em.
Hiệu ứng Flynn nói rằng sau 10 năm chỉ số IQ tăng khoảng 3 điểm tức 3%.
Cái 3 điểm thì đúng, 3% thì không. Nếu hiệu ứng Flynn là đúng trong mọi thởi điểm thì sẽ là sau 30 năm => thay đổi 9 điểm, theo cấp số cộng, không phải là theo lũy thừa. Hơn nữa hiệu ứng Flynn không phải là luật/định luật để áp dụng kiểu đó. Ngoài ra là hiệu ứng Flynn nói về sự thay đổi của mặt bằng trí thông minh của tất cả mọi người, không phải là chỉ những người chăm nghĩ.
 
- Có bao nhiêu nhà khoa học da đen được giải Nobel ? Trả lời : 0
( Không tính giải Nobel hòa bình nhé, giải đấy là giải vớ vẩn )
Có bao nhiêu tỉ phú người da đen : 1 ( Bà Oprah Winfrey, nhưng mà cũng có phải doanh nhân đ** đâu)

Đây là lần đầu tiên em vào topic này nhưng mà em thấy có một số vấn đề:D
Anh Dũng ạ giải Nobel hòa bình ko phải là một giải vớ vẩn:D:D:D Nếu người da đen được giải Nobel hòa bình thì chứng tỏ họ cũng đang làm rất nhiều việc để chứng tỏ mình với thế giới. Nếu xét về "IQ", ừ thì giải đó ko có cần nhiều"IQ" như các giải kia đê, nhưng nó cũng như Nobel văn học vậy. Nếu xã hội này chỉ có khoa học mà ko có nhân văn thì chắc cũng loạn từ lâu rồi:)):)) Ta chưa biết được là người da đen có thông mình hay ko, nhưng ta chỉ biết rằng trí tuệ của họ bị kìm hãm.

Cũng giống như người Vn chúng ta, ai bảo rằng chúng ta ko thông minh? Nhưng thông minh đến mấy thì cũng chỉ thế mà thôi, vì cái chế độ này, đất nước này đã và đang kìm hãm bao nhiêu nhân tài, có ai thông minh rồi cũng bị chà đạp, ko cho phát triển, rồi thì bỏ ra nước ngoài hết:))

Nếu thông minh nhất thì theo em nghĩ là người Do Thái:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hic! Sao lại racism thế này.
Mà trí thông minh đâu chỉ do bẩm sinh di truyền.:-< Nếu biết rèn luyện thì thông minh mấy mà chả đc.
Ah mà ko kể bị xã hội với trình độ phát triển khác nhau tác động vào nữa.
Nhưng rút cục thông minh để làm gì? Phải đánh giá trí thông minh ở hiệu quả của nó chứ cứ lấy IQ ra mà đọ cũng chắc gì đã đúng nhất.
 
Hic! Sao lại racism thế này.
Mà trí thông minh đâu chỉ do bẩm sinh di truyền.:-< Nếu biết rèn luyện thì thông minh mấy mà chả đc.
Ah mà ko kể bị xã hội với trình độ phát triển khác nhau tác động vào nữa.
Nhưng rút cục thông minh để làm gì? Phải đánh giá trí thông minh ở hiệu quả của nó chứ cứ lấy IQ ra mà đọ cũng chắc gì đã đúng nhất.

hơ, cái này thì tớ ko nghĩ thế đâu, ko phải cứ muốn là có được einsten đâu nhé ;)) nói chung yếu tố bẩm sinh là rất quan trọng.

em thì nghĩ, có thể nước mình thông minh, nhg cũng chỉ dừng ở 1 mức nào đó, tầm tầm chứ ko nổi bật. còn thông minh thực sự kiểu do thái thì dĩ nhiên là ko được =, nhg mà cũng đâu cần =, cứ nhìn vào trung quốc hay ấn độ ấy :D nếu ko thông minh thì ta bù = cái khác cũng được mà, đâu cần phải take it seriously rồi làm research làm j` cho mệt, :D. ng` thông minh làm việc của ng` thông minh, ng` ko thông minh làm việc của ng` ko thông minh. xã hội phân công lao động công = lắm mà :D
 
Link: VnExpress http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2007/05/3B9F5646/

Não to không có nghĩa là thông minh hơn

Nhiều ý kiến cho rằng bộ não người thuộc các dân tộc phát triển có khối lượng lớn hơn. Điều này không chính xác. Bởi não của người Anh nặng trung bình gần 1.350 g, kém 130 g so với một dân tộc ít phát triển hơn là Buriat.

