Liệu có nên bỏ án tử?

vì tử hình cho người ta quyền tước bỏ mạng sống người khác, cái quyền mà đúng ra trong một xã hội bình đẳng là ko thể có. ngoài ra nó giải quyết đơn giản là ko gì cả, chỉ là giết phạm nhân đi vì nghĩ rằng thế là đáng đời, vì nghĩ rằng họ ko còn là con người nữa thì giết, có gì đâu, trong khi họ là con người, và như đã nói ở trên chúng ta ko có quyền giết họ. còn bỏ tù thì một là cho họ cơ hội cải tạo làm lại cuộc đời, dù ít dù nhiều nhưng nó có tác dụng và chúng ta phải làm, vì một việc có tác dụng tốt còn hơn nhiều việc ko có gì. nếu giết một con người thì ko khó, nhưng nó ko mang lại cho cộng đồng điều gì còn án tù sẽ cho ra ít nhất vài con người hoàn lương còn kịp làm lại cuộc đời, điều trăm ngàn lần tốt đẹp hơn việc giết phứt họ đi. hai là án tù mang tính nhân văn và đúng đắn ở chỗ ta cách ly những cá nhân khỏi xã hội vì họ làm hại đến nó, đó là quyền đúng đắn của con người lương thiện, khác hẳn tử hình nên ko thể nghĩ là bãi bỏ tử hình rồi phải bãi bỏ những thứ khác. và chuyện bãi bỏ tử hình gần như chả có tác dụng gì trong việc nâng cao hay hạ thấp tỉ lệ phạm tội.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sao mà giống đọc Death Note quá.
Án tử hình nên tiếp tục, biết tại sao không?

Giam mãi thì lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi tù? Ở nước như nước Anh mà còn khan hiếm nhà tù, điều kiện giam cầm tồi tệ do quá tải tù nhân vì không có án tử, thử hỏi nước Việt Nam có chịu được không? Hơ hơ sao mà ngốc thế, chẳng ai cho rằng án tử là vô nhân đạo đâu. Không, án tử hình đem cho những kẻ phạm trọng tội là hoàn toàn xứng đáng, thậm chí còn đúng nữa. Nên nhớ, dù giết người vẫn chưa chắc bị án tử, nhưng bị án tử thì cũng chưa chắc là vì tội giết người. Ở trên cứ bàn cãi về chuyện giết người là đúng hay sai, nhưng phải xem giết làm gì đã chứ.
Luật pháp nhìn chung là để răn dạy con người, ngăn ngừa con người làm điều xấu, thật ra thì cái chết do pháp luật ban ra đâu có phải là cái chết đau đớn gì cho cam. Muốn khỏi vô nhân đạo khi giết người (dù giết người là vô nhân đạo) thì cho một liều thuốc độc vào qua đường tiêm, thế là xong nhẹ nhàng êm ái. Nhưng không có điều kiện như vậy thì cũng có thể bắn chết, quá đơn giản đúng không? Ôi trời ơi, cái lũ bị án tử hình mà sợ hãi là cái lũ ngu xuẩn không tính toán thiệt hơn, không hiểu rõ sống chết nên mới đâm đầu vào phạm tội. Làm sao có thể không xử tử lũ ấy được. Trong xã hội ngày càng tiên tiến này, những phần tử kém phẩm chất càng lúc càng nhiều và càng phải bị đào thải. Rồi sẽ có một cuộc đại tử hình xảy ra để thanh lọc dân số thế giới trong thế kỷ tới- mà có lẽ đó sẽ là cuộc WWIII. Thế thì án tử hình có phải là cái gì to tát đâu mà phải sợ, phải băn khoăn suy nghĩ? Mạng người trong thời bùng nổ dân số này liệu đáng gì? Cuộc sống nó đẹp lắm hay sao mà phải tiếc cho lũ tù tội không đáng sống?
Riêng trường hợp án oan thì lại khác. Nhưng nếu vì chuyện án oan mà bỏ hình phạt tử thì quả là hoang đường. Oan ức và bất công đã có từ khi Trái Đất có sự sống rồi, đâu phải là vì án tử mà sinh ra án oan. Muốn không có án oan mà cứ lưu giữ không giết tù nhân thì còn nực cười hơn nữa. Mà nói thêm về trường hợp phạm tội: Tự vệ đâu có phải là giết người mà các vị cứ cãi nhau mãi thế? Tự vệ thì có khi còn được tán dương ấy chứ, tội đâu ra mà tội hả trời?
nghĩ cái gì mà nói thế này hah em? nếu nói như em thì anh đi tu luôn cho nó xong, sống trong cái xã hội đơn giản giết người như giết một con chó thì sớm muộn gì cũng đến lượt mình, thôi vào chùa rồi cầu cho nó giết mình muộn muộn tí.
 
To Uyên : Tôi ở UK được gần 10 năm, vì cũng khá quan tâm đến vấn đề này nên báo chí, sách vở và các bài phỏng vấn chính khách liên quan tôi đều để ý. Tôi chưa thấy bất cứ trường hợp một đảng phái, nhà báo, nhà khoa học xã hội nào đưa ra lý do vì không có án tử hình nên nhà tù ở Anh không đủ chỗ. Ở Anh hiện thiếu vài nghìn chỗ cho tù nhân mỗi năm, TQ hơn 1 tỷ dân là nước tử hình nhiều phạm nhân nhất cũng chỉ vài trăm một năm. Vậy rất khó tưởng tượng phải tử hình bao nhiêu tù nhân để giảm nhẹ gánh nặng cho nhà tù.
Những đoạn bạn viết, tôi hy vọng chỉ là lúc bức xúc nhất thời bởi vì những ý trong đó giống với chủ nghĩa phát xít.

