Liệu có nên bỏ án tử?

Mọi người đừng nóng, ta đang bàn luận chứ có phải đấu đá tranh giành gì đâu mà phải nặng nhẹ.
Tôi chưa đọc quyển "đắc nhân tâm" nhưng đã đọc của Machiavelli và thấy rằng ông này nhận xét về bản chất con người khá đúng.
Bạn Nam: đối với những thành phần ko thể cải tạo (mà pháp luật đã buộc phải tước quyền sống) thì giáo dục cũng vô ích. Cái chính là người ta muốn giáo dục những người khác kia.
Về Somali: pháp luật nghiêm ko có nghĩa là giết hết. Miễn là trị đúng người đúng tội, và hơn hết là nhà nước phải có quyền lực để thực thi pháp luật đã.
Giải pháp thì đấy, và có thể còn nhiều cách khác nữa. Nhưng cái chính là các ông kẹ có muốn làm ko mà thôi.
 
Vậy mọi người nên tìm đọc thêm quyển "Hậu Hắc học" nữa

Cũng coi như thêm một chiều suy nghĩ :D
 
Mọi người đừng nóng, ta đang bàn luận chứ có phải đấu đá tranh giành gì đâu mà phải nặng nhẹ.
Tôi chưa đọc quyển "đắc nhân tâm" nhưng đã đọc của Machiavelli và thấy rằng ông này nhận xét về bản chất con người khá đúng.
Bạn Nam: đối với những thành phần ko thể cải tạo (mà pháp luật đã buộc phải tước quyền sống) thì giáo dục cũng vô ích. Cái chính là người ta muốn giáo dục những người khác kia.
Về Somali: pháp luật nghiêm ko có nghĩa là giết hết. Miễn là trị đúng người đúng tội, và hơn hết là nhà nước phải có quyền lực để thực thi pháp luật đã.
Giải pháp thì đấy, và có thể còn nhiều cách khác nữa. Nhưng cái chính là các ông kẹ có muốn làm ko mà thôi.

pháp luật giờ tước quyền sống của rất nhiều người vô tội và con số người cải tạo được chắc chắn còn nhiều hơn. nhưng tuy thế tớ đã hết lý luận để đưa ra nếu tất cả ý kiến của tớ đều ko đúng thì tớ cũng ko còn gì để nói, tranh luận kết thúc ở đây.
@Minh: anh ko nói lý luận của em trẻ con mà nói cái suy diễn của em từ lời của anh nó trẻ con, hai cái trường hợp đơn giản là có giống nhau về mấy chữ trong câu viết chứ khác xa về bản chất mà cũng có thể hùn vào một thể loại hay sao? đó là tất cả những gì anh muốn nói với em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình đọc thấy nhiều bài của bạn ngứa quá nên vào rep một cái =).

Thứ nhất là hình phạt khác với việc giết người =). Pháp luật cho người này đi tù, người kia đi lao động công ích khác với việc một thằng có quyền bắt một thằng khác đi làm nô lệ. Khác ở đâu? Ở chỗ một cái là hình phạt phục vụ lợi ích cộng đồng còn một cái là vì lợi ích cá nhân. Án tử hình cũng thế. Có án tử hình là để răn đe những kẻ không có lương tri với mục đích bảo vệ các công dân vô tội khác. Không thể đánh đồng nó với hành động giết người một thế lực xấu trong xã hội.

Chính vì thế:
-anh Nam ạ, án tử hình có thể giống nhau trong trường hợp một thằng giết một tỉ người và một thằng giết một người, nhưng nó không phục vụ mục đích là để trả thủ cho 1 tỉ người kia mà đơn giản chi là đưa ra lời răn đe với những kẻ giết người khác thôi.
-còn tại sao nhà nước lại được trao quyền sinh sát? mục đích của nhà nước là làm ổn định xã hội, để cho người này không phải sợ người khác làm hại mình. Trong một xã hội mà có những thằng sẵn sàng xuống tay giết một con người vô tội khác thì án tử hình là một trong những biện pháp khiến cho kẻ có ý định phạm tội suy nghĩ trước khi hành động. Cái judgment của cơ quan luật pháp có thể không hoàn toàn khách quan, nhưng đó là con đường duy nhất để thực hiện biện pháp này.

Thứ hai, pháp luật đưa ra hình phạt một phần dựa trên yếu tố động cơ, nhưng phần lớn hơn là dựa trên hậu quả của hành vi vi phạm phát luật đó để lại cho xã hội. Ông A có thể nghèo đói, ông B có thể đang ở bước đường cùng, nhưng những điều này không thể nào dùng để biện minh cho sự tàn phá mà hành vì phạm pháp của các ông gây ra. Thực sự là em thấy anh Nam đ' có một cái clue về hậu quả của cướp biển Somali gây ra cho nền kinh tế thế giới (lol). Lý do tại sao cướp biển Somali hoành hành gần đây là chính do phần lớn chúng chỉ phải đối mặt với án chung thân. Nếu không có hình phạt để răn đe, thử hỏi châu Phi, mấy chục triệu người đều đang trong tình trạng nghèo đói cũng đi làm cướp biển, chiếm tàu chở dầu, tàu chở gạo, tàu chở thuốc men, viện trợ, bắt những người kiếm sống chân chính làm con tin thì hậu quả sẽ đến mức nào?

Nghèo đói không phải là cái cớ để một cá nhân hủy hoại cuộc sống của một cá nhân khác anh ạ. Anh có thể chết đói, nhưng anh không thể gây hại cho cộng đồng chỉ bởi vì nếu anh không làm vậy sẽ chết đói. Con người nó khác dã thú.

