Liệu có nên bỏ án tử?

e nhoi ý kiến như này:
- bộ máy pháp luật VN chưa có sự đồg bộ, quan liêu đừg hỏi == chính vì thế mà việc thay đổi fải diễn ra về mọi mặt. 1 thay đổi nhỏ hiện h có thể dẫn đến những hậu quả khó lường trước. Nhất là một việc hệ trọng như việc bỏ hẳn 1 khung hình phạt

- Pháp luật VN nói thẳng ra là chưa nghiêm =; công an hành xử luật fáp vẫn nặng về tình cảm, cả nể, blah blah...Ví dụ là công an nhưng đi đường đêk bao h thấy đội mũ bảo hiểm :| bị bắt thì xì thẻ ngành ra :)) thế là qua. Còn vụ money nữa thì thôi đừg bàn nhá :"> Pháp luật chưa nghiêm, bây h bỏ án tử hình đi e nghĩ là loạn đấy :))

- Pháp luật sinh ra là để răn đe con người. Pháp luật fải thật nghiêm khắc, sự cứg rắn của các hình fạt đi kèm vs sự giáo dục thì mới có kết quả tốt. Em nghĩ là không những k bỏ án tử hình mà fải đưa ra 3 loại hình như Mỹ ế: bắn, thuốc, ghế điện \:d/ Nhiều lúc đọc trên sách báo thấy những vụ anh giết em, cha giết con,...mà sôi cả máu, cảm thấy trói chúng nó vào cột rồi bắn cho vài viên vào đầu là còn quá nhẹ ấy :|

Nói chung lại theo e k nên bỏ án tử hình :">

Mà e phục cái phương fáp tử hình của anh thủy vl =)) cũng may là anh k đc chế định hình fạt, k chắc e hết đất sống =))
 
Quan điểm của em rất đơn giản,diệt cỏ diệt tận gốc,kẻ phạm tội tử hình vốn ko đáng được hưởng bất cứ sự thương hại nào từ phía nhà nước cũng như người dân,đáng lẽ phải nhận cái chết thật đau đớn chứ ko phải 1 phát bắn.:|

em đã thật sự suy nghĩ kỹ chưa đấy?

mục đích của hình phạt ngoài răn đe còn có tính hướng thiện nữa em ạ. Nếu tử hình là phg pháp duy nhất thì liệu nhà nước còn khác gì băng đảng xã hội đen nữa đây. Vả lại, tại sao nhà nước lại được trao quyền quyết định mạng sống của con người?

Và, nếu xử sai thì sao?

anh không biết em nghiêm túc ntn khi em phát ngôn những lời trên kia, nhưng đây có vẻ là sự lệch lạc lớn về cách suy nghĩ đấy. Em vẫn còn bé, nên tránh những suy nghĩ cực đoan ntn. Dù sao anh cũng hi vọng em chỉ đang nói đùa ;)

- Pháp luật sinh ra là để răn đe con người. Pháp luật fải thật nghiêm khắc, sự cứg rắn của các hình fạt đi kèm vs sự giáo dục thì mới có kết quả tốt. Em nghĩ là không những k bỏ án tử hình mà fải đưa ra 3 loại hình như Mỹ ế: bắn, thuốc, ghế điện \:d/ Nhiều lúc đọc trên sách báo thấy những vụ anh giết em, cha giết con,...mà sôi cả máu, cảm thấy trói chúng nó vào cột rồi bắn cho vài viên vào đầu là còn quá nhẹ ấy :|

anh cũng nghĩ là em Hải đang đùa đấy.

Thực ra tử hình = thuốc và ghế điện là cách làm nhân đạo hơn đấy em ạ. Chả cần phải tìm hiểu gì cho mệt, nếu em xem phim sẽ thấy thuốc độc chỉ giết tử tù khi anh ta đã bị gây mê không còn cảm giác, còn ghế điện đc thiết kế để điện đi thẳng vào não và giết chết tử tù nhanh nhất có thể.

Về cái dòng bôi nghiêng, anh thấy em đang quá bột phát Hải ạ. Tại sao 1 con ng` lại có quyền thấy hả dạ khi nhìn con ng` khác bị "bắn cho vài viên vào đầu"? Em có thấy làm như vậy cũng khiến em trở nên ngang hàng với những kẻ giết ng` kia không? Riêng việc take for granted cái hình phạt "an eye for an eye" without questioning đã là không nên rồi.

mục đích của pháp luật cũng không chỉ có răn đe đâu ;)

Disclaimer: anh không phản đối án tử hình, nhưng điều quan trọng là cách chúng ta nhìn nhận hình phạt này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ý em là, các điều luật fải đc phổ cập, fải đc giáo dục, = lời nói, = biểu ngữ blah blah (ví dụ như "hãy đội mũ bảo hiểm"), còn hình fạt fải nặng, fải đúng người đúng tội. Có thế mới mang lại hiệu quả, hình fạt mà k làm ng` ta sợ thì vô dụng ==