. Tử hình một phạm nhân tốn rất NHIỀU hơn là án chung thân ở các nước tiên tiến. Có lẽ một số bạn sẽ thấy ngạc nhiên nhưng điều này ở các nước phát triển lại là điều hiển nhiên. V/D tham khảo : http://www.deathpenaltyinfo.org/costs-death-penalty

. Bạn Tùng : đúng là đại đa số người dân không phạm luật vì sợ hình phạt. Tôi chỉ nói đến các trường hợp trọng án: giữa mức tử hình và chung thân. Các trường hợp bạn nói giết người có tính toán, hầu hết họ không bao giờ nghĩ mình sẽ bị bắt khi phạm tội. Bạn dẫn ra ví dụ có phạm nhân sau khi bị án tử hình vẫn lạnh lùng không cảm xúc, vậy chứng tỏ án tử hình không có tính răn đe trong trường hợp đó ?!. Bạn rất đúng khi nhận xét trong xã hội nhiều sức ép khiến người ta rất dễ phạm tội vì những lý do cực kỳ vớ vẩn. Chính vì thế hình phạt nặng nên được hiểu là biện pháp nhất thời, và án tử hình là biểu hiện của xự bế tắc trong cách giải quyết.

Phải cải tạo môi trường xã hội, nâng cao nhận thức để sao cho khi va chạm giao thông người ta tự nhận lỗi, xin lỗi chứ không rút dao ra đâm chém, làm sao để một học sinh trường 'đỉnh' ở Hà Nội không thấy : 'mạng sống không đáng gì, cuộc sống không đẹp gì' ?!. Rõ ràng là những điều như thế khó hơn rất nhiều việc ra hình phạt nặng, bỏ tủ hết những người xấu, bắn bớt những người không cải tạo được. Nhưng nếu chúng ta không dám làm những việc khó, làm sao để tiến bộ ?

những người mà còn sợ luật pháp thì chỉ là vi phạm lần đầu ở những tội danh nhỏ cỡ đi tù vài chục năm thôi, còn giết người nhẫn tâm tới mức độ chung thân-tử hình thì em xin đảm bảo là họ ko hề nghĩ đến hình phạt phải nhận, hoàn toàn ko có tính chất răn đe gì, thậm chí còn khuyến khích họ giết thêm vài mạng nữa cho vui, vì đằng nào chả tử hình rồi, đem vài thằng dân thường, vài thằng cảnh sát xuống mồ với mình nữa cho bõ công.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình thấy topic này cũng hay, chủ yếu là để thể hiện quan điểm,chứ nói là tranh cãi thì không đúng lắm. Nếu không có các ý kiến đối lập qua lại thì topic được 2 bài là đóng cửa mất. Thế nên mọi người càng tranh luận thì càng có nhiều thông tin.

Hận tình, sát hại người yêu giữa đường

Mỗi nhát đâm, Quang lại gào thét: “Tại sao em ngoại tình?”. Hằng chết ngay tại chỗ. Vuốt mắt Hằng xong, Quang nói với những người vừa xúm đến: “Tôi sẽ đi đầu thú”.

Án mạng xảy ra lúc 9h30 sáng 12/7, tại trước nhà số 16, Võ Trứ, phường Phước Tiến, Nha Trang.
Nạn nhân là Hằng (25 tuổi, thủ quỹ Kho bạc nhà nước huyện Khánh Sơn). Thủ phạm gây án là người từng có quan hệ yêu đương với cô là Lê Văn Quang (27 tuổi, cán bộ phụ trách y tế của trường cấp II - III huyện Khánh Sơn).
Biết Hằng có người yêu mới, Quang tìm đến nhà trọ của Hằng trên đường Võ Trứ. Đang to tiếng cãi vã, Quang bất ngờ rút dao đâm. Hằng vùng chạy ra đường, không may bị vấp, ngã ngửa xuống mặt đường. Quang nhào tới đâm liên tiếp. Mỗi nhát đâm, Quang lại gào thét: “Tại sao em ngoại tình?”...
Vụ việc gây tắc nghẽn giao thông, do hàng nghìn người hiếu kỳ tụ tập.
Thấy công an xuất hiện, Quang tự đưa tay vào còng. Các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra và khôi phục trật tự giao thông.

Theo Người Lao Động và Vnexress
http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/Hinh-su/2009/07/3BA11275/

Trong vụ này rõ ràng là đối tượng gây án không cần để ý tới án tử hình hay hậu quả gì, mục tiêu chính trong hoàn cảnh tâm lý lúc đó là làm sao thực hiện được hành vi để rồi chấp nhận hết. Xử lý vụ này thì chủ yếu là nhằm mục đích để phạm nhân trả giá những gì gây ra chứ còn về ý nghĩa cải tạo và tạo cơ hội thì chắc đối tượng cũng chẳng cần mà ý nghĩa về ngăn ngừa cho xã hội thì cũng không hoàn toàn hợp lý vì đối tượng chỉ thực hiện đúng hành vi đó, trong hoàn cảnh đó với chính nạn nhân đó (trừ phi là sau nay đối tượng có thêm 1 người yêu và cũng rơi vào hoàn cảnh này).