Thứ ba, mình thực sự là đ' hiểu tại sao hiệu quả răn đe của pháp luật hay án tử hình còn phải bàn cãi. Nói đơn giản như thằng Minh ý thì chuyện quay cóp không xảy ra là vì có giám thị, có hình phạt. Hay ví dụ khác là chuyện đội mũ bảo hiểm. Chẳng mấy ai nhận thức được chức năng bảo vệ của mũ bảo hiểm đâu, nhưng họ vẫn đội vì sợ mất 150k đấy thôi. Còn án tử hình, có thể nói ngược nói xuôi, có thể ví triết học này sang triết học khác, nhưng mình nghĩ là các bạn nên dựa vào những cái thực tế hơn là những con số cụ thể dẫn chứng hiệu quả răn đe của án tử hình. Chẳng phải vì không lý do mà nhiều bang ở Mỹ đã đưa trở lại án tử hình sau một thời gian bãi bỏ đâu. Họ cũng từng lý tưởng hóa cái sự "công bằng" viển vông như nhiều bạn ở đây đấy, nhưng rồi họ cũng nhận ra là có những thứ người đ' cải tạo được nên phải dọa bằng cái chết thôi. Và kết quả là tội ác đã giảm đấy. (google ra số liêu không mất nhiều thgian đâu)

Còn với anh Nam, anh khuyên thằng Minh là đem án tử hình ra thử nghiệm với con nó. Em có lời khuyên riêng cho anh là sao anh không bảo bố anh dọa giết anh nếu anh làm việc A việc B xem? Em đố anh dám làm việc A việc B đấy. =)
 
Trước hết tôi đưa ra một đề nghị là khi tranh luận ở đây chúng ta nên nhất trí một số điểm sau :
. Không xử dụng đại từ ‘anh’ , ‘em’ , ‘chú’, ‘bác’, vvv
. Không tấn công , bôi nhọ cá nhân. Không suy luận kiểu : ‘vì bạn không hiểu những gì tôi viết’ suy ra bạn không có đủ trí thông minh, không đủ khả năng tranh luận. Vì bạn viết sai chính tả suy ra bạn mù chữ, không bằng học sinh lớp một vv. Trên internet kiểu đả kích này người ta vẫn gọi là ‘cheap shots’. Kiểu tranh luận nà chỉ dẫn đến thù hằn cá nhân không làm sáng tỏ, đóng góp vào vấn đề chính.

. Khi tranh luận nên hạn chế những lỗi ‘cơ bản’ mà tôi thấy các diễn đàn VN hay mắc phải như :
‘Từ bụng ta suy ra bụng người’. Điều bạn thấy đúng không có nghĩa là tôi (hay đa số người dân VN hay thế giới ) cũng thấy đúng. Những điều hiển nhiên với bạn không có nghĩa nó hiển nhiên vơí người khác và không có nghĩa là nó hiển nhiên đúng. Mỗi câu khẳng định bạn viết ra nên có dẫn chứng, lập luận chặt chẽ. Hoặc it ra khi được hỏi, bạn nên trả lời, giải thích lý do.
‘ Thầy bói xem voi’ : Không thể xem vài trường hợp rồi suy ra cái tổng thể. Lỗi này rất dễ mắc phải.
Khi phân tích, trích đoạn một bài phải đọc hết, hiểu hết ý của bài đó đã, rồi mơí phản biện được. Một câu nói phải được phân tích trong văn cảnh của nó. Thậm chí tôi thấy khá nhiều bạn viết kiểu như thế này ‘ tôi chẳng có thời gian mà đọc hết bài của bạn, nhưng đọc thấy câu này nó khó nghe quá nên phải mắng cho bạn vài câu’ ?!!.


Trở lại chủ đề tranh luận ở đây.
Xin tóm tắt lại lý do tại sao nên bỏ án tử hình :

1. Các án xử oan xử sai là không thể tránh khỏi. Con người không hoàn hảo, không có vị quan toà nào sáng suốt trong mọi vụ án. Ý kiến CÁ NHÂN của tôi là ‘thà để sót chứ không để oan’. Khi không có án tử hình, phạm nhân vẫn sẽ bị khép vào án chung thân, một án phạt rất nặng và cũng đảm bảo phạm nhân không còn khả năng tái phạm. Bạn nào nghĩ ‘ thà giết oan còn hơn bỏ sót’ thì đấy là ý kiến cá nhân, tôi tôn trọng ý kiến cá nhân đó nhưng hy vọng (sẽ) có nhiều người đồng ý với ý kiến của tôi hơn.

2. Tử hình không thể xếp cùng, hay trên một thang bậc chung với các án tù giam được. Cũng như không thể xếp án tù giam với lao động công ích, nộp phạt tiền. Tù giam là cách ly với xã hội, tước đoạt tự do. Tử hình là tước đoạt thân thể, mạng sống, hy vọng, tất cả. Tử hình phải bị xếp chung, trên bậc cao nhất với các loại hình trừng phạt như : phạt roi, chặt chân, chặt tay, xẻo thịt, biến thành thực vật vvv. Xã hội đã bỏ các hình phạt kể trên, thì cũng phải bỏ án tử hình.

3. Về khía cạnh nhân đạo : châu Á chúng ta có câu ‘ nhân chi sơ, tính bản thiện’ con người sinh ra ai cũng hướng thiện. Chúng ta nên tin vào cái tốt trong mỗi con người. Con người ai cũng sẽ có lôĩ lầm, có lôĩ lớn có lỗi nhỏ, có lỗi lầm sửa được, có lỗi không sửa được. Nhưng tử hình tức là chúng ta đã phủ nhận tất cả giá trị của một con người, rằng con người đó không thể có hy vọng thay đổi hay khả năng giáo dục lại nữa. Tôi không tin là như vậy. Con người ai cũng có thể được giáo dục thành người có ích cho xã hội, ai được yêu thương cũng sẽ biết yêu thương. Nói một cách hơi siêu thực thì hình phạt nặng nề nhất đối vơí người phạm tội là đã không thấy được hết cái đẹp trong cuộc sống, không được hưởng sự bình an của một người lương thiện.