Đúng là e có tí bốc đồng trong việc cho rằng xử bắn là nhẹ :"> nhưng e cũng có chút ý kiến riêng như này: Các chuẩn mực cơ bản của xã hội cần fải được gìn giữ bằng mọi giá. Khi mà chữ hiếu, chữ tình không còn, anh em giết nhau vì miếng đất, cháu giết ông bà vì một món tiền,...thì xã hội k thể coi là đang phát triển đc :-t Mà k nói đâu xa, những tội trên k đc chấp nhận ngay cả trong tù, nơi tập trug những thàh fần cướp giật, lưu manh,...Các phạm nhân trong tù sẽ hội đồng thằng nào hành hung bố mẹ, hiếp dâm,...Nếu mà ngay cả tội phạm cũng không dung túng đc, vậy thì xử nhẹ chúng quá có đúng k? :-t Hành động lấy đi một mạng sống tự thân nó đã là vô nhân tính, nhưng nếu hành động đó đem lại một kết quả tốt hơn cho cộng đồng, thì hoàn toàn có thể chấp nhận :D

Mà cuối cùng e vẫn k hiểu là nếu xử chết nhanh thế thì ng` ta fân ra 3 loại hình kia làm j`? 8-}
 
Giết người phải đền mạng =__=
Đơn giản thế sao phải bàn nhỉ?
 
Giết người phải đền mạng =__=
Đơn giản thế sao phải bàn nhỉ?

ngoài giết người ra còn 1 số trường hợp khác chịu án tử hình như buôn lậu mà túy,rút ngân sách quốc qia...v...v....v....
Hơn nữa ko phải cứ giết người là phải tử hình,nhà nước còn phải xem xét người bị giết là ai nữa chứ :)),kiểu như giết nguyên thử QG với giết vô gia cư nó phải khác nhau chứ :D.

Tuy nhiên nếu so sánh số người bị xử oan và bị xử đúng thì ko bao giờ trường hợp xử oan nhiều hơn cả,ngay cả tỉ lệ % số xử oan cũng rất thấp ==> giết x người vô tội với việc tạo điều kiện để thả y thằng trọng phạm cái nào có hại hơn??? (biết x < y :|).
 
giết người bằng xử bắn là dã man nhất trong những thể loại dã man, cái độ đau ý thì phải nói là đau đừng hỏi, thế nên mới sinh ra phát súng ân huệ nó là vì thế.
chưa kể đến những người thi hành án, bắt cả một đàn dàn ngang ra bắn một người, bất kể là bắn ai đi chăng nữa, đều có tác động vô cùng tiêu cực lên tâm lý của người thi hành án. ở nước ngoài, người ta còn làm kiểu 2,3 người cùng bấm nút tiêm thuốc độc và chỉ một trong những người ấy là đã thực sự bơm thuốc độc vào tử tù thôi, để những người thi hành án cảm thấy ít cắn rứt hơn vì có thể ko phải là mình đã giết chết tử tù ấy, dù việc này cũng chỉ có tác dụng ít thôi nhưng ít ra còn đỡ dã man hơn VN. mình nghĩ tương lai có lẽ nên để robot tự động thi hành án tử hình cho nó nhân đạo.
còn việc có nên giết người thì rất khó nói, vì nhìn nó từ nhiều quan điểm khác nhau thì sẽ ra những kết luận, những lý luận khác nhau. xem nhiều phim phương Tây thì ngay từ khái niệm có tội hay ko có tội cũng có rất nhiều trường hợp rắc rối và day dứt rồi, chưa cần kể đến án phạt là gì, rồi còn những yếu tố như xử oan, bị hãm hại cài bẫy v..v nên cảm thấy án tử nó có vấn đề. nhưng lắm lúc cũng thấy một số thằng chỉ muốn giết đi vì nó quá độc ác làm mình ghê tởm và căm ghét nó ko chịu nổi, dù đó ko phải là một lý do hợp lý hợp tình để tử hình nó nhưng mà...
ở trên có em nào nói là giết người phải đền mạng? thế giết thằng kia người bị hại có sống lại được hay ko mà đòi đền với chả đáp. giả sử có hai người cãi nhau xem con chó của ai đẹp hơn, cuối cùng một người đá cho con chó người kia một phát làm nó lăn quay ra. theo lý luận của em thì người ta cũng đem con chó của người đá chết con chó ra giết luôn để "đền" cho người kia ah? mà phải nói là mạng người quý hơn mạng một con chó, và giết người thì lắt léo hơn một vụ giết một con chó đấy nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giết người phải đền mạng =__=
Đơn giản thế sao phải bàn nhỉ?

chắc j huh anh :)
giết người cũng có nhiều dạng, hình thức
như ngộ sát chẳng hạn, giết người trong lúc ko làm chủ được bản thân, tinh thần ko tỉnh táo, or người tâm thần giết người :)) etc ...
cũng nên tuỳ vào hoàn cảnh gây án và tiền sử của phạm nhân mà xử chứ anh :-j
 
ngoài giết người ra còn 1 số trường hợp khác chịu án tử hình như buôn lậu mà túy,rút ngân sách quốc qia...v...v....v....
Hơn nữa ko phải cứ giết người là phải tử hình,nhà nước còn phải xem xét người bị giết là ai nữa chứ :)), kiểu như giết nguyên thử QG với giết vô gia cư nó phải khác nhau chứ :D.