Cả nhà cho mình hỏi thêm là cái clip này có ai biết từ bao giờ không và có chỗ nào bàn về vấn đề này chưa nhỉ:
[youtube]<object width="320" height="265"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/fwzdNk8-AnM&hl=en&fs=1&color1=0x5d1719&color2=0xcd311b"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/fwzdNk8-AnM&hl=en&fs=1&color1=0x5d1719&color2=0xcd311b" type="application/x-shockwave-flash" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="320" height="265"></embed></object>[/youtube]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
những người mà còn sợ luật pháp thì chỉ là vi phạm lần đầu ở những tội danh nhỏ cỡ đi tù vài chục năm thôi, còn giết người nhẫn tâm tới mức độ chung thân-tử hình thì em xin đảm bảo là họ ko hề nghĩ đến hình phạt phải nhận, hoàn toàn ko có tính chất răn đe gì, thậm chí còn khuyến khích họ giết thêm vài mạng nữa cho vui, vì đằng nào chả tử hình rồi, đem vài thằng dân thường, vài thằng cảnh sát xuống mồ với mình nữa cho bõ công.

nhưng anh vẫn chưa tính đến những ng` đã có động cơ thực hiện tội ác nhưng vì có án tử tồn tại nên không dám thực hiện tội ác nữa?
Có nghĩa là, khi án tử đã răn đe thành công rồi thì làm gì còn tội ác mà ghi chép nữa; những kẻ như anh liệt kê là thuộc diện tội phạm đặc biệt nguy hiểm rồi :D

coi án tử là một cái potential cost của việc thực hiện tội ác đi, chắc không có nhiều ng` đủ khả năng afford cái cost đấy mà hiện thực hóa tội ác mình định thực hiện đâu anh ạ. Như chỉ có dân buôn ma túy (vốn mang lại lợi nhuận cao) mới đủ cám dỗ để khiến ng` ta phạm tội tử.
 
em kể cho anh một người thực sự có khả năng giết người, về tính cách, hoàn cảnh và mọi điều kiện ngoại cảnh khác mà ko giết người vì sợ án tử hình cho anh xem? dựa vào đâu mà nói là ko ai afford được cái giá đấy? những người ko dám giết người vì sợ hình phạt thì là do họ ko đủ dã man để làm chuyện đó, nói cách khác ko đủ điều kiện. nói theo em thì giả sử giết người mà đi 20 năm tù thì em giết, còn tử hình thì em ko ah? còn những người đã đủ dã man để giết người thì ko sợ hình phạt ấy nữa, ít nhất là cho đến khi họ bị bắt rồi đưa ra tử hình, lúc ấy thì khóc lóc sợ sệt thật đấy nhưng lúc họ gây án, có khi họ khoái trá cười cợt, đâu có ai biết được phải ko?
tử hình ko phải là cái để đe dọa người ta được đâu, giống như quát nạt thực chất chả có tác dụng tích cực gì hết, chỉ làm người ta chống đối thêm thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
buôn ma túy? đâu phải là việc gì đấy cần đến sự dã man?
nếu giả sử buôn bán tàng trữ ma túy mà không còn án tử nữa thì, nếu gia cảnh túng thiếu, tội gì không làm? không sợ chết, tội gì không buôn?

còn nói như "quát nạt thực chất chả có tác dụng tích cực gì hết" em thấy không đúng, vì như trẻ con ấy, trong lòng nó có chống đối nhưng nó sẽ không dám tái phạm nữa, sợ rồi mà :D tất cả cũng là chữ sợ

Sao mà giống đọc Death Note quá.
Án tử hình nên tiếp tục, biết tại sao không?

Giam mãi thì lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi tù? Ở nước như nước Anh mà còn khan hiếm nhà tù, điều kiện giam cầm tồi tệ do quá tải tù nhân vì không có án tử, thử hỏi nước Việt Nam có chịu được không? Hơ hơ sao mà ngốc thế, chẳng ai cho rằng án tử là vô nhân đạo đâu. Không, án tử hình đem cho những kẻ phạm trọng tội là hoàn toàn xứng đáng, thậm chí còn đúng nữa. Nên nhớ, dù giết người vẫn chưa chắc bị án tử, nhưng bị án tử thì cũng chưa chắc là vì tội giết người. Ở trên cứ bàn cãi về chuyện giết người là đúng hay sai, nhưng phải xem giết làm gì đã chứ.
Luật pháp nhìn chung là để răn dạy con người, ngăn ngừa con người làm điều xấu, thật ra thì cái chết do pháp luật ban ra đâu có phải là cái chết đau đớn gì cho cam. Muốn khỏi vô nhân đạo khi giết người (dù giết người là vô nhân đạo) thì cho một liều thuốc độc vào qua đường tiêm, thế là xong nhẹ nhàng êm ái. Nhưng không có điều kiện như vậy thì cũng có thể bắn chết, quá đơn giản đúng không? Ôi trời ơi, cái lũ bị án tử hình mà sợ hãi là cái lũ ngu xuẩn không tính toán thiệt hơn, không hiểu rõ sống chết nên mới đâm đầu vào phạm tội. Làm sao có thể không xử tử lũ ấy được. Trong xã hội ngày càng tiên tiến này, những phần tử kém phẩm chất càng lúc càng nhiều và càng phải bị đào thải. Rồi sẽ có một cuộc đại tử hình xảy ra để thanh lọc dân số thế giới trong thế kỷ tới- mà có lẽ đó sẽ là cuộc WWIII. Thế thì án tử hình có phải là cái gì to tát đâu mà phải sợ, phải băn khoăn suy nghĩ? Mạng người trong thời bùng nổ dân số này liệu đáng gì? Cuộc sống nó đẹp lắm hay sao mà phải tiếc cho lũ tù tội không đáng sống?
Riêng trường hợp án oan thì lại khác. Nhưng nếu vì chuyện án oan mà bỏ hình phạt tử thì quả là hoang đường. Oan ức và bất công đã có từ khi Trái Đất có sự sống rồi, đâu phải là vì án tử mà sinh ra án oan. Muốn không có án oan mà cứ lưu giữ không giết tù nhân thì còn nực cười hơn nữa. Mà nói thêm về trường hợp phạm tội: Tự vệ đâu có phải là giết người mà các vị cứ cãi nhau mãi thế? Tự vệ thì có khi còn được tán dương ấy chứ, tội đâu ra mà tội hả trời?