4. Việc thi hành án tử hình rất phức tạp ít nhất là ở xã hội tiên tiến (một bạn ở trên đã phản biện ý này của tôi mà ‘quên’ mất cái vế đằng sau). Nghề thi hành án tử hình chắc phải là nghề kinh khủng nhất. Chi phí kiện tụng cho một bản án tử hình ở các nước phát triển rất cao (một lý do dễ hiểu vì phải làm cẩn thận, phải mở nhiều phiên tòa rồi mới quyết định đuợc). Ở VN có thể là quá trình đơn giản hơn nhưng như thế đương nhiên là số vụ sử sai, sử oan cũng nhiều hơn.


Bây giờ tôi xin phản biện lại một số ý kiến ủng hộ án tử hình.

[-còn tại sao nhà nước lại được trao quyền sinh sát? mục đích của nhà nước là làm ổn định xã hội, để cho người này không phải sợ người khác làm hại mình. Trong một xã hội mà có những thằng sẵn sàng xuống tay giết một con người vô tội khác thì án tử hình là một trong những biện pháp khiến cho kẻ có ý định phạm tội suy nghĩ trước khi hành động. Cái judgment của cơ quan luật pháp có thể không hoàn toàn khách quan, nhưng đó là con đường duy nhất để thực hiện biện pháp này.] @Đặng Hữu Đạt
Bạn nói ‘án tử hình là MỘT trong NHỮNG …’ tôi nhiệt liệt tán thành câu nói này. Như vậy án tử hình NÊÚ có cũng chỉ là một trong NHIỀU biện pháp khác nhau để khiến tội phạm phải suy nghĩ. Bạn có thể đưa ra các phương án khác, hay chứng minh rằng tử hình là phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất không ?
Tôi lấy ví dụ giả sử một người giết người chỉ vì vài trăm nghìn (ví dụ này có thực trên các báo ở VN) , tôi đưa ra giải pháp bất cứ ai chứng minh được trong túi, ở nhà không có 100Nghìn, được quyền đòi một người có nhà ba tầng > 100m2 100nghìn với điều kiện người đó chưa bị ‘xin đểu’ trong tháng. Như thế ít nhất là không phải xử tử những người muốn giết người vì 100 nghìn. Nghe có vẻ khôi hài nhưng không phải không có lý đâu bạn ạ.


[Thứ hai, pháp luật đưa ra hình phạt một phần dựa trên yếu tố động cơ, nhưng phần lớn hơn là dựa trên hậu quả của hành vi vi phạm phát luật đó để lại cho xã hội. Ông A có thể nghèo đói, ông B có thể đang ở bước đường cùng, nhưng những điều này không thể nào dùng để biện minh cho sự tàn phá mà hành vì phạm pháp của các ông gây ra. Thực sự là em thấy anh Nam đ' có một cái clue về hậu quả của cướp biển Somali gây ra cho nền kinh tế thế giới (lol). Lý do tại sao cướp biển Somali hoành hành gần đây là chính do phần lớn chúng chỉ phải đối mặt với án chung thân. Nếu không có hình phạt để răn đe, thử hỏi châu Phi, mấy chục triệu người đều đang trong tình trạng nghèo đói cũng đi làm cướp biển, chiếm tàu chở dầu, tàu chở gạo, tàu chở thuốc men, viện trợ, bắt những người kiếm sống chân chính làm con tin thì hậu quả sẽ đến mức nào?] @Đặng Hữu Đạt
…’ông B có thể đang ở bước đường cùng’ : đã là đường cùng rồi thì còn trách họ làm sao được nữa. Đã một bên là chết đói (cả nhà, cả làng chết đói!) thì bên kia có là gì đi nữa cũng bằng 0. Đây chính là tình trạng ở Somali và nhiều quốc gia Châu Phi khác. Lý do họ đi làm cướp biển không phải vì họ không sợ án chung thân mà là họ sợ án tử hình bằng cái đói, cái rét, bệnh tật, và chiến tranh ở Châu Phi. Và lý do tại sao Châu Phi kém phát triển không phải là vì họ ngu si, lười biếng đâu bạn à. Họ đang bị bóc lột như chính chúng ta đã từng bị bóc lột dưới chế độ thực dân. Các chính phủ, phiến quân ở Châu Phi thực chất được các thế lực nước ngoài (tranh giành lẫn nhau) hỗ trợ để chiếm đoạt tài nguyên. Cái link của bạn Nguyễn Mạnh Tùng thực chất lại là minh chứng hùng hồn nhất cho cái khốn khổ khốn nạn của người Somali : ‘với nhiều người Somali, đi làm cướp biển, gây tội ác và tự nộp mình để "chịu án" trọn đời ở Hà Lan lại là 1 con đường "thoát khổ". Tức là thà chịu tù chung thân mà được cho ăn uống còn sướng hơn ở Somali !!!.

[Thứ ba, mình thực sự là đ' hiểu tại sao hiệu quả răn đe của pháp luật hay án tử hình còn phải bàn cãi.] ở đây, những người có học có khả năng truy cập internet, không ai không sợ án tử hình hay pháp luật cả. Cái đáng bàn là giữa ‘tử hình’ và ‘chung thân’ có khác nhau ĐỐI VỚI đối tượng phạm pháp cơ.