Tuy nhiên nếu so sánh số người bị xử oan và bị xử đúng thì ko bao giờ trường hợp xử oan nhiều hơn cả,ngay cả tỉ lệ % số xử oan cũng rất thấp ==> giết x người vô tội với việc tạo điều kiện để thả y thằng trọng phạm cái nào có hại hơn??? (biết x < y :|).

Bôi đen thứ nhất: nếu xét tội giết ng` thì giết nguyên thủ QG hay vô gia cư cũng như nhau cả. Nhưng nếu giết nguyên thủ QG thì buộc thêm tội khủng bố hay phá hoại gì gì nữa. 1 Con người dù có ăn hại cho xã hội bao nhiêu nếu chưa phạm đến tội tử hình mà giết người đấy thì vẫn là giết người.

Bôi đen thứ hai: em có chắc không đấy? có thể đưa cho anh dẫn chứng được không? anh tin là em đưa ra lập luận rất hồ đồ rồi đấy ^^ chưa kể em lấy thang nào để cân đo oan-đúng đây, luật pháp à? Ai là ng` định nghĩa ra tiêu chuẩn của luật pháp đây? Luật pháp có đại diện cho quan điểm đạo đức không?

anh vừa học ở trg` 1 cái case study, k tìm đc link gốc đâu nhưng có một cái bài cũng viết về chuyện đấy, em đọc và suy nghĩ thử xem:

http://www.faithfreedom.org/oped/GrantSwank60108.htm

Bôi đen thứ ba: Tại sao giết x ng` vô tội và tạo điều kiện thả y thằng trọng phạm lại phải đi cùng với nhau nhỉ :)) có vấn đề về logic đây :)) nếu em cho tù chung thân thì (assuming that the Law will eventually become just and fair) chỉ có x ng` vô tội được thả thôi chứ?
Thậm chí kể cả phải chọn lựa giữa hai cái đấy cũng không nên hồ đồ bồng bột mà lựa chọn việc giết người đâu ;)

Giết người phải đền mạng =__=
Đơn giản thế sao phải bàn nhỉ?

Thế người giết kể giết người có phải đền lại mạng không?
Bác sĩ được sự đồng ý của bệnh nhân và người nhà, kết liễu mạng sống của bệnh nhân để tránh đau khổ có định nghĩa là giết người được không?
Giết người để tự vệ, để bảo vệ người thân thì sao?
Trong chiến tranh, giết người để bảo vệ đất nước?

Ý tôi tức là, "giết người" cũng có thể không phải là tội ác :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dân mình còn loạn lắm, phải dùng pháp để trị.:))
Chứ các nước phát triển họ có suy nghĩ khác.
Không phải thế này là đúng, thế kia là sai đâu, tùy từng hoàn cảnh chứ.
 
dân mình loạn nhưng quan cũng k nghiêm đâu anh ạ :-"
trị vớ trị vẩn dân nó loạn đấy :))
 
e nghĩ là ko nên bỏ
pháp luật thì cần phải nghiêm khắc
những người mà đã bị xử đến án tử hình thì chắc hẳn là tội nghiêm trọng lắm rồi
nếu để nhân đạo thì chẳng hạn mình ko xử bắn nữa mà cho uống thuốc độc để chết trong khi ko có cảm giác đau đớn :D
 
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/07/3BA117D8/

Tội ác không dung thứ của kẻ sát hại bé trai lớp 7

Sau khi bóp cổ, thả nam sinh 13 tuổi xuống dòng nước sâu, Thọ vẫn gọi điện thoại tống tiền cha mẹ em này, đòi 350 triệu đồng. Hắn "đóng kịch" như con tin vẫn còn sống khiến gia đình vội giao tiền ngay trong đêm.
Nguyễn Trọng Thọ. Ảnh: Hoàng Khuê

Hôm nay, tại TAND Hà Nội, Nguyễn Trọng Thọ (29 tuổi) đã thuật lại toàn bộ hành vi giết hại bé Trần Thành Công (Yên Viên, Hà Nội) khiến người ngồi tại phòng xử án không khỏi rùng mình vì mức độ tàn ác. Mẹ của nạn nhân không đủ sức chịu đựng để ngồi nghe, bà gào lên đau đớn, rồi ra ngoài cửa gục mặt khóc nấc lên từng chặp.

Rời quê Bắc Giang, Thọ tới thị trấn Yên Viên làm thuê tại xưởng cơ khí của gia đình anh Trần Văn Tám (em trai của bố Công). Được vài tháng, vốn quen lêu lổng, kẻ từng đi ăn cắp này không chịu nổi công việc hàn, cắt, bốc vác sắt đã xin nghỉ. Hắn muốn vào Nam nhưng không có tiền liền nảy sinh ý định bắt cóc trẻ em để tống tiền.

"Mục tiêu" đầu tiên Thọ nhắm tới là con trai của gia đình ông chủ cũ. Ngày 7/1, hắn đi xe buýt tới thị trấn Yên Viên, quanh quẩn ở trường học của cậu bé này. Vốn quen biết từ trước, thấy con trai anh Tám bước ra, Thọ vờ xin đi nhờ xe đạp, nhưng xe không có đèo đằng sau, ý định của Thọ không thực hiện được.