Các nhà khoa học tự nhiên của mọi thời đại đã phỏng đoán rằng bộ não của thiên tài và người thường không giống nhau, nhưng chưa rõ ở điểm nào? Những tìm tòi ráo riết đã bắt đầu cách đây 7.000 năm và đến nay vẫn tiếp tục. Và trong khoảng thời gian đó nhân loại đã biết được nhiều điều thú vị về bản thân mình.

Cư dân thuộc các châu lục khác nhau được thiên nhiên “trang bị” cho bộ não có trọng lượng khác nhau. Chủng tộc châu Âu: 1.740 g, chủng tộc Mongoloit (tạm gọi là da vàng) 1.330 g, chủng tộc Negroit (da đen) 1.240 g và chủng tộc Nam Mông Cổ 1.190 g.

Tại sao lại có khác biệt như vậy? Cách giải thích phổ biến nhất là: Bộ não của các dân tộc phát triển có khối lượng lớn hơn. Nghe cũng có lý, song không chính xác, bởi sẽ khó giải thích hiện tượng bộ não của người Anh trung bình nặng 1.350 g, còn bộ óc của người Buriat - kém phát triển hơn - nặng những 1.480 g. Não người Pháp cũng nhẹ hơn so với người Keri, vốn thua Pháp về mức độ phát triển.

Người Nga cũng vậy, ngay ở thời đế chế, khi Nga phát triển vượt trội so với các dân tộc xung quanh, bộ não của họ vẫn nhẹ hơn nhiều dân tộc thiểu số như Baski, Belan, Chesnya...

Tuy nhiên, một dân tộc chỉ cần được ăn uống khá hơn trong một thời gian, được sống vui vẻ hơn và có trí tuệ hơn thì bộ não thay đổi ngay, dung tích của nó tăng lên. Chẳng hạn, thể tích hộp sọ của người Pháp sống cách đây 100 năm lớn hơn 36 cm3 so với các bậc tiền bối của họ ở thế kỷ 18. Hiện tượng này cũng được phát hiện ở người Ai Cập: Trong thời kỳ hưng thịnh của nền văn hóa cổ đại, thể tích não lớn hơn 45 cm3 so với những thời kỳ suy thoái lâu dài. Cuối thế kỷ 20, trọng lượng trung bình của bộ não người Nhật Bản đã gia tăng 30 g ở nam giới và 15 g ở phụ nữ.

Có những người nghĩ rằng, quá trình tiến hóa sinh học của con người đã ngừng lại, chỉ còn lại sự tiến hóa về kỹ thuật do con người tạo ra. Đến một lúc nào đó, kỹ thuật này sẽ mạnh hơn con người và hủy diệt con người. Thực ra không phải như vậy. Các nhà nhân chủng học cho biết, trong vòng 100 năm gần đây, đại não của con người đã nặng hơn 40 g.

Liệu quá trình tiến hóa có biến chúng ta thành sinh vật đầu to quá mức không? Đầu không thể nào lớn hơn thân được. Đến một giai đoạn nào đó, thiên nhiên khi khai thác hết khả năng phát triển về lượng, có lẽ sẽ tập trung vào cải tạo bộ não về chất. Theo các nhà khoa học, bằng phương pháp này, thiên nhiên đang “đào tạo” các thiên tài và những nhân tài hiện nay.

Não thiên tài có gì khác?