[Còn với anh Nam, anh khuyên thằng Minh là đem án tử hình ra thử nghiệm với con nó. Em có lời khuyên riêng cho anh là sao anh không bảo bố anh dọa giết anh nếu anh làm việc A việc B xem? Em đố anh dám làm việc A việc B đấy. =) ]
Đúng rồi , đố bạn Nam dám làm đấy. Nhưng bố bạn Nam biết là chả cần phải làm thế, dọa cắt tiền quà sáng hay hai cái roi vào mông là đủ rồi =) . Tiện đây trả lời luôn cho một bạn ở trên , cách tốt nhất mà nhiều nhà tâm lý học phương Tây ủng hộ, để bạn Nam không làm việc A việc B là : nếu bạn Nam làm việc C , cho bạn đấy cái kẹo =) . Như thế sẽ dạy cho bạn Nam làm như thế nào là đúng , chứ không trừng phạt cái sai, vì trừng phạt cái sai không dạy người ta thế nào là đúng. Và học cách để được thưởng dễ hơn là học cách không làm sai [tham khảo : http://www.psychologytoday.com/blog/family-affair/200809/rewards-are-better-punishment-here-s-why ]

Nói rộng ra vơí trường hợp tù nhân cũng vậy, nếu chỉ nhốt tù một người phạm tội ăn trộm vì anh ta không có nghề nghiệp gì, thì sau khi ra tù anh ta sẽ lại chỉ biết đi ăn trộm khi không có người khác giúp đỡ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn với anh Nam, anh khuyên thằng Minh là đem án tử hình ra thử nghiệm với con nó. Em có lời khuyên riêng cho anh là sao anh không bảo bố anh dọa giết anh nếu anh làm việc A việc B xem? Em đố anh dám làm việc A việc B đấy. =)
những cái em viết ở trên anh Châu đã trả lời quá đúng quá nhiều rồi, và như anh đã nói anh cũng hết ý kiến mới nên ko muốn tranh luận nữa. chỉ riêng cái này là personal thì anh trả lời thôi. em nói là bố anh dọa anh cái này cái kia thì anh có dám làm ko? câu trả lời là anh dám làm nhưng anh ko làm. vì sao? vì anh đang sống dưới mái nhà của bố anh, ông là người nuôi anh và anh hoàn toàn phụ thuộc vào ông, nếu ông muốn giết anh, anh chống lại được, ko phải sợ nhưng anh có nỡ và suy tính một chút thì có nên làm những việc như thế hay ko? còn sống dưới mái nhà của bố anh một ngày thì anh sẽ chấp nhận những mệnh lệnh của ông, tất nhiên là nếu ko quá vô lý. nhưng sau này, khi đã ra khỏi nhà ông thì ông ko còn quyền đặt cho anh những điều lệnh như mấy h về, đi chơi với ai phải trình báo v..v lúc ấy ông có dọa giết anh cũng chả có nghĩa địa gì, anh phớt hết, nếu ông thực sự nhẫn tâm ra tay thì anh sẽ chống lại, trong chừng mực cần thiết thôi. nhưng ngay cả khi còn ở trong nhà ông, ông cũng ko có quyền lấy mạng anh, ông chỉ có quyền đuổi anh đi buị mà thôi, và kể cả ông có định giết anh anh cũng có thể chạy bỏ nhà đi bụi được. do đó cái trò dọa giết của ông chả có tác dụng gì, thực ra bố anh đôi lúc có đưa ra quan điểm lạc hậu vô lý + hình phạt để bắt anh làm theo, anh phải nói là trừ lúc đứng trước mặt bố anh còn ngoài ra thì ko bao giờ anh nghĩ những điều bố mình nói là đúng và làm theo những điều ấy. và bố anh thì ở trước mặt anh ít hơn anh ở ngoài xã hội. nhưng anh vẫn có thể nói là anh làm thế vì anh ko muốn làm bố mình đau lòng một cách quá thẳng thừng, vì anh yêu bố mình, vì anh hiểu con người ai cũng có những sai lầm và vì anh hiểu bố anh đúng trăm lần nhiều hơn sai.
bây giờ anh nói với em điều này: các em thực sự ko hiểu đươc bản chất vấn đề và lời anh nói, lại thích đưa ra những phản biện và giả định càng lúc càng đi xa vấn đề và quá cụ thể. lời anh nói với Minh vì em ý ủng hộ đem án tử hình ra làm cái treo tòng teng trên đầu người ta để dọa họ và hi vọng qua đó họ sẽ làm những điều chúng ta làm. thái độ của anh cho thấy ý kiến của anh về vấn đề đó rồi. nhưng ngay sau đó em lại nhảy vào và đưa ra rằng sao KO BẢO BỐ ANH LÀM THẾ NÀY THẾ NỌ????????? BỐ ANH LÀ CÁI GÌ ĐÓ NGANG BẰNG VỚI EM HAY VỚI ANH HAY SAO mà em dám đưa vào đây để nói? chả lẽ em nghĩ rằng nếu anh có một người bố kinh tởm như lời em nói thì anh có thể lớn lên thành con người như thế này, người phản đối những thứ bạo lực ảo tưởng gia trưởng mà một người bố có thể bất hạnh phạm phải? và em hỏi sao anh o bảo bố anh làm thế ư? có thể vì bố con anh quá cao thượng để NGHĨ đến vấn đề đấy, phải để cái đầu hoặc quá hủ bại hoặc quá trẻ con của em nó dạy cho mới biết đến khái niệm dạy con bằng cái chết. có một điều em có thể chắc chắn là anh sẽ ko bao giờ có thể bỏ qua sự xúc phạm của em ko chỉ với anh, mà đặc biệt là bố anh. em nên nhớ đây là HAO, tên tuổi của em nó ở ngay cạnh cái bài viết đấy. nghĩ kĩ rồi hãy làm những việc gì đó. giờ anh chỉ còn chờ bài phản hồi của em, mà anh hi vọng sẽ là lời xin lỗi rồi anh sẽ ignore cái nick cả em trên HAO luôn. thế nhé, mong bài xin lỗi của em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đồng ý với tất cả các ý của anh Châu.