Không từ bỏ mưu đồ, Thọ chuyển hướng sang bé Công, bởi trong thời gian làm thuê cho anh Tám, hắn cũng quen cậu học sinh lớp 7 này, biết gia đình Công kinh tế khá giả.

Hai hôm sau, Thọ lại xuất hiện ở cổng trường Yên Viên, đợi Công ra về. Thấy cậu bé dắt xe đạp ở cổng, Thọ tới xin đi nhờ ra đê cầu Đuống. Thấy người quen, bé trai lớp 7 không chút nghi ngờ, giao xe đạp cho Thọ chở.

Hắn đưa "con mồi' ra bãi ngô dưới chân cầu để chờ thời cơ. Khi trời sẩm tối, thấy xung quanh vắng người, gã thanh niên 29 tuổi bất ngờ bẻ quặt tay đứa trẻ 13 tuổi đè xuống đất, đánh liên tiếp vào gáy. Nạn nhân chống cự, hắn giơ tay bóp cổ... Thấy cháu bé bất tỉnh, nghĩ là đã chết tên sát nhân lục túi quần móc điện thoại di động, rồi vứt Công xuống dòng sông.

Hắn vội vã đạp xe rời khởi hiện trường, đem bán cho một phụ nữ lấy 540.000 đồng. Ít phút sau, Thọ trở lại bãi ngô, vứt ba lô cặp sách của Công xuống nước để phi tang, đồng thời kiểm tra xem xác cậu bé có nổi lên không. Không thấy dấu hiệu gì, kẻ thủ ác yên tâm bỏ đi.

Tối hôm đó, Thọ dùng điện thoại cướp được của Công gọi cho mẹ cháu bé là chị Vũ Thị Thúy đe dọa tống tiền. Dù Công đã chết, nhưng Thọ vẫn dọa gia đình này: "Muốn con sống hay chết". Hắn yêu cầu phải đưa 350 triệu đồng nếu không thì "đẻ thêm đứa nữa mà nuôi".

Đêm hôm đó, kẻ tống tiền liên tục gọi điện thoại, nhắn tin yêu cầu cha mẹ Công phải chuyển 350 triệu đồng cho hắn. Số tiền sau đó được giảm xuống còn 150 triệu đồng...

Khoảng 3h sáng 10/1, nhìn thấy bố của Công treo túi tiền ở tường rào công viên Ngọc Lâm đúng như cam kết, Thọ đánh lừa gia đình này, bảo ra cầu Chui đón con về. Và khi hắn cầm vào túi tiền, công an đã bắt quả tang... Theo lời khai của Thọ, gia đình chị Thúy mới bàng hoàng hay biết con trai của họ đã bị hắn hại chết từ mấy tiếng trước. Đến 10h sáng cùng ngày, xác của Công đã được tìm thấy, đưa lên bờ.

Thọ bị VKSND Hà Nội truy tố về 3 tội: giết người, cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản.

Kẻ thủ ác một mình lầm lũi hầu tòa, không người thân. Suốt quá trình xét xử, hắn không một lần quay xuống phía dưới.

Đại diện VKS duy trì công tố tại phiên tòa, khi nói về hành vi của Thọ đã phải thốt lên: "Xem biên bản pháp y mà tôi thấy rùng mình. Bị cáo đã mất hết nhân tính của con người". Chủ tọa cũng cho rằng Thọ "không còn khả năng cải tạo trong xã hội". Do vậy, HĐXX tuyên phạt hắn án mức án chung là tử hình về 3 tội danh trên.

Hoàng Khuê
 
Hầu hết các nước văn minh trên thế giới đã xóa bỏ án tử hình và xu thế chung là các nước sẽ dần bỏ hết. Ở Mỹ cũng chỉ còn một số bang giữ mức án này và trên thực tế rất hiếm trường hợp phạm nhân bị xử tử.

1. Mục đích tối cao của pháp luật là bảo vệ con người và tài sản, sự răn đe và công bằng chỉ là phương tiện và hệ quả. Như Ghandi đã nói 'An eye for an eye makes the whole world blind!'. V/D : 'Giết người phải đền mạng' là một cách suy nghĩ quá đơn giản và lạc hậu, hoàn toàn không đem lại 'công bằng' cho bên bị hại (đã chết) hay người thân, và cũng không thế áp dụng trong xã hội văn minh. Các nghiên cứu về tội phạm cho thấy mức độ hình phạt không có tác dụng nhiều với các tội nghiêm trọng. Tội phạm rất ít khi có nhận thức và suy nghĩ về hậu quả, hình phạt dành cho bản thân trước khi phạm tội.

2. Chuyện xử oan, xử sai là không thể tránh khỏi. Ở trên có bạn hỏi 'nếu bạn có người thân bị giết' , bạn có trả lời được câu ' nếu bạn có người thân bị khép án tử hình oan' không ? Giả sử tôi có một người thân bị xử tử oan, tôi cũng đòi 'mạng đền mạng' vậy ai sẽ đền mạng : quan tòa, hơn chục vị bồi thẩm đoàn, điều tra viên, hay người soạn ra luật tử hình?