chả biết mọi ng` thấy thế nào nhưng đọc bài này em không giữ đc thái độ "ôn hòa" nữa. Nói thật là em Uyên viết cái post này có nhiều chỗ bốc mùi lắm em ạ. Viết mà như không có suy nghĩ vậy ấy. Cũng không muốn mất công chỉ ra những cái ngớ ngẩn trong cái post này.
Ừm, chả biết em Uyên có thực sự có được những suy nghĩ cực đoan một cách "ấn tượng" như thế này không nhỉ, hay đang cố tỏ ra là mình cực đoan vậy?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Ở mầy bài viết trước có người nói là tử hình tốn kém hơn nuôi tù chung thân. Thông tin này lấy ở đâu ra vậy? Chỉ tính đơn giản ở Việt Nam là xử bắn. Chắc là súng thường, đạn thường nhà làm được, chứ có gì mà tốn kém. Một viên đạn mua ở Củ Chi để bắn mà có 1 dollar. Giết tử tù cứ cho là làm 3 nhát cho chắc nhé, vậy là tầm 50 nghìn đồng. Làm gì có chuyện nuôi tù chung thân mất 50 nghìn đồng.

2. Cái clip ở trên kia hay đấy. Nhưng chỉ pause ở đoạn lột áo để nhìn ngực thôi. Không biết sau đấy thì thế nào. Hay ở chỗ là em đấy cứ đứng đấy cho bọn nó tha hồ lột, tha hồ quay, chả ý kiến gì cả. Gần đây cái trò học sinh nữ cái nhau rồi đè ra lột đồ đang phổ biến, hay đấy.
 
buôn ma túy? đâu phải là việc gì đấy cần đến sự dã man?
nếu giả sử buôn bán tàng trữ ma túy mà không còn án tử nữa thì, nếu gia cảnh túng thiếu, tội gì không làm? không sợ chết, tội gì không buôn?

còn nói như "quát nạt thực chất chả có tác dụng tích cực gì hết" em thấy không đúng, vì như trẻ con ấy, trong lòng nó có chống đối nhưng nó sẽ không dám tái phạm nữa, sợ rồi mà :D tất cả cũng là chữ sợ

đọc sách đi em sẽ thấy là quát nạt ngay cả với trẻ con hay người lớn có hiệu quả gần = 0, có lẽ là <0.
nếu ko tử hình nữa mà bị chung thân + tịch thu tài sản thì ngu gì mà làm? bán xong sống sướng được 1,2 năm rồi vào tù, con cái vứt ở ngoài ai nuôi? lớn lên có bố mẹ ngồi tù khổ cực thế nào? còn lương tri biết nghĩ cho con cái thì sẽ ko làm thế, ko biết nghĩ cho con, ác với chính con mình, ác với chính bản thân mình thì còn thương ai được nữa, ko gọi là dã man thì gọi là gì?
 
tử hình ko phải là cái để đe dọa người ta được đâu, giống như quát nạt thực chất chả có tác dụng tích cực gì hết, chỉ làm người ta chống đối thêm thôi.
Đây chắc chỉ là suy nghĩ chủ quan của bạn? Bởi mình ko thấy có gì chứng minh.
Nếu như nói rằng con người ko sợ sệt, ko sợ răn đe thì tại sao lại có răn đe tồn tại?

nếu ko tử hình nữa mà bị chung thân + tịch thu tài sản thì ngu gì mà làm? bán xong sống sướng được 1,2 năm rồi vào tù, con cái vứt ở ngoài ai nuôi? lớn lên có bố mẹ ngồi tù khổ cực thế nào? còn lương tri biết nghĩ cho con cái thì sẽ ko làm thế, ko biết nghĩ cho con, ác với chính con mình, ác với chính bản thân mình thì còn thương ai được nữa, ko gọi là dã man thì gọi là gì?
Với những tên giết người man rợ thì làm gì còn lương tri mà đòi hỏi?