Tuy nhiên án tử hình vẫn còn quan trọng vì những ý sau:

1. Giáo dục cải tạo không phải lúc nào cũng khả thi. Khi người ta đã túng quẫn rồi khả năng làm liều là rất lớn. Nếu như biết rằng khi gây án rồi vẫn có thể còn cơ hội được khoan hồng, có cơ hội làm lại e rằng người ta sẽ ít chùn tay khi gây án hơn. Án tử hình có yếu tố răn đe tâm lý mạnh hơn án giam, vì án giam dù chung thân vẫn còn có cơ hội giảm án khoan hồng, trong khi án tử hình thì bụp một phát là mất mạng.
Anh Châu có đề cập cách, thay vì dọa giết nếu làm việc A việc B, ta thay bằng việc đưa kẹo nếu làm việc C. Nhưng thứ nhất, nếu việc A việc B là việc xấu thì lại có vô số việc tốt C, hơn nữa làm xong việc C lại có thể lặp lại. Kẹo đâu cho đủ? Đành rằng hướng thiện bằng cách này có thể đạt đến cái đích tốt đẹp mà ai cũng làm được việc tốt C, nhưng khó có thể đầu tư được đủ kẹo. Thứ hai, làm sao quyết định được việc làm nào là việc tốt để thưởng kẹo? Nếu bây h cho kẹo nếu trẻ con ở nhà ngồi học, rồi sau đấy con mình cứ ngồi lì ở nhà không chịu ra đường thì ngồi học cũng đã thành việc không tốt rồi.

2. Khắc phục nguyên nhân phạm tội là rất khó. Ng` ta phạm tội giết người, buôn ma túy là vì túng quẫn thì đúng, nhưng nếu yêu cầu nhà nước phải khắc phục hết đi thay vì dùng án tử hình thì quá viển vông. Thứ nhất, nghèo đói cũng không hoàn toàn là lỗi của nhà nước. Thiên tai, bão lụt là ví dụ cho những nguyên nhân khách quan. Nếu bắt chính quyền phải chịu trách nhiệm trước khi xử tội người dân là không công bằng. Thứ hai, khắc phục sự nghèo đói là việc quá khó. Thay vào đó, dùng hình phạt để ngăn cản răn đe những người nghèo đói không làm việc bậy có lẽ hiệu quả hơn.

3. Án tử hình có tác động đến người dân nói chung. Trong nhiều trường hợp gây án dã man kiểu con giết cha, nếu chỉ đưa ra án giam sẽ không thuyết phục được những người theo dõi thông tin. Như ở trên có người đã nói, đọc báo thấy mấy vụ đấy "chỉ muốn băm vằm cho hả giận". Án tử hình đưa ra là để cho thấy chính quyền và toà án có khả năng trừng phạt để hợp với luân lí. Khi nào phần đông người dân cảm thấy tội ác kiểu con giết cha không cần phải mạng đền mạng mới nên bỏ án tử hình.


Tóm lại, em cho rằng án tử hình là morally wrong, nhưng nó vẫn còn cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề của xã hội một cách efficient.
 
Xin phản biện anh Châu:
1) Như đã nói, nếu có oan sai thì đó ko phải là lỗi của 1 quan tòa mà đó là lỗi hệ thống, cái này có thể được khắc phục bằng cách càng ngày càng hoàn thiện luật pháp.
Còn như nhà nước ta rất tránh án tử, nên thực sự là "thà sót còn hơn oan". Trong khi nhiều tội danh như tham nhũng, cưỡng hiếp trẻ em... người dân cho là đáng chết thì nhà nước lại chỉ xử cho tù.

2)Tử hình ko thể xếp chung với các hình phạt chặt chân tay, đánh roi, tùng xẻo, bởi các hình phạt ấy khiến phạm nhân phải chịu đựng tra tấn về thể xác và sự lăng mạ về nhân phẩm. Trong khi ấy, tử hình thường được thực hiện bằng các biện pháp nhân đạo, nhanh chóng và ko đau đớn.
Còn các tù nhân, nếu thực sự chúng còn hy vọng, tương lai thì chúng đã phải suy nghĩ về những điều ấy trước khi gây án rồi. Bởi vậy có thể nói Tử hình ko tước đi hy vọng, tương lai bởi người lãnh chúng đã ko còn những thứ ấy.
Như ta thấy, trong những vụ việc giết người như ngộ sát, hoặc tự vệ, hoặc gây ra trong tình huống bị kích động, tội phạm quá trẻ, hoặc ko ý thức được hành vi của mình thì nhà nước đều rất khoa hồng và cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.

4) Ở các nước như Thái Lan chẳng hạn, người ta tránh biến thêm người khác thành kẻ giết người nên dùng máy móc: chẳng hạn xử bắn thì dùng súng tự động, hẹn giờ. Ta cũng có thể áp dụng cái này.
Còn chuyện tiền nong: cho dù là án gì đi nữa thì việc xét xử đều phải vô cùng thận trọng và chấp nhận tốn kém. Pháp luật ko cho phép xử qua loa dẫn đến oan sai. Xử 1 tội danh, bất kể bị cáo phải lãnh án gì đi nữa thì cũng ko thể rút bớt công đoạn để tiết kiệm tiền được. Như vậy, đem chuyện kinh tế vào đây là ko hợp lý.

3) Quan niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" chỉ là 1 quan niệm của các học giả theo tư tưởng Nho gia. Ngoài nó ra, còn có rất nhiều quan điểm của các trường phái tư tưởng khác, như "nhân chi sơ tính bản ác" của pháp gia, hay "người ta sinh ra ko thiện cũng ko ác" của Đạo gia.
 
Cá nhân thì thấy nên để án tử hình trong thời gian này bởi thật ra mình chưa văn minh lắm, dân trí còn thấp, ý thức về pháp luật còn kém. Như cá nhân đã có vợ tròn 10 năm, sinh được 2 con rồi mà không biết có luật Hôn nhân gia đình ban hành năm mấy? mấy điều, mấy chương? Túm lại là không biết gì luôn.
Tử hình phần nào có thể dọa được con người nhưng trại giam thật ra không giáo dục con người tốt hơn được nó chỉ làm con người tinh quấy hơn, hư hơn.
Theo suy nghĩ cá nhân muốn giáo dục con người không phạm trọng tội hay tử hình có 3 điều sau (mới nghĩ được đến thế:D khi nào nghĩ tiếp post sau)
1. Đưa vào chương trình giáo dục phù hợp nhẹ nhàng, sáng tạo không giáo điều như: nhỏ học cách cư xử với gia đình, nơi công cộng. Nhở thì luật giao thông. Lớn tí nữa thì giáo dục giới tính, luật hôn nhân gia đình. Lớn hơn thì luật pháp Việt Nam.