3. Không thể trao quyền hay giao trách nhiệm tước đoạt mạng sống của một con người vào sự phán xét của một vài người đại diện cho xã hội. Xã hội chỉ có quyền cách ly một cá nhân ra khỏi xã hội. Con người ai cũng có cha mẹ người thân, chúng ta nhân danh công lý, chính nghĩa trừng phạt một người và đem lại đau khổ cho nhiều người vậy cái công lý đấy có còn vững vàng không ?

4. Tất cả mọi tôn giáo, văn hóa trên thế giới đều coi trọng sự vị tha, tính nhân đạo. Có những người làm những điều chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Nhưng không phải ai cũng có một gia đình êm ấm, cũng được dạy bảo cẩn thận, cũng được 'xã hội' đối xử công bằng từ khi mới sinh ra. Họ đã thất bại trong xã hội nhưng nhìn một cách khác xã hội cũng thất bại trong việc giúp đỡ những con người như vậy.

Việc bỏ án tử hình ở Việt Nam chắc còn lâu mới đạt được. Nhưng đây là xu thế tiến bộ và văn minh của loài người hy vọng là sẽ có nhiều người quan tâm, ủng hộ xu thế này ở VN. Nói chung xã hội càng văn minh, đời sống con người càng được đảm bảo thì hình phạt của pháp luật càng nhẹ. Bản thân tôi khi chưa tiếp xúc và tìm hiểu văn hóa phương Tây nhiều đã nghĩ bỏ án tử hình là điều hết sức vô lý, thậm chí những tội như hiếp dâm trẻ em, giết người hàng loạt nên áp dụng những hình phạt dã man thời Trung Cổ. Nhưng càng tìm hiểu suy nghĩ về vấn đề này, tôi càng thấy những lý do để giữ án tử hình không ổn về logic, về đạo lý về thực tế ảnh hưởng của nó lên xã hội.

Chắc sẽ có bạn nghĩ ừ thì bỏ án tử hình là đúng nhưng chỉ ở xã hội phương Tây, hay tôi bị 'Tây hóa', tẩy não vv. Có thể là như vậy. Nhưng bản thân luật pháp và tư tưởng của xã hội VN cũng đã và đang tiến bộ theo xu thế trên. Ví dụ chắc không ai trong chúng ta muốn có hình phạt bỏ vào vạc dầu, cho hổ ăn thịt, hay án chu di tam tộc nữa ?
 