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/05/3BA0F410/

Bọn cướp biển Somali bị bắt thường sẽ được đưa ra tòa án ở Lahay xét xử, và bởi vì ở Châu Âu ko còn duy trì án tử hình nên đối với nhiều người Somali, đi làm cướp biển, gây tội ác và tự nộp mình để "chịu án" trọn đời ở Hà Lan lại là 1 con đường "thoát khổ".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
đọc sách đi em sẽ thấy là quát nạt ngay cả với trẻ con hay người lớn có hiệu quả gần = 0, có lẽ là <0.
nếu ko tử hình nữa mà bị chung thân + tịch thu tài sản thì ngu gì mà làm? bán xong sống sướng được 1,2 năm rồi vào tù, con cái vứt ở ngoài ai nuôi? lớn lên có bố mẹ ngồi tù khổ cực thế nào? còn lương tri biết nghĩ cho con cái thì sẽ ko làm thế, ko biết nghĩ cho con, ác với chính con mình, ác với chính bản thân mình thì còn thương ai được nữa, ko gọi là dã man thì gọi là gì?

anh có thể dẫn chứng cho em thấy sách nào nói là "quát nạ ngay cả với trẻ con hay người lớn có hiệu quà gần = 0" trong việc deter cái hành động xấu?
có lẽ những suy nghĩ của anh nhiều phần là chủ quan, cái mà anh nói là "lương tri biết nghĩ cho con cái" thì khi mà người ta đã đủ nghèo thì bán ma túy lấy tiền nuôi con còn là việc có lương tri hơn đấy anh ạ.
Nếu nói như anh những ng` đi bới rác thải độc hại cũng là không có lương tri, vì kiếm được đồng tiền về "sống sướng được 1,2 năm" thì chết, con cái có bố mẹ bệnh tật "khổ cực thế nào"?
 
nếu nói về lương tri thì buôn ma túy là 1 trong những hành động vô lương tâm nhất,ích kỉ nhất.
1.Làm hại cuộc đời,liên lụy đến hạnh phúc gia đình và cuộc sống của hàng chục,hàng trăm,hàng ngàn người.
2.Để có được sự tồn lại của bản thân và 1 gia đình mình mà hy sinh tương lai,mạng sống,hạnh phúc của hàng chục,hàng trăm,hàng nghìn con người khác thì có gọi là bất lương???

Những kẻ như thế thật sự ko đáng sống,nó chỉ góp phần phá hoại xã hội,chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà ko hề biết hậu quả,ko biết tới cuộc sống của hàng ngàn người khác.
Còn nếu buôn ma túy chỉ bị kiểu tù chung thân thì những ông trùm buôn ma túy tầm cỡ thế giới,hủy hoại hàng ngàn cuộc đời,hàng ngàn gia đình cuối cùng cũng chỉ xét án như 1 thằng cướp của giết người thôi :|,vậy thì lòng nhân đậo,lẽ công bằng của các gia đình mất con,của 1 phần ko nhỏ sinh linh trong xã hội loài người ở đâu????
 
Em thực sự không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này và cũng không có thời gian đọc hết cả topic, nhưng em cũng muốn đóng góp ý kiến của mình:

Ta nên bỏ án tử hình

Chúng ta cứ bảo những hành vi giết người, buôn bán ma tuý là dã man, vô nhân tính; nhưng nếu ta sử dụng án tử hình, tức là tước đi mạng sống của một con người, thì có khác gì những tên tội phạm đó? Đời người ai chẳng có những lúc sa ngã hay lầm lỡ; nếu ở trong tù bọn họ đã hối cải, chăm chỉ lao động và quyết tâm trở thành một con người khác, thì chẳng lẽ họ không đáng được tha thứ? Mà cứ giả dụ những tên tội phạm không hối hận, thì ở trong tù suốt đời họ cũng đâu có làm hại được ai. Có nhất quyết phải xử tử họ không?
 
Còn nếu buôn ma túy chỉ bị kiểu tù chung thân thì những ông trùm buôn ma túy tầm cỡ thế giới,hủy hoại hàng ngàn cuộc đời,hàng ngàn gia đình cuối cùng cũng chỉ xét án như 1 thằng cướp của giết người thôi :|,vậy thì lòng nhân đậo,lẽ công bằng của các gia đình mất con,của 1 phần ko nhỏ sinh linh trong xã hội loài người ở đâu????

Thế thằng giết 1 tỷ người em có tử hình nó được 1 tỷ lần ko?nếu ko những thằng giết một người rồi bị tử hình nó kiện đấy, tội nhẹ bằng 1 tỷ lần mà sao lại phải chịu án tương đương?
 
anh có thể dẫn chứng cho em thấy sách nào nói là "quát nạ ngay cả với trẻ con hay người lớn có hiệu quà gần = 0" trong việc deter cái hành động xấu?
có lẽ những suy nghĩ của anh nhiều phần là chủ quan, cái mà anh nói là "lương tri biết nghĩ cho con cái" thì khi mà người ta đã đủ nghèo thì bán ma túy lấy tiền nuôi con còn là việc có lương tri hơn đấy anh ạ.
Nếu nói như anh những ng` đi bới rác thải độc hại cũng là không có lương tri, vì kiếm được đồng tiền về "sống sướng được 1,2 năm" thì chết, con cái có bố mẹ bệnh tật "khổ cực thế nào"?