2. Phân tích tâm lý tội phạm 1 cái khoa học, cụ thể đến nơi đến chốn.
Chu trình: bắt làm tờ trình, tạm giam, hỏi cung, kết cung, kết thúc điều tra chuyển sang Viện luận tội, chuyển sang Tòa kết án, chuyển sang Trại cải tạo hoặc tạm trú chờ ngày tử hình. Nhiều khi tất cả chỉ làm 1 cách máy móc chưa nói là sơ sai và tiêu cực mà thiếu những chuyên gia thật sự về tội phạm học để tìm hiểu và phân tích đánh giá thật chi tiết có thể từng vụ án đó sẽ là bài học quý giá. (lưu ý mấy vụ dụ dưới đây chỉ là minh họa nếu có liên quan vụ nào thì chỉ là vô tình trùng hợp thôi và không có ý bào chữa)
Ví dụ: Ông Bố hiếp dâm 3 đứa con ruột của mình, xã hội lên án, tòa án kết tội từ 7 đến rằm (7 đến 15 năm năm tù). Ông Bố xấu hỗ khai nhận tội tất và khi đọc cáo trạng mà như đọc truyện dành cho người lớn, tả từng cảnh chi tiết đến ghê người thế là xong. Mà ứ chịu đưa 3 đứa con đó đi thử gen!? “Tâm lý tội phạm” ở chỗ là Bố đi khám khoa nam học cho kết quả vô sinh mà vợ thì mỗi năm đùn ra 1 cô con gái, không cô nào giống mình cả. Cô thì giống ông xóm trên, cô thì giống xóm dưới, cô thì giống ông bạn hay đến chơi tá lả. Đừng xem ông Bố như 1 con thú đội lột người, trước tiên phải xem là con người đã. Phàm nổi tâm lý đầu tiên là Bản năng sinh thời của thằng đàn ông thấy gái đẹp là muốn khám phá, chinh phục và chiếm đạt nhưng hy vọng chỉ dừng lại ở ý nghĩ

3. Trong truyền thông có thể là truyện, báo chí... chưa đọc thấy 1 tác phẩm nào mô tả 1 cách chi tiết, đầy đủ cuộc sống khốc liệt trong tù, tử tù vì có thể không được phép, hoặc có thể những người viết hay thì chưa từng kinh qua, những người đã từng trải qua thì lại không biết viết.
Ví dụ như tử tù những ngày bị bắt và ở K (Khu dành riêng cho trọng tội hay tử tù Nam) hay khu M dành cho nữ như cô gái giết người trong xe Lexus ở khu M1.

- Xung quanh là bốn bức tường dày 35cm, tầng nhà thỉnh thoảng bị nhà vệ sinh trên nhỏ nước tong tỏng xuống mặt khi ngủ (tù bảo nhau nước đái hay phân mà được lọc qua 1 lớp bê tông dày 50cm thì tinh khiết chán). Phòng chiều dài 3 mét, chiều ngang 2,8 mét, 2 lỗ thông gió bằng bàn tay (0,2mét x 0,1mét có 3 song sắt phi 10) có 1 nhà mét (bệ xí ngồi) ở dưới kiềng bằng sắt phi 10 phải dùng vải bịt kín mỗi khi đi ị thì nhấc lên không thì hôi kinh khủng và 1 cánh cửa bằng gỗ dày 0,1 mét được gia cố thêm sắt. Ngoài nhà cũng có khoảng không gọi là lồng chiều dài 2,8 mét, chiều rộng 0,8 mét.
- Có 2 mà (giường bằng xi măng) cao so mặt đất 0,8cm, chiều ngang 0,8 mét, chiều dài 2m trên mà có 2 còng bằng sắt, móc còng bằng inox mùa nóng thì nóng kinh khủng phải cởi truồng sống như người nguyên thủy, mùa lạnh thì lạnh tận xương tủy. 1 bóng đèn tiết kiệm điện vàng 40w.
- Chỉ được ra khỏi phòng và đứng ở ngoài lồng mỗi ngày gần 2 tiếng (vào 8-9 giờ sáng, 2-3 giờ chiều) tù nhân ra ngoài lồng, nhận 1 bát cơm, 1 ca nước l đun sôi để nguội, rau các mùa (rau muống, cải, bí, su su,...) riêng thứ 6 có mấy lác thịt mở tiêm chất kích thích ăn vào tức ngực, đau bụng.
- Không đọc báo chí, không tivi, không bất kỳ 1 thông tin liên lạc nào. Giám thị đánh phạm nhân, mà khốc liệt nhất là tù đánh tù, tù hành hạ tù trong sinh hoạt hang ngày đó là con chuyện dài kể sau.
Những ngày này tù nhân không chịu được nhiệt tự sát là chuyện thường ngày ở huyện, đập đầu vào tường, cắt gân tay nhiều nhất là thắt cổ tự tử vì trong tù chết kiểu này nhẹ nhàng, hơi thở từ từ tắt dần không đau đớn và được về nhà sớm... về bằng ảnh.