Bộ não của nhà văn Nga Ivan Turgenev to gấp đôi bộ não của nhà văn Pháp Anatole France. Chẳng lẽ Turgenev thông minh hơn hai lần? Cỡ mũ không thể là thước đo của năng lực trí tuệ con người - điều đó đã được làm sáng tỏ cách đây 120 năm. Hồi đó, nhà khoa học Đức T. Bishof đã lập một kỳ tích khoa học: Ông nghiên cứu khối lượng chất xám của 2.000 người đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau đã từ biệt thế giới này. Những người có bộ não nặng nhất không phải là các học giả hoặc quý tộc mà là cánh thợ thuyền. Các thế hệ nghiên cứu tiếp theo đã xác lập rằng, bộ não của những người khác nhau không giống nhau như cây cối trong rừng.

Nhà hình thái học Nga, giáo sư Vađim Avorykin, mới đây đã đưa ra một giả thuyết: Những vùng não nhỏ biến đổi nhiều hơn so với những vùng não vừa và lớn. Điều đó có nghĩa là bộ não của thiên tài nổi trội chủ yếu là nhờ phối hợp của những biến đổi nhỏ. Thậm chí một khu vực ít biến đổi nhất của bộ não con người - khe Sylvius - cũng có 4 dạng biến thể tương đối ổn định.

Một yếu tố khác cũng quan trọng: Sự dư thừa chất xám ở một số vùng này được bù cho sự thiếu hụt ở một số vùng khác. Các nhà khoa học của Viện nghiên cứu não ở Đức mới đây cho biết, ở một nhạc công có thính giác tinh tế, lớp 4 trong vỏ thính giác sơ thủy dày gấp hai lần so với người không có năng khiếu âm nhạc; ở người họa sĩ, lớp 4 trong vỏ thị giác sơ thủy cũng dày hơn. Đó có lẽ là cái đã tạo nên cơ sở vật chất cho thiên tài.

Mới đây, giáo sư Sergei Savelev, Trưởng phòng thí nghiệm của Viện Hình thái học Con người trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, đã thực hiện ý đồ của V. Avorykin: Mô hình hóa bộ não của người họa sĩ. Người họa sĩ cần có sự kích thích thị giác, con mắt sắc sảo, trí nhớ thị giác, trí tưởng tượng phong phú, bàn tay kiên định. Muốn cho tất cả những cái đó nảy sinh và hoạt động cần phải có sự kết hợp của 26-28 nhân tố. Khả năng các yếu tố này xuất hiện cùng lúc là rất ít, do đó thiên tài luôn hiếm hoi.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Louis Pasteur, người bị liệt một nửa bộ não lại là một nhà khoa học vĩ đại:x
Còn người có bộ não to nhất thế giới chỉ là một thằng điên:)):))
 
Não ng` có tầm mấy tỉ nơron, đến Einstein dùng còn ko hết nữa là.:)) To hay nhỏ thì có dùng hết đc đâu.:-j
 
Nhiều cái suy ra của em nên hết sức thận trọng. Suy ra chỉ có nghĩa là hợp lý về mặt logic, không có nghĩa là chắc chắn đó là sự thật.

Cái đó thì không đúng.

Cái này chưa chắc đã đúng.

Phần lớn mọi người chuyên môn cho rằng sự ra đời của nền kinh tế tự do, tính cạnh tranh là nguồn thúc đẩy cho sự sáng tạo dẫn tới kết quả là sự đa dạng về sản phẩm (mới). Sự sáng tạo hoàn toàn khác với sự thông minh.

Câu này thì không có cơ sở bởi vì về mặt thống kê thì 2 vế trên đã không đủ bằng chứng khoa học để kết luận, cái đó lỗi không phải là tại em.

Cái 3 điểm thì đúng, 3% thì không. Nếu hiệu ứng Flynn là đúng trong mọi thởi điểm thì sẽ là sau 30 năm => thay đổi 9 điểm, theo cấp số cộng, không phải là theo lũy thừa. Hơn nữa hiệu ứng Flynn không phải là luật/định luật để áp dụng kiểu đó. Ngoài ra là hiệu ứng Flynn nói về sự thay đổi của mặt bằng trí thông minh của tất cả mọi người, không phải là chỉ những người chăm nghĩ.