sách thì có nhiều, tiêu biểu có thể đọc "đắc nhân tâm".
em có hiểu anh muốn nói gì ko? việc họ nghèo đói do họ ko kiếm ra được tiền NHƯNG KO CHỊU LÀM NHỮNG VIỆC SAI TRÁI ĐỂ THOÁT NỢ khác xa với việc họ phạm pháp để kiếm những đồng tiền bẩn thỉu vì mong muốn cuộc sống xa hoa nhục nhã sau đó thì bị bắt, bị giết rồi những gánh nặng ấy con họ phải gánh, những người bị họ làm hại phải gánh. em nghĩ gì mà so sánh lời anh nói với cái ý suy diễn vớ vẩn của em? hỏi thử xem có ai đọc lời anh rồi nghĩ như em ko? hoặc em quá trẻ con hoặc chả hiểu anh đang nói gì, dù với lý do gì thì ta nên chấm dứt trao đổi ở đây, sau này em lớn lên cố gắng đem án tử hình ra dọa con mình lúc nó làm sai cái gì nhé, có hiệu quả lắm đấy.
 
Ơ, sao lại bỏ án tử hình đi được ?


Ai bảo án tử là tước bỏ mạng sống con người ( ngoại trừ án tử tù chính trị ;)) )

Là con người thế nào được khi mà chúng làm heo hắt mạng sống của người khác hay là cứơp đi mạng sống của ai đó.

Cũng như những cặp vợ chồng đem con bỏ chợ ( hoặc vứt ra ngoài bãi rác) thì cố nhiên không còn tư cách làm bố làm mẹ nữa, những kẻ như thế không còn tư cách làm con người.

Tôn Ngộ Không nói cái gì em không nhớ rõ " Giết yêu tinh là giống hại người, thương hại cái gì".
Bọn đấy ( ngoại trừ tù chính trị, hoạt động dân chủ, nhân quyền, khởi nghĩa) cũng là một giống yêu tinh đấy.
 
Đây chắc chỉ là suy nghĩ chủ quan của bạn? Bởi mình ko thấy có gì chứng minh.
Nếu như nói rằng con người ko sợ sệt, ko sợ răn đe thì tại sao lại có răn đe tồn tại?


Với những tên giết người man rợ thì làm gì còn lương tri mà đòi hỏi?

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/05/3BA0F410/

Bọn cướp biển Somali bị bắt thường sẽ được đưa ra tòa án ở Lahay xét xử, và bởi vì ở Châu Âu ko còn duy trì án tử hình nên đối với nhiều người Somali, đi làm cướp biển, gây tội ác và tự nộp mình để "chịu án" trọn đời ở Hà Lan lại là 1 con đường "thoát khổ".
thứ nhất là cái suy nghĩ chủ quan của tôi được nhiều người share, uh thì có thể họ sẽ ko dám làm nếu CÓ NGƯỜI GIÁM SÁT nhưng chỉ cần ko có ai giám sát THÌ CHÍNH NHỮNG LỜI QUÁT NẠT LẠI CÓ TÁC DỤNG KÍCH ĐỘNG HỌ THỰC HIỆN HÀNH VI ẤY. mà bạn có theo giám sát ai đó cả đời được ko nhất là khi người đó CHƯA THỰC HIỆN HÀNH VI GÌ mà chỉ CÓ THỂ CÓ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HÀNH VI ấy thôi? những trường hợp gần gũi một chút có thể thấy qua giáo dục tuổi teen, xem phim + trải nghiệm cá nhân của mình bạn thấy cái gì làm nên những điểm tốt của bạn? sự khuyến khích, chỉ dạy nhẹ nhàng hay do những câu chửi, những hình phạt của bố mẹ bạn? chỉ ra cái sai có nhiều cách, gợi ý để người sai tự nhận ra nó là một cách làm thì ko dễ nhưng có tác dụng to lớn, còn quát mắng chỉ có tác dụng ức chế những mong muốn nổi loạn của bạn lại, nhưng coi chừng đấy vì một ngày nó có thể bùng nổ với sức mạnh gấp nhiều lần.