Đó là những ngày tạm giam chưa kết án. Còn nếu đã có án (tòa đã tuyên án tử hình) thì sẽ bị cùm 1 chân, 15 ngày đổi chân 1 lần (cùm chân này, tháo chân kia). Ăn, ngủ, tắm, đái, ị... cùng 1 chỗ không được rời khỏi cùm dù chỉ 1 giây. Lúc này thì đa số tử tù khát khao sống mãnh liệt, bước đầu tất cả đều tận dụng 15 ngày để chống án, nếu vẫn y án thì được viết thư và suốt thời gian đó được chỉ luôn nghĩ đến 1 người... chủ tịch nước.
Con người “sinh có hạn, tử bất kỳ”nhưng bởi họ biết trước được cái chết nên ngày này học sống trong ác mộng
Và những ngày sống trong nổi sợ hãi vì cái chết vì những cơn ác mộng hành với tội lội mình gây ra. Đêm thức, sáng ngủ vì giờ ra pháp trường thường vào 2-3 giờ sáng nên không tử tù nào dám ngủ, cứ đến tầm giờ đấy mà nghe tiếng mở cửa tất cả đều tè trong quần vì đó là thời khắc cuối cùng của tử tù và tiếng tử tù gọi nhau “phòng nào? Phòng nào?” Và rồi cũng có phòng mở cửa, những câu nói nhẹ nhàng nhưng vào giờ này trở nghe thật ghê người. “Em đi trước các anh em”, “Em đi trả án đây”, “em đi nhé”... và đáp lại: “Anh đi mát mẻ”, “Hôm nay tốt ngày, anh em xuống sau”. Những tử tù trong giờ khắc này vẫn có thể quay trở lại phòng thường là ma túy, tham ô, tham nhũng... vì đồng ý khai thêm đồng phạm là những con cá lớn hơn.

... Và khi tử tù bước ra khỏi phòng tay, chân cùm và không ai có thể nhấc được chân, đều có hai quản giáo kéo đi một phần vì cùm lâu chân tay tê cứng, phù nề, một phần vì cái lạnh lúc canh 2, mà đa phần là sợ. Sau đó được kéo lê gần 800 mét ra phòng, đánh răng, rửa mặt, mặt quần áo mới tinh, được ăn bữa cơm cuối cùng có cá, thịt, rau tươi, thuốc vina mà có tử tù nào muốn ăn nhưng cũng ngậm vài miếng để làm con ma no, nhìn mấy món ăn để biết được hương vị cuộc đời, biết được cuộc sống vẫn còn nhiều điều thú vị mà vì 1 phút lỗi lầm mình đã gây ra, và được viết 1 lá thư cuối cùng gửi người thân và tòa, viện, công an... làm thủ tục cuối cùng, lấy mẫu tóc, vân tay, đối chiếu hình ảnh, đọc lệnh và lên xe. Ngoài pháp trường chiều nay đã có 5,6 phạm nhân khác ra đào hố, chôn cọc chuẩn bị cẩn thận.

------------------------

Giúp tội phạm trước khi bị bắt là đồng phạm, sau khi bị bắt gọi là Luật sư
 
ý thứ 3 em thấy không đc relevant lắm :) vì tùy điều kiện từng nước khác nhau mà cách đối xử với tử tù cũng khác nhau chứ. Đưa ra ví dụ dẫn chứng như thế này tác động đến tình cảm nhiều hơn là lí luận :-s
 
Minh! theo em thì kể thật cuộc sống khốc liệt trong tù có tính răn đe không em? anh nghĩ cũng làm cho con người sợ hơn chứ!?
 
em thì sợ là tuy có răn đe được nhưng lại lộ ra một sự gì đấy thiếu tính người anh ạ.
Em không nghĩ là những ngày cuối cùng của tử tù cần thiết phải ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt kiểu ntn. Luật pháp nghiêm minh nhưng cũng nên có chút nhân đạo vào phút cuối chứ anh?
 
Chết cũng là 1 biện pháp nhân đạo chứ :| vd có n` ng` bị bệnh tâm lí xong đi giết người hàng loạt, k cho người ta chết đi thì còn để lại làm j nữa ạ? Với cả e nghĩ là vn k đủ đất để nuôi tù nhân :|
 
ở trên anh đang nói về cách đối xử với người tử tù sắp chết cơ em ạ :)
 
Quả thật các nước phương Tây có dân trí rất cao - họ tuân thủ pháp luật khá là nghiêm chỉnh (tất nhiên trừ số ít vẫn có tưởng cực đoan). Ở Việt Nam thì ko đc như thế. Nếu bỏ án tử hình thì người ta sẽ không thấy sự khoan dung của nhà nước mà chỉ thấy kẽ hở trong luật pháp, khiến cho xã hội ngày càng có thêm nhiều tội phạm mà thôi ...
 
Sau khi đọc bài báo dưới đây thì mình xin khẳng định quan điểm của mình: Không được phép bỏ án tử, và bỏ án tử là vô nhân đạo, là hại người vô tội.

Những gã nhân tình 'máu lạnh'

Khi cơn "say tình" kết thúc, những người đàn bà từng lầm đường lạc lối muốn trở về với mái nhà xưa nhưng lại bị chết thảm bởi chính người tình của mình.

Hơn một năm trước, người dân sống tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP HCM) ngỡ ngàng khi thấy một người đàn ông bê bết máu vừa bỏ chạy vừa kêu cứu thảm thiết. Cùng lúc, trên tấm nệm trong căn phòng, chị Kim, vợ của anh này cũng đang bị tên hung thủ lạnh lùng xiết cổ.

Tại cơ quan điều tra, trước khi khai rõ ngọn nguồn, sát thủ Trần Hữu Thiện thản nhiên nhếch mép lẩm bẩm: “Sao dám bỏ tôi? Giết người thì đền mạng”.

Thiện vốn có họ hàng với vợ chồng nạn nhân. Ngay từ năm 16 tuổi, Thiện đã mang án chung thân về tội giết người. Thời gian thụ hình trong trại giam, phạm nhân này tiếp tục có hành vi cố giết một bạn tù khác nên phải nhận thêm 8 năm tù nữa.

Năm 2006, sau hơn 20 năm thụ án, Thiện được về nhà. Người này xin vào làm công trong trại hòm của một người bà con. Cũng từ đây, Kim, cô cháu họ của Thiện cũng thường xuyên lui tới trò chuyện, tâm sự. Có lần, Kim còn hứa sẽ “làm mối” cho cậu một người bạn gái để “theo kịp thời đại”.