Người ta lấy 100 là số IQ trung bình của nhân loại. Hiệu ứng Flynn chỉ xét trên trung bình của nhân loại, vì vậy 3 điểm là 3%.(Lưu ý, trong 1 số bài người ta viết 3 điểm cho dễ hiểu bởi độc giả, vì nói 25% của 8 khó hiểu hơn 2 )
Flynn đã dùng cấp số nhân.

Sở dĩ nhân loại thông minh hơn vì có 2 yếu tố chính:
- 1 là não bộ ngày càng phát triển do chế độ dinh dưỡng, tiến bộ về khoa học, sức khỏe, y khoa, giống chiều cao.
- 2 là kiến thức ngày càng nhiều, con người nhồi nhét nhiều thứ vào đâu mình hơn.
Nếu 1 người chỉ ngồi chơi, không làm gì, hay toàn thể nhân loại ngồi chơi thì nó cũng không thể tăng đc.

Một số nhận định như biên độ ..v.v.v có thể còn gây tranh luận vì nó là ý kiến chủ quan. Không thể chứng minh ngày 1 ngày 2 về sự đúng sai, chỉ có khảo sát, hay chờ người ta khảo sát mới trả lời được. Ở đây nó cũng giống như việc đưa ra 1 nhận định, rồi khảo sát xem thực tế có đúng hay không, nhiều nhận định sai, tuy vậy vẫn có 1 số nhận định đúng hoặc được đông đảo thừa nhận.


Trí thông minh có 2 loại:

- 1 là trí thông minh lỏng ( thuần trí tuệ)
- 2 là trí thông minh kết tinh.(nặng kiến thức)

Nói cách khác có thể so sánh hình tượng để tìm ra ý nghĩa của nó:
Trí thông minh kết tinh xem vị trí anh đang ở đâu. Ví dụ:A là 4m, B là 10m
Trí thông minh lỏng xem tốc độ phát triển của anh.Ví dụ: A 4m nhưng đi với 1,5m/s còn B chỉ đi 1m/s.

Hiện tại thì B>A, nhưng sau 12s thì A bắt đầu vượt B.

Trắc nghiệm IQ có 3 loại chính sau:
- Toàn bộ lỏng. (Xem xét khả năng thực sự của 1 người).. Thường áp dụng cho những cậu bé, cô bé, những nhà tuyển dụng việc đòi hòi chất xám, sáng tạo cao.
- 1 nửa cho cả 2, những công ty cần việc làm nhẹ nhàng, cần người có kiến thức rồi chứ không cần 1 người buồn chán suốt ngày phải dạy.
- Nặng về lỏng. Trong trường học, vui chơi giải trí.


Theo thời gian, chúng được phân chia ra 2 loại chính:
-Trắc nghiệm tốc độ ( số suy nghĩ/ thời gian, càng nhanh càng tốt).
-Trắc nghiệm sức mạnh ( Thời gian không hạn chế)
Có sự tranh cãi giữa 2 thể loại này, và phần thắng hơi nghiêng về cái thứ nhất.


Có 3 chuẩn chính trong trắc nghiệm IQ hiện tại:
- Chuẩn 15.
- Chuẩn 16.
- Chuẩn 24.

1 người 100 ở chuẩn 15 thì 100 ở cả 2 chuẩn còn lại.
Khi 143 ở chuẩn 15 thì tương ứng 145 ở chuẩn 16 và 168 ở chuẩn 24.
Sự quy đổi giữa những chuẩn này chỉ mang tính tương đối.

Ở chuẩn 15 thì có các mốc quan trọng xong: (Chuẩn 15 là chuẩn thông dụng nhất)
* 90-110: Tập trung 50% tức một nửa dân số thế giới. Trong đó 90-100 bằng 100-110 bằng 25%. (Mức thông minh ở đây gọi là trung bình)
110-120: Thông minh (chiếm 1/6). Tức là nhưng người từ 110-120 thông minh hơn 5/6 thế giới.
80-90: Chậm phát triển. (Chiếm 1/6).
120-130: Rất thông minh. (Chiếm 1/14 ~ 7%)
70-80: Rất chậm phát triển.(1/14)
130-140: Có tài năng. (1/50 - 50 người có 1)
60-70: Thiểu năng. (50 người có 1)
140+: Gần thiên tài, có tài năng cao, rất có tài năng. (250 người có 1)
60-: Thiểu năng cấp độ 2. (1/250)
160+: Thiên tài. ( 1 trên 10.000 )
40-: Thiểu năng nặng.( 1 trên 10.000 )