Luật pháp là để bảo vệ quyền lợi của các cá thể trong xã hội. Nó gồm 2 phần là "luật" và "pháp".
Luật quy định những cách ứng xử giữa người với nhau, sao cho lợi ích của người này ko bi người khác xâm phạm. Pháp là những hình phạt dành cho những người phạm luật, và mục đích chính của nó ko phải là trừng phạt, mà là răn đe. Trừng phạt 1 người ko có ích gì mấy cho mọi người không liên quan, nhưng nó đem lại lợi ích cho toàn xã hội nếu như nó khiến người ta sợ hãi mà ko dám phạm luật nữa.
Nói rằng hình phạt ko có tác dụng nhiều, bởi nghiên cứu cho thấy tội phạm ít khi quan tâm đén hậu quả, ấy là sai lầm, bởi những nghiên cứu ấy chỉ thực hiện trên những trường hợp mất nhận thức về hậu quả rồi mà thôi. Còn những người vẫn luôn lo lắng về hậu quả của những việc mình làm, tức là phần lớn người trong xã hội này, chẳng phải chính những hình phạt đã khiến họ ko trở thành tội phạm để ko phải lĩnh chúng đấy sao? Thử tưởng tượng 1 nơi người ta ko phải lĩnh phạt vì tội ác mình gây ra, hoặc có thì cũng chỉ nhẹ nhàng. Tôi tin rằng ở đó tội phạm sẽ tràn lan, cả những kẻ hay sơ sệt cũng sẽ ko chùn tay gây tội, bởi chẳng còn gì khiến chúng phải sợ nữa.
Quay lại với án tử hình, tử hình ngoài việc răn đe cũng còn là hình thức xoa dịu xã hội. Nói rằng đền mạng ko đem lại gì cho cả 2 phía là vô căn cứ. Chỉ có thánh mới có lòng bao dung đủ để tha thứ, còn người thường ko mấy ai tha thứ nổi cho kẻ đã làm hại người thân mình, đặc biệt là khi người thân họ là nạn nhân của những tội ác man rợ đến buồn nôn mà ta vẫn thấy trên báo chí hàng ngày. Ko chỉ người thân nạn nhân, mà chính chúng ta, những người ko liên quan cũng cảm thấy đồng cảm với họ, cảm thấy phẫn nộ, và hơn hết là lo lắng cho chính mình, người thân của mình 1 khi những tội ác như vậy diễn ra mà kẻ thủ ác ko phải trả giá.
Tòa án đại diện cho xã hội. Mọi phán quyết ở tòa đều tuân theo những quy định và thủ tục mà toàn xã hội đã nhất trí đặt ra. Quan tòa là những người được chọn lựa để tuân theo những quy định ấy mà xử án. Như vậy, bản án ko phải là do 1 vài người quyết định, mà bản chất nó là do cả xã hội quyết định. Nếu có sai sót thì ko thể trách quan tòa, mà phải trách luật lệ đặt ra cho phép có sai sót, tức là sai sót là của tất thảy mọi người. Quan tòa ko thể đưa ra phán xét tùy tiện của mình.
Tuy nhiên, để tránh oan sai, ở nước ta cũng rất hạn chế kết án tử hình. Muốn giết ai, phải qua rất nhiều vòng xét xử nhiêu khê: sơ thẩm, phúc thẩm, kháng cáo, và còn phải trình lên cấp cao nhất: Chủ tịch nước. Chỉ có những tội ác rành rành và quá kinh khủng ta mới phải tước đoạt mạng sống của tù nhân. Thường chỉ là chung thân, rồi lao động tốt vài năm cũng ra tù.
Tất nhiên, phải khẳng định là xã hội chỉ có quyền cách ly các thành viên phạm tội. Nhưng ko có cách cách ly hoàn toàn hiệu quả. Tù nhân, dù có bị chung thân thì vẫn có liên hệ với các thành viên xã hội khác, và vẫn được xã hội nuôi ăn. Còn cách ly thực sự, như ta thấy trong tự nhiên, thường là đồng nghĩa với cái chết. Nhưng cái chết này ko phải 1 thoáng là xong. Đó là cái chết đau đớn, từ từ do đói khát, bệnh tật, cô đơn... Trong trường hợp đó, 1 cái chết nhanh chóng hóa ra lại là nhân đạo hơn.
Với những lý do kể trên,ta thấy rằng hoàn toàn hợp lý khi duy trì án tử hình. Thực tế cho thấy, ở 1 nước "lạc hậu" như ta ít thấy những vụ việc bàng hoàng như học sinh bình thường bỗng nổi hứng xả súng vào bạn bè, thầy cô, hay cha ruột giam cầm và cưỡng bức con gái suốt hàng chục năm ở các nước văn minh đã bỏ án tử.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình thì đồng tình với quan điểm là phải đợi đến khi nào dân trí của Việt Nam phát triển được như các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản...thì mới có thể xem xét đến việc có nên bỏ án tử hình hay không. Tử hình không chỉ đơn thuần là bắt người phạm tội trả giá cho những gì đã gây ra mà còn có ý nghĩa là ngăn ngừa những hành vi tiếp theo của nhưng cá nhân này đối với xã hội.
Phạm tội nghiêm trọng do tâm thần, ngộ sát...thì có thể xem xét và điều chỉnh, nhưng khi đã nghĩ ra kế hoạch giết người và thực tế đã thực hiện kế hoạch đó thành công (kiểu như những vụ giết người thân, giết hàng xóm để lấy ít tiền chơi game; bắt cóc trẻ em, sát hại rồi nhưng vẫn giả vờ đòi tiền chuộc; vào cửa hàng giết nhân viên dù không quen biết để cướp tiền;giết chết bà đồng nát rồi vẫn thực hiện hành vi quan hệ,..) thì nếu để lại rất nguy hiểm cho xã hội sau này. Thậm chí có đối tượng (đã giết vợ sau một thời gian dài đánh đập hoặc 1 người nào đó..mình không nhớ lắm) sau khi bị tòa tuyên án từ hình vẫn tỏ ra bình thản lạnh lùng, không hề hối hận.
Điều này lý giải tại sao các băng nhóm xã hội đen như Năm Cam, Khánh Trắng (giết người giữa chợ, cầm dao lên xích lô về rồi cho đàn em đi tù thay và tiếp tục hoạt động bình thường...) khi không bị trừng trị có thể gây thêm nhiều vụ nghiêm trọng về sau.
Gần đây có những vụ như cưỡng bức công nhân gom rác, cưỡng bức trẻ em (làm ảnh hưởng xấu cả cuộc đời và tâm lý một con người đến vài chục năm về sau..), ra bãi tắm cướp tiền bạn trai, cưỡng bức bạn gái..thì dù không tử hình cũng phải trị nghiêm minh vì thực chất những cá nhân này hoàn toàn có thể thực hiện những vụ tương tự trong tương lai nếu có điều kiện.
Xã hội hiện nay do nhiều người nhận thức kém hoặc quá nóng tính, áp lực do điều kiện sống căng thẳng (tranh chấp quanh khu dân cư, điều kiện giao thông..) mà có nhiều khi người ta chì vì nhìn nhau, va chạm xe cộ..là sẵn sàng đánh nhau, rút dao kiếm chém đã, người kia chết hay không thì tính sau (điều này hoàn toàn ngược với các nước phát triển, khi mà người ta chỉ dùng lý lẽ và hiện trường để từ từ giải quyết mọi mâu thuẫn). Bản án tử hình chỉ là một cái gì đó giúp người ta cân nhắc hoặc kiềm chế trước khi làm một cái gì đó không tốt hoặc có tính nghiêm trọng.
Còn trong trường hợp gây án mạng do bị chèn ép, dồn đến bước đường cùng hoặc chỉ là phản ứng tự vệ khi bị tấn công thì mình nghĩ án tử hình chắc chắn không thể áp dụng, cái này thì cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm xác định (ví dụ như trộm vào nhà, tấn công chủ nhà rồi bị hàng xóm xung quanh đánh chết hay tội phạm dùng súng tấn công cửa hàng vàng cướp tiền, khi đi ra thì bị ông bảo vệ nấp gần đó dùng dao chém thẳng tay..).
Vì thế án tử hình ờ VN phải đợi một thời gian nữa mới có thể xem xét việc bỏ hay không, hiện giờ vẫn cần phải duy trì để đảm bảo an toàn xã hội và những người hiền lành cảm thấy tự tin, có chỗ dựa (Vấn đề này mình thấy có liên hệ phần nào tới một loạt bộ phim của các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức...khi mà những tên tội phạm sau khi có những tội ác nghiêm trọng nhưng chỉ bị xử tù, vài năm sau trốn trại, tiến hành trả thù và bắt đầu trở thành mối kinh hoàng và cơn ác mộng cho các nhân vật chính hiền lành tốt bụng).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trốn trại ko dễ như trong phim đâu chị ơi, mấy phim đấy nó phóng đại lên thôi. tất nhiên là cũng có nhưng ko thể vì đề phòng một tội phạm trốn trại mà tử hình người ta được.
còn việc tử hình chả có ý nghĩa răn đe gì cả, thực chất những người phạm pháp dẫn đến tử hình họ có nghĩ đến hình phạt ấy lúc thực hiện hành vi gây án đâu.
trong một cuốn sách về tâm lý có nói đến một hiện tượng đó là phần lớn tội phạm, dù gây ra những tội ác rất dã man trắng trợn, nhưng lại có những suy nghĩ cho rằng mình chả làm gì sai. đến lúc vào tù, chuẩn bị tử hình rồi vẫn nghĩ rằng mình bị oan. nên hình phạt nào đi nữa thì cũng ít có tính ngăn chặn hành vi phạm pháp lắm, đặc biệt là tử hình, ko có một ý nghĩa gì luôn, ngoài mang lại cảm giác hả hê nhất thời cho những người thân của người bị hại, hay những người tự cho là mình đúng đắn trong xã hội, mà trong số đó có cả những tên tội phạm dã man nhất, những kẻ trong suy nghĩ của chúng cũng mặc nhiên tự cho mình là đúng đắn.
 