Thế rồi, không ai biết từ lúc nào, cô cháu gái đã có chồng con ấy lại có tình cảm “đặc biệt” với cậu của mình. Bất chấp sự ngăn cấm của gia đình, bất chấp luân thường đạo lý, Thiện và Kim vẫn thuê phòng ở với nhau gần hai năm trời. Đến một ngày, nhận ra việc làm sai trái của mình, Kim lấy cớ về chăm sóc cho con thơ rồi dần cắt đứt với người tình trong dòng họ.

Không chấp nhận sự thật này, Thiện nhiều lần tìm gặp, ép Kim quay về với mình nhưng đều bị cô cự tuyệt. Hết năn nỉ lại đến hăm dọa nhưng người tình không chuyển ý, hắn quyết tâm giết Kim vì dám “phản bội” mình.

Theo đó, sáng 6/5/2008, Thiện chuẩn bị một sợi dây dù và dao rồi đến quán cà phê gần phòng trọ của Kim ngồi chờ cơ hội ra tay. Vừa thấy chồng Kim, Thiện lao tới dùng dao đâm nhiều nhát, nạn nhân bị thương nặng phải bỏ chạy, kêu cứu. Còn Kim, chưa kịp hoàn hồn vì sự việc đã bị Thiện xuống tay không thương tiếc.

Tại phiên tòa ngày 6/3, với ánh mắt ráo hoảnh, không một chút ăn năn hối hận, Thiện khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, khi được hỏi lý do giết chết nạn nhân, hung thủ chỉ cười nhạt: “Đó là do bản chất tôi thích giết người. Tôi từng phải ngồi tù hơn 20 năm tù về tội này mà có sửa được đâu. Nó ăn sâu vào con người tôi rồi…”

Vì cho rằng tính chất vụ án đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo không còn khả năng cải tạo nên TAND TP HCM đã tuyên án tử hình đối với Trần Hữu Thiện. Mặc kệ tiếng khóc tức tưởi của gia đình nạn nhân và cả người thân của mình, Thiện thản nhiên quặt tay ra sau chờ lực lượng cảnh sát tư pháp đến còng (tư thế còng đối với những bị cáo lãnh án chung thân hoặc tử hình).

Tương tự, một cái chết bi thảm khác cũng xuất phát từ lối sống "già nhân ngãi" của những người đã từng đánh đổi tất cả để được "sống thực với con tim".

Nạn nhân Dung (39 tuổi) bị siết cổ chết, vùi xác trong chiếc rồi thùng carton nằm chỏng chơ trong một con hẻm tại quận 12, trên người còn nguyên tiền bạc, tư trang. Ngày 2/11/2008, khi lực lượng chức năng đang dần lần ra dấu vết tội ác thì Trương Văn Tài (34 tuổi, ngụ Bình Thạnh) đã đến công an đầu thú và khai nhận toàn bộ tội lỗi của mình.

Mười năm trước, vợ chồng Tài quen biết Dung khi người đàn bà này vừa li dị chồng và bỏ 3 đứa con tại quê nhà để lên thành phố lập nghiệp. Do làm chung trong xưởng trà ở quận Bình Thạnh, nên đôi bên có rất nhiều cơ hội gần gũi. Dần dần, thấy Dung ưa nhìn lại rất “chịu chơi”, Tài say mê như điếu đổ mặc kệ lời khuyên can của gia đình.

Đạp trên nỗi đau khổ của người vợ và những đứa trẻ thơ, Tài cùng nhân tình ung dung thuê nhà trọ để sống cùng nhau suốt một thời gian dài. Thời gian mặn nồng rồi cũng qua đi, Dung cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hiện tại bởi luôn luôn phải tránh né "búa rìu dư luận". Giữa hai người bắt đầu xảy ra mâu thuẫn vì Dung hay đi chơi với bạn bè và có những biểu hiện khác lạ.

Nhiều lần, người đàn bà này còn đuổi Tài về với vợ cũ vì cho rằng không muốn tiếp tục gây đau khổ cho gia đình người tình. Tuy nhiên, Tài đã không chấp nhận lý do này mà nghi ngờ Dung đã có người khác.

Khai nhận với cán bộ điều tra, Tài bảo, đến lúc này ngẫm lại, hắn thấy “thằng đàn ông” trong con người mình quá thất bại. Đã phải từ bỏ gia đình, vợ con để một lòng một dạ với Dung nhưng cuối cùng Tài chỉ được những bẽ bàng.

Chiều 28/10/2008, thấy Dung định đi chơi, người đàn ông giữ chị này ở nhà để “nói cho rõ” chuyện tình cảm nhưng người đàn bà cự tuyệt. Nghĩ Dung chuẩn bị đi với bồ, Tài xông đến bóp cổ tình nhân cho đến chết. Xong, hung thủ lấy dây dù quấn chặt thân thể nạn nhân rồi cho vào thùng giấy, chở đi tẩu tán. Sau đó, gã nhân tình "máu lạnh" này về phòng trọ chở hết đồ đạc cùng chiếc xe máy của nạn nhân về nhà mình.

Sau gần một năm gây án, Trương Văn Tài đã phải lãnh án tử hình về các tội “giết người” và “cướp tài sản”.

Theo một vị thẩm phán, chính lối sống buông thả, suy đồi của người trong cuộc là nguyên nhân gây ra những vụ án đau lòng này. Dù người chết đã xanh mồ, dù tội ác đã được trừng trị nhưng vẫn còn đó những hoang mang, trăn trở. Hậu quả của những vụ án tình này vẫn đè nặng lên thân phận người thân trong gia đình họ.
Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/11/3BA1578E/
 
nếu trừng phạt giết người kiểu này = chung thân thì cũng có khác gì đâu anh :-s
 
Trong tù nó chả giết người nữa đấy thôi, chung thân chắc trại giam neo ng` quá.:-s
 
Back
Bên trên