Mức thông minh liên quan đến ngành nghề ở 1 mức nhất định, và đặc biệt liên quan đến trình độ học vấn:
Nhìn trung những người lao động chân tay phần nhiều IQ dưới 100.
Là không giới hạn ngành nghề với những người 120+.
Là những người đầu ngành trong lĩnh vực của mình với 130+.
Những nhà khoa học được giải nô-ben về Vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế có IQ trung bình là 160. (Albert Einstein)
Ở Mỹ người có IQ dưới 70 không phải chịu hình phạt tử hình.

Một số mốc đáng chú ý:
190 điểm IQ hệ 15, là mức 1 trên 1 tỷ.( Isaac Newton)
196 điểm IQ hệ 15 là mức 1 trên 6 tỷ.

Người cố IQ cao nhất thế giới cho đến thời điểm này là 1 phụ nữ làm nghề viết báo ở mỹ có tên Marilyn vos Savant với IQ 196 lúc trưởng thành và 210 khi còn nhỏ.


Ở Việt Nam, theo ước tính thì chúng ta có chỉ sổ thông minh theo chuẩn 15 vào khoảng 102~105. Đó là 1 con số rất đáng nể.

Tuy vậy trong 1 cuộc điều tra được tiến hành trên học sinh THCS (cấp 2) thì số học sinh trên có IQ trên 130 chỉ chiếm 0,2% trong khi tỉ lệ bình thường là 2%. (Có thể điều tra ở những nơi, những trường có chất lượng học sinh không được tốt).

Trong điều tra mới đây của 1 nghiên cứu sinh ở 800 học sinh cấp 3, trường chuyên, thì chỉ số IQ trung bình là khoảng 125~127. Có 30% trên 130 và khoảng 3% trên 160. (Rất tiếc không thấy nói đến chuẩn 15 hay 16 hay 24 hay chuẩn VN).

1 vài địa chỉ trên mạng cho bạn có thể xem mình có IQ bao nhiêu:

http://mensa.dk/testiq.html
http://www.mensa.com.ar/Juegos/tests/IQTest2.exe
http://www.mensa.com.ar/Juegos/tests/IQTest3.exe
http://www.bbc.co.uk/testthenation/iq/
http://web.tickle.com/tests/uiq
http://www.intelligencetest.com/
http://www.highiqsociety.org/iq_tests/
 
Những nhà khoa học được giải nô-ben về Vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế có IQ trung bình là 160. (Albert Einstein)

Cái này chắc chắn là sai em ạ. IQ của Einstein cũng chỉ là dự đoán thôi, đừng có coi như là con số chính xác như thế. Những nhà khoa học giỏi thật sự nói chung là họ coi thường những cái intelligence testing kiểu này. IQ cao ngất ngưởng kiểu như Marilyn vos Savant, hay là Ronald Hoeflin, cuối cùng cũng chả làm gì cho đời.
IQ chỉ nên được dùng để đánh giá mức trí tuệ trung bình và dưới trung bình thôi. Mục đích của bài Binet cũng là để phân loại những học sinh bị thiểu năng trí tuệ.
 
hì hì, IQ thì có người thừa nhận, có người không, có người thừa nhận 1 nửa.
Trong TH 1 cá nhân thì cũng không nói được điều gì.

Ví dụ trường hợp của Einstein thì con số 160 cũng chỉ để tham khảo, cách mà các nhà tâm lý tìm ra, phỏng đoán con số này gây khá nhiều tranh cãi... nhưng cho đến nay thì nó cũng tương đối đúng.