Sao mà giống đọc Death Note quá.
Án tử hình nên tiếp tục, biết tại sao không?

Giam mãi thì lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi tù? Ở nước như nước Anh mà còn khan hiếm nhà tù, điều kiện giam cầm tồi tệ do quá tải tù nhân vì không có án tử, thử hỏi nước Việt Nam có chịu được không? Hơ hơ sao mà ngốc thế, chẳng ai cho rằng án tử là vô nhân đạo đâu. Không, án tử hình đem cho những kẻ phạm trọng tội là hoàn toàn xứng đáng, thậm chí còn đúng nữa. Nên nhớ, dù giết người vẫn chưa chắc bị án tử, nhưng bị án tử thì cũng chưa chắc là vì tội giết người. Ở trên cứ bàn cãi về chuyện giết người là đúng hay sai, nhưng phải xem giết làm gì đã chứ.
Luật pháp nhìn chung là để răn dạy con người, ngăn ngừa con người làm điều xấu, thật ra thì cái chết do pháp luật ban ra đâu có phải là cái chết đau đớn gì cho cam. Muốn khỏi vô nhân đạo khi giết người (dù giết người là vô nhân đạo) thì cho một liều thuốc độc vào qua đường tiêm, thế là xong nhẹ nhàng êm ái. Nhưng không có điều kiện như vậy thì cũng có thể bắn chết, quá đơn giản đúng không? Ôi trời ơi, cái lũ bị án tử hình mà sợ hãi là cái lũ ngu xuẩn không tính toán thiệt hơn, không hiểu rõ sống chết nên mới đâm đầu vào phạm tội. Làm sao có thể không xử tử lũ ấy được. Trong xã hội ngày càng tiên tiến này, những phần tử kém phẩm chất càng lúc càng nhiều và càng phải bị đào thải. Rồi sẽ có một cuộc đại tử hình xảy ra để thanh lọc dân số thế giới trong thế kỷ tới- mà có lẽ đó sẽ là cuộc WWIII. Thế thì án tử hình có phải là cái gì to tát đâu mà phải sợ, phải băn khoăn suy nghĩ? Mạng người trong thời bùng nổ dân số này liệu đáng gì? Cuộc sống nó đẹp lắm hay sao mà phải tiếc cho lũ tù tội không đáng sống?
Riêng trường hợp án oan thì lại khác. Nhưng nếu vì chuyện án oan mà bỏ hình phạt tử thì quả là hoang đường. Oan ức và bất công đã có từ khi Trái Đất có sự sống rồi, đâu phải là vì án tử mà sinh ra án oan. Muốn không có án oan mà cứ lưu giữ không giết tù nhân thì còn nực cười hơn nữa. Mà nói thêm về trường hợp phạm tội: Tự vệ đâu có phải là giết người mà các vị cứ cãi nhau mãi thế? Tự vệ thì có khi còn được tán dương ấy chứ, tội đâu ra mà tội hả trời?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/07/3BA116CF/