còn đe dọa để làm gì á? vì con người thích làm những hành động chứng tỏ uy quyền của mình, bố mẹ với con cái, người có quyền với người ko có. VẤN ĐỀ LÀ ĐE DỌA CÓ TỒN TẠI TRÊN CÕI ĐỜI NÀY KO CÓ NGHĨA LÀ NÓ HIỆU QUẢ THEO CÁI MỤC ĐÍCH MÀ NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG NÓ, ý ở đây thường là giáo dục, cải tạo đấy.
nếu đe dọa có tác dụng thế thì tất cả các nhà tù phải suốt ngày chửi bới, dọa nạt tù nhân thì họ mới tỉnh ngộ được chứ.
vụ người ta cố tình vào tù cho thấy vấn đề nghèo đói ở những quốc gia đó, thế ra vì ko lo được cho dân nên bạn giết hết họ đi ah? họ khổ quá đến nỗi phải gây án vào tù, uh thì họ sai, nhưng họ khổ đến nỗi muốn chọn con đường miễn là có miếng ăn thôi, chả lẽ ta nên giết hết rồi hi vọng từ nay họ sẽ ngồi chết đói thay vì đi tù? rốt cuộc cũng có người vô tội chết mà thôi. vấn đề cụ thể như somali phải được giải quyết, bằng một con đường cụ thể nào đó nhưng ko phải bằng án tử hình, sự bất lực của chính quyền được dùng như một cái cớ của án tử? thế án tử là cái gì? khác gì sự đàn áp? khác gì sự sai trái? bạn nghĩ rằng lỗi là do phương tây bỏ án tử hình ư? sai rồi lỗi là do chính quyền somali đã khiến người dân của họ phải đi vào con đường ấy. họ ko đi ăn cướp để vào tù tây thì họ sẽ đi ăn cướp ở somali để nuôi sống mình. xin hỏi hai người, một người đi ăn cướp chỉ để vào tù, với một người đi ăn cướp để trực tiếp lấy đó làm nguồn sống, ai sẽ nhiệt tình hơn, tàn bạo hơn và nói thẳng ra là cướp nhiều hơn? chắc chắn là người thứ 2 vì người thứ nhất chỉ cần phạm tội vừa đủ là đi tù rồi còn người thứ 2 thì phải cướp cho đến khi nào đủ sống mới dừng, mà xin hỏi khi nào là đủ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn đã nhầm lẫn giữa trừng phạt, răn dạy với trấn áp, lăng nhục. Đánh đập, chưi măng con cái chính là trấn áp, lăng nhục và đúng, chúng có thể dẫn đến các hành vi phản kháng. Nhưng luật pháp ko dung túng cho hành vi này.Các hình phạt của luật pháp ko có trấn áp và lăng nhục. Cho dù tội nhân là người đã bị tước đoạt các quyền công dân nhưng luật pháp vẫn bảo vệ quyền thân thể và nhân phẩm của họ cho đến khi họ hoàn thành hình phạt. Ko ai có quyền đánh đập và sỉ nhục họ.
Còn trưng phạt, răn dạy là những hình phạt đã được toàn xã hội đồng thuận xây dựng nên, nói cách khác, khi mọi người tham gia vào xã hội, họ phải chấp nhận mình sẽ lãnh chúng nếu họ làm sai. Loại này ko thể gây nên tâm trạng phản kháng. Nếu như bạn có con, và bố con bạn ngồi nói chuyện với nhau, đồng ý với nhau rằng con bạn làm sai thì sẽ phải bị phạt, khi ấy chắc chắn sẽ ko có chuyện nó nổi loạn khi bạn phạt nó theo đúng thỏa thuận của 2 bố con.

còn đe dọa để làm gì á? vì con người thích làm những hành động chứng tỏ uy quyền của mình, bố mẹ với con cái, người có quyền với người ko có. VẤN ĐỀ LÀ ĐE DỌA CÓ TỒN TẠI TRÊN CÕI ĐỜI NÀY KO CÓ NGHĨA LÀ NÓ HIỆU QUẢ THEO CÁI MỤC ĐÍCH MÀ NHIỀU NGƯỜI SỬ DỤNG NÓ, ý ở đây thường là giáo dục, cải tạo đấy.
nếu đe dọa có tác dụng thế thì tất cả các nhà tù phải suốt ngày chửi bới, dọa nạt tù nhân thì họ mới tỉnh ngộ được chứ.
Uy quyền là gì? Đó là sức mạnh thao túng được người khác. Nếu đe nẹt là biểu hiện của uy quyền thì nó sẽ có hiệu quả trong việc uốn nắn người khác.

Về Somali: bạn nói đúng. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề chính là sự nghèo đói ở Somali. Muốn giải quyết triệt để, phải khắc phục vấn đề này. Nhưng khắc phục như thế nào? Chỉ có bằng cách khôi phục lại trật tự ở đất nước này, bằng hình luật và án phạt. Xứ sở này nghèo đói ko phải vì nó bị 1 thể chế độc tài đè nén, bóp nghẹt. Nó là hậu quả của sự quản lý kém hiệu năng, dẫn đến hỗn loạn, lộng hành. Ở đây, chính phủ ko có quyền lực để trừng trị những kẻ nổi loạn, dẫn đến việc đất nước bị chia năm xẻ bảy, các băng nhóm vũ trang cát cứ, kiếm ăn bằng những hành vi phi pháp và chém giết lẫn nhau mà ko sợ hãi gì cả. Tình trạng này chỉ có thể sửa chữa bằng cách trấn áp các băng nhóm này, đưa cả quốc gia vào vòng kiềm tỏa của luật pháp nghiêm khắc.
 
đúng nhưng ý tôi lại là so sánh án tử với sự trấn áp thái quá và vô lý và ko hiệu quả và ko có ý nghĩa gì chứ ko phải nói đến sự uốn nắn nhẹ nhàng, vì tử hình chả có gì trị uốn nắn gì, giết béng nó đi là xong. sao lại so tử hình với việc cho thấy tác hại của việc mình đã làm và cho thời gian để suy nghĩ lại được, việc đó giống đi tù, làm việc + giáo dục lại hơn.
bạn nói trấn áp các băng cướp ở somali? mà bạn phản đối đưa họ đi tù chứ gì? có nghĩa là giết hết tất cả chứ còn gì nữa nhỉ? người nào cướp thì giết, ai ko cướp thì chết đói, là tôi tôi cũng vẫn cướp thôi, vì chưa chắc đã chết đâu, còn ngồi im thì chết là cái chắc. còn nếu án tử là cách để giải quyết các vấn đề ở quốc gia châu Phi thì có lẽ giờ đã ko còn nghèo đói, có lẽ đã ko còn bao nhiêu người ngày đêm đau đáu nghĩ cách đưa châu lục này thoát ra khỏi cảnh nghèo-đói-ngu dốt rồi lại nghèo.... bạn nghĩ ở châu Phi trước giờ ko có án tử? hay là thế nào?
 
sách thì có nhiều, tiêu biểu có thể đọc "đắc nhân tâm".
em có hiểu anh muốn nói gì ko? việc họ nghèo đói do họ ko kiếm ra được tiền NHƯNG KO CHỊU LÀM NHỮNG VIỆC SAI TRÁI ĐỂ THOÁT NỢ khác xa với việc họ phạm pháp để kiếm những đồng tiền bẩn thỉu vì mong muốn cuộc sống xa hoa nhục nhã sau đó thì bị bắt, bị giết rồi những gánh nặng ấy con họ phải gánh, những người bị họ làm hại phải gánh. em nghĩ gì mà so sánh lời anh nói với cái ý suy diễn vớ vẩn của em? hỏi thử xem có ai đọc lời anh rồi nghĩ như em ko? hoặc em quá trẻ con hoặc chả hiểu anh đang nói gì, dù với lý do gì thì ta nên chấm dứt trao đổi ở đây, sau này em lớn lên cố gắng đem án tử hình ra dọa con mình lúc nó làm sai cái gì nhé, có hiệu quả lắm đấy.

em tưởng anh định đưa ra "sách" gì đấy cụ thể và có dẫn chứng lí luận đàng hoàng chứ "đắc nhân tâm" thì cũng chỉ là một quyển self-help thôi, đâu có thể đem ra làm hướng dẫn cho việc quốc gia đại sự được? nếu so với Machiavelli chả biết cái nào hiệu quả hơn.

"không chịu làm những việc sai trái để thoát nợ" nghe có vẻ cao đẹp, có vẻ đạo đức đấy, nhưng có thật là người nào chưa phạm pháp cũng đều như vậy không? Anh thử nghĩ xem, nếu bây h thi đại học không còn giám thị thì còn có thể giữ đc 100% không quay cóp không? Chả biết những ng` vào topic này thế nào, nhưng em không ngại gì mà khẳng định là hồi thi vào 10 em không quay cóp vì sợ bị bắt sẽ bị cấm thi. Đơn giản thế thôi, đạo đức gì đâu :))

H lại nói cái anh bảo là "cuộc sống xa hoa nhục nhã". Thế nào mà anh định nghĩa được là nhục nhã vậy, vi phạm pháp luật là nhục nhã à, hay ảnh hưởng đến người khác là nhục nhã. Buôn ma tuý để kiếm sống cho gia đình mà không nghĩ đến người khác, nghe ích kỷ thật đấy, nhưng cũng là có trong người một cái tâm cho con cái. Người công nhân nghèo lượm rác cũng thế thôi, cũng bắt nguồn từ tình yêu đối với gia đình cả. Bán ma tuý hay nhặt phế thải độc hại cũng đều dẫn đến nguy cơ tự huỷ hoại bản thân, cũng là hi sinh bản thân vì con cái, nhưng cũng đều là vô trách nhiệm với tương lai. Bán ma tuý, ừ thì gây ra cái chết trắng cho bao người, nhưng cái điều đấy nó có hiển hiện trước mặt cái người dân đang mang ma tuý đi bán đâu? đến một lúc nào đấy thì "túng quá phải làm liều". Luật pháp đến đây phải có chức năng răn đe để người dân biết là liều phải liều đến đâu. Phải có cái nguy cơ tử hình hay chung thân của bán ma tuý mới có thể khiến họ không lựa chọn cái công việc profitable này mà chuyển sang vớt phế thải chứ? Nếu không có răn đe mà đòi hỏi con người phải tự biết buôn bán ma tuý là băng hoại đạo đức e rằng khó anh Nam ạ.
Chả ai đủ dã man hay mất lương tri để làm việc ác đâu anh ạ, người nào mà đã phải làm việc đó cũng chỉ vì có hoàn cảnh riêng. Án tử ở đó để cảnh tỉnh những người "chưa đủ dã man" không đi sâu thêm vào con đường tội lỗi thôi.

Cuối cùng, em xin nói vài lời về cách anh đang lập luận.
em cũng chả biết nói gì khi anh bảo em trẻ con anh ạ. Ừ thì em kém hơn anh 1 tuổi mà. Nhưng em vẫn chưa hiểu về lập luận và logic thì em trẻ con hơn anh ở chỗ nào đâu anh ạ.
Anh thì cho rằng hình phạt không có tác dụng răn đe mà còn làm người ta phản đối mạnh mẽ hơn, còn em thì thấy ngược lại.
Anh cho rằng người không có lương tri thì chẳng có gì cản được, em chỉ muốn nói là anh đã nhìn sai về "lương tri" rồi anh ạ. Không biết hi sinh tìm đường tốt nhất để giúp đỡ con cái vợ con mới thật sự là không có lương tri.
Anh cho rằng giáo dục cải tạo cần được đặt lên đầu, còn em thì thấy giáo dục cải tạo cũng không thể khiến cho ng` dân bỏ qua lợi ích cấp thiết của gia đình mình vì lợi ích của những người đẩu đâu được.

Có thể em quá cynical, nhưng nếu như thế mà bảo em trẻ con là không hợp lý đâu anh ạ. Em thì nghĩ rằng nói "mày trẻ con quá tao không thèm nói chuyện với mày" mới thật sự là thiếu chín chắn đấy anh ạ.
 
Back
Bên trên