Về cá nhân bộ não Einstein thì con số 160 nghe qua có vẻ "rất thấp" nhưng nó lại hợp lý nếu ta biết rằng não Einstein thực sự có khá nhiều "khiếm khuyết". Sự "khiếm khuyết" này được thể hiện ra ở 2 vấn đề lớn và 1 vấn đề nhỏ:
-1 là Einstein thực sự có khả năng ngôn ngữ rất kém. Thể hiện bằng :
+Thực tế ông đã thừa nhận ngôn ngữ của mình thực sự rất có vấn đề.
+ 3 tuổi mới biết nói, mặc dù đã ở mỹ, thụy sĩ, Italia, học tiếng pháp rất nhiều năm nhưng thứ ngôn ngữ duy nhất ông dùng được mà không sai chính tả vẫn là tiếng Đức.
+Khi đi học dự bị đại học 2 năm, người ta thấy rằng tiếng Pháp của ông rất tệ, nó (được châm chước nhiều của thầy giáo) mới được đến 3 trên thang 6. Và trong 1 đoạn tiếng Pháp ông viết có trung bình khoảng 4-5 lỗi chính tả trên 1 dòng.
+Einstein rất yêu tiếng Italia nhưng trong rất nhiều bức thư gửi 1 người bạn Ý, người này viết tiếng Ý, ông đọc và hiểu, nhưng lại rất buồn vì không thể viết được tiếng Ý gửi lại bạn.
+Não của Einstein không có phần ngôn ngữ, sau này người ta thấy rằng vỏ não đã dần dần phát triển để thay thế cho phần bị thiếu hụt này.

*vấn đề về ngôn ngữ kém khiến cho, dẫn đến khả năng diễn đạt của ông khá kém. Rất khó để ông làm được cho ai đó hiểu được những gì mình hiểu.

-2 là ông có 1 trí nhớ rất kém:
+1 trong những lý do ông bị đuổi học khi cấp 3 đó là không học những môn thuộc lòng, thực sự Einstein không thể học được những môn ấy vì ông không thể nhớ nổi - Trong hồi ký ông viết như vậy.
+ Trí nhớ của ông đặc biệt kém ở phần từ ngữ, nhưng cũng khá kém ở phần chữ số, ông khó có thể nhớ được 1 số nào 1 cách hoàn chỉnh mà sau này để biện minh cho sự không nhớ này ông đã có 1 câu nói khá nổi tiếng "Cần gì phải nhớ khi nó đã có trong sách rồi".

- Vấn đề nhỏ mà ông gặp phải cản trở IQ của ông cao hơn đó là ông quá cẩn thận.
Có thể nói Einstein cực kỳ cẩn thận. 4-5 tuổi phải nhẩm đi nhẩm lại 1 lời 1 câu nhiều lần trong đầu và miệng sắp xếp nó lại 1 cách rõ ràng và gọn nhất rồi mới nói. Trước khi làm tiếp trong bất kỳ phép tính nào của mình ông thường kiểm tra phần vừa làm xong khoảng 1 tiếng tiêu biểu cho 3-4 lần hoặc hơn. Đối với những suy diễn trong đầu 1 cách hình tượng của ông cũng vậy.
Có thể nói sự cẩn thận này (sự cẩn thận không thể bỏ đi của mình) làm cho thời gian giải quyết vấn đề của ông rất chậm chạm dù nó thực ra khá đơn giản.

Sự cẩn thận, và chậm chạm này được thể hiện rõ khi trong 1 bức thư gửi bạn ông nói "Có lẽ vì khi lớn không ai còn thắc mắc về không gian, thời gian như lúc còn trẻ con nữa nên không ai tìm ra được nghịch lý của nó ngoài mình, vì trí tuệ của mình phát triển chậm đến nỗi 20 tuổi vẫn còn thắc mắc về những vấn đề kiểu như vậy"


Tuy thế, khả năng toán học, và khả năng về hình học, không gian, tưởng tượng bằng hình ảnh và sự trừu tượng của ông thì vô cũng là cao thâm dẫn đến nó đã kéo những thứ quan trọng từ dưới 100 kia trở về mức trung bình 160. Dễ thấy nó phải cỡ độ 100 triệu hoặc 1 vài tỷ mới có một.
 
Back
Bên trên