Tử hình kẻ giết mẹ của hai liệt sĩ

TAND tỉnh Quảng Bình vừa tuyên phạt Nguyễn Thái Bảo án tử hình về tội giết người, cướp tài sản. Nạn nhân người thanh niên này sát hại là cụ bà gần 90 tuổi - mẹ liệt sĩ.
> Giết cụ bà 88 tuổi để cướp vàng

Theo tòa, bị cáo đã gây ra tội ác đặc biệt nghiêm trọng, không còn khả năng cải tạo, cần phải loại trừ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Ngày 12/2, tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, nhân lúc bà Lê Thị Cỏi (mẹ hai liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ) đi qua nhà hàng xóm chơi, Bảo đã đột nhập vào nhà bà để trộm cắp tài sản.

Trong lúc Bảo đang lục tìm tài sản thì bà Cỏi trở về bắt gặp. Bị biết mặt, Bảo đã sát hại cụ... Cướp được 15,5 chỉ vàng và hơn 4 triệu đồng, Bảo mang về nhà cất giấu tài sản.

Gần 10 ngày sau, Bảo lấy số vàng cướp được đem đi bán được gần 28 triệu đồng, mua ba chiếc điện thoại và đồ dùng cá nhân rồi bỏ trốn. Kẻ thủ ác đã bị Công an tỉnh Quảng Bình bắt ở vùng biên giới thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.

(Theo Pháp Luật TP HCM)
 
To Uyên : Tôi ở UK được gần 10 năm, vì cũng khá quan tâm đến vấn đề này nên báo chí, sách vở và các bài phỏng vấn chính khách liên quan tôi đều để ý. Tôi chưa thấy bất cứ trường hợp một đảng phái, nhà báo, nhà khoa học xã hội nào đưa ra lý do vì không có án tử hình nên nhà tù ở Anh không đủ chỗ. Ở Anh hiện thiếu vài nghìn chỗ cho tù nhân mỗi năm, TQ hơn 1 tỷ dân là nước tử hình nhiều phạm nhân nhất cũng chỉ vài trăm một năm. Vậy rất khó tưởng tượng phải tử hình bao nhiêu tù nhân để giảm nhẹ gánh nặng cho nhà tù.
Những đoạn bạn viết, tôi hy vọng chỉ là lúc bức xúc nhất thời bởi vì những ý trong đó giống với chủ nghĩa phát xít.

. Tử hình một phạm nhân tốn rất NHIỀU hơn là án chung thân ở các nước tiên tiến. Có lẽ một số bạn sẽ thấy ngạc nhiên nhưng điều này ở các nước phát triển lại là điều hiển nhiên. V/D tham khảo : http://www.deathpenaltyinfo.org/costs-death-penalty

. Bạn Tùng : đúng là đại đa số người dân không phạm luật vì sợ hình phạt. Tôi chỉ nói đến các trường hợp trọng án: giữa mức tử hình và chung thân. Các trường hợp bạn nói giết người có tính toán, hầu hết họ không bao giờ nghĩ mình sẽ bị bắt khi phạm tội. Bạn dẫn ra ví dụ có phạm nhân sau khi bị án tử hình vẫn lạnh lùng không cảm xúc, vậy chứng tỏ án tử hình không có tính răn đe trong trường hợp đó ?!. Bạn rất đúng khi nhận xét trong xã hội nhiều sức ép khiến người ta rất dễ phạm tội vì những lý do cực kỳ vớ vẩn. Chính vì thế hình phạt nặng nên được hiểu là biện pháp nhất thời, và án tử hình là biểu hiện của xự bế tắc trong cách giải quyết.

Phải cải tạo môi trường xã hội, nâng cao nhận thức để sao cho khi va chạm giao thông người ta tự nhận lỗi, xin lỗi chứ không rút dao ra đâm chém, làm sao để một học sinh trường 'đỉnh' ở Hà Nội không thấy : 'mạng sống không đáng gì, cuộc sống không đẹp gì' ?!. Rõ ràng là những điều như thế khó hơn rất nhiều việc ra hình phạt nặng, bỏ tủ hết những người xấu, bắn bớt những người không cải tạo được. Nhưng nếu chúng ta không dám làm những việc khó, làm sao để tiến bộ ?
 
Tất nhiên, mục đích tối thượng mà chúng ta đều hướng tới là 1 xã hội văn minh ko có tội ác.
Nhưng ta biết rằng đã sống trong cộng đồng thật khó mà ko có xung đột. Kể cả khi chúng ta đã cải thiện xã hội này đến mức rất tốt rồi, ai dám khẳng định khi ấy sẽ ko có người gây tội?
Và khi ta nói đến bãi bỏ án tử vì nhân đạo và hướng thiện, thì ta đồng thời cũng phải nói đến việc dần dần bãi bỏ khung hình phạt, cắt phần "pháp" trong "luật pháp". Lý do gì khiến cái chết lại bị đối xử bất bình đẳng với các hình phạt khác, 1 khi tội nhân đã dửng dưng với cái chết rồi?
Nếu đã loại bỏ các hình phạt, khi tội ác xảy ra, chúng ta sẽ phải làm thế nào